Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03- Tâm Sanh diệt (Thức A lại da)

02/05/201316:37(Xem: 19091)
03- Tâm Sanh diệt (Thức A lại da)


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


KHOÁ X - XI

LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN

DỊCH NGHĨA VÀ LƯỢC GIẢI

--- o0o ---

Bài Thứ 3

CHƯƠNG THỨ BA

PHẦN GIẢI THÍCH

II. Tâm Sanh diệt (Thức A lại da)

CHÁNH VĂN

Do Như Lai tạng (chơn)mà có "Tâm sanh diệt"; nghĩa là Chơn (không sanh diệt) Vọng(sanh diệt)hoà hiệp, không phải "một" không phải "khác" gọi là thức A lại da (tâm sanh diệt). Thức này tóm thâu tất cả các pháp và xuất sanh tất cả các pháp. Thức này có hai nghĩa "Giác" và "Bất giác" (mê).

LƯỢC GIẢI

Đoạn trước nói chỉ có một tâm mà chia ra làm hai phương diện: Tâm Chơn như và Tâm sanh diệt.

Đoạn này nói do Như Lai tạng mà có "Tâm sanh diệt" tức là thức A lại da. Vì thức A lại da là do chơn vọng hoà hiệp, không phải một không phải khác, nên có hai nghĩa "Giác" và "Bất giác". Thức này có công năng giữ gìn tất cả các pháp và sanh ra các pháp.

Trên đây nói thức A lại da có 2 nghĩa, không nên hiểu lầm thức A lại da có hai thứ "Giác" và "Bất giác" khác nhau; mà nên hiểu rằng: thức này có hai trạng thái, tuỳ nhiễm duyên thì trạng thái "Bất giác" hiện, tuỳ tịnh duyên thì trạng thái "GIác" hiện. Cũng như sáng với tối, chỉ là hiện tượng của thái hư mà thôi.

Chúng ta cũng nên phân biệt ba danh từ: Chơn như, Như Lai tạng và thức A lại da là đồng hay khác, và liên quan với nhau như thế nào.

_" Chơn như"là chỉ cho cái "Tổng thể" của tâm; "Như Lai tạng" là chỉ cho cái "Tổng tướng" của tâm, "thức A lại da" là chỉ cho cái "Thể, Tướng và Dụng" về nhiễm và tịnh hoà hiệp của tâm.

Chơn như, dụ như "tánh" ướt của nước; Như Lai tạng, dụ như "nước" (hình tướng của nước); A lại da, dụ như "sóng"(dụng của nước). Trong sóng gồm có cả tánh ướt và nước. Thế là thức A lại da (Tâm sanh diệt) gồm cả "Thể, Tướng và Dụng" về nhiễm và tịnh hoà hiệp của tâm.

Tại sao không nói "do Chơn như, có Tâm Sanh diệt" mà chỉ nói "do Như Lai tạng có Tâm Sanh diệt"? _ Vì Chơn như là "Thể" của nhứt tâm; Như Lai tạng là "Tướng" của nhứt tâm; Chơn như thì thanh tịnh không động, còn Như Lai tạng tuy rằng cũng chơn tịnh, nhưng còn bị phiền não che phủ, làm nhơn cho động, nên chỉ nói "do Như Lai tạng có tâm sanh diệt là thức A lại da" mà không nói "do Chơn như sanh ra thức A lại da" (Tâm Sanh diệt).

Tâm Sanh diệt này có hai phần:

1. Sanh diệt về phần lưu chuyển sanh tử,

2. Sanh diệt về phần hoàn tịnh (trở lại bản tánh Niết bàn).

GIẢI DANH TỪ

Như Lai tạng, có hai nghĩa: 1. Như Lai tại triền, nghĩa là tánh Phật (Như Lai) còn bị chứa trong vòng phiền não nhiễm ô. 2. Như Lai xuất triền, nghĩa là tánh Phật (Như Lai) chứa đựng các pháp vô lậu thanh tịnh, đã ra khỏi phiền não nhiễm ô.

Song, trong kinh luận nói đến Như Lai tạng, là phần nhiều dùng cái nghĩa "Như Lai tại triền" (tánh Phật bị chứa trong phiền não).

