Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8-Tứ nhiếp pháp

26/04/201319:22(Xem: 21566)
8-Tứ nhiếp pháp


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


Khóa Thứ Hai
Thiên Thừa Phật Giáo

--- o0o ---

Bài Thứ 8

Tứ Nhiếp Pháp

A. Mở Ðề

Tu hạnh lợi tha nhiếp hóa chúng sinh là bổn phận của Bồ Tát

Ðức Phật ra đời nhằm mục đích cứu đôĩ chúng sinh ra khỏi vòng sanh tử luân hồi.

Người Phật tử theo dấu chân Phật tất phải tập làm những gì đức Phật đã làm. Trong khi tu hành, Phật tử không bao giờ nên quá chú trọng đến mình mà quên người, không nên chỉ lo giác ngộ cho mình mà không tìm cách giác ngộ cho người. Trong đạo Phật, mình với người là một khối, mình không khác người, không thể phân chia ra được. Càng lo tự lợi chừng nào lại càng đi ngươch với sự tu hành chừng ấy. Trái lại, càng hy sinh cho người, càng chú trọng đến lợi tha, lịa càng mau chứng ngộ chừng ấy.

Phật có vô lượng phương pháp cứu độ chúng sanh, chúng ta muốn áp dụng phương pháp nào cũng được. Song muốn có kết quả cụ thể, chúng ta phải tùy theo căn cơ, hoài bão của chúng sanh mà kựa pháp môn tu hạnh lợi tha. Ðối với người đồng loại, chúng tôi tưởng không có phương pháp nào có hiệu quả thiết thực lợi ích cho người và làm cho người cảm hóa sâu xa bằng pháp môn Tứ nhiếp pháp.

B. Chánh Ðề

I. Ðịnh Nghĩa

Tứ nhiếp pháp là gì? Tức là bốn phương pháp lợi tha để nhiếp phục chúng sanh quay về với Phật pháp.

Bốn phương pháp đó là:

Bố thí nhiếp

Aùi ngũ nhiếp

Lợi hành nhiếp

Ðồng sự nhiếp

II. Hành Tướng Của Tứ Nhiếp Pháp

1. Bố thí nhiếp:

Một xã hội tốt đẹp hay xấu xa, hòa bình hay hỗn loạn không phải là không nguyên nhân. Nguyên nhân của hỗn loạn xấu xa chính là lòng ích kỷ. Nhân loại đang quằn quại trong khổ đau, những cảnh nồi da xáo thịt, tái diễn hằng ngày là do đâu, nếu không phải chính là lòng tham lam ích kỷ?

Ðạo Phật là đạo từ bi, nghĩa là cứu khổ. Mà những nỗi khổ lớn của con người là gì? Ðó là sự thiếu thốn về vật chất sự mê mờ về tinh thần, và lòng lo sợ về đủ mọi thứ, như lo sợ mất tiền của, mất thân mạng, gặp tai biến v.v...

Vậy người có lòng từ bi, muốn cứu khổ thì trước tiên phải xả bỏ tánh ích kỷ, phải cho mọi người những gì mình có, phải cho những gì người khác mong muốn. Nghĩa là phải làm hạnh bố thí. Do sự bố thí ấy mà mình cảm phục được người chung quanh, mà người chung quanh mới gần gũi thân mến mình và mong cầu học đạo giải thoát. Bố thí có 3 lối:

Tài thí, Pháp thí và Vô úy thí.

a) Tài thí:Tài là tiền của. tài thí là đem tiền của mà bố thí, để cứu vớt người đồng loại thoát khỏi đau khổ. Cảnh khổ của chúng sinh về vật chất không thể kể xiết: người thiếu cơm, kẻ thiếu áo, người thiếu thuốc thang, kẻ thiếu nơi nương náu...Ðứng trước bao cảnh khổ ấy, người Phật tử không thể nào an nhiên hưởng sự súng sướng riêng được, mà trái lại thấy mình có bổn phận xuất của, ra công giúp kẻ nghèo khổ, thiếu hụt.

