Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khái quát tư tưởng Kinh Duy Ma Cật

03/04/201321:26(Xem: 6031)
Khái quát tư tưởng Kinh Duy Ma Cật

Khái quát tư tưởng Kinh Duy Ma Cật

Thích Viên Giác

Nguồn: Thích Viên Giác

Kinh Duy Ma Cật xuất hiện vào thế kỷ thứ hai sau Tây lịch, nay không còn trọn nguyên văn chữ Phạn, dịch thuật chỉ dựa vào bản Hán và Tây Tạng. Trước có 6 bản dịch, nay còn chỉ 3 bản:

1. Phật thuyết Duy Ma Cật kinh, Chi Khiêm đời Ngô dịch, 2 quyển.

2. Duy Ma Cật Sở Thuyết kinh, do Cưu Ma La Thập dịch, gồm 3 quyển.

3. Thuyết Vô Cấu Xưng kinh, do Huyền Trang dịch, gồm 6 quyển.

Trong 3 bản dịch này, bản dịch của ngài La Thập được phổ biến hơn, có lẽ nhờ văn chương lưu loát và khoáng đạt hơn.

Các văn bản chú giải cũng khá phong phú, phạm vi phổ biến kinh Duy Ma Cật khá rộng, phải nói rằng người cư sĩ trí thức rất chú trọng kinh Duy Ma, lấy đó làm cơ sở tu tập giải thoát.

Kinh Duy Ma là một tác phẩm có giá trị về mặt văn học. Đó là một văn bản có giá trị giải tỏa mọi ức chế về mặt tư tưởng, giải phóng sự gò bó trói buộc của nguyên tắc thông thường, mở ra một con đường rộng thênh thang cho mọi người trong xã hội.

I. KHÁI QUÁT TƯ TƯỞNG KINH DUY MA CẬT

Kinh Duy Ma Cật lấy bối cảnh thuyết pháp tại thành Tỳ Da Ly, đây là trung tâm hoạt động của Đại chúng bộ. Sau khi Đức Phật nhập Niết bàn 100 năm, tại thành Tỳ Da Ly đã xảy ra bất đồng quan điểm về giới luật Phật giáo chia thành 2 phái: Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ. Thượng tọa bộ là phái bảo thủ, Đại chúng bộ là phái cấp tiến. Đại chúng bộ rất đông đảo gồm Tăng Ni và Phật tử tại gia, mở đầu cho sự canh tân Phật giáo.

Đạo Phật tại Tỳ Da Ly được phát triển mạnh mẽ nhờ sự ủng hộ của quần chúng Phật tử, sự sinh hoạt Phật sự tương đối phóng khoáng và tự do. Trong môi trường ấy có lẽ các cư sĩ Duy Ma, Bảo Tích… xuất hiện sau đó.

Nội dung tư tưởng kinh Duy Ma lấy tư tưởng Bát nhã làm nền tảng, tức tư tưởng Tánh không. Tư tưởng Bát nhã mang sắc thái Nhất nguyên luận, chủ trương các pháp vốn thanh tịnh, không sinh không diệt, bình đẳng bất nhị … Trên cơ sở tư tưởng chân không của Bát nhã, kinh Duy Ma vận dụng và triển khai tư tưởng Diệu hữu của kinh Hoa Nghiêm một cách triệt để, có thể thấy được sự giống nhau giữa Duy Ma và Hoa Nghiêm qua tư tưởng diệu hữu này.

Tư tưởng kinh Duy Ma có thể được khái quát như sau:

1. Tâm tịnh độ tịnh:

Tịnh độ là một trong những chủ đề cốt lõi của kinh và xuyên suốt hệ thống tư tưởng của kinh, đồng thời là một thể tài đả kích những quan điểm về thế giới của các bộ phái Tiểu thừa Phật giáo.

