Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phỏng vấn Giáo Sư Tiến Sĩ Kiyofuji Ryushun về Phật Giáo Nhật Bản Hiện Nay

20/07/202321:16(Xem: 3270)
Phỏng vấn Giáo Sư Tiến Sĩ Kiyofuji Ryushun về Phật Giáo Nhật Bản Hiện Nay

Kiyofuji Ryushun (4)


Phỏng vấn
Giáo Sư Tiến Sĩ Kiyofuji Ryushun
về Phật Giáo Nhật Bản Hiện Nay



Nhân dịp đến Melbourne, Úc Châu dự Hội Thảo về Xã Hội Học tại Melbourne Convention Centre. Giáo Sư Tiến Sĩ Ryushun Kiyofuji đã ghé thăm Tu Viện Quảng Đức, cách trung tâm thành phố Melbourne 30 phút xe lửa. Nhân dịp này chúng tôi đã có cuộc trao đổi ngắn về tình hình PG Nhật Bản như sau:

TT.Thích Nguyên Tạng: Thay mặt đạo tràng Tu Viện Quảng Đức và độc giả Trang Nhà Quảng Đức chào mừng Giáo sư viếng thăm Tu Viện Quảng Đức. Xin Giáo sư hoan hỷ cho biết đôi nét về bản thân.

Giáo Sư Ryushun Kiyofuji: Tôi là giảng viên cao cấp thuộc Đại Học Kitakyushu, Nhật Bản. Tôi là con trai đầu lòng của một gia đình Phật tử mà cha tôi là một Tăng sĩ cũng là vị Trụ trì đời thứ 14 của ngôi Chùa cổ Tokoji, ở tỉnh Fukuoka, Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp Đại học Waseda ở Tokyo, tôi đã trở thành tu sĩ Phật giáo thuộc Tịnh Độ Chân Tông (Jodo Shinshu) thuộc Chùa Bổn Nguyện (Hongwanji-ha). Sau 10 năm kinh nghiệm làm giáo viên trung học, tôi đã lấy bằng Cao học tại Đại học SOAS ở London, Vương quốc Anh và lấy bằng Tiến sĩ tại Đại học Kyushu Nhật Bản.

Công việc chính của tôi hiện tại là một giảng viên, đồng thời tôi đã phụ giúp Cha tôi như một Tăng sĩ khi có thời gian. Bản thân tôi sẽ tiếp quản ngôi chùa của gia đình mình (Chùa Đông Nghinh/東迎寺)  trong khoảng 5 năm tới, với tư cách là vị Trụ trì thứ 15 của ngôi chùa này. Tôi muốn trông nom ngôi chùa của gia đình mình và đồng thời cũng tiếp tục là nhà nghiên cứu, giảng dạy tại Đại học Kitakyushu.


TT.Thích Nguyên Tạng: Xin cho biết cảm giác đầu tiên bạn biết mình là một Phật tử, bạn nghĩ gì về điều đó?

Giáo Sư Ryushun Kiyofuji: Điều này quá tự nhiên, vì tôi chào đời và sống ngay trong chùa mà, ngay từ lúc còn học mẫu giáo, tôi đã cùng gia đình và quý Phật tử khác tụng kinh trong Chánh điện, nên tự nhiên tôi ý thức mình là một Phật tử từ khi còn là học sinh tiểu học. Ngoài ra, nhờ thường xuyên được nghe những bài giảng về Phật học và sự hóa độ của Đức Phật từ một Tăng sĩ, tôi cảm thấy mình luôn được Đức Phật gia hộ từ khi còn nhỏ.

TT.Thích Nguyên Tạng: Ngôi chùa của gia đình bạn được thành lập khi nào và chùa này có những hoạt động gì?

