Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những viên đá Chánh, Tà giữa tình đời lẽ đạo

08/10/201817:20(Xem: 7616)
Những viên đá Chánh, Tà giữa tình đời lẽ đạo

 

NHỮNG VIÊN ĐÁ CHÁNH, TÀ

GIỮA TÌNH ĐỜI VÀ LẼ ĐẠO

 

Bốn ngày tu học khóa mùa Thu 2018 của thiền viện Diệu Nhân đang diễn ra trong hạnh phúc - nếu hạnh phúc được hiểu như một trạng thái thanh thoát, không vướng víu chuyện đời thường và được sống trong dòng suối an tịnh của năng lượng lành. Thân xác và ý nghĩ tạm gác lại bao nhiêu chuyện đời thường ở ngưỡng cửa trần gian để hành giã lên núi hay tìm về nơi vắng lặng để tu. Tu chỉ là một cố gắng trờ về mái nhà xưa mà ai cũng có sẵn ngay trong chính mình mà chữ nhà Phật thường chúc tụng là “thân tâm thường an lạc”.

Tôi đi tu. Mỗi mùa một lần dăm ba ngày mà lên non chưa ngồi ấm bồ đoàn thì đã có chuyện reo đòi xuống núi. Như sáng nay, khi theo đoàn tu học thiền hành quanh khu đồi núi thuộc khuôn viên chùa do hai Ni sư Thuần Chánh và Thuần Tuệ hướng dẫn chưa trọn vòng thì Huy Hoàng và tôi đã tách. Chúng tôi ghé đến nơi có ghi dấu ngày lễ đặt đá xây dựng Thiền viện Diệu Nhân do Thiền sư Thích Thanh Từ chủ lễ ngày 16-11- 2002.

 

Chua Hoang Phap Hoa Ky (1)

 

Mới đó mà đã 16 năm đi qua. Thiền viện Diệu Nhân vẫn chưa đặt thêm viên đá nào để xây dựng chánh điện. Và như lời một Ni sư vừa nhắc lại sáng nay rằng, Diệu Nhân là đơn vị nghèo nhất trong các cơ sở thiền viện của Thiền Tông Việt Nam tại hải ngoại. Bao năm qua, chúng tôi vẫn còn sinh hoạt thường xuyên hàng tuần như lễ Phật, tọa thiền, pháp thoại, thiền trà,  nghỉ trưa… trong cái trailer (xe nhà di động) cũ của Phật tử từ San Jose tặng không và có tu bổ chút đỉnh để tạm làm “tiền đường” cho nhà chùa. Thế nhưng ở Sacramento, Stockton lớn nhỏ có đến 25 ngôi chùa tọa lạc ngay trong thành phố và San Jose, vùng phụ cận cũng có cả trăm ngôi chùa… nhưng Phật tử vẫn cảm thấy hoan hỷ lái xe – có nơi mất hơn cả 6 tiếng đồng hồ trên đường núi quanh co – để đi chùa Diệu Nhân hàng tuần. Riêng tôi thì lái xe lên về Diệu Nhân mất 2 tiếng đồng hồ, trong lúc các chùa xung quanh chỉ cách mình một vài chục phút. Nhưng chúng tôi vẫn đến với Diệu Nhân sinh hoạt. Phật tử đến chùa không phải vì quý trọng những phương tiện vật chất bên ngoài như chùa to, tượng lớn mà vì công hạnh tu trì của chư Tăng, Ni để hoằng pháp và hóa độ là chính. Người xưa ví duyên đến chùa như cá kình mắc cạn gặp đại dương. Không phải đâu có nhiều nước đều là biển khơi để giống kình ngư thong dong bơi lội.

Chùa viện nào cũng từ đất đá xây lên. Mỗi viên đá là một thể trung tính, vô tri. Nhưng người mang đá xây chùa đã mặc lên hay khoác xuống cho gỗ đá những ý nghĩa chánh, tà khác biệt.

Hai mươi lăm thế kỷ sau, viếng lại những trụ đá A Dục, những nền gạch đá của Phật tích, của đại học A Nan Đà, của những thánh tích Phật giáo nhiều nơi trên thế giới… người đời sau mới thấm thía với ý nghĩa đã hút vào dòng sinh mệnh của những viên đá, hòn gạch, tấm ngói xây chùa.

