Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8B-Trí Huệ Ba La Mật

26/04/201319:55(Xem: 19437)
8B-Trí Huệ Ba La Mật


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


Khóa Thứ Tư

Duyên Giác và Bồ Tát Thừa Phật Giáo

Bài Thứ 8 (tt)

Ðộ thứ sáu: Trí Huệ Ba La Mật

A. Mở Ðề

Trong đạo Phật, hai tiếng vô minh được nhắc nhở đến luôn, vì chính vô minh là nguồn gốc, là đầu dây mối nhợ của đau khổ của sanh tử luân hồi. Phật thường dạy: "Cái khổ của lạcđà, của lừa ngựa chở nặng mãn kiếp, cái khổ trôi lăn trong tam giới chưa gọi là khổ. Ngu si không trí huệ tin tưởng sai lạc, không biết hướng đi, cái ấy mới thật là khổ".

Ngài còn dạy một cách mạnh mẽ, dứt khoát hơn: "Si là gốc của tội lỗi, Trí huệ là gốc của muôn hạnh lành". Chúng ta là Phật tử chúng ta không muốn gây tội lỗi để chịu quả khổ đau, chúng ta chỉ mong làm được các hạnh lành để hưởng phước quả và được giải thoát. Vậy tất nhiên chúng ta phải tu huệ, thì Trí huệ Ba la mật.

B. Chánh Ðề

I. Ðịnh Nghĩa

Trí huệ là gì? "Trí" phiên âm chữ phạn là Phã na; "Huệ" phiên âm chữ Phạn là Bát nhã. "Trí" có nghĩa là quyết đoán; "Huệ" có nghĩa là giản trạch, Tự điển Phật học Trung Hoa định nghĩa như sau: "Trí là biết Tục đế và Huệ là thông hiểu Chân đế". 

Cũng có thể nói: Trí là thể tách sáng suốt trong sạch, Huệ là cái Diệu dụng xét soi tự tại. Trí huệ Ba la mật là thể tách sáng suốt có khả năng soi sáng sự vật một cách thấu đáo tinh tường đến nơi đến chốn, không thể sai lầm được. 

II. Các Loại Trí Huệ

Trí huệ như định nghĩa trên là trí huệ của đạo Phật, chứ không phải trí huệ phổ thông, thường dùng trong các sự học hỏi hiểu biết, suy luận hằng ngày trong đời.

Theo triết học Phật Giáo, khả năng nhận thức có hai loại: Hiện lượng và tỷ lượng.

1. Hiện lượng: Là sự nhận biết trực tiếp không cần qua trung gian suy luận. Hiện lượng lại chia làm hai:

Chân hiện lượng, là nhận thức trực tiếp mà đúng.

Tợ hiện lượng, Là nhận thức trực tiếp mà sai 

2. Tỷ lượng: Là sự nhận biết qua trung gian suy luận. Tỷ lượng cũng có hai thứ:

Chân tỷ lượng, là lốihiểu biết bằng suy luận đúng đắn.

Tợ tỷ lượng, là lối hiểu biết mà suy luận mà sai lầm.

Hiện lượng của địa vị phàm phu rất kém cỏi và phần nhiều là tợ hiện lượng. Tỷ lượng của địa vị phàm phu lại còn kém cỏi hơn nữa và phần nhiều là tợ tỷ lượng. Ðứng về phương diện tính chất, Ðạo Phật chia trí huệ ra làm hai loại lớn là " Căn bản trí" và " Hậu đắc trí".

1. Căn bản trí: Căn bản trí, là giác tính minh diệu mà mỗi chúng sinh vốn đã có sẵn, nhưng vì bị phiền não che lấp, nên chưa phát chiếu ra được.Có thể so sánh căn bản trí như là một chất kim khí quí báu (vàng, bạc) đang ở trong trạng tahí khoáng chất, nằm lần lộn với đá (phiền não vô minh)

2. Hậu đắc trí: Hậu đắc trí, là trí huệ có được nhờ công phu tu tập như trì giới, thiền định v.v...Có thể so sánh Hậu đắc trí như chất kim khí (vàng, bạc) được lọc từ khoáng chất ra và không còn lẫn lộn với đất đá, bụi bặm nữa (phiền não, vô minh).

Theo Duy thức học, sau khi đạt đến địa vị Giác ngộ, nghĩa là có được "Hậu đắc trí", thì tám thức chuyển thành bốn trí:

Thức thứ tám, A lại da có tác dụng là chấp trí sanh mạng và chủng tử, được đạt đến địa vị vô lậu và biến thành "Ðại viên cảnh trí" (trí sáng như bức gương lớn và tròn đầy, tượng trưng cho biển cả chơn như).