Giáo Sư Ryushun Kiyofuji: Ngôi chùa của chúng tôi được xây dựng cách đây khoảng 400 năm trước trong thời kỳ Edo do Mạc phủ Tokugawa cai trị (1603-1808). Vào thời điểm đó, một phần do chính sách quốc gia, tất cả người dân Nhật Bản đều là tín đồ PG của các ngôi chùa địa phương, và các ngôi chùa có trách nhiệm tổ chức tang lễ, lễ cầu siêu, lễ cầu an cho những thành viên của mình. Sau đó, cũng có một số gia đình chuyển sang theo đạo khác ngoài Phật giáo, nhưng về cơ bản truyền thống này vẫn được tiếp tục duy trì dài lâu. Ngoài ra, với tư cách là trung tâm phục vụ cộng đồng, ngôi chùa cũng đóng vai trò là trung tâm giáo dục cộng đồng, và trước khi hệ thống học đường phổ thông được thành lập, ngôi chùa đóng vai trò như là trường học, nơi dạy đọc và viết cho tín đồ.


Kiyofuji Ryushun-18 (3)

Quang cảnh lễ Phật Đản tại Chùa Đông Nghinh (東迎寺) của Giáo Sư Ryushun Kiyofuji


Kiyofuji Ryushun-18 (2)

Giáo Sư Ryushun Kiyofuji đang giảng Pháp tại Chùa Đông Nghinh (東迎寺) 

Kiyofuji Ryushun-18 (1)
Giáo Sư Ryushun Kiyofuji giới thiệu Bố của mình,

vị này cũng Thầy Thanh Đằng Long Chiếu (清藤隆照), vị trụ trì Chùa Chùa Đông Nghinh (東迎寺) đời thứ 14




TT.Thích Nguyên Tạng: Bạn nghĩ sao về phong trào Phật giáo mới của Nhật Bản, các nhà Sư có thể kết hôn và duy trì sinh hoạt của chùa chiền?

Giáo Sư Ryushun Kiyofuji: Tôi nghĩ rằng đó là một phương tiện quan trọng để tu sĩ của một ngôi chùa kết hôn và có con nối dõi để đảm bảo rằng Phật giáo vẫn được truyền trì. Một nơi gọi là chùa, nơi đó cần phải được thừa kế bởi một người Phật tử. Vào thế kỷ 13, Ngài Thân Loan (親鸞, Shinran), 1173-1262) một Cao tăng Nhật Bản, sáng lập Tịnh Độ Chân Tông (jōdo-shin-shū), Ngài là đệ tử của Pháp Nhiên Thượng Nhân ( 法燃, hōnen) nhưng có quan điểm khác với Sư phụ của mình. Giáo lý của tông này không giống như Phật giáo Nguyên thủy. Tam Bảo được đơn giản hóa thành lời đại nguyện của đức Phật A Di Đà, nhất là ngôi báu thứ ba, Tăng Bảo không còn nữa, các đệ tử của Ngài hoàn toàn là những cư sĩ, chính Ngài cũng lập gia đình với tư cách là một tu sĩ Phật giáo. Ông lập gia đình để tự mình chứng minh rằng đạo Phật có thể hóa độ hết tất cả mọi người. Ngài Thân Loan nói rằng Phật biết rõ giới hạn của con người, cứu độ họ và không bỏ rơi họ.


TT.Thích Nguyên Tạng: Xin bạn cho biết tiến trình đào tạo một cư sĩ xuất gia tại Nhật Bản như thế nào?

Giáo Sư Ryushun Kiyofuji: Có nhiều tông phái Phật giáo ở Nhật Bản, và mỗi tông phái có phương cách riêng để đào tạo một cư sĩ trở thành một tu sĩ Phật giáo, nên rất khó để đưa ra một tiêu chuẩn cụ thể nào. Để trở thành một tu sĩ, trước tiên bạn cần phải phát nguyện và tu tập như một tu sĩ Phật giáo, bước kế tiếp bạn phải đạt được các tín chỉ bắt buộc tại một cơ sở giáo dục cụ thể hoặc vượt qua kỳ thi tuyển để vào được các khóa đào tạo. Còn các tông phái khác, tu hành không phải chỉ để xuất gia, mà nhằm mục đích đạt đến giác ngộ.

TT.Thích Nguyên Tạng: Việc học Phật và tu tập trong cuộc sống hàng ngày của bạn như thế nào?

Giáo Sư Ryushun Kiyofuji: Hiện tại tôi vẫn là một Giảng viên đại học, không phải là một tu sĩ ở chùa và tôi cũng chưa về sống ở chùa. Tuy nhiên, tại nhà riêng, tôi vẫn hành trì, tụng kinh, niệm Phật và lễ Phật mỗi ngày hai thời, sáng và tối.