Tôi… tu tới ngày thứ ba, khi mở cái điện thoại tạm thời bị gài ở “Airplane Mode” thì lòng tôi chợt xôn xao trở lại khi nhận được quá nhiều tin nhắn của anh chị em nhóm Văn Nghệ Phật Giáo Hải Ngoại (VNPGHN) gọi từ Úc, Pháp, Canada và Mỹ là nhiều nhất. Trong những nhắc nhở lâp đi lập lại là các bạn ở VNPGHN muốn tôi ghé tới địa điểm “đặt viên đá xây dựng chùa Hoằng Pháp tại Mỹ” ở  Sacramento là nơi tôi đang cư ngụ. Hơn thế nữa là vì chúng tôi đã có dịp mạn đàm về chùa Hoằng Pháp trước đây. Một số luận điểm của anh chị em có phản ánh qua bài viết Vọng Âm Chùa Hoằng Pháp:

 

https://quangduc.com/a63526/vong-am-chua-hoang-phap

http://trankiemdoan.net/van/kysu-hoiuc/vongam_chuahoangphap.html

 

Tôi đang phân vân không biết có nên đi hay không vì cũng chẳng có ai liên lạc hay mời gọi gì, ngoài tin tức thông báo trên internet, thì có điện thoại Tâm Hải gọi. Anh nhắc tôi là nên đi đến “hiện trường” để ghi nhận khách quan sự việc có liên quan đến sinh hoạt Phật giáo ở nước ngoài mà mấy ngày nay có nhiều tin tức đồn đoán là sẽ có hai phía ủng hộ và chống đối gì… gì đó. Điều nầy càng làm tôi lưỡng lự hơn vì càng lớn tuổi, tôi càng tránh tiếp cận với bất cứ cảnh huống nào không giúp tâm an mà làm tâm thêm động. 

Nhưng vì quý lòng quan tâm Phật sự của anh chị em ở xa, tôi cũng tới nơi “hiện trường” để làm một “nhà báo” đưa tin bất đắc dĩ.

Lễ đặt đá được thông báo trên mạng online là vào lúc 11:00 giờ sáng ngày 7-10 -2018. Nhưng 9 giờ là thời điểm Phật tử bắt đầu vân tập. Tôi đến nơi vào lúc 9:30 sáng. Khung cảnh hiện ra hoàn toàn trái với dự đoán của tôi. Đi vào con đường Halfway Rd, bên trái là khu đất trống có dự án xây chùa Hoằng Pháp gần như hoàn toàn vắng vẻ. Nhìn kỹ lắm mới thấy môt người mặc áo tu sĩ màu nâu, đội mũ len nâu ngồi trơ vơ một mình trước cửa căn nhà đang tu sửa trên mảnh đất trống. Phía đối diện đường Halfway là khu dân cư với nhà cửa khá khang trang thuộc hàng trung lưu trở lên. Dọc lề đường bên phải ngay phía trước khuôn viên dự định xây dựng chùa đã có bốn, năm chiếc xe đang đậu. Có hai người đang mặc quân phục rằn ri của quân lực VNCH cũ đang đi lui đi tới với một số năm bảy cháu thiếu niên nam, nữ trẻ tuổi mặc đồng phục thiếu sinh quân cũng rộn ràng với cờ quạt trên xe. Số người tham gia biểu tình chống đối đến càng lúc càng đông hơn. Tôi nghe tiếng reo: “Chào phái đoàn San Jose đã đến!” Băng cờ biểu ngữ chống xây chùa Hoằng Pháp đầy màu sắc trương ra mỗi lúc một nhiều hơn.

Phía chùa (HP dự trù) vẫn vắng lặng.

Tôi tự giễu mình: Đã đến giờ “tác nghiệp”!



chua hoang phap-usa-1c
Nhà chùa vắng lặng. Chỉ có một tu sĩ trước cửa.