Câu "Chơn vọng hoà hiệp, không phải một và không phải khác":

"Chơn"là bản thể, còn "Vọng"là hiện tượng; bản thể và hiện tượng không rời nhau, nên nói "hoà hiệp". Vì bản thể không phải là hiện tượng, nên nói "không phải một"; vì hiện tượng và bản thể không rời nhau, nên nói "không phải khác".

Trong đây nói chữ "Hoà hiệp", không phải thật có hai vật riêng nhau, như sữa với nước hoà hiệp lại, mà chính là bản thể với hiện tượng không rời nhau, nên tạm gọi là "hoà hiệp".

A lại da: Trong luận này, chữ "thức A lại da", chúng ta phải hiểu tức là "thức A đà na" mới khỏi ngại. Căn cứ theo luận Duy thức, khi đến quả A la hán hay Bát địa, thì thức A lại da không còn (A la hán vị xả); vì hai vị này đã trừ ngã chấp, nên thức này không còn là A lại da, mà chỉ gọi là thức A đà na (thức trì chủng).

Còn trong luận này, thì nói: Từ phàm phu cho đến quả Phật, đều có thức A lại da, vì nó duy trì cả thánh và phàm. Vì thế nên chữ "A lại da"ở luận Khởi tín này, tức là thức "A đà na" trong luận Duy thức vậy. Trong luận Duy thức chép: "Thức A đà na có công năng duy trì chủng tử của các pháp nhiễm tịnh, thánh phàm ..."

NÓI VỀ NGHĨA "GIÁC" có 5 tên

CHÁNH VĂN

"Giác" là chỉ cho bản thể chơn tâm lìa các vọng niệm, nó khắp giáp tất cả, rộng lớn như hư không; cũng gọi là "Pháp thân bình đẳng của Như Lai". Pháp thân này, tất cả chúng sanh saün có, nên gọi là "Bản giác" (tánh Phật sẵn có).

Vì đối với "Thỉ giác" nên gọi là "Bản giác"; song Thỉ giác tức là Bản giác. Nghĩa là từ Bản giác mà có Bất giác (mê); do Bất giác nên có Thỉ giác (mới giác ngộ); giác ngộ chưa hoàn toàn thì gọi là Phần giác (giác ngộ từng phần); giác ngộ được hoàn toàn thì gọi là Cứu cánh giác.

LƯỢC GIẢI

Đoạn này nói về nghĩa "Giác" (sang suốt) tức là tánh Phật saün có ở chúng sanh. Tánh Phật này ở nơi chúng sanh thì gọi là "Như Lai tạng" (Như Lai bị phiền não che giấu); còn ở nơi Phật thì gọi là "Pháp thân thanh tịnh".

Tánh Phật tuy luân chuyển trong sáu đường, mà không bao giờ mất, vẫn vắng lặng thường còn và viên mãn. Chẳng qua chúng sanh vì bị mây vô minh che phủ, nên trăng Phật tánh này chẳng hiện được.

Tất cả chúng sanh từ hồi nào đến giờ, vì không rời vọng niệm, nên tuy trọn ngày ở trong tánh Phật mà chẳng tự biết; nếu khi rời vọng niệm rồi, thì tánh Phật này sáng soi, rỗng suốt khắp giáp tất cả như thái hư. Lúc bấy giờ chỉ còn tánh Phật thuần chơn, gọi là "Pháp thân bình đẳng của Như Lai".

Vì căn cứ theo tánh Phật saün có của chúng sanh, nên gọi là "Bản giác". Bởi thế nên Khế kinh nói: 

"Tất cả chúng sanh đã thành Phật từ lâu", và nói:

"Ta thành ngôi Chánh giác trong tâm của chúng sanh".

Song "Giác" có nhiều tên: Bản giác, Bất giác, Thỉ giác, Phần giác và Cứu cánh giác. Vì theo mỗi khía cạnh mà chia ra làm 5 tên, chớ không phải thật có 5 cái "Giác" khác nhau.

GIẢI DANH TỪ

Pháp thân bình đẳng:Dùng pháp giới tánh làm thân, nên gọi là "Pháp thân". Vì Pháp thân này, ở tại phàm không bớt, ở nơi thánh không thêm, nên gọi là "Bình đẳng".