Ðừng viện cớ, hay tưh an ủi, mình nghèo không có của tiền giúp đỡ người chung quanh. Thật ra miễn là mình có từ tâm hay không, chứ không phải mình hoàn toàn thiếu phương tiện để giúp đỡ người khác. Một chén cơm vẫn có thể chia hai được, một manh chiếu vẫn còn đủ chỗ cho thêm một người nằm được. Người ta thường nói: "chật bụng chớ chật chi nhà", là thế. Người triệu phú đem cho năm, bảy ngàn bạc không làm cho người ta cảm phục, quý mến bằng người nghèo chỉ có hai bộ quần áo, mà đem cho bớt đi một bộ.

b) Pháp thí:Pháp là giáo pháp, là những lời dạy, những giáo lý của đức Phật và các bậc Thánh Hiền Tăng, là tam tạng kinh điển. Pháp thí là đem những giáo pháp quý báu ấy mà bố0thí, giảng dạy cho chúng sinh.

Chúng sinh đang mê mẫn, xoay vần trong sáu cõi, gây nghiệp rồi thọ báo, khác nào tỉnh mộng rồi lại mơ. Trong lúc mộng nào biết có mơ, cứ lăn lộn vào đường ái, như bướm đâm đầu vào đèn. Vì thế, đức Phật mới đem giáo pháp ra giảng dạy khiến cho chúng sinh ra khỏi biển khổ luân hồi.

Pháp của Phật nhiều vô số lượng, cao nhiêu cũng có, thấp bao nhiêu cũng có, đủ cỡ, đủ loại chomọi căn cơ. Dù người nước nào, bực nào, căn cơ cao hay thấp, sáng hay tối, một khi nghe đến pháp của Phật, tùy sức đều được hiểu cả. Nên trong kinh cí câu: "Phật thuyết nhất âm, chúng sinh tùy loại các đắc giải".

Chúng ta đừng viện cớ mình còn kém Phật pháp, không thể làm công việc thí pháp được. Như trên dã nói, Pháp Phật có vô số lượng pháp môn, nếu không biết được pháp môn cao thâm, thì cũng biết được pháp môn thông thường. Mỗi Phật tử ít ra cũng biết tụng kinh, niệm Phật, lễ Phật, ăn chay. Chúng ta đem những điều ấy chỉ bảo cho người, thế cũng là thí pháp rồi. Nếu làm những điều ấy với tấm lòng chan thật, hoan hỷ, cố mong sao cho người chung quanh đi đến với đạo để được lợi ích, thì sự thí pháp ấy còn đáng quí hơn là giảng những giáo lý cao với một thái độ dửng dưng hay tự cao tự đại.

Tuy thế, đã là Phật tử thì chúng ta có bổn phận phải luôn luôn trao dồi, học hỏi để biết rộng hiểu nhiều, hầu tự giải thoát và để công việc thí pháp của chúng ta được hiệu quả hơn, phổ biến rộng rãi hơn và ứng dụng trong mọi trường hợp.

Thí pháp càng lan rộng, thì người xu hướng về với Phật pháp càng nhiều và cõi đời càng bớt đau khổ.

c)Vô úy thí: Vô úy là không sợ hãi. Vô úy thí là đem cái không sợ mà thí cho chúng sinh. Sự sợ hãi là một tâm trạng rất thông thường của chúng sinh trong cõi đời giả tạm và đầy đau khổ này. Vậy người có lòng từ bi, phải cố gắng làm sao cho chúng sinh chung quanh có được sự bình tĩnh, yên ổn của tâm hồn, không hoang mang lo lắng, sợ hãi.

Vô úy thí, không phải chỉ những người có can đảm, có tài năng, có uy quyền mới làm được. Hằng ngày chung quanh ta, biết bao người đang ở trong cảnh sợ hãi; nếu thật chúng ta có lòng từ muốn giúp đỡ cho họ khỏi sợ hãi thì không có lúc nào là không thẻ làm được: một đứa bé đang kinh hãi trước hàm răng của con chó dữ; một bà lão lo sợ bị xe cán không dám băng qua đường nhiều xe cộ; một thiếu nữ đi đêm "sợ ma"; một htí sinh run rẩy trước giờ vấn đáp v.v...đó là bao nhiêu cơ hội mà chúng ta có thể thi hành pháp Vô úy thí. gặp người bị tai nạn, ta đem tài năng hay thế lực ra đùm bọc, che chở, cho họ khỏi sợ hãi; gặp người đau ốm, lo sợ thần chết mang đi, ta lấy luật vô thường giảng giải cho họ và bảo họ niệm đức Quan Thế Âm Bồ Tát hay Phật A Di Ðà v.v...đó là Vô úy thí.