Thức thứ bảy, Mtạ na có tác dụng là chấp ngã, biến thành "bình đẳng tánh trí" (trí có năg lực nhận thức cách bình đẳng, vô ngã của vạn pháp).

Thức thứ sáu, Ý thức có tác dụng là phân biệt, biến thành "Diệu quan sát trí" (trí có năng lực quan sát thâm diệu).

Năm thứ cuối (nhãn thức, nhĩ thức, tỹ thức, thiệt thức, thân thức) biến thành "Thành sở tác trí" (trí có năng lực nhận thức cùng khắp và thần diệu)

III. Làm Thế Nào Ðể Có được trí Huệ?

Muốn có được trí huệ, đức Phật chế ra nhiều pháp tu. Trong số nhiều pháp tu ấy thì "Văn, Tư, Tu" và "Giới, Ðịnh, Huệ" là những pháp thường được nhắc nhở và thực hành nhiều nhất.

Văn, Tư, Tu: Văn, Tư, Tu là ba pháp tu để có được trí huệ:

Văn huệ: là huệ do tia nghe âm thanh, mắt thấy âm tự của Phật, hay qua các kinh điển mà hiểu được nghĩa lý.

Tư huệ: là huệ do trí suy nghĩ, tìm tòi, rõ được nghĩa lý, hiểu được sự thật.

Tu huệ: là huệ do tu hành thẻ nghiệm và thể nhập chân lý, mà gíac ngộ, chứng được sự thật.

Văn, tư, tu rất tương quan mật thiết với nhau, hành giả cần phải chuyên tu cả ba thứ, không thể bỏ qua một thứ nào mà thành tựu được. Hãy nghe Phật dạy:

" Văn huệ, tư huệ, tu huệ, ba môn khuyết một không được. Nếu ai nghe mà không suy nghĩ, thì như làm ruộng mà không gieo mạ; nếu suy nghĩ mà không tu, thì như làm ruộng mà không tát nước, bừa cỏ, rốt cuộc không có kết quả. Ba huệ được đầy đủ thì chứng quả Tam thừa?" (Sa Di thập giới).

Giới: là lời răn dạy của Phật )xem lại bài Trì giới Ba la mật).

Ðịnh: là thiền định, giữ cho tâm ý không loạn động, để suy nghiệm đến những vấn đề căn bản của Ðạo (xem lại bài Thiền Ðịnh Ba la mật).

Huệ: là sự phát chiếu của Trí, sau khi đã tẩy sạch phiền não và vô minh.

Giới, Ðịnh, Huệ tương quan mật thiết với nhau: Do trì giới mà thân tâm không loạn động. Do thân tâm không loạn động mà tâm trí được Ðịnh. Tâm trí khi đã định thì Trí huệ phát chiếu.

Ngược lại, Trsi huệ phát chiếu thì tâm dễ Ðịnh, Tâm đã Ðịnh thì Trì giới không khó khăn.

Tóm lại: Giới, định, huệ, đều tương duyên tương quan mật thiết với nhau, một cái tăng thì hai cái kia cũng tăng.

IV. Công Năng Của Trí Huệ

Như chúng ta đã thấy trong phần chia loại, trí huệ khi đã đạt đến địa vị Giác ngộ (tám thức chuyển thành bốn trí) thì công năng, diệu dụng của nó rộng lớn vô cùng, không thể nói hết. Tuy thế, để có một quan niệm tương đối rõ ràng, chúng ta có thể nêu lên ba công năng chính của trí huệ như sau:

1. Dứt trừ phiền não: Phiền não là do mê lầm phát sinh. Khi trí huệ đã có thì mê lầm phải mất, như khi ánh sáng phát ra thì bóng tối tất phải tan biến. Mê lầm đã mất thì phiền não tất không còn phát sinh nữa.

2. Chiếu sáng sự vật: Sự vật bị vô minh che khuất, như màn sương sớm che phủ cảnh vật, nay trí huệ phát chiếu vào sự vật, chẳng khác gì khi ánh sáng mặt trời lên, thì màn sương ất phải tan biến, lúc bấy giờ thực tướng thực tánh của sự vật được lộ bày như thật.

3. Thể nhập chân lý: Khi bị vô minh phủ lấp, ngăn che thì người ta với người, ta với vật tưởng như riêng biệt, sai khác. Nay nhờ trí huệ soi sáng, thấy rõ được tâm cảnh đều chơn không, nên thể nhập được chân lý, giác ngộ hoàn toàn.

C. Kết Luận

Gíá trị và công năng của trí huệ lớn lao không thể nói hết. Nó là cứu cánh của người Phật tử. Cứu cánh ấy, chúng ta phải cố đạt cho được.

Trước khi nhập Niết Bàn, đức Phật cũng đã thiết tha khuyên các Ðệ tử phải trao dồi trí huệ như sau:

" Trí huệ là chiếc thuyền kiên cố chở khỏi biển già, đau, chết; là ngọn đèn lớn chói sáng vô minh hắc ám, là liều thuốc hay chữa hết thảy bệnh tật, là chiếc búa sắt chặt gãy cây phiền não. Vậy các người phải lấy sự nghe, sự suy nghĩ, sự tu tập mà tự tăng ích cho trí huệ mình". (Kinh Di Giáo).

Những lời nhắn nhủ thống thiết của đức Bổn sư, chúng ta không thể không ghi nhớ và thực hành được.Vả chăng, trong sáu độ Ba la mật mà chúng ta đã học trong ba bài kế tiếp này, mục đích cũng chỉ để dẫn đến độ thứ sáu là trí huệ, cái mứ c độ cuối cùng của đạo Giác ngộ và giải thoát.

Cầu mong tất cả quý vị Phật tử có được trí huệ để tự độ và tự tha đến bên kia bờ giải thoát.

Tổng Kết Về Lục Ba La Mật

Ðạo Phật là đạo từ bi, mà cũng là đạo giác ngộ. Từ bi thuộc về phước, giác ngộ thuộc về huệ. Phướv và Huệ là hai cánh làm cho con chim đại bàng là hành giả làm bay thẳng đến bờ giải thoát. Do đó, trong kinh thường nói: "Phước, Huệ song tu mới thành ngôi Chánh giác". Trong sáu pháp Ba la mật, bố thí và nhẫn nhục thuộc về tu phước; thiền định và trí huệ thuộc về tu huệ; còn trì giới và tinh tấn là hai chất liệu có công dụng kiểm soát và đốc thúc cho việc tu phước và huệ được thành tự hoàn toàn.

Nếu chúng ta đem so sánh một cách mộc mạc và đơn giản sáu pháp Ba la mật với chiếc thuyền Bát nhã đưa người từ bờ mê đến bến giác, thì: Từ bi là thức ăn, nhẫn nhục là nước uống, tinh tấn là cánh buồm và chèo, trì giới là bánh lái, thiền định là la bàn và trí huệ là đèn đuốc. Sáu thứ ấy đều cần thiết cho người thủy thủ sẽ gặp khó khăn trong công cuộc hành trình vạn dặm của mình.

Ðứng về một khía cạnh khác để nhận xét giá trị của lục độ, chúng ta sẽ thấy như thế này: Bố thí và nhẫn nhục thuộc về bi, thiền định và trí huệ thuộc về Trí, còn trì giới và tinh tấn thuộc về Dũng. Một Phật tử hoàn toàn phải có đủ ba phương tiện Bi, Trí, Dũng mới mong điđến bờ giác ngộ một cách thông suốt và nhanh chóng.

Vậy trông quí vị Phật tử tại gia cũng như xuất gia, trong khi học và hành sáu pháp Ba la mật, đừng nên xem thường một pháp nào. Có như thế mới đủ phương tiện nà năng lực để tự đọ và độ tha, đến nơi cùng tột và đúng với ý nghĩa Ba la mật.