Bản giác: Saün có giác ngộ, tức là chỉ cho tánh Phật saün có của chúng sanh.

Bất giác: Không giác ngộ (mê). Chúng sanh tuy có saün tánh Phật, nhưng không tự giác ngộ.

Thỉ giác: Mới giác ngộ. Nhờ sự tu học, nên hành giả mới giác ngộ được tánh Phật.

Phần giác: Giác ngộ từng phần. Hành giả tu hành trải qua từng bực, được sự giác ngộ từng phần.

Cứu cánh giác:Giác ngộ rốt ráo (tức là Phật).

THÆ GIÁC CÓ 4 LỚP, TỪ THÔ ĐẾN TẾ

CHÁNH VĂN

Hỏi: _ Nghĩa là thế nào?

Đáp: _ Có 4 lớp như sau:

a) Giác ngộ "niệm DIỆT"

chúng phàm phu(Tiều thừa thì hữu học, Đại thừa thì Thập tín) giác ngộ vọng niệm trước đã khởi ác, nên ngăn dứt vọng niệm sau, không cho sanh khởi ác nữa (niệm diệt). Vì chúng phàm phu in như đã giác ngộ, nhưng thật ra chưa giác ngộ, nên gọi là "Bất giác".

b) Giác ngộ "niệm DỊ"(hoại).

Hàng sơ phát tâm Bồ Tát (Tam hiền)và Nhị thừa (vô học), dùng trí huệ quán sát, giác ngộ được "niệmDị"(dị tướng vô minh) và không còn tướng "niệm Dị". Hai vị này vì đã xả được tướng phân biệt chấp trước về phần thô trọng, nên gọi là "Tương tợ giác"( tương tợ như đã giác ngộ).

c) Giác ngộ "niệm TRỤ".

Hàng Thập địa Bồ Tát (Bồ Tát đã chứng Pháp thân) giác ngộ được "niệm Trụ" (trụ tướng vô minh)và không còn tướng "niệm Trụ". Vị này vì đã lìa được tướng phân biệt về thô niệm, nên gọi là "Tuỳ phần giác" (Giác ngộ từng phần).

d) Giác ngộ "niệm SANH"

Hàng Đẳng giác Bồ Tát (Địa tận Bồ Tát)do các phương tiện tu hành đã đầy đủ, nhứt niệm hợp với chơn tâm, nên giác ngộ được tâm sơ khởi(sanh tướng vô minh)và không còn tướng sơ khởi. Vì vị này đã xa lìa vọng niệm vi tế(vi tế vô minh)ngộ nhập chơn tâm thường trụ , nên gọi là "Cứu cánh giác"(Giác ngộ rốt ráo).

Bởi thế nên trong kinh chép:"Nếu chúng sanh nào quán "vô niệm"(không vọng niệm)thì chúng sanh đó đã hướng về trí Phật".

LƯỢC GIẢI

Đoạn này Bồ Tát Mã Minh dùng bốn danh từ: Niệm sanh, Niệm trụ, Niệm dị, Niệm diệt để nói lên vô minh có thô tế, sâu cạn và chỉ rõ người tu hành ở địa vị nào mới diệt được thứ vô minh nào.

Trong đoạn này nói "chúng phàm phu", thật ra không phải hoàn toàn là phàm phu, mà chính là chỉ cho: bên Đại thừa thì hàng Thập tín, còn Tiểu thừa thì ba quả trước, thuộc về hữu học. Vì các vị này chưa được dự vào hạng Hiền (Tam hiền) và Thánh (Thập thánh) nên bị gọi là Phàm phu.

Chúng phàm phu này giác ngộ được niệm diệt tức là phá trừ "Diệt tướng vô minh" (vô minh thô sơ bên ngoài). Nếu so với Lục thô, thì "Niệm diệt" này thuộc về hai món thô sau là: Khởi nghiệp tướng và Nghiệp hệ khổ tướng (sẽ giải ở bài thứ năm). Vì sự phá trừ vô minh này không thấm vào đâu, và đối với việc giác ngộ chơn tâm còn xa xôi lắm, nên gọi họ là "Bất giác" (chưa giác ngộ).