 

 

Tôi nói to để tránh những suy diễn tùy tiện: “Tôi đang làm công việc của người thông tin báo chí.” Có tiếng nhiều tiếng đáp lại: “Em biết anh… Cháu biết chú mà…!” Tôi an tâm một mình đi vào khuôn viên chùa dự trù, tiến thẳng tới người tu sĩ duy nhất đang ngồi lặng lẽ trước căn nhà. Tôi tự giới thiệu và hỏi thăm vài tin tức. Vị mặc áo tu sĩ tuổi chừng 30, cho biết pháp hiệu là Thich Tâm Kính, đang ở trong tăng chúng của chùa Hoằng Pháp. Vị tu sĩ cũng cho biết thêm là xuất gia năm 2007.

Khi được hỏi là Thầy trú trì chùa Hoằng Pháp, Thượng Toạ Thích Chân Tính có qua Mỹ lần nầy đến không, thầy Tâm Kính trả lời là có. Rồi cho biết thêm Thầy Chân Tính đang ở nhà người chủ cúng dường khu đất nầy. Ngoài ra, không có tin tức gì thêm về buổi lễ đặt đá sáng hôm nay.

Tôi đi quanh một vòng khuôn viên nhà chùa dự tính. Thấy có một bục gỗ được đóng làm lễ đài đã bị tách ra khỏi một nền xi măng mới đúc rộng khoảng vài ba trăm mét vuông.

chua hoang phap-usa-1d
Sàn lễ đài bị tách ra khỏi nến xi măng mới đúc

 

Sau đó, tiếp xúc và hỏi các chủ nhà hàng xóm thì họ cho biết rằng: Ngày thứ Năm, 4-10-2018 đã có một cuộc “hearing” (điều trần phân xử) với hội đồng thành phố  Elk Grove về việc tiến trình xây dựng chuẩn bị lễ đặt đá xây dựng chùa Hoằng Pháp tại địa phương nầy. Trong cuộc Hearing nầy, các chủ nhà trong khu vực đã phản đối việc xây dựng ngôi chùa Phật giáo “thân Nhà Nước CSVN” tại nơi nầy. Vì vậy, ngày thứ Sáu, 5-10-2018, cảnh sát địa phương đã ra lệnh đình chỉ và gỡ bỏ việc xây dựng lễ đài tại đây.

Khi tôi quay ra đường trở lại thì có vài ba xe chở người vào khu vực chùa dự trù. Trong lúc đó phía biểu tình bắt đầu mở nhạc, bắt loa phóng thanh ngay trước cổng đi vào chùa dự trù để hô khẩu hiệu phản đối việc xây dựng chùa Hoằng Pháp tại đây.

 

chua hoang phap-usa-1b
Quang cảnh biểu tình

 

 

Tôi quay lại ra đường và gặp mấy người Mỹ, chủ nhân của các khu nhà vườn rộng xung quanh chùa dự trù. Họ hỏi tôi là người thuộc “phía trong kia hay phía ngoài nầy”.

 

chua hoang phap-usa-1a

Người tham gia biểu tình với băng cờ biểu ngữ

 

Tôi trả lời: “Tôi là thông tín viên báo chí.” Tôi hỏi họ về cảm nghĩ liên quan đến việc xây dựng một ngôi chùa Việt Nam trong khu vực nầy. Một ông chủ nhà Mỹ trắng trả lời: “Đây là khu vực dân cư. Tôi không chấp nhận có một đơn vị sinh hoạt đông đảo như nhà thờ, nhà chùa nơi nầy.”

 

chua hoang phap-usa-2
Tác nghiệp… thất nghiệp!

 

 

Rất bất ngờ, vào lúc 10:30 am, có một chị nhảy từ trên xe xuống và dí vào tay tôi tờ thông báo thay đổi vị trí hành lễ đặt đá với nội dung như sau:


chua hoang phap-usa-4
Thông báo đổi địa điểm vào giờ chót

 

 

Tôi và một người bạn, lặng lẽ đến địa điểm mới vừa được thông báo. The Fall Event Center là một trung tâm sinh hoạt rất “đẳng cấp” cho thuê theo từng thời điểm đặc biệt tại Elk Grove. Từ ngoài bãi đậu xe cho đến bên trong và xung quanh đều có nhân viên an ninh đứng gác. Bên trong, khách đến đã đông.