---*^*---


Chân thành cảm ơn Đạo hữu Tâm Diệu đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
( Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/09/2024(Xem: 3826)
Con vừa ghi lại buổi pháp thoại Thầy thuyết giảng về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa", con kính gửi Thầy xem và chỉnh sửa thêm trước khi online. Con kính cám ơn Thầy cho phép con phiên tả, vì đây là cơ hội để con chú tâm để hiểu ít nhiều về Phật pháp thêm vào vốn liếng giáo lý quá ít ỏi của con. Bạch Thầy, con chợt nhận ra rằng, Thầy đã dùng phương tiện này để dẫn dắt con, thay vì như Tổ Thiếu Khang cho tiền để trẻ niệm A Di Đà, Thầy đã khéo léo bảo con tường thuật để cột tâm con vào một mối không đi lang thang như khi ngồi nghe giảng hay tụng kinh. Con kính tri ân Thầy.
21/09/2024(Xem: 2935)
Con trộm nghĩ nếu câu Niệm Phật được thực hiện đúng, nghĩa là luôn được gắn chặt vào một suy nghĩ bất cứ lúc nào thì suy nghĩ duy nhất này sẽ đẩy ra tất cả những suy nghĩ khác thì đương nhiên tác động kỳ diệu của việc niệm Phật rất giống với Thiền.( một yếu tố bắt buộc trong việc học Phật .) Hơn thế nữa con được nghe rằng “ Học lịch sử mà không làm sống lại được nhân vật và hoàn cảnh lịch sử thì nào có bổ ích gì" nhấn mạnh rằng việc học lịch sử không chỉ đơn thuần là ghi nhớ các sự kiện, ngày tháng, hay tên tuổi mà còn phải hiểu rõ bối cảnh, tâm tư và động lực của những nhân vật trong lịch sử. Nếu chỉ học theo cách máy móc mà không thể thấu hiểu và cảm nhận được những giá trị ẩn sau sự kiện, ta sẽ bỏ lỡ những bài học quan trọng nhất.
16/08/2024(Xem: 3316)
Video Books Kinh Trung Bộ, Trường Bộ & Ương Ưng Bộ của Hòa Thượng Thích Minh Châu
07/03/2023(Xem: 5200)
Hạnh Phúc Trong Từng Hơi Thở (bài giảng của SC TN Giới Bảo)
07/03/2023(Xem: 3333)
Kinh Lương Hoàng Sám- S.C Giới Bảo Dẫn Chúng Trì Tụng Năng Lực Tiêu Trừ Nghiệp Chướng Lớn
23/12/2022(Xem: 20868)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
26/03/2022(Xem: 15730)
❝Trên đường đạo không gì bằng tinh tấn, Không gì bằng trí tuệ của đời ta, Sống điêu linh trong kiếp sống ta bà, Chỉ tinh tấn là vượt qua tất cả.❞ Kính chia sẻ cùng chư Tôn đức, Pháp hữu và qúy Phật Tử Lịch Pháp thoại và khóa tu tại Hoa Kỳ trong tháng 4 và tháng 5-2022 với sự hướng dẫn của Tỳ kheo Như Nhiên. Th Tánh Tuệ CHƯƠNG TRÌNH HAI NGÀY TU HỌC tại Tu viện Đạo Viên tiểu bang Maryland Khóa tu chủ đề: TIẾP XÚC VỚI THỰC TẠI. Với sự hướng dẫn của thầy Thích Tánh Tuệ California, Thầy Viên Ngộ trụ trì Tu Viện Đạo Viên, Maryland và Thầy Tâm Nguyên trụ trì Tu Viện Hạnh Phúc, Florida. Tu học hai ngày thứ Bảy & Chủ nhật (April 09 & 10, 2022) và ngắm Hoa Anh Đào vùng thủ độ Hoa Thịnh Đốn vào ngày thứ hai sau khóa tu.
07/02/2022(Xem: 22329)
Kính đa tạ Thầy đã giới thiệu 14 lời vàng của HT Thích Trí Tịnh (1916-2014 ) một Bồ Tát thị hiện đã mang kho tàng kinh các đến với Phật Tử VN trong và ngoài nước nhưng cuối cùng di chúc để lại cho đời chỉ vỏn vẹn 14 lời vàng này lại là Kim Chỉ Nam cho những ai muốn tu tập giải thoát ( LÀM LÀNH-LÁNH DỮ-THƯƠNG NGƯỜI- THƯƠNG VẬT-ĂN CHAY-NIỆM PHẬT -TỤNG KINH ) và Bộ Toàn tập Kinh Hoa Nghiêm 4 quyển cũng như Ngũ Kinh Tịnh Độ mà Ngài đã thọ trì hằng ngày từ A lại da thức khởi phát.
01/02/2022(Xem: 36512)
48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà (loạt bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong mùa dịch cúm Covid-19)
09/12/2021(Xem: 22699)
Cách đây vài ngày đọc trên một tờ báo tại Sydney , khi nói về chủng thể Omicron vừa phát tán và lây lan do xuất phát từ các nước Nam Phi , tôi chợt mỉm cười khi đọc được câu này " Chúng ta đã học từ nạn đại dịch một điều rằng : Đừng nên hy vọng một điều gì , vì chắc chắn điều mình hy vọng ấy sẽ chỉ là THẤT VỌNG " If there’s one thing COVID has taught us , it is to expect nothing, except disappointment . What it comes to that COVID really delivers
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]