Quan niệm về Tịnh độ của kinh Duy Ma không phải là sáng tạo độc lập mà đây cũng là quan điểm chung của các kinh điển Đại thừa như Bát Nhã, Hoa Nghiêm… Bát Nhã cho rằng thế giới "bất cấu bất tịnh"; cấu hay tịnh do tâm chứ không phải do thế giới. Hoa Nghiêm thì nói: "Ưng quán pháp giới tính, nhất thiết duy tâm tạo". Mức độ thanh tịnh của tâm đến đâu thì thế giới được biểu hiện thanh tịnh đến đó; nói cách khác, thế giới khổ đau, tăm tối hay hạnh phúc là do cách nhìn của con người, thái độ tâm lý rất quan trọng trong việc nhận thức thế giới và kiến tạo thế giới. Đạo lý lấy tâm làm chủ là đạo lý của đạo Phật không phân biệt Đại thừa hay Nguyên thủy, đạo lý ấy xác định vai trò quyết định của con người đối với cuộc đời họ mà không nhờ vào ân điển của một Đấng tối cao nào. Đạo lý này giúp con người giải thoát mọi khổ đau và triền phược của cuộc đời, xác định giá trị của con người qua thực nghiệm tâm linh mà không qua hình thức bên ngoài. Đó là đạo lý nhân bản, mở ra một lối thoát cho mọi loài chúng sanh.

Xác định tâm tịnh độ tịnh hoặc thế giới thanh tịnh hay ô nhiễm do tâm là lập trường của Đại thừa. Tuy nhiên, tư tưởng Nguyên thủy chủ trương cũng không có gì khác biệt, phải nói rằng chủ trương tâm tịnh độ tịnh chỉ triển khai trên nền tảng giáo lý Nguyên thủy mà thôi. Kinh Trung Bộ I, Đức Phật dạy: "Như một tấm vải dơ bẩn dù được nhuộm với màu sắc gì nó vẫn dơ và xấu, còn một tấm vải mới và sạch nhuộm màu gì thì nó cũng đẹp. Cũng vậy, với một tâm cấu uế thì làm việc gì cũng trở thành cấu uế; với một tâm không cấu uế thì làm việc gì cũng thanh tịnh".

2. Tư tưởng bất tư nghì giải thoát:

Tất cả những gì được biểu hiện trên cõi đời này đều là biểu hiện của thể tánh thanh tịnh, do đó chúng là mầu nhiệm, là không thể nghĩ bàn. Nói cách khác, chúng là biểu hiện duyên khởi, trên nền tảng Tánh không.

Sự bất tư nghì ở chỗ biểu hiện một cách vô ngại các năng lực giải thoát ở nơi các vị Bồ tát, Duy Ma đẩy năng lực giải thoát lên đến đỉnh cao là tất cả những biểu hiện trong thế giới hiện tượng, đều là biểu hiện độ sanh của Bồ tát nhằm mục đích hóa độ chúng sanh nhập vào Phật đạo. Điều này rất có ý nghĩa: một là tất cả, những biểu hiện của thế giới hiện tượng như gió thổi, mây bay, hoa nở, hoa tàn, cho đến kẻ cướp giật, trộm cắp, ma quỷ cám dỗ… đều là tác dụng giáo dục con đường giải thoát, tu tập giải thoát không ra ngoài thế giới tầm thường phàm tục ấy, do vậy chẳng có hiện tượng nào là không mầu nhiệm. Điều này vượt ra ngoài sự tư duy phân biệt của con người nên gọi là bất tư nghì. Ví dụ như một đóa hoa nở bên đường có thể gợi mở cho ta một cảm nhận về sự tàn hoại của cái đẹp, qua đó đánh thức giác tính của ta, làm bùng vỡ trong ta sự giác ngộ về bản thể của sự sống và ta đạt được giải thoát. Như vậy đóa hoa là biểu hiện của Bồ tát vì đã có năng lực "giác hữu tình". Trong bất cứ trường hợp nào, tình huống nào hay biểu hiện nào cũng đều có khả năng đánh thức giác tính thì đó là năng lực của Bồ tát.

Hai là tất cả chúng sanh rồi sẽ thành Phật, bởi vì tất cả những biểu hiện trên cuộc đời này đều là phương tiện độ sanh của Bồ tát, tức là đều có tác dụng đánh thức con người, dù con người ngu dốt hèn kém cách mấy sự lặp đi lặp lại của các quy luật mang khả năng thức tỉnh ấy sẽ làm cho chúng sanh giác ngộ. Tư tưởng này có lẽ được triển khai rõ hơn trong Diệu Pháp Liên Hoa.