 

chua hoang phap-usa-3


Thượng tọa Thích Chân Tính và đồ án dựng chùa Hoằng Pháp

 

Thấy Chân Tính không rời được địa điểm chụp hình với các quan khách ở phòng tiếp tân. Nhìn quanh, cả trăm người nhưng không thấy ai quen, mặc dầu đất Sacramento tôi cư trú đã 36 năm nên quen rất đông, nhất là giới Phật tử đi chùa thì biết nhau lại càng đông hơn.

 

chua hoang phap-usa-1e
Quang cảnh hội trường tại địa điểm mới Fall Event

 

Quý Thầy khoảng 20 vị nhưng tôi cũng chẳng biết được vị nào để tới bái yết, may nhờ cuối cùng quen mặt một Thầy có xuất hiện trên Video Hoằng Pháp nên tôi biết và đến chào. Đó là Thầy Tâm Tiến, đang học chương trình Thạc sĩ Tôn giáo tại đại học Harvard. Thầy biết tôi qua bài viết và tôi biết Thầy qua bài nói nên cuộc gặp mặt đầy đạo vị. Thầy có nhã ý mời chúng tôi ở lại dùng cơm trưa sau những thủ tục thường lệ, nhưng chúng tôi rất tiếc là không ở lại dùng bữa cùng chư Tôn đức và đại chúng.

Chương trình lễ đặt đá xây dựng chùa Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ đã được tổ chức theo kiểu “thính phòng” riêng biệt, cách xa khu vực xây dựng ngôi chùa dự trù khoảng 20 km.


chua hoang phap-usa-1-gb
Chư
tăng chủ trì

 

Chùa Hoằng Pháp mới tại Hoa Kỳ nếu được xây dựng như theo đồ án đã đưa ra thì quả thật sẽ là một công trình vượt khó hơn nhiều lần so với ngôi chùa trong nước về nhiều mặt nhưng các mặt thiết yếu nhất là “tứ lý”: Tâm lý đại chúng, pháp lý địa phương, tín lý thời đại và Phật lý ứng dụng. Đây là một đề tài nằm ngoài tầm viết của một… phóng viên (!)

Kẻ viết những dòng này đã thưa trước về giới hạn của mình là tự nguyện làm một “Freelance Reporter” (Phóng viên Tự do) nên không chịu sự ràng buộc hay bị ảnh hưởng bất cứ từ đâu đến; chụp hình và kể lại trung thực chuyện đã đén, nhìn và đã thấy.

Trên đường về, tôi đọc lại nho nhỏ mấy câu thơ cho Định Nguyên nghe:

Rồi đây…rồi mai sau…còn chi ? 

Ngọc đá cũng thành tro, lụa tre dần mục nát 

Với thời gian, lê vết máu qua đi

Còn mãi chứ, còn trái tim Bồ tát 

Dội hào quang xuống chốn A tì 

(Lửa Từ Bi - Vũ Hoàng Chương;1963)

Mới đó mà đã 55 năm: Lửa Từ Bi vẫn soi sáng một góc trời Vô Ngại.

Những viên đá chánh tà cũng thành tro; lụa tre thị phi dần mục nát...

Xưa nay cũng thường có biết bao nhiêu người bỏ danh đời mà cầu danh đạo và ngược lại, bỏ danh đạo mà kiếm danh đời.

Nhưng con đường Trung Đạo vẫn muôn đời không thay đổi.

