Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02- Tâm Chơn như (Chơn tâm)

02/05/201316:36(Xem: 21123)
02- Tâm Chơn như (Chơn tâm)


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


KHOÁ X - XI

LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN

DỊCH NGHĨA VÀ LƯỢC GIẢI

--- o0o ---

Bài Thứ 2

1. Nói về Tâm Chơn như, có 2 nghĩa:

Thật không (như thật không)
Thật có (như thật bất không)

A. NÓI RÕ NGHĨA CHÁNH

CHÁNH VĂN

Cái tâm này (chúng sanh tâm) có hai phần: I. Tâm chơn như, II. Tâm sanh diệt. Hai tâm này không rời nhau và đều bao trùm tất cả pháp.

LƯỢC GIẢI

Chương này giải thích tâm chúng sanh là pháp Đại thừa. Pháp Đại thừa có hia phần: Chơn như và Sanh diệt. Chơn như là "thể" rộng lớn của tâm; Sanh diệt là "Tướng" và "Dụng" rộng lớn của tâm. Phải phân chia làm hai phương diện như vậy, mới rõ được Thể, Tướng và Dụng của tâm.

Nếu đứng về "Thể chơn như", thì suy nghĩ không trúng, luận bàn chẳng nhầm, lìa các văn tự, ly tất cả tướng; như thế làm sao có các pháp sai biệt được. Bởi thế nên phải nói đến Tướng và Dụng là "môn sanh diệt" mới rõ được hành tướng sai biệt của "Tâm chúng sinh".

Chơn như là "Thể", còn Sanh diệt là "Tướng" và "Dụng". Tướng và Dụng không rời Thể, Thể không rời Tướng và Dụng; cũng như nước không rời sóng, sóng không rời nước. Bởi Thể, Tướng và Dụng không rời nhau, nên mỗi một phần đều bao hàm được tất cả pháp.

Vì Thể và Dụng không rời nhau, nên đứng về phần Chơn như mà luận, thì tuy "thanh tịnh bất biến", mà vẫn tuỳ duyên sanh diệt; còn đứng về phần Sanh diệt mà xem, thì tuy "tuỳ duyên sai biệt" mà vẫn nhưnhư bất biến.

***

I. Tâm chơn như

CHÁNH VĂN

Tâm Chơn như là cái tâm tánh bất sanh bất diệt. Thể và Tướng nó to lớn bao trùm tất cả các pháp (nhứt pháp giới đại tổng tướng pháp môn thể).

Sở dĩ các pháp sai khác là do vọng niệm; nếu rời vọng niệm thì không còn các cảnh tướng sai khác. Bởi thế nên tất cả pháp từ hồi nào đến giờ, không thể dùng danh tự để kêu gọi, không thể dùng lời nói luận bàn, không thể dùng tâm suy nghĩ được, không có biến đổi và cũng không phá hoại vì nó rốt ráo bình đẳng, chỉ có một "Tâm Chơn như" mà thôi.

LƯỢC GIẢI

Tâm Chơn như này, tánh không sanh diệt và bao trùm tất cả nhơn quả, thánh phàm, y báo chánh báo ...Bởi thế nên nguyên văn chữ Hán gọi là "nhứt pháp giới đại tổng tướng pháp môn thể".

Vì vọng niệm nên thấy có tất cả các pháp sai khác; cũng như vì mắt nhặm nên thấy có hoa đốm giữa hư không. Nếu như lìa vọng nirệm rồi, thì không có tất cả cảnh giới sai khác sai khác, mà chỉ còn một "Tâm Chơn như"; cũng như mắt hết nhặm thì chỉ còn hư không một màu trong tịnh.

Bởi tất cả pháp là "Tâm Chơn như", nên không thể phá hoại, không thể dùng lời nói luận bàn, không thể dùng danh tự để kêu gọi và cũng không thể dùng tâm suy nghĩ được. Từ hồi nào đến giờ, nó rốt ráo bình đẳng, không có sai khác. Bởi thế nên trong Khế kinh chép:

"Thị pháp trụ pháp vị

Thế gian tướng thường trụ"

Nghỉa là: Pháp nào vẫn an trụ địa vị của pháp nầy; tướng thế gian là tướng thường trụ.

GIẢI DANH TỪ

Tâm Chơn như: Vì tâm này không hư ngụy, nên gọi là "Chơn", không bị thời gian thay đổi, không gian chuyển dời, từ hồi nào đến giớ nó vẫn như thế, nên gọi là "Như". Tâm Chơn như cũng gọi là "Chơn tâm" hay "Viên giác".

Nhứt pháp giới đại tổng tướng pháp môn thể: Câu này nghĩa lý rất sâu rộng, xin giải sơ lược: Tâm Chơn như là Thể chung của "Nhứt pháp giới"._Chữ "Nhứt" là chỉ cho sự bình đẳng bất nhị, thuộc về lời nói ngăn chấp, chớ không phải lời nói tiêu biểu. _Chữ "Giới" là chỉ cho "tâm Chơn như" này, nó là "nhơn" là "giống" là "bản năng" sanh ra tất cả các pháp, nên gọi là "nhứt pháp giới". Nhứt pháp giới là toàn tánh của vũ trụ. Ở nơi nhứt pháp giới này, có thể phân ra tổng tướng (thể) và biệt tướng (muôn pháp sai khác).

Tâm Chơn như là "Tổng tướng" (tướng chung) của tất cả pháp; vì thể tánh nó bình đẳng song cũng tóm thâu tất cả tướng, nên gọi là "Đại".

Chữ "Pháp" nghĩa là:"giữ gìn tự tánh và làm cho người hiểu biết". Chữ "môn" là nghĩa ra vào thông suốt. Tất cả chúng sanh có thể do pháp môn này tu hành, đến được mục đích cứu cánh; nếu rời "Đại tổng tướng pháp môn" này, thì không thể đạt đến quả vị Phật. Nói tóm lại: 

Nhứt pháp giới là "Thể" của tâm Chơn như.

Đại tổng tướng là "Tướng" của tâm Chơn như.

Pháp môn là "Dụng" của tâm Chơn như.

CHÁNH VĂN

Tất cả những lời nói, đều do vọng niệm phân biệt mà sanh, chỉ do giả danh chớ không thật thể . Cho đến danh từ Chơn như cũng không thực; chẳng qua là một danh từ túng cùng của lời nói, dùng để trừ bỏ các danh từ khác (vọng) mà thôi (nhơn ngôn khiển ngôn). Song cái "Thể" của Chơn như không thể trừ bỏ và cũng không thể dựng lập. Phải biết: Tất cả các pháp cũng không thể trừ bỏ vì đều là "Chơn" vậy, và cũng không thể dựng lập, vì đều là "Như" vậy. Bởi tất cả các pháp đều là Chơn như, nên không thể nói bàn và suy nghĩ được. 

LƯỢC GIẢI

Tất cả những lời nói phô, đều do vọng niệm phân biệt; danh từ chỉ là hư giả, chớ không có thật thể. Cho đến cái danh từ Chơn như cũng là hư giả mà thôi. Danh từ Chơn như hay Phật là danh từ túng cùng trong các danh từ tạm đặt ra như thế để trừ các danh từ vọng nhiễm của thế gian. Cũng như ông thầy giáo, tạm dùng tiến gõ bảng để trừ tiếng ồn của học sinh (dĩ ngôn diệt ngôn). Đến khi tiếng ồn của học sinh hết, thì tiếng gõ bảng của thầy giáo cũng không còn. Cũng như khi vọng mất, chúng sanh hết, thì Chơn như hay Phật cũng chẳng còn.

Song, chỉ bỏ cái danh từ (Chơn như) hư giả, chớ thể tánh chơn như thì không thể bỏ hay lấy. Cho đến các pháp cũng không thể bỏ và lấy được. Vì các pháp đều là "Chơn", nên không thể bỏ, và "Như" nên không thể lấy. Bởi các pháp đều chơn như, nên không thể dùng lời nói luận bàn hay tâm suy nghĩ đền được.

Tóm lại, vì vọng niệm phân biệt, nên thấy có các pháp sai biệt. Nếu vọng niệm phân biệt hết, thì tất cả các pháp không còn những tướng sai biệt, mà đều là Chơn như. Bởi các pháp đều là chơn như, nên nói năng không trúng, suy nghĩ chẳng nhầm và cũng không thể lấy hay bỏ được.

CHÁNH VĂN

Hỏi: _Nếu "Chơn như", mà không thể dùng lời nói luận bàn hay tâm suy nghĩ, thì chúng sanh làm sao tuỳ thuận và ngộ nhận được?

Đáp:_ Nếu người nào biết tất cả pháp, tuy có nói bàn, mà không có "năng nói" và "sở nói"; tuy có suy nghĩ, mà không có "năng suy nghĩ" và sở "suy nghĩ", thì người ấy được tuỳ thuận Chơn như.

Còn người nào lìa các niệm (vọng niệm) thì người đó được nhập Chơn như.

LƯỢC GIẢI

Đoạn này Luận chủ lập lời vấn đáp, để giải thích sự nghi ngờ của độc giả.

Hỏi: _ Nếu Chơn như mà không thể dùng lời nói luận bàn và tâm suy nghĩ được thì, chúng sanh làm sao tuỳ thuận và ngộ nhập Chơn như?