Thế giới bản chất là pháp giới (Dhamadattu), khi tâm phân biệt chấp thủ thì thế giới đầy đau khổ và biến động nhưng khi tâm không còn chấp thủ nữa thì thế giới trở nên an bình vô ngại... Tư tưởng Nguyên thủy cũng đã có lập trường tương tự, sự vi diệu của thân thể và thế giới qua lập trường duyên sinh và vô ngã của 5 uẩn, 5 khổ uẩn có mặt khi có chấp thủ, khi chấp thủ đã rơi rụng thì pháp uẩn có mặt, nghĩa là pháp giới thanh tịnh.

Người đạt được bất tư nghì giải thoát không còn bị giới hạn bởi các cặp phạm trù: tịnh uế, thiện bất thiện, lớn nhỏ, trong ngoài, xa gần, quá khứ, hiện tại, vị lai… Do vậy mọi sự mầu nhiệm xảy ra đó là cảnh giới bất tư nghì, khi ấy đạo tràng của Bồ tát hiện diện khắp nơi, dù là dâm phòng, tửu điếm... đều khứ lai tự tại.

3. Tư tưởng bất nhị:

Tư tưởng bất nhị được nhấn mạnh trong kinh Duy Ma Cật. Bất nhị tức là không hai, không hai chứ không phải một. Mới nghe như là chơi chữ nhưng đó là cách diễn đạt con đường buông xả đầy diệu dụng. Thông thường, thế giới được nhận thức qua lăng kính nhị nguyên, nghĩa là luôn có chủ thể và đối tượng, thế giới luôn được phân hai: thiện ác, tốt xấu, được mất, hơn thua, cao thấp, trên dưới, trong ngoài, ta người…Không có hai thì thế giới không tồn tại. Tư tưởng kinh Duy Ma cho rằng cái hai ấy không phải là hai, vì chúng là song lập, cùng tồn tại bất khả phân ly, nói cách khác chúng tồn tại trong thế duyên khởi. Do vậy không thể nhìn riêng bất cứ pháp nào mà nhìn với cái nhìn toàn diện của một pháp. Kinh Duy Ma được xây dựng trên nền tư tưởng Bát Nhã và Hoa Nghiêm: các pháp không có tự tánh, không sinh không diệt, vô tướng, bất khả thuyết… Bất nhị là đúc kết lý thuyết chân không diệu hữu mà Bát Nhã và Hoa Nghiêm đã triển khai. Duy Ma dạy: " Sắc và không là hai nhưng sắc là không, không phải sắc diệt mới không mà là sắc tánh tự không; cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức…". Rõ ràng tư tưởng Bất nhị có sắc thái Nhất nguyên luận. Tuy nhiên Duy Ma không ngừng lại ở triết lý siêu việt mà đưa tư tưởng Bất nhị vào đời sống thực nghiệm tâm linh hiện thực rằng: "Nhãn và sắc là hai nhưng nếu biết nhãn đối với sắc không tham, sân, si thì đó là tịch diệt… cho đến ý với pháp là hai, nhưng ý đối với pháp không tham, sân, si thì đó là tịch diệt, sống trong ấy là nhập vào pháp môn Bất nhị". Như vậy tư tưởng Bất nhị cũng đã triển khai dựa vào cơ sở tư tưởng Nguyên thủy về tu tập tịch diệt ở nơi các pháp qua 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, ngay cả quan niệm Bất nhị qua sự im lặng của Duy Ma hay sự siêu việt vấn đáp của Văn Thù cũng chỉ là vô hý luận mà tư tưởng Nguyên thủy đã trình bày.

II. MỤC ĐÍCH CỦA KINH DUY MA CẬT

Kinh Duy Ma Cật có hai mục đích:

1. Luận phá tư tưởng Tiểu thừa:

Vào thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch, phong trào vận động Đại thừa bắt đầu xuất hiện. Sự xuất hiện kinh điển Đại thừa đã nói lên tính quyết liệt của cuộc canh tân Phật giáo. Tư tưởng Đại thừa là tư tưởng mới, nhưng sự đổi mới tư tưởng ấy không tách rời tư tưởng đạo Phật Nguyên thủy, mà chỉ triển khai trên cơ sở tư tưởng Nguyên thủy, đã mở rộng tầm nhìn, khai thác những khía cạnh uyên áo nhất qua nhãn quan thời đại và hơn hết là phù hợp với tinh thần và bản ý của Đức Phật. Cần phải nói rằng các bộ phái Phật giáo sau nhiều năm tháng tranh giành ảnh hưởng đã đưa Phật giáo đi quá xa tinh thần đạo Phật Nguyên thủy. Điều tai hại là dựa vào giáo lý Nguyên thủy, các bộ phái chấp chặt vào kinh điển làm cho đạo Phật bị xơ cứng, đạo Phật dần dần lui vào sơn lâm cùng cốc, xa lánh cuộc đời. Từ ngữ Tiểu thừa được các nhà Đại thừa sử dụng để chỉ cho thời kỳ Phật giáo Bộ phái và thái độ hẹp hòi bảo thủ của hệ thống cũ làm cho sinh khí Phật giáo không được như thời Đức Phật nữa.