Hàng Nhị thừa và Bồ Tát ở vị Tam hiền (Thập trụ, Thập hạnh và Thập hồi hướng) giác ngộ được "Niệm dị", tức là phá trừ "Dị tướng vô minh" (vô minh thô). Nếu so với Lục thô thì "Niệm dị" này thuộc về hai món thô bực trung là:Chấp thủ tướng và Kế danh tự tướng (sẽ giải ở bài thứ năm). Vì các vị này tương tợ như giác ngộ được chơn tâm và chứng được pháp thân thanh tịnh, nhưng chưa phải thật ngộ và thật chứng, nên gọi họ là "Tương tợ giác".

Hỏi: _ Thế nào là giác ngộ "Niệm dị" và không còn tướng "Niệm dị"?

Đáp: _ Bồ Tát sơ phát tâm dùng trí huệ quán sát Ngã (thân tâm) và Pháp (vũ trụ) đều do nhơn duyên sanh, nên đoạn trừ hai món vọng chấp phân biệt thật ngã và thật pháp về phần thô, đó là "Giác ngộ niệm dị".đến khi Bồ Tát không còn thấy có tướng Ngã, tướng Pháp, thế gọi là "không còn tướng niệm dị".

Hỏi: _ Sao gọi là "Phân biệt chấp trước về phần thô trọng"?

Đáp: _ Ngã chấp và Pháp chấp có chia ra làm hai phần: 1. Thô trọng, tức là phân biệt Ngã chấp và Pháp chấp, phần này dễ trừ. 2. Vi tế, tức là cu sanh Ngã chấp và Pháp chấp, phần này khó trừ.

***

hàng Thập địa Bồ Tát vì đã chứng pháp thân thanh tịnh, nên cũng gọi là "Pháp thân Bồ Tát". Các vị Bồ Tát này giác ngộ được "Niệm trụ", tức là phá trừ "trụ tướng vô minh" (tế vô minh). Nếu so với Lục thô ở bài sau, thì thuộc về hai món thô đầu là: Trí tướng và Tương tục tướng.

Bồ Tát phá một phần vô minh thì chứng được một phần Pháp thân, gọi là lên Sơ địa; phá hai phần vô minh thì chứng hai phần Pháp thân, gọi là lên Nhị địa; cho đến phá mười phần vô minh, thì chứng được mười phần Pháp thân, gọi là lên Thập địa Bồ Tát. Vì Bồ Tát phá vô minh từng phần và giác ngộ từng phần, nên gọi là "tuỳ phần giác".

Các vị Bồ Tát này, vì tâm niệm còn trụ ở năng sở đối đãi, chưa dứt trừ được, nên gọi là "Trụ tướng vô minh". Đến khi Bồ Tát nhập Chơn như, quán, chỉ nhứt tâm chánh niệm Chơn như, không còn tướng năng sở đối đãi, nên gọi "Không còn tướng niệm trụ". Như thế là lìa được tướng phân biệt về thô niệm (vô minh thô).

Sở dĩ gọi "Thô" là vì không tế nhị bằng "Sanh tướng vô minh" (vô minh rất vi tế); kỳ thật đây cũng là một thứ vô minh vi tế, rất khó trừ.

Tóm lại, từ phàm phu (Thập tín) cho đến địa vị Pháp thân Bồ Tát (Thập địa), về sự phá trừ vô minh của mỗi bực có thô và tế khác nhau: 1. Chúng phàm phu đối với cảnh, chấp có và thấy vọng niệm diệt rồi, đè nén không cho sanh khởi. 2. Hàng Nhị thừa và Tam hiền Bồ Tát, thì quán ngã pháp đều không, nhưng còn cái "Niệm không". 3. Đến bực Thập địa Bồ Tát, thì cái "Tâm niệm chấp không" cũng không còn; nghĩa là không còn cái "Năng Niệm".