Tóm lại, bố thí là do lòng từ bi vô hạn mà làm. Nó có một phạm vi rộng rãi vô cùng. Khi nào còn có chúng sanh đau khổ thì ta còn bố thí.

Hình thức cao nhất của bố thí là bố thí Ba la mật, nghĩa là bố thí rất nhiều mà không thấy mình có bố thí; bố thí mà không phân biệt thân sơ, không chấp ta, người, thù, bạn; bố thí mà không chấp số lượng những vật thí. Như thế là ta đã thành tựu pháp "Tam luân không tịch" về bố thí. Khi ấy, bố thí không còn là một việc làm phúc hay ban ân nữa, mà chính là một việc tự nhiên, không thể bỏ qua được như ăn, như uống, như một bổn phận nhất định hàng ngày.

Vậy đã là Phật tử thì không thể nào không thi hành pháp bố thí được. Sự thi hành này tùy phương tiện, tài năng, thẻ lực của mình, và ở trong hoàn cảnh nào cũng làm được, chứ không phải đợi có đủ một số điều kiện nào đó mới làm được. Miễn là ta càng cố gắng giúp ích, cứu khổ cho người được chừng nào thì quí chừng ấy.

2.Ái ngữ nhiếp:

Aùi ngữ nhiếp là tùy theo căn cơ tánh chúng sanh mà khôn khéo nói năng, an ủi, khuyên lơn, nhân thế khiến cho họ sinh lòng thân mến, cảm phục, rồi từ đó họ mới theo ta mà học đạo.

Ở đời phần nhiều người ỷ của, cậy quyền, đối với mọi người dùng lời không tao nhã, nên làm cho người chung quanh chán ghét. Một khi họ không yêu mến, cảm phục, thì tuy trước mặt họ dạ dạ, vâng vâng, mà sau lưng lại không chịu phục tùng, nghe theo. Vì thế, nhiều việc phải bị hư hỏng.

Tục ngữ có câu: "Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Thật thế, lời nói là một của báu mà mọi người đều có cả, không phân biệt giàu, nghèo, sang, hèn. Nhưng cũng lời nói ấy người nầy sử dụng thì nên công việc, còn người kia sử dụng thì lại tán gia bại sản. Sở dĩ như thế là vì một bên biết lựa lời ăn nói dịu dàng, dễ nghe, còn một bên cộc cằn, thô tục. Nhiều người, tự bào chữa, thường bảo: "Tánh tôi ngay thẳng và có hơi nóng, nên hay ăn to nói lớn, chứ thật ra tôi không có ác ý".

Không có ác ý, nhưng làm cho người chung quanh phải đau khổ, khó chịu vì lời nói khiếm nhã, thô bạo của mình, thì có khác gì người ác?

Vậy Phật tử chúng ta muốn cảm hóa, dẫn dắt người chung quanh về con đường chánh, trước tiên phải áp dụng cho được phái ái ngữ, nghĩa là luôn luôn và trong mọi trường hợp, phải dùng lời dịu dàng, êm ái, thương yêu trong khi tiếp xúc với mọi người. Nhất là khi người ta đang ở trong cảnh khổ, thì những lời khuyên lơn, vỗ về lại càng vô cùng quí báu, vì có thể thoa dịu được vết thương lòng và làm cho người ta vô cùng cảm kích, khó mà có thể phai mờ được.

3. Lợi hành nhiếp:

Lợi hành nhiếp là làm lợi ích cho người bằng ý nghĩ, lời nói hay hành động, khiến cho người ta sinh lòng thân mến mà theo ta học đạo.

Cái gương sáng nhất về phương diện lợi hành làcái gương Ngài Trì Ðịa Bồ Tát. Suốt đời, Ngài thường gánh đất đắp đường, ban cho bằng phẳng, hoặc bắc cầu để cho khách bộ hành đi lại được dễ dàng tiện lợi. Ngài thay người già gánh nặng, đẩy giúp cỗ xe lên dốc cao, chèo giúp cho người lái thuyền ngược nước...

Tóm lại, bất luận việc lớn nhỏ, miễn giúp ích được cho người là Ngài không bao giờ từ nan. Xem thế, thì không cần phải đợi có dủ phương tiện mới làm lợi ích cho người được. Chỉ với một ít sức khỏe cũng có thể giúp được nhiều việc lợi ích cho người rồi.

Có khi chỉ cần một ý nghĩ tốt, một lời giới thiệu hay cũng có thể giúp cho người chung quanh có công ăn việc làm.

Ðối với người giàu có, nhiều phương tiện thì phạm vi hoạt động cho lời hành lại càng rộng rãi. Họ có thể xuất tiền của ra làm nhà dưỡng lão, nuôi người tuổi già sức yếu, để tuổi già của họ bớt đen tối, nguy nan; hay họ xây viện dục anh, nuôi trẻ mồ côi cha mẹ, cho chúng học hành và có nghề nghiệp, huấn luyện cho chúng thành những công dân hữu dụng. Hay dựng trại tế bần, cấp dưỡng cơm ăn áo mặc cho kẻ đói khó, hay dựng bệnh xá để cứu chữa những kẻ bệnh tật; hay xây trường học giúp con em có nơi học hành. Ðó là bao nhiêu công việc vô cùng lợi ích, vừa cho đời vừa cho đạo. Những công việc lành ấy sẽ cảm hóa lòng người và hướng họ trở về con đường giải thoát là con đường của đạo Phật.

4. Ðồng sự nhiếp:

Ðồng sự nhiếp là tùy theo căn cơ, hoài bão, địa vị, nghề nghiệp của người mà lặn lội vào công việc của họ, cộng tác với họ, để một mặt giúp đỡ họ trong nghề nghiệp, một mặt nêu cao gương lành, làm cho họ cảm mến mà theo ta đến gần đạo cả.

Chẳng hạn như khi ta cùng làm việc trong một công sở, trong một xí nghiệp, trong thương trường hay trong nông nghiệp, mà từ việc lớn cho đến việc nhỏ, từ ý nghĩ cho đến câu nói, ta luôn luôn nêu gương đạo đức, tận tâm tận lực làm việc, sẵn sàng hy sinh quyền lợi mình, cho bạn đồng nghiệp, dần dần những người cộng sự, sẽ tiêm nhiễm những đức tánh tốt đẹp của ta, sẵn sàng nghe theo, làm theo những điều ta khuyên bảo.

Ðồng sự nghiệp, là một phương pháp có hiệu quả nhất để nhiếp hóa người chung quanh quay về con đường đạo. Bố thí nhiếp, ái ngữ nhiếp hay lợi hành nhiếp, mặc dù đều cảm hóa được người, nhưng không thường trực và không có ảnh hưởng sâu xa như đòng sự nhiếp. Chẳng hạn như người được ta bố thí, hay lợi hành, thì không phải lúc nào cũng ở bên cạnh ta, mà chỉ thỉnh thoảng mới được ân huệ ấy; còn ái ngữ thì chỉ hạn cuộc trong lời nói; mà lời nói dù có hay ho êm dịu bao nhiêu, cũng không thể biến thành cơm thành áo, thành những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống đau khổ, thiếu thốn của người chung quanh được.

Nhưng với đồng sự nhiếp, ta có thể giúp đỡ một cách thiết thực và thường xuyên cho những người cùng sống trong một hoàn cảnh một nghề nghiệp với ta. Ta luôn luôn gần gũi chung đụng với họ, nên ta thấu rõ những hoài bão, tâm trạng, nhu cầu của họ; nhờ thế ta có thể giúp ích cho họ một cách có hiệu quả hơn. Ta trở thành một cột trụ chính cho họ nương tựa; vì thế ta có thể nhiếp hóa họ dễ dàng, sâu xa hơn. Một sự nhận xét thông thường là ở đâu, công sơ hay tư sở, nhà máy hay nông trường, hễ có một Phật tử chân chính, thuần thành, gương mẫu, thò ở đó số người theo Phật càng ngày càng đông, càng mạnh.

III.Lợi Ích Của Tứ Nhiếp Pháp

Nếu ta thực hành đúng theo tứ nhiếp Pháp ta sẽ thấy những kết quả đẹp đẽ sau đây:

1. Về phương diện cá nhân:

Ta sẽ là một con người gương mẫu; mỗi ý nghĩ, mỗi lời nói, mỗi hành động của ta đều là một hạt giống thiện gieo vào ruộng phước mà sau nầy ta sẽ gặt được những kết quả quý báu, tốt lành. Những gì của ta nói ra, làm ra đều được thông cảm, tán thành, mến phục. Ta có thể thu hút nhân tâm một cách dễ dàng, rộng rãi, và mỗi khi đi đến đâu, ta đều được tiếp đón một cách chân thành, nồng nhiệt. Do đó, ta sẽ dễ dàng thành công trong mọi việc.