TT.Thích Nguyên Tạng: Xin Bạn cho biết sơ lược về tình hình sinh hoạt của Phật Giáo Nhật Bản hiện nay.

Giáo Sư Ryushun Kiyofuji: Hiện tại có 13 tông phái Phật giáo ở Nhật Bản bao gồm:

1/Pháp Tướng Tông (Hosso sect,法相宗)
2/Hoa Nghiêm Tông (Kegon sect,華厳宗)
3/Luật Tông (Ritsu sect, 律宗)
4/Thiên Thai Tông (Tendai sect,天台宗)
5/Chân Ngôn Tông (Shingon sect,真言宗)
6/Dung Thông Niệm Phật Tông (Yuzu Nenbutsu sect, 融通念仏宗)
7/Tịnh Độ Tông (Jodo sect, 浄土宗)
8/Tịnh Độ Chân Tông (Jodo Shinshu sect, 浄土真宗)
9/Thời Tông (Ji sect, 時宗)
10/Lâm Tế Tông (Rinzai sect, 臨済宗)
11/Tào Động Tông (Soto sect, 曹洞宗)
12/Hoàng Bách Tông (Obaku sect, 黄檗宗)
13/Nhật Liên Tông (Nichiren sect,日蓮宗)


Đối với phái Tịnh Độ Chân Tông, mỗi ngôi chùa đều thành lập nhiều tổ chức khác nhau để truyền dạy giáo lý cho nam và nữ Phật tử ở mọi lứa tuổi, chẳng hạn như Hiệp Hội Cận Sự Nam; Hiệp Hội Cận Sự Nữ; Đoàn Thanh Niên Phật Tử Nhật Bản; Hiệp Hội Sinh Viên Phật Tử Nhật Bản.…


TT.Thích Nguyên Tạng: Phật giáo hiện nay có ảnh hưởng như thế đối với giới trẻ và học giả, đặc biệt là phong trào nghiên cứu Phật giáo ở Nhật Bản trong thời hiện đại?

Giáo Sư Ryushun Kiyofuji: Thật đáng buồn để nói rằng giới trẻ Nhật hiện đang rời xa Phật giáo, có rất ít người trẻ quan tâm hoặc nhận thấy được sự cần thiết của Phật giáo và tự viện. Tuy nhiên, vấn đề trọng tâm đã không được giải quyết, ý tôi muốn nói là các ngôi chùa cần phải thay đổi phương pháp truyền bá, làm cách nào giúp mọi người dễ tiếp cận hơn với Phật giáo, các ngôi chùa cần tạo ra một bầu không khí nhẹ nhàng hơn để giúp những người trẻ tuổi tìm đến như tổ chức các sự kiện để hấp dẫn giới trẻ.

TT.Thích Nguyên Tạng: Các nhóm Phật tử sắc tộc ở Nhật (đặc biệt là người Việt Nam) và chùa của bạn như thế nào?

Giáo Sư Ryushun Kiyofuji: Hiện có nhiều ngôi chùa Việt Nam trong khu vực đô thị vì khu vực đô thị đã có nhiều người tị nạn Việt Nam sinh sống vào những năm 1970. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số lượng thanh niên thực tập sinh, du học sinh Việt Nam gia tăng nhanh chóng ở các vùng nông thôn. Vì không có cuộc khảo sát nào về việc Phật tử Việt Nam tu tập ở những nơi không có Chùa Việt, nên tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát để tìm hiểu thực tế. Nhờ vậy, tôi mới biết rằng người Việt Nam đã sống đời tu hành ở nơi không có chùa của người Việt Nam. Gần đây, ngày càng có nhiều ngôi chùa bản xứ Nhật Bản đang tạo ra một môi trường giúp các Phật tử nước ngoài như người Việt Nam dễ dàng tiếp cận.

Ngôi Chùa thuộc gia đình tôi cũng vừa tổ chức một sự kiện dành cho Phật tử Việt Nam. Đối với Phật tử Việt Nam, tất nhiên, tốt hơn là nên có một ngôi chùa theo phong cách Việt Nam với một Tăng sĩ Việt Nam, nhưng ở những nơi không có ngôi chùa như vậy, tôi nghĩ rằng một ngôi chùa Nhật Bản sẽ thay thế là điều cần thiết.


TT.Thích Nguyên Tạng: Phật học hiện có được dạy ở các trường đại học Nhật Bản không?

Giáo Sư Ryushun Kiyofuji: May mắn hiện nay có khoảng 20 trường đại học Nhật Bản có phân khoa Phật Học. Cho đến khoảng cuối Thế chiến thứ hai, những trường đại học này dành riêng để đào tạo những ai muốn trở thành tu sĩ Phật giáo, nhưng hiện nay cánh cửa đã rộng mở, và những trường đại học này hiện nay đã có nhiều phân khoa khác ngoài Phật học. Đặc biệt có hơn 30 trường đại học do các tổ chức Phật Giáo điều hành, đó là tin vui cho Phật Giáo Nhật Bản và Phật Giáo Thế Giới.

TT.Thích Nguyên Tạng: Đại dịch Covid 19 đã khiến cho hơn 600 triệu người nhiễm bệnh và hơn 6 triệu người tử vong. Quan điểm của bạn về đại dịch Covid-19 này như thế nào?

Giáo Sư Ryushun Kiyofuji: Thật là khủng khiếp quá, sau đại dịch covid-19, tôi nghĩ mọi người cần đến đạo Phật hơn bao giờ hết. Tôi nghĩ rằng số người hoàn toàn không có mối liên hệ nào với người khác hoặc không thể thiết lập mối quan hệ với người khác đã tăng lên và số người phải chịu đựng sự mất mát, cô đơn ngày càng tăng. Điều đó nằm ngoài sức mạnh của khoa học. Để xây dựng sự kết nối giữa mọi người, cần phải tăng cơ hội cho người dân địa phương tập trung tại các ngôi chùa Phật giáo, và tôi nghĩ chúng ta nên cùng nhau lắng nghe lời Phật dạy, học cách sống một cuộc sống tốt đẹp để giải thoát những nỗi khổ niềm đau của chúng ta sau kỳ đại dịch thế kỷ này.

TT.Thích Nguyên Tạng: Chân thành cảm ơn Giáo Sư Ryushun Kiyofuji

Buổi phỏng vấn thực hiện tại Tu Viện Quảng Đức ngày 29/6/2023

Photos: Thích Đăng Từ & PT Thiện Phước

Mời xem bản tiếng Anh

🙏🌹🙏🍀🙏🌸🙏☘️🙏🌹🙏🌸🙏🍀🙏🙏🙏🌺🌺🌺



***


Vài hình ảnh 

Giáo sư Ryushun Kiyofuji viếng thăm
Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu
vào trưa ngày 29/06/2023

Kiyofuji Ryushun (5)Kiyofuji Ryushun (5-)Kiyofuji Ryushun (10)Kiyofuji Ryushun (13)Kiyofuji Ryushun (14)Kiyofuji Ryushun (17)Kiyofuji Ryushun (20)Kiyofuji Ryushun (31)Kiyofuji Ryushun (35)Kiyofuji Ryushun (36)Kiyofuji Ryushun (38)Kiyofuji Ryushun (40)Kiyofuji Ryushun (42)Kiyofuji Ryushun (44)Kiyofuji Ryushun (45)Kiyofuji Ryushun (46)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/08/2023(Xem: 5295)
Trong bài thơ Nhớ Chùa của thi sĩ Huyền Không – Thích Mãn Giác có đoạn viết rằng : “Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ thường Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung Mái chùa che chở hồn dân tộc Nếp sống muôn đời của tổ tông” Tôi được sinh ra tại quận Vinh Lộc nay là Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế, nhà tôi nằm phía đầu chợ, trước chợ là một con sông, bắt nguồn từ phá Tam Giang, chảy qua cửa Thuận An, đến cửa Tư Hiền rồi ra biển. Đoạn sông trước làng xã tôi gọi là Đầm Thuỷ Tú. Như bao làng và thôn xóm khác, mỗi làng đều có ngôi chùa làng; ngôi chùa làng của tôi có tên là Chùa Từ Duyên, được xây dựng từ thời Vua Thiệu Trị tại làng Diêm Trường- Phụng Chánh, cũng gọi là Diêm Phụng. Chùa Từ Duyên cách nhà tôi đi bộ khoảng mười phút; và về phía Nam khoảng 15 km gần cửa Tư Hiền có ngôi chùa Thánh Duyên, ngôi chùa nầy được xây trên núi Túy Vân từ thời Vua Minh Mạng. Ở tại Thừa Thiên cố đô Huế, triều đại vua chúa Triều Nguyễn có ba ngôi Quốc Tự đó là: Linh Mụ Quốc Tự, Diệu Đế Quốc Tự và Thánh Duyê
28/07/2023(Xem: 2167)
Điện Thư Phân Ưu kính gởi Đại Đức Thích Thông Hiếu, Trụ trì Chùa Huệ Quang, Melbourne, Úc Châu, kiêm Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Hoằng Pháp & Giáo Dục & Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Cư Sĩ & Thanh Niên thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi -Tân Tây Lan
25/07/2023(Xem: 1755)
Vào sáng ngày 22/7/2023, chùa Phổ Từ tọa lạc tại số 17327 Meekland Avenue, thành phố Hayward, tiểu bang California đã đón tiếp 72 vị Tôn đức Tăng, Ni của nhiều tự viện Phật giáo ở miền Bắc tiểu bang California về chùa dự Lễ An cư tập trung (vào mỗi ngày thứ bảy).
16/07/2023(Xem: 2683)
Chùa Đức Viên tọa lạc tại số 2420 McLaughlin Avenue, thành phố San Jose, Hoa Kỳ đã trang nghiêm tổ chức Lễ khai mạc khóa tu thiếu nhi mùa hè 2023 vào sáng ngày 05/7/2023.
16/07/2023(Xem: 2731)
Thông Bạch Khóa An Cư Kiết Đông năm Quý Mão 2023 tại Tổ Đình Pháp Hoa, Adelaide, Nam Úc
04/07/2023(Xem: 2809)
Hòa thượng Thích Bổn Đạt xuất thân tu học từ năm 1965 ở chùa Linh Sơn Trường Thọ, núi Tà Cú, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Năm 1968-1969, Hòa thượng về chùa Long Huê, quận Gò Vấp, Sài Gòn tu học. Năm 1970-1973, Hòa thượng ra Đà Nẵng tu học và làm việc ở chùa tỉnh hội Pháp Lâm và chùa Từ Tâm. Năm 1973-1980, Hòa thượng học chuyên khoa Phật học tại chùa Phổ Đà, Đà Nẵng. Năm 1980, Hòa thượng vào Sài Gòn tu học ở tu viện Quảng Hương Già Lam, quận Gò Vấp. Hòa thượng đến Canada năm 1989, trú xứ chùa Từ Ân. Đến tháng 6 năm 1994, được sự hỗ trợ của quý Phật tử tín tâm và quý huynh trưởng, đoàn sinh Gia đình Phật tử Chánh Kiến, Hòa thượng thành lập chùa Phổ Đà tọa lạc số 1002 Somerset Street West, thủ đô Ottawa. Hòa thượng đương nhiệm Chủ tịch Hội đồng Điều hành Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Hải ngoại tại Canada.
18/05/2023(Xem: 3247)
Thiền Viện Hoa Lâm | Thư Mời Tham Dự Khoá Tu Tại Hawaii 2023
03/05/2023(Xem: 138997)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
23/04/2023(Xem: 8365)
Thông Báo Thay Thư Mời tham dự Đại Lễ Phật Đản 2647 và Lễ Tưởng Niệm 60 Năm (1963-2023) Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu để Bảo Tồn Đạo Pháp
21/04/2023(Xem: 4165)
Vào lúc 09:30 sáng ngày 18/4/2023, Thiền viện Phước Sơn tọa lạc tại đồi Lá Giang, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Lễ ra mắt tác phẩm “Chùa Nam Tông người Việt” tập 1 nhân kỷ niệm khánh tuế lần thứ 65 Hòa thượng viện chủ thiền viện Thích Bửu Chánh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com