2. Vận động phản kháng chủ nghĩa xuất gia:

Đạo Phật Nguyên thủy chủ trương rằng muốn chứng đắc chân lý phải từ bỏ thế tục, cô thân chích ảnh, tích cực tu tập thiền định mới chứng đạt chân lý. Người cư sĩ khó có thể chứng đạt chân lý bởi sự hệ luỵ của thê nhi, tài sản và dục lạc, do đó vai trò người cư sĩ chỉ là hộ pháp.Quả thật chúng ta thấy lộ trình tu tập giải thoát trong Kinh tạng Nguyên thủy chỉ dành cho những người buông bỏ đời sống thế tục. Pháp môn cao nhất của người cư sĩ là tu tập Bát quan trai giới, còn hành thiền thì gần như chỉ dành cho đệ tử xuất gia. Chủ trương như vậy không có gì sai, nhưng đó không phải là bản ý của Đức Phật; Đức Phật đã nhiều lần xác định người tại gia nếu đoạn trừ các lậu hoặc vẫn giải thoát. Tuy nhiên, các thời kỳ Phật giáo Bộ phái đã đóng bít cánh cửa cơ hội giải thoát của người cư sĩ, đạo Phật như là dành riêng cho thiểu số. Điều đó đã đưa đạo Phật vào chỗ bế tắc vì mục đích của đạo Phật là cứu độ chúng sinh thoát khổ.

Người cư sĩ không thỏa mãn với chủ nghĩa xuất gia, họ có ước vọng giải thoát, họ muốn giá trị của đạo Phật được phổ cập quần chúng, lợi ích nhân gian. Đạo Phật phải là của đại chúng, vì vậy cuộc vận động trở nên kịch liệt.

Kinh Duy Ma triển khai tư tưởng bất tư nghì giải thoát để mở rộng con đường giải thoát cho mọi người đều được hưởng hương vị của chân lý. Phải nói rằng chủ trương của kinh Duy Ma đã đem lại luồng sinh khí cho đạo Phật, nhất là thỏa mãn nhu cầu tri thức và thực nghiệm tâm linh cho số đông.

III. KẾT LUẬN

Kinh Tăng Chi, Đức Phật dạy: Có 4 hạng người xuất gia:

1. Thân xuất gia mà tâm không xuất gia.

2. Tâm xuất gia mà thân không xuất gia.

3. Thân và tâm đều xuất gia.

4. Thân và tâm đều không xuất gia.

Như vậy, ngay trong giáo lý Nguyên thủy, Đức Phật đã xác định có hạng người đạt được giải thoát trong đời sống thế tục mà không cần xuất gia, giá trị của họ rất lớn. Đại thừa dựa trên cơ sở ấy mà triển khai con đường Bồ tát:

"Phật pháp tại thế gian
Bất ly thế gian giác
Ly thế mích bồ đề
Do như cầu thố giác".

Kinh Duy Ma cũng dựa trên cơ sở ấy để phản kháng chủ nghĩa xuất gia rằng không cần từ bỏ thế tục vẫn thực hiện tâm linh giải thoát.

Khát vọng giải thoát của người cư sĩ đã từng được Kinh tạng Nguyên thủy ghi lại, đó là trường hợp Cấp Cô Độc. Cấp Cô Độc trước khi qua đời được hưởng hương vị giải thoát qua bài thuyết pháp Vô ngã tính, ông đã thiết tha yêu cầu Thế Tôn hãy cho hàng cư sĩ cơ hội tu tập theo con đường giải thoát chứ không chỉ dừng lại �� con đường lên cõi trời. Nữ cư sĩ Visakha cũng là một trong những cư sĩ tu tập pháp giải thoát qua pháp môn Bát quan trai.