2. Về phương diện gia định:

Khi người ngoài, xã lạ mà còn mến phuc, thương yêu ta, thì sao cha mẹ, vợ con, anh em là những người thân thuộc lại không quý mến ta được? Do ảnh hưởng tốt đẹp vbà uy tín của ta, mọi người trong gia đình đều trở thành thuần lương, đức độ cả. Và một gia đình gồm những phần tử như thế, thì thể nào cũng được trên thuận dưới hòa, trong ấm ngoài êm, nghĩa là có hạnh phúc.

3. Về phương diện xã hội:

Một người tu hạnh tứ Nhiếp pháp cũng đã gây được ảnh hưởng tốt lành và hoán cải được một phần nào hoàn cảnh xa hội. Số người tu Tứ Nhiếp Pháp cành nhiều thì xã hội lại càng được cải tiến, và trở thành thuần lương, thiện mỹ.

Người ta thường trách đạo Phật là tiêu cực yếm thế. Những lời chỉ trích sai lầm ấy, chỉ đem một giáo lý Tứ Nhiếp Pháp nầy ra chứng minh, cũng đủ đánh đổ được ngay. Thật vậy, nếu áp dụng triệt để tứ Nhiếp Pháp vào cuộc đời thực tế, thì xã hội sẽ được cải tiến một cách vô cùng lợi lạc.

C.Kết Luận

Như trên đã nói, Tứ Nhiếp Pháp là một pháp môn để cải tiến xã hội một cách có hiệu quả nhất. Nó lấy lợi sanh làm căn bản, lấy hạnh phúc của chúng sanh làm mục đích. Ðây chúng ta hãy nhớ lại từng điểm một:

1) Hãy đem của cải giúp cho người túng thiếu, tật nguyền, đem Phật pháp giảng nói để chomọi người cải ác tùng thiện, đem dũng lực tinh thần hay vật chất để che chở cho người chung quanh khỏi lo sợ.

2) hãy nói lời ôn hòa nhã nhặn, để cảm hóa người ta đi theo con đường lành.

3) Hãy làm lợi ích chomọi người trong mọi trường hợp.

4) hãy hòa mình trong cuộc sống, trong công việc của người chung quanh, để nhận rõ được người nhu cầu thiết tha của họ, hầu giúp đỡ họ một cách có hiệu quả, và đưa dần dần họ về con đường chính.

Vậy là Phật tử, chúng ta không thể dửng dưng trước những lời kêu gọi lợi tha ấy được.

Nếu chúng ta làm ngơ, chúng ta chưa phải là Phật tử chân chính, vì chúng ta đã thiếu hai yếu tố quan trọng nhất để tu hành: đó là lòng từ bi và lợi tha. Thiếu hai điểm ấy không bao giờ chúng ta có thể tiến triển trên đường đạo và thành Phật được.

---*^*---


Chân thành cảm ơn Đạo hữu Tâm Diệu đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
( Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/05/2021(Xem: 17759)
Thiền Sư Bảo Phong Minh Tuyên (?-1472) Tổ thứ 62 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 29 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 25 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 230 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 06/05/2021 (25/03/Tân Sửu)
04/05/2021(Xem: 15050)
Thiền Sư Hải Chu Phổ Từ (1355-1450) Tổ thứ 61 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời Đời thứ 27 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 24 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 229 của TT Nguyên Tạng Lúc: 6.45am, Thứ Ba 04/05/2021 (23/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Tô Hàng, vùng đất mãi sum vinh Long tượng nơi này vẫn xuất sinh Đối mặt hỏi liền dường khó đáp Xoay lưng lò vỡ, dứt vô minh Trăng treo lơ lửng soi nghìn dặm Sao sáng khắp nơi chiếu vạn hình Thay thế Đông Minh hoằng tổ nghiệp Như dòng tế thủy giữ tông kinh. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Hải Chu Phổ Từ (1355-1450) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ
29/04/2021(Xem: 19360)
Thiền Sư Thiền Sư Bảo Tạng Phổ Trì, Đời thứ 26 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 22 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 227 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 29/04/2021 (18/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Gia phong đánh hét thật khô khan Văn tự ngữ ngôn, khéo luận bàn tay đấm Đại Ngu bày thật tướng Chân phi Hoằng Bá, rõ tương quan Vạn Phong môn hạ toàn sư tử Chót đỉnh Linh Sơn, rợp đại bàng Tàn cuộc tử sanh bừng tỉnh mộng Lối về tự tại thật an nhàn. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Bảo Tạng Phổ Trì của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
27/04/2021(Xem: 18143)
Thiền Sư Vạn Phong Thời Ủy (1303-1381) Đời thứ 25 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 21 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 226 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 27/04/2021 (16/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Bỗng dưng tham tỏ thấu chăng nào Niệm Phật là ai, nói nói mau Nhướng mắt giơ tay hàm nhất nghĩa Gật đầu cúi xuống tột trần lao Ra uy hét lớn rền trời đất Sư tử hống vang, tợ sóng trào Ly tướng bặt tăm nào chỗ trụ Bồ Đề mỗi lúc một thêm cao. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Vạn Phong Thời Ủy (1303-1381) Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
22/04/2021(Xem: 20103)
Thiền Sư Thiên Nham Nguyên Trường (1284-1357) Đời thứ 24 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 20 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 22/04/2021 (12/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Bám không chấp hữu dụng tâm sai Liễu nghĩa đạo trung nào có hai Chim hót, sẻ kêu, bày diệu đế Mèo quào, chuột chạy, hiển chân đài Gạch tan, chén nát về nguyện trạng Nước chảy, gió lay, nổi sóng dài Nước chảy, gió lay, nổi sóng dài Triệt ngộ hoát nhiên chân thể hiện Đại viên cảnh trí chiếu bao ngày. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Thiên Nham Nguyên Trường (1284-1357) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, Fr
20/04/2021(Xem: 20922)
Thiền Sư Trung Phong Minh Bổn (1263-1323) Đời thứ 23 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 19 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 20/04/2021 (09/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Hàng Châu đất Phật lắm tăng tài Cửa pháp tượng long khắp chốn khai Quán suối nước trong cầu ấn chứng Nhìn non rừng thắm hóa công bày Tuổi thơ nhập đạo tâm luôn vững Hào kiệt xuất gia tỉnh giác ngay Thiên tử thỉnh cầu truyền giáo pháp Lão tăng vung gậy đuổi ra ngoài. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Trung Phong Minh Bổn (1263-1323) Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷
17/04/2021(Xem: 20378)
Thiền Sư Cao Phong Nguyên Diệu (1238-1295) Đời thứ 22 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 18 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 17/04/2021 (07/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Lễ cùng vô lễ đánh không tha, Tiến thoái loanh quanh khó vượt qua Chẳng bị cảnh xoay, tam-muội chứng Chịu làm thây chết “tử quan” a Đại hùng, đại trí, tâm buông xả Chỉ hỉ, chí bi, cứu độ tà Vững chắc tòa sen, Tây Thiên Mục Kim cang, bảo sở sẵn danh tòa. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Cao Phong Nguyên Diệu (1238-1295) Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐�
15/04/2021(Xem: 18233)
Thiền Sư Tuyết Nham Tổ Khâm (?-1287) Đời thứ 21 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 17 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 15/04/2021 (05/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Tuyết Nham lạnh lẽo vắng dân cư Tăng chúng ít người, thế tục dư Thuở trước tham thiền đồng chung hội Thức tri sâu cạn vốn thiên tư Quyết lòng nung chí quy nguồn cội Vững dạ bền gan tỏ đạo từ Trúc mảnh tùng cao đều sở đắc Diều bay cá vượt hiển thiền cơ (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Tuyết Nham Tổ Khâm (?-1287) Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂
10/04/2021(Xem: 24938)
Thiền Sư Phá Am Tổ Tiên (1136-1211) Đời thứ 19 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 15 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 10/04/2021 (29/02/Tân Sửu 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Phá Am tổ đức cháu con đông Tây Thục, Đông Ngô giảng pháp Không Hàm Công phân chủ khuyên cố gắng Tâm vượn khó đừng nhắc kẻ ngông Vốn không một vật, gìn chi mệt Nào phải vạn duyên nước giữa dòng Rong ruổi tìm cầu ngày tháng chết Cao xa mơ mộng kiếp tang bồng. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Phá Am Tổ Tiên (1136-1211) Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼�
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]