 


Sacramento
, Chủ Nhật 7-10-2018

Trần Kiêm Đoàn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2023(Xem: 6373)
Thông Báo thay Thư Mời tham dự Lễ Lạc Thành Tu Viện Lộc Uyển tại Rostock, Đức Quốc (9-13/8/2023)
07/08/2023(Xem: 2303)
Vào lúc 8:30 ngày 05 tháng 8 năm 2023, tại Trường Trung học James Lick, thành phố San Jose, tiểu bang California, khóa tu “Sen Ngát Trời Tây” đã trang nghiêm khai mạc.
03/08/2023(Xem: 1846)
Thời gian thắm thoát trôi qua nhanh. Chuyến hành hương một tháng: Phật tích, hội thảo Phật giáo và từ thiện của Chùa Hương Sen tại ba nước Hàn Quốc, Ấn Độ và Tích Lan đã khép lại với nhiều thành tựu đáng nhớ. Thành kính tri ân Chư tôn thiền đức Tăng ni và các Phật tử đồng hương xa gần đã ủng hộ cho chương trình Bảo trợ Tăng Ni Sinh du học và Từ thiện ba nước.
02/08/2023(Xem: 3309)
Sáng ngày 01/8/2023 (15/6 Quý Mão), thiền viện Phổ Thiên tọa lạc tại số 30345 Palomares Road, thành phố Castro Valley, tiểu bang California đã trang nghiêm tổ chức lễ An vị Phật.
01/08/2023(Xem: 5501)
Trong bài thơ Nhớ Chùa của thi sĩ Huyền Không – Thích Mãn Giác có đoạn viết rằng : “Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ thường Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung Mái chùa che chở hồn dân tộc Nếp sống muôn đời của tổ tông” Tôi được sinh ra tại quận Vinh Lộc nay là Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế, nhà tôi nằm phía đầu chợ, trước chợ là một con sông, bắt nguồn từ phá Tam Giang, chảy qua cửa Thuận An, đến cửa Tư Hiền rồi ra biển. Đoạn sông trước làng xã tôi gọi là Đầm Thuỷ Tú. Như bao làng và thôn xóm khác, mỗi làng đều có ngôi chùa làng; ngôi chùa làng của tôi có tên là Chùa Từ Duyên, được xây dựng từ thời Vua Thiệu Trị tại làng Diêm Trường- Phụng Chánh, cũng gọi là Diêm Phụng. Chùa Từ Duyên cách nhà tôi đi bộ khoảng mười phút; và về phía Nam khoảng 15 km gần cửa Tư Hiền có ngôi chùa Thánh Duyên, ngôi chùa nầy được xây trên núi Túy Vân từ thời Vua Minh Mạng. Ở tại Thừa Thiên cố đô Huế, triều đại vua chúa Triều Nguyễn có ba ngôi Quốc Tự đó là: Linh Mụ Quốc Tự, Diệu Đế Quốc Tự và Thánh Duyê
28/07/2023(Xem: 2366)
Điện Thư Phân Ưu kính gởi Đại Đức Thích Thông Hiếu, Trụ trì Chùa Huệ Quang, Melbourne, Úc Châu, kiêm Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Hoằng Pháp & Giáo Dục & Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Cư Sĩ & Thanh Niên thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi -Tân Tây Lan
25/07/2023(Xem: 1919)
Vào sáng ngày 22/7/2023, chùa Phổ Từ tọa lạc tại số 17327 Meekland Avenue, thành phố Hayward, tiểu bang California đã đón tiếp 72 vị Tôn đức Tăng, Ni của nhiều tự viện Phật giáo ở miền Bắc tiểu bang California về chùa dự Lễ An cư tập trung (vào mỗi ngày thứ bảy).
20/07/2023(Xem: 3427)
Nhân dịp đến Melbourne, Úc Châu dự Hội Thảo về Xã Hội Học tại Melbourne Convention Centre. Giáo Sư Tiến Sĩ Ryushun Kiyofuji đã ghé thăm Tu Viện Quảng Đức, cách trung tâm thành phố Melbourne 30 phút xe lửa. Nhân dịp này chúng tôi đã có cuộc trao đổi ngắn về tình hình PG Nhật Bản như sau:
16/07/2023(Xem: 2875)
Chùa Đức Viên tọa lạc tại số 2420 McLaughlin Avenue, thành phố San Jose, Hoa Kỳ đã trang nghiêm tổ chức Lễ khai mạc khóa tu thiếu nhi mùa hè 2023 vào sáng ngày 05/7/2023.
16/07/2023(Xem: 2872)
Thông Bạch Khóa An Cư Kiết Đông năm Quý Mão 2023 tại Tổ Đình Pháp Hoa, Adelaide, Nam Úc
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]