Nếu bỏ qua một bên sự quá đáng trong việc chỉ trích các Thánh tăng A la hán thì ưu điểm của kinh Duy Ma Cật rất lớn, điểm đặc biệt và nổi bật của kinh là tạo nên một đường lối mới, một sinh khí mới. Đường lối mới ấy đã làm cân bằng con đường tâm linh và con đường xã hội, mặt khác thực tế hóa, đại chúng hóa con đường giải thoát của đạo Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/12/2020(Xem: 15095)
11.Tổ Phú-Na-Dạ-Xa ( Punyayasas ) 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Chủ Nhật, 13/09/2020 (26/07/Canh Tý) Mê ngộ như ẩn hiển, Minh ám bất tương ly, Kim phó ẩn hiển pháp, Phi nhất diệc phi nhị . Mê ngộ như ẩn hiện, Tối sáng chẳng rời nhau, Nay trao pháp ẩn hiện, Chẳng một cũng chẳng hai . Nam Mô Đệ Thập Nhất Tổ Phú Na Dạ Xa Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am ( giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
27/12/2020(Xem: 14567)
Thập Nhị Tổ Ấn Độ Mã Minh ( Asvaghosha ) 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài thứ 129 về Đệ thập nhị Tổ Mã Minh. Ngài Mã Minh rất làu thông kinh Vệ Đà, Ngài nghe nói có vị thánh tăng đến thành phố Ba La Nại (gần vườn Lộc Uyển nơi Đức Thế Tôn chuyển bánh xe pháp luân, độ năm đệ tử đầu tiên xuất gia ). Ngài Mã Minh muốn đến gặp để chất vấn ngài thánh tăng này (tổ thứ 11, Phú Na Dạ Xa): Ngài Mã Minh hỏi: Làm sao biết Phật? Tổ Phú Na Dạ Xa đáp: Không biết là biết Phật. Ngài Mã Minh hỏi: Không biết làm sao biết là Phật? Tổ Phú Na Dạ Xa đáp: Không biết làm sao biết không phải là Phật. Ngài Mã Minh nói: Nghĩa của Tổ là nghĩa cưa. Tổ Phú Na Dạ Xa nói: Nghĩa của đệ tử là nghĩa cây. Tổ Phú Na Dạ Xa nói tiếp: Thế nào, đệ tử nói nghĩa của tôi là nghĩa cưa? Ngài Mã Minh đáp: Vì Tổ nói qua nói lại như cưa vậy. Ngài Mã Minh nói tiếp: Thế nào Tổ nói nghĩa của tôi là nghĩa cây. Tổ Phú Na Dạ Xa đáp: Vì cây bị cưa vậy. Thế nghĩa của con bị tôi phá rồi.
27/12/2020(Xem: 15673)
13. Tổ Ca Tỳ Ma La (Kapimala) 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba, 15/09/2020 (28/07/Canh Tý) Phi ẩn phi hiển pháp, Thuyết thị chơn thật tế, Ngộ thử ẩn hiển pháp, Phi ngu diệc phi trí . Pháp không ẩn không hiển, Nói là mé chơn thật, Ngộ pháp ẩn hiển nầy, Chẳng ngu cũng chẳng trí . Nam Mô Đệ Thập Tam Tổ Ca Tỳ Ma La Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Tổ Ca Tỳ Ma La. Bài pháp thoại tuyệt vời, với biện tài trác tuyệt Thầy đã chỉ cho chúng con nẻo về ...hướng đúng vào ẩn hiện Pháp . Kính đa tạ Thầy và kính chúc sức khoẻ Thầy, HH Được Sư phụ Mã Minh truyền tâm pháp qua kệ : Ẩn hiện vốn pháp này, Sáng tối nguyên không hai, Nay truyền pháp liểu ngộ, Không lấy cũng chẳng bỏ . Giáo hoá khắp nơi ...Tây Ấn từ chối vào cung, "Thế lực Vua quan .... Sa môn chẳng thể nạp dung" Thế Tử Vân Tự
26/12/2020(Xem: 15147)
202. Thiền Sư Viên Trí Đạo Ngô (768 - 835) Đời thứ 4 sau Lục Tổ Huệ Năng (Là đệ tử đắc pháp của Thiền Sư Dược Sơn Duy Nghiễm) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Bảy, 26/12/2020 (13/11/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Một hôm, Thiền Sư Dược Sơn hỏi Sư: “ Con đi đâu mới về ?” Sư thưa: “ Con đi dạo núi về”. TS Dược Sơn bảo: “ Không rời thất này, đem gì về, nói mau!”. Sư thưa: “ Trên núi chim con đầu tợ tuyết, Đáy khe cá lội lo chẳng cùng. (Sơn thượng điểu nhi đầu tợ tuyết, Gián để du ngư mang bất triệt.) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.youtube.com/channel/UCxfU...
24/12/2020(Xem: 15783)
201. Thiền Sư Tề An Đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng (Là đệ tử đắc pháp của Thiền Sư Mã Tổ Đạo Nhất) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Năm, 24/12/2020 (11/11/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Có vị Tăng đến hỏi Thiền Sư Tề An:- Thế nào là bản thân Phật Lô-xá-na? Sư bảo: “Đem cái bình đồng kia đến cho ta”. Vị Tăng liền lấy tịnh bình đem lại. Sư bảo: “Hảy đem để lại chỗ cũ”. Vị Tăng đem bình để lại chỗ cũ rồi, bèn hỏi lại câu trước. Sư bảo: “Đức Phật đã quá khứ lâu rồi”. 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw
24/12/2020(Xem: 14389)
Thập Tổ Bà Lật Thấp Bà (Hiếp Tôn Giả, Parsvika) | TT Thích Nguyên Tạng giảng 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Bảy, 12/09/2020 (25/07/Canh Tý) Chơn thể tự nhiên chơn Nhơn chơn thuyết hữu lý Lãnh đắc chơn chơn pháp Vô hành diệc vô chỉ. Chơn thể đã sẵn chơn Bởi chơn nói có lý Hội được pháp chơn nhơn Không đi cũng không dừng. Nam Mô Đệ Thập Tổ Bà Lật Thấp Bà Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am ( giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 03: 45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfU
23/12/2020(Xem: 12885)
Cửu Tổ Phật-Đà-Mật-Đa (Buddhamitra) 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Sáu, 11/09/2020 (24/07/Canh Tý) Chơn lý bổn vô danh, Nhơn danh hiển chơn lý, Thọ đắc chơn thật pháp, Phi chơn diệc phi ngụy. Chơn lý vốn không tên, Nhơn tên bày chơn lý, Nhận được pháp chơn thật, Chẳng chơn cũng chẳng ngụy. Nam Mô Đệ Cửu Tổ Phật Đà Mật Đa Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfU... Facebook: https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com
22/12/2020(Xem: 11805)
200. Thiền Sư Bảo Thông Đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng (Là đệ tử đắc pháp của Thiền Sư Hy Thiên Thạch Đầu) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Ba, 22/12/2020 (09/10/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Sư họ Dương, người Dĩnh Châu, An Huy. Ban sơ Ngài đến tham vấn Thiền Sư Thạch Đầu. TS Thạch Đầu hỏi: “Cái gì là tâm của con ?” Sư thưa: “Nói năng chính là tâm của con”. Sư bị TS Thạch Đầu nạt đuổi ra. 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam)
21/12/2020(Xem: 11596)
Bát Tổ Phật-Đà-Nan-Đề (Buddhanandi) 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Năm, 10/09/2020 (23/07/Canh Tý) Hư không vô nội ngoại, Tâm pháp diệc như thử, Nhược liễu hư không cố, Thị đạt chơn như lý. Hư không chẳng trong ngoài, Tâm pháp cũng như thế, Nếu hiểu rõ hư không, Là đạt lý chơn như . Nam Mô Phật Đà Nan Đề Đệ Bát Tổ Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfU... Facebook: https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: [email protected]
21/12/2020(Xem: 13160)
LỤC TỔ DI DÁ CA (Miccaka) 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba, 08/09/2020 (21/07/Canh Tý) Thông đạt bổn tâm pháp, Vô pháp vô vi pháp . Ngộ liễu đồng vị ngộ, Vô tâm diệc vô pháp . Thông đạt pháp bổn tâm, Không pháp không phi pháp Ngộ rồi đồng chưa ngộ, Không tâm cũng không pháp . Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Di Dá Ca Đệ Lục Tổ Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]