Đáp:_ Nếu người nào biết tất cả pháp, tuy có nói năng suy nghĩ, mà không chấp nơi nói năng suy nghĩ, thì người đó được tuỳ thuận Chơn như. Tiến lên một từng nữa, nếu người nào lìa các vọng niệm, thì người ấy nhập được Chơn như. Nghĩa là "Vọng" hết, thì "Chơn" hiện. Đoạn này đồng một ý nghĩa với bốn chữ "bất tuỳ phân biệt" trong Kinh Lăng Nghiêm.

CHÁNH VĂN

Lại nữa, nếu căn cứ trên danh từ (ngôn thuyết) mà phân biệt, thì chữ Nhơn như có 2 nghĩa:

1.THẬT KHÔNG (như thật không), tức là chỉ nói đến cái thể tánh rốt ráo chơn thật của Chơn như. Nghĩa là: từ hồi nào đến giờ, Chơn như không có các tâm niệm hư vọng, không có tất cả các tướng sai biệt, nói chung là thật không có các pháp tạp nhiễm.

Phải biết: Chơn như phi tướng "có ", phi tướng "không"; phi tướng "chẳng phải có", phi tướng "chẳng phải không"; phi tướng "cũng có và cũng không"; phi tướng "một", phi tướng "khác"; phi tướng "chẳng phải một, chẳng phải khác"; phi tướng "cũng một cũng khác".

Nói tóm lại, vì chơn như không có tất cả các vọng niệm phân biệt của chúng sanh, nên gọi rằng "thật không". Nếu khi vọng tâm phân biệt hết rồi thì cũng không còn cái gì gọi là"không" nữa.

LƯỢC GIẢI

Đứng về phương diện lý tánh tuyệt đối, thì Chơn như không thể kêu gọi là gì được (ly danh tự tướng), không thể dùng lời nói luận bàn (ly ngôn thuyết tướng) và cũng không thể dùng tâm suy nghĩ được (ly tâm duyên tướng). Song, nếu căn cứ trên văn tự lời nói mà luận, thì Chơn như có hai nghĩa: 1. Thật không và 2. Thật có.

Đoạn này nói về nghĩa"thật không" (ly nhứt thế tướng), tức là chỉ cho cái "thể Chơn như", từ hồi nào đến giờ, nó không có các vọng niệm, không có các nhiễm pháp và không có các tướng sai khác. Nó phi tất cả các tướng: Có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, cho đến phi tướng đồng, tướng dị và tướng không đồng không dị...

Nói tóm lại là nó không có tất cả vọng niệm phân biệt của chúng sanh, và khi rời các vọng niệm rồi, thì cái gọi là "không" đó cũng không còn.

CHÁNH VĂN

2. THẬT CÓ(như thật bất không)

tự thể Chơn như, thật có đủ công đức vô lậu (tức nhứt thế pháp). Bởi Chơn như không có các vọng, nên tức là Chơn tâm. Cái Chơn tâm này thường còn không biến đổi và đầy đủ các pháp thanh tịnh; nên nói "thật có"(bất không).

Nhưng cái cảnh giới "thật có" này, cũng không có hình tướng gì để nắm lấy được, vì nó lìa cá vọng niệm, nên chỉ có người tu chứng mới biết được mà thôi.

LƯỢC GIẢI

Trong đoạn này nói: Chơn như có hai nghĩa, tức là ý nói Chơn như có hai thứ. _ Đoạn trên nói về phương diện "thể tánh" của Chơn như, thì không có các vọng niệm, không có các pháp nhiễm ô, tức là "ly nhứt thế tướng", nên nói "thật không".

Đoạn này nói về phương diện "tướng dụng" của Chơn như, thì đầy đủ vô lượng hằng sa công đức, thế là "tức nhứt thế pháp", nên nói "thật có". Nhưng cảnh giới "thật có" này, không có hình tướng gì để chỉ bày ra được, vì đã lìa các vọng niệm phân biệt, nên chỉ có người chứng ngộ mới biết được thôi.

---*^*---



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 17949)
Hơn 2542 năm tồn tại và phát triển cùng nhân loại, triết lý Phật giáo được hình dung như một cội cây đang phát triển với đầy đủ cội gốc, thân, cành lá và hoa trái. Như thế khi truyền bá giảng dạy Kinh điển Phật giáo phải thể hiện tính chất thống nhất, dung thông các hệ tư tưởng Phật giáo và hướng đến giác ngộ giải thoát cho mọi người.
08/04/2013(Xem: 17745)
Ở đây nên ghi thêm về 2 điều. Một là kinh này liên hệ Pháp hoa. Hai là kinh này liên hệ Khởi tín. Kinh này không công nhận nhị thừa có niết bàn. Ngay tư tưởng hệ tứ đế, nhị thừa cũng chưa thấu hiểu tận cùng. Nhưng nhị thừa có khả năng xoay về đại thừa, tin mà nhập được đại thừa
08/04/2013(Xem: 17933)
Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng: Ăn Chay là một Pháp tu An Cư Kiết Đông kỳ 15 (2014) Bồ Tát Chuẩn Đề Bố Thí & Cúng Dường (giảng chung với ĐĐ Viên Tịnh) Cam Lồ (chương trình phát thanh) Chánh Kiến Chánh Ngữ Chùa Phật Tổ Chùa Từ Bi Công Đức Lễ Phật Cuộc đời của Đức Phật Đại Trí - Đại Hạnh Đại Hội Khoáng Đại kỳ 5 (trả lời phỏng vấn đài VOA) Đạo Tràng Liên Trì Bồ Tát Chuẩn Đề Chánh Kiến Chánh Ngữ Chùa Phật Tổ Chùa Từ Bi Chú Lăng Nghiêm (phỏng vấn HT Huyền Tôn) Công Đức Lễ Phật Cuộc đời của Đức Phật Đại Trí - Đại Hạnh Đạo Tràng Liên Trì Giới thiệu Lương Hoàng Sám Hành Trạng Bồ Tát Quán Thế Âm Hôn Nhân Dị Giáo (giảng chung với HT Như Điển) Khai mạc khóa tu Kinh Phước Đức Kinh Địa Tạng Kinh Na Tiên Tỳ Kheo (giảng chung với HT Bảo Lạc) Kinh Chân Hạnh Phúc Luân Hồi & Tái Sinh Lục Độ Lục hòa Lục Độ Ba La Mật (giảng chung với TT Phổ Hương) Mắt Thương Nhìn Đời Mười hạnh tu của Bồ Tát Phổ Hiền Mừng Xuân Ất Dậu 2005 Nhân quả và nghiệp
08/04/2013(Xem: 37066)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
05/04/2013(Xem: 18446)
Sau khi Ðức Thế Tôn thành đạo, Ngài suy nghĩ rằng: "Con đường ly dục là con đường tốt nhất để đạt được sự thanh tịnh. An trú trong đại thiền định mới hàng phục được chúng ma". Ở tại vườn Lộc Uyển, Ngài chuyển bánh xe pháp về 4 chân lý độ cho 5 anh em Kiếu Trần Như đều chứng được đạo quả.
04/04/2013(Xem: 8403)
Giới thiệu: Trong bài kinh nầy, Đức Phật tóm tắt các điều cần yếu của một cư sĩ Phật tử: thọ trì Tam Quy (Phật-Pháp-Tăng), thực hành Ngũ Giới, và sống theo tinh thần "tự lợi, lợi tha", giúp cho bản thân được thăng tiến và đồng thời cũng giúp đỡ, khuyến khích người khác cùng được thăng tiến trong Chánh Pháp.
04/04/2013(Xem: 8090)
A-hàm còn gọi là A-cấp-ma, A-hàm-mộ. Hán dịch : Pháp quy, nghĩa là nơi quy thú của muôn pháp (Bài tựa KINH TRƯỜNG A-HÀM), còn dịch là "Vô tỷ pháp", nghĩa là pháp tối thượng (PHIÊN DỊCH DANH NGHĨA TẬP 4), cũng dịch là "giáo", là "truyền", nghĩa là giáo pháp được lần lượt truyền trao nhau (NHẤT THIẾT KINH ÂM NGHĨA 24)
04/04/2013(Xem: 11695)
Kinh A Di Đà là một bản kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.
04/04/2013(Xem: 7737)
1. Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (Phạn ngữ: Mahà-Prajnàpàramità- Sùtra) là bộ kinh vĩ đại nhất của Phật giáo Bắc truyền, xét về số lượng cũng như diệu lý. Kinh gồm 600 quyển, chiếm tới 3 tập với 3.000 trang in khổ lớn của Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu (ĐTK/ĐCTT, No 220, các tập 5,6,7), do Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng (602-664) dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán.
04/04/2013(Xem: 5803)
Vaisâli (Tỳ-da-li), thủ phủ của Vajji (Bạt-kỳ), một cường quốc theo chế độ cộng hòa thị tộc của người Vajji, mà các lân bang quen gọi là Licchavì, là một đô thị phát triển trù phú thời đức Thích Tôn tại thế, và những người Licchavì giàu có, vinh quang, được ví như các thiên thần cõi trời Ðao-lợi (Trayastrimsa).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]