Nói rằng bực Đẳng giác Bồ Tát, giác ngộ được "niệm sanh" tức là nói vị Bồ Tát này phá trừ được "Sanh tướng vô minh" (vô minh rất vi tế). Nghĩa là các vị Bồ Tát tu hành, đến lúc chơn cùng hoặc tận, tột bực Thập địa, chứng lên vị Đẳng giác, khi ấy Bồ Tát dùng trí Kim Cang đoạn trừ "sanh tướng vô minh" (giác ngộ được niệm sanh) xa lìa các vọng hoặc rất vi tế, và nhứt niệm hiệp với tâm thể Chơn như, nên không còn "tướng sơ khởi"; khi đó Bồ Tát chúng lên quả Diệu giác (Phật) gọi là "Cứu cánh giác".

***

Hỏi: _ Phải chăng trong một niệm, có sanh, trụ, dị, diệt; chúng phàm phu giác ngộ khi "Niệm diệt"; Nhị thừa giác ngộ khi "Niệm dị"; Thập địa Bồ Tát giác ngộ khi "Niệm trụ"; Đẳng giác Bồ Tát giác ngộ khi "Niệm sanh"?

Đáp: _ Hiểu như vậy không được đúng lắm; đây nói sanh, trụ, dị, diệt là chỉ cho vọng niệm có phần thô và tế. Chúng phàm phu chỉ giác ngộ vọng niệm về phần thô bên ngoài gọi là "Niệm diệt". Nhị thừa giác ngộ vọng niệm về phần tế hơn gọi là "Niệm dị". Thập địa Bồ Tát giác ngộ vọng niệm lại tế hơn nữa, gọi là "Niệm trụ". Đến bực Đẳng giác Bồ Tát, giác ngộ vọng niệm lại rất vi tế, gọi là "Niệm sanh".

Thí như mặt nước bằng phẳng là dụ tâm thể thanh tịnh vô niệm. Mặt nước vừa dợn động, là dụ "Niệm sanh". Sóng nổi lă tăn là dụ "Niệm trụ". Sóng nhấp nhô, dụ "Niệm dị". Sóng nổi ba đào là dụ "Niệm diệt".

Chúng tôi đem 4 niệm trong bài này, phối hiệp với tam tế lục thô ở bài sau, để quý vị dễ hiểu.

Niệm sanh 
1. Vô minh nghiệp tướng
Niệm trụ 
2. Năng kiến tướng Tam tế
3. Cảnh giới tướng
1. Trí tướng
2. Tương tục tướng

Niệm dị 
3. Chấp thủ tướng
4. Kế danh tự tướng Lục thô

Niệm diệt 
5. Khởi nghiệp tướng
6. Nghiệp hệ khổ tướng

***

Hỏi: _ Làm sao để được trí Phật?

Đáp: _ Trí Phật thanh tịnh không các vọng niệm, muốn được trí Phật, hành giả phải "vô niệm". Trong kinh Lăng già quyển hai có chép: "Nếu chúng sanh nào quán vô niệm, thì chúng sanh ấy sẽ hướng về trí Phật".

Ngài ĐứcThanh giải rằng: "Vô niệm là con đường tắt để thành Phật..." và "...không những Bồ Tát tu hành đoạn trừ phiền não, đến vô niệm mà gọi là "Cứu cánh giác"; tức như chúng sanh nào, ngày đêm quán vô niệm, thì chúng sanh ấy mỗi niệm đã hướng về trí Phật".

Trong luận nầy nói hai chữ "vô niệm" đồng với bốn chữ "bất tuỳ phân biệt" trong kinh Lăng Nghiêm chữ "vô niệm" nghĩa là không khởi vọng niệm. Nếu vọng niệm không khởi, thì tâm được định, do tâm định nên mới phát sanh ra trí huệ thanh tịnh của Phật.

Chữ "Bất tuỳ phân biệt", nghĩa là không theo trần cảnh khởi phân biệt. Không khởi phân biệt thì vọng niệm chẳng sanh; vọng niệm chẳng sanh thì chơn tâm tự hiện ra.

Bởi thế nên luận nầy nói chữ "Vô niệm", Kinh Lăng Nghiêm nói "bất tuỳ phân biệt"; hai danh từ tuy khác, song đồng một ý nghĩa và đồng một con đường tắt, để đi đến quả Phật.

VỌNG NIỆM HẾT (VÔ NIỆM) THÌ CHƠN TÂM HIỆN

CHÁNH VĂN

Lại nữa, thật ra Tâm không có tướng sơ khởi, mà nói rằng "biết được tướng sơ khởi của tâm", đó tức là được "vô niệm". Tất cả chúng sanh từ hồi nào đến giờ, vì chưa từng xa lìa vọng niệm tương tục (chưa được vô niệm), nên không được gọi là "Giác", mà chỉ gọi là "Vô thỉ vô minh".

Nếu người được vô niệm (ngộ chơn tâm)thì các tướng sanh, trụ, dị, diệt của tâm đều hết, chỉ còn một tâm thể vô niệm (chơn tâm0. Bởi thế nên Thỉ giác không khác với Bản giác. Vì vọng niệm nên bốn tướng: Sanh, Trụ, Dị và Diệt đồng thời nương nhau mà có, và đều không tự lập; khi vọng niệm hết, thời bốn tướng không còn, chỉ một tánh giác (chơn tâm)xưa nay bình đẳng.

LƯỢC GIẢI

Tất cả chúng sanh từ hồi nào đến giờ, do một niệm mê nên bốn tướng: sanh, trụ, dị, diệt nhứt thời nương nhau khởi hiện, không có trước sau. Vì vọng niệm tương tục mãi, làm cho chúng sanh không ngộ được chơn tâm (vô niệm) của mình, nên gọi là "vô thỉ vô minh". Bởi thế nên có chia ra Bản giác và Thỉ giác.

Trái lại, bực Đẳng giác Bồ Tát, đã diệt hết vọng niệm, ngộ được chơn tâm thường trú của mình, nên bốn tướng không còn, mà chỉ còn một tánh sáng suốt bình đẳng không vọng niệm, gọi là "Cứu cánh giác". Bởi vậy nên "Thỉ giác" cũng tức là "Bản giác".

GIẢI DANH TỪ

"Tướng sơ khởi"tức là chơn tâm, mà chơn tâm thì vô tướng và vô niệm. Người được vô niệm tức là ngộ chơn tâm; phải ngộ được chơn tâm mới gọi là "Cứu cánh giác".

"Bản giác"tức là tâm tánh xưa nay vốn thanh tịnh sáng suốt, trái với vô minh bất giác (mê).

"Thỉ giác"là mới giác ngộ. Hành giả dùng quán trí trừ các vọng niệm, mới vừa giác ngộ tâm thể không có bổn tướng, nên gọi là "Thỉ giác".

Nên biết, những danh từ trên đây đều giả lập: "Bản giác" là đối với "Thỉ giác" mà lập, "Thỉ giác" nhơn "Bất giác" mà có, "Bất giác" lạinhơn "Bản giác" mà sanh. Do đối đãi nhau nên giả lập ra có nhiều tên, thật ra chỉ có tánh giác mà thôi.

(Đoạn này nói về "Thỉ giác", đoạn sau nói đến "Bản giác").

---*^*---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/09/2024(Xem: 3834)
Con vừa ghi lại buổi pháp thoại Thầy thuyết giảng về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa", con kính gửi Thầy xem và chỉnh sửa thêm trước khi online. Con kính cám ơn Thầy cho phép con phiên tả, vì đây là cơ hội để con chú tâm để hiểu ít nhiều về Phật pháp thêm vào vốn liếng giáo lý quá ít ỏi của con. Bạch Thầy, con chợt nhận ra rằng, Thầy đã dùng phương tiện này để dẫn dắt con, thay vì như Tổ Thiếu Khang cho tiền để trẻ niệm A Di Đà, Thầy đã khéo léo bảo con tường thuật để cột tâm con vào một mối không đi lang thang như khi ngồi nghe giảng hay tụng kinh. Con kính tri ân Thầy.
21/09/2024(Xem: 2937)
Con trộm nghĩ nếu câu Niệm Phật được thực hiện đúng, nghĩa là luôn được gắn chặt vào một suy nghĩ bất cứ lúc nào thì suy nghĩ duy nhất này sẽ đẩy ra tất cả những suy nghĩ khác thì đương nhiên tác động kỳ diệu của việc niệm Phật rất giống với Thiền.( một yếu tố bắt buộc trong việc học Phật .) Hơn thế nữa con được nghe rằng “ Học lịch sử mà không làm sống lại được nhân vật và hoàn cảnh lịch sử thì nào có bổ ích gì" nhấn mạnh rằng việc học lịch sử không chỉ đơn thuần là ghi nhớ các sự kiện, ngày tháng, hay tên tuổi mà còn phải hiểu rõ bối cảnh, tâm tư và động lực của những nhân vật trong lịch sử. Nếu chỉ học theo cách máy móc mà không thể thấu hiểu và cảm nhận được những giá trị ẩn sau sự kiện, ta sẽ bỏ lỡ những bài học quan trọng nhất.
16/08/2024(Xem: 3317)
Video Books Kinh Trung Bộ, Trường Bộ & Ương Ưng Bộ của Hòa Thượng Thích Minh Châu
07/03/2023(Xem: 5203)
Hạnh Phúc Trong Từng Hơi Thở (bài giảng của SC TN Giới Bảo)
07/03/2023(Xem: 3334)
Kinh Lương Hoàng Sám- S.C Giới Bảo Dẫn Chúng Trì Tụng Năng Lực Tiêu Trừ Nghiệp Chướng Lớn
23/12/2022(Xem: 20878)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
26/03/2022(Xem: 15748)
❝Trên đường đạo không gì bằng tinh tấn, Không gì bằng trí tuệ của đời ta, Sống điêu linh trong kiếp sống ta bà, Chỉ tinh tấn là vượt qua tất cả.❞ Kính chia sẻ cùng chư Tôn đức, Pháp hữu và qúy Phật Tử Lịch Pháp thoại và khóa tu tại Hoa Kỳ trong tháng 4 và tháng 5-2022 với sự hướng dẫn của Tỳ kheo Như Nhiên. Th Tánh Tuệ CHƯƠNG TRÌNH HAI NGÀY TU HỌC tại Tu viện Đạo Viên tiểu bang Maryland Khóa tu chủ đề: TIẾP XÚC VỚI THỰC TẠI. Với sự hướng dẫn của thầy Thích Tánh Tuệ California, Thầy Viên Ngộ trụ trì Tu Viện Đạo Viên, Maryland và Thầy Tâm Nguyên trụ trì Tu Viện Hạnh Phúc, Florida. Tu học hai ngày thứ Bảy & Chủ nhật (April 09 & 10, 2022) và ngắm Hoa Anh Đào vùng thủ độ Hoa Thịnh Đốn vào ngày thứ hai sau khóa tu.
07/02/2022(Xem: 22347)
Kính đa tạ Thầy đã giới thiệu 14 lời vàng của HT Thích Trí Tịnh (1916-2014 ) một Bồ Tát thị hiện đã mang kho tàng kinh các đến với Phật Tử VN trong và ngoài nước nhưng cuối cùng di chúc để lại cho đời chỉ vỏn vẹn 14 lời vàng này lại là Kim Chỉ Nam cho những ai muốn tu tập giải thoát ( LÀM LÀNH-LÁNH DỮ-THƯƠNG NGƯỜI- THƯƠNG VẬT-ĂN CHAY-NIỆM PHẬT -TỤNG KINH ) và Bộ Toàn tập Kinh Hoa Nghiêm 4 quyển cũng như Ngũ Kinh Tịnh Độ mà Ngài đã thọ trì hằng ngày từ A lại da thức khởi phát.
01/02/2022(Xem: 36519)
48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà (loạt bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong mùa dịch cúm Covid-19)
09/12/2021(Xem: 22701)
Cách đây vài ngày đọc trên một tờ báo tại Sydney , khi nói về chủng thể Omicron vừa phát tán và lây lan do xuất phát từ các nước Nam Phi , tôi chợt mỉm cười khi đọc được câu này " Chúng ta đã học từ nạn đại dịch một điều rằng : Đừng nên hy vọng một điều gì , vì chắc chắn điều mình hy vọng ấy sẽ chỉ là THẤT VỌNG " If there’s one thing COVID has taught us , it is to expect nothing, except disappointment . What it comes to that COVID really delivers
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]