- 01. Thư Tòa Soạn
- 02. Hơn 1.000 lần cạo tóc (T. Như Điển)
- 03. Thầy tôi thế đấy (Thích Hạnh Thức)
- 04. Đời Vân Thủy (Thơ : Sông Thu – HT.Thích Bảo Lạc)
- 05. Hoằng Pháp là nhiệm vụ..(Thích Nguyên Tạng)
- 06. Dòng sông của câu chuyện… Nguyên Đạo)
- 07. Một áng mây bay (Thích Hạnh Nguyện)
- 08. Ngôn từ sắc pháp thế gian (Thích Phổ Huân)
- 09. Kính mến Thầy (Nguyên Hoằng)
- 10. Nhân duyên thầy trò (Trần Phong Lưu)
- 11. Có một điều tôi không bao giờ… (Thích Nữ Minh Huệ)
- 12. Hội ngộ (Thích Nữ Giải Thiện)
- 13. Trùng điệp nhân duyên (Phù Vân)
- 14. Năm mươi năm (Thơ : Lâm Như Tạng)
- 15. Có chút gì để nhớ (Trần Thị Nhật Hưng)
- 16. Nhìn lại 50 năm xuất gia của… (Thích Hạnh Định)
- 17. Nguồn cội (Thơ : Thích Như Thanh)
- 18. Viết về kỷ niệm với Sư Phụ (Phạm Công Hoàng)
- 19.Trăng Nguyên Tiêu trước cổng chùa (Huỳnh Ngọc Nga)
- 20. Những kỷ niệm khó quên (Thị Tâm Ngô Văn Phát, do Diệu Danh diễn đọc)
- 21. Als der vietn. Buddhismus nach Deutschland kam
- 22. Kể từ khi Phật giáo VN đến Đức
- 23. Chú Điển trong tôi (Trần Trung Đạo)
- 24. Thầy và tôi (Nguyễn Hữu Huấn)
- 25. 50 năm chặng hành trình bất tận (Song Thư TTH)
- 26. Tập sách của Thầy (Thanh Phi)
- 27. Chúc mừng 50 năm Sinh nhật Bổn sư (Thơ:Thị Thiện Phạm Công Hoàng)
- 28. HT.Thích Như Điển trải nghiệm… (Thích Như Tú)
- 29. Thích Tử Như Lai (Thơ: Thích Hạnh Tuệ)
- 30. Sư Phụ tôi - Bồ Tát trợ duyên (Hoa Lan - Thiện Giới)
- 31. Đôi dòng về Ôn (Quảng Hương)
- 32. Người Thầy cũ (Lý Phách Mai)
- 33. Nhớ ngày đầu gặp gỡ (Thiện Nguyện Bảo Chí)
- 34. Vài kỷ niệm về HT.Thích Như Điển (Thích Giải Trọng)
- 35. Thơ Kính Dâng Thầy (Giác Hạnh)
- 36. Những chiếc bao ny-lông… (Văn Công Trâm)
- 37. Những chuyến tàu (Tâm Bạch)
- 38.Tự cảm (Thơ : Tâm Tú Nguyễn Khoa Tuấn)
- 39. Như một dòng sông (Thiện Diệu Trần Thị Lệ Hương)
- 40. Nhớ lại chuyện xưa (Phương Quỳnh - Diệu Thiện)
- 41. Sơ tâm lồng lộng (Thích Hạnh Tuệ)
- 42. Thầy tôi (Nguyên Hạnh HTD)
- 43. Trăng (Thơ : Pháp Nguyên)
- 44. Bóng mát chùa Viên Giác (Quảng Tịnh)
- 45. Hương đạo bay xa (Chí Thâm)
- 46. Người Thầy khả kính (Thích Huệ Pháp)
- 47. Nét bút bên song cửa (Thích Nữ Giới Hương)
- 48. Thầy tôi (bài viết của Bác Sĩ Trương Ngọc Thanh viết kính dâng đến Hòa Thượng Thích Như Điển
- 49. Xin nguyện làm… (Phan Nguyễn)
- 50. Sinh Nhật (Thơ: Thiện Lâm Phạm Văn Mộc)
- 51. Dấu ấn thần tưọng trong đời tôi (Nguyên Trí NVT)
- 52. Thầy và quê hương (Thích Như Tịnh)
- 53. Một thời (Thiện Căn Phạm Hồng Sáu)
- 54. Hạnh ngộ (Trần Thị Hương Cau)
- 55. Cảm niệm những tháng ngày… (Thích Nữ Giác Anh)
- 56. Những ký ức nhỏ về Sư Phụ (Thiện Sanh)
- 57. Mấy năm làm Thị Giả… (Thích Hạnh Bổn)
- 58. Sư Phụ đã xuất gia trên nửa thế kỷ (Thích Hạnh Trì)
- 59. Gratitude to the Spiritual Master (Thich Nu Hanh Tri)
- 60. Ngày ấy bây giờ (Thơ : Thích Nữ Như Viên)
- 61. Chùa Viên Giác (Trần Đan Hà)
- 62. Sư Cố là ai? (Đặng Nga)
- 63. 20 năm quỹ học bổng Thích Như Điển (Phan Thế Tập)
- 64. Tôi đi chùa (Nguyễn Quý Đại)
- 65. Vom Mekong an die Elbe. Buddhisrisches Klosterleben in der vietn. Diaspora (Nguyễn Đức Tiến)
- 66. Điểm sách Xuôi dòng Cửu Long đậu bến Elbe (Nguyên Đạo Văn Công Tuấn dịch)
- 67. Kỷ niệm dưới mái chùa xưa (Chơn Đắc Nguyễn Văn Đồng)
- 68. Người gieo mầm Phật pháp (Thích Nữ Chơn Toàn)
- 69. Kính Bổn Sư (Nhạc và Lời Thị Thiện Phạm Công Hoàng)…
- 70. Nhớ Mãi Ơn Thầy (Thích Viên Thành)
- 71. Hình ảnh của Hòa Thượng tại Úc (Hoàng Lan)
- 72.Hình ảnh Lễ Khánh Tuế 65 tuổi
- Viên Giác Tự (thơ)
Xa quê hương, hình như đa phần ai cũng cảm thấy thiếu vắng tình bà con, hụt hẫng tình làng nghĩa xóm. Vì vậy chúng ta thường đến nơi hội tụ người Việt để tìm lại những mất mát đó, nhất là những nơi như chùa chiền, nhà thờ.
Tôi không ngoại lệ. Vào những năm 90 đến 94, chúng tôi về chùa để lễ Phật và cầu nguyện trong các kỳ lễ và Tết. Nhưng mãi đến giữa năm 95, ngán ngẩm thế sự tình đời, nhà tôi bỏ việc lên chùa tìm Thầy, nhưng không phải xin đi tu như tâm trạng của Cao Bát Quát:
”Thế sự thăng trầm quân mạc vấn
Yên ba thâm xứ hữu ngư châu
Vắt tay nằm nghĩ chuyện đâu đâu
Đem mộng sự đọ với chân thân thì cũng hệt”.
Gặp được Thầy tại nhà hàng anh Diệp, hôm Thầy đãi cho những anh chị em trong Ban Biên Tập báo Viên Giác như lệ hằng năm, nhà tôi thưa Thầy muốn về chùa phụ việc. Thầy hỏi:
-
- Thưa thầy việc gì cũng được, từ xây đựng, sửa chữa, việc vặt. Ngay cả Thầy mua máy bay nhỏ... con cũng lái đưa thầy đi Phật sự.
Thầy nói đùa:
- Về đây có nhiều chỗ sửa chữa. Lâu nay tôi làm Thầy nay tôi thử làm thợ.
Lạ thật chỉ câu nói đùa như vậy, nhưng trong sự từ ái và cởi mở như Thầy đã thấu hiểu suốt tâm sự của nhà tôi. Đây là bước ngoặc đần tiên để nhà tôi đến với đạo. Ổng vui mừng lắm, thế là về nhà soạn áo quần, các vật dụng, đi một lèo về chùa cả mười ngày. Sau đó về nhà ít bữa lại lên chùa.
Khi về nhà, nhà tôi hân hoan kể lại những việc mình đã làm và những ngày được sống gần bên Thầy cũng như được tiếp chuyện với Thầy. Thầy tuy nghiêm nghị nhưng đầy tình cảm.
Có một lần tôi cùng theo nhà tôi lên chùa, Thầy cho Phật tử công quả cùng ngồi ăn chung trong phòng ăn. Phía bàn trên Thầy ngồi, hai hàng bên là Phật tử ngồi.
Sau khi ăn xong nhà tôi phát biểu một câu xanh dờn, còn xưng ”tui” với Thầy nữa. Tôi khiều chân ổng dưới bàn và miệng nhắc chữ ”con”. Nhưng ”đường ta ta cứ đi”, tiếp tục nói:
- Thưa Thầy lúc ”tui” làm ở phòng trên, ”tui” thấy trên bản quy y dán trên tường, có 5 điều giới cấm, điều nào ”tui” cũng dính hết. Cũng may cho ”tui” chưa có ”mỗi đường bay là một cánh hoa yêu”. Nhưng lính Không quân thì bị mang tiếng vậy thôi.
Trời ơi! tôi không biết nói sao, tôi như vừa lỡ nuốt nửa chừng nguyên cả cái bánh ít trong miệng. Còn ổng coi như chưa có điều gì xảy ra. Tôi nhìn Thầy vừa sợ vừa ái ngại vì cách xưng hô, cách nói như kiểu ”nhà binh” của nhà tôi.
Nhưng không thấy Thầy khó chịu mà trái lại Thầy cười và hiền hòa nói:
- Nếu thấy được vậy thì Thầy sẽ chấp nhận cho quy y.
Ra khỏi phòng ăn, tôi nói với ổng:
-
Nhà tôi nói:
-
Sau khi tôi giải thích cho nhà tôi hiểu về luật tuổi đời, tuổi đạo, nên từ đó về sau tất cả đều ổn, không phải làm cho tôi hồi hộp nữa.
Xin cũng thông cảm cho nhà tôi, cho dân sống ở miệt sông Tiền, sông Hậu. Trước 75 ở đó ít có chùa để họ ”đến ăn cơm chùa”, và biết xưng hô sao cho đúng nghi lễ cửa Thiền. Ngoài ra nhà tôi thường nói: ”lính mà em”!
Nhà tôi nhờ sống gần cha mẹ nên theo lệ vào ngày Mồng Một và Rằm thường ra lễ lạy Phật.
Tôi cũng may là cha mẹ sùng đạo và lúc nhỏ cũng là đoàn viên Gia Đình Phật Tử nên ít nhiều khá hơn chồng tôi một chút.
Đối với tôi, khi đứng trước Thầy, ngoài là sư phụ, tôi còn cảm giác như cha mình. Nên vừa kính vừa sợ, điều này thật kỳ quặc. Có lẽ nơi Thầy đã toát ra sự trang nghiêm, đạo hạnh nhưng từ ái, song khó gần để được hỏi những gì thắc mắc.
Có những hôm sau lễ, gặp chúng tôi đang dọn dẹp vệ sinh chỗ mình làm, Thầy đi ngang qua cười hiền hòa và hỏi chúng tôi có mệt không. Chúng tôi trả lời:
- Dạ mệt mà vui nên hết mệt Thầy ạ.
Rồi Thầy đi ngay. Sự mệt mỏi của chúng tôi đã tan biến theo gót chân Thầy.
Có một chuyện mà gia đình tôi không bao giờ quên được ân tình Thầy đối với chúng tôi. Đó là trước đây, chúng tôi mướn nhà của người trong gia đình. Người vợ muốn bán nhà (có lẽ vì chuyện riêng), nên bảo chồng tôi ký giấy để sửa nhà (đã thảo sẵn bằng tiếng Đức). Vì tin tưởng, nên chồng tôi không đem về nhà cho các con đọc lại. Ký xong mới biết đó là tờ cam kết trả nhà trong vòng một tháng. Chúng tôi nao núng, lo buồn vừa đi tìm nhà, mà tìm chưa ra nhà như ý muốn. Trong lúc quá thất vọng, chúng tôi gặp Thầy bầy tỏ những lo âu và xin Thầy cầu nguyện cho chúng tôi thêm gia lực.
Tội nghiệp Thầy vì thương hoàn cảnh gia đình chúng tôi, nên Thầy nhăn mặt và nói:
- Trời ơi! đối xử gì lạ vậy!
Thầy nói và biểu lộ sự thương cảm và lo lắng cho chúng tôi. Thật chẳng khác nào như cha quan tâm, thương xót cho những đứa con bất hạnh của mình.
Sau một thời gian, chúng tôi không ngờ tìm được nhà như ý mong cầu. Thầy biết được và như cùng chung nỗi vui với gia đình tôi.
Tôi còn nhớ rõ là sau khi lễ Vu Lan kết thúc, tôi đang ngồi chùi dọn máy đánh bột, Thầy đi ngang và dừng lại nói:
- Có nghe anh Thiện Giáo nói tuần tới là đầy năm ông cụ không? Nhân dịp quý Thầy sẽ đi Frankfurt để làm lễ Vu Lan… để tính coi, sẽ báo.
Một chốc sau nhà tôi cho biết quý Thầy sẽ xuống nhà tôi vào ngày thứ bảy, để an vị Phật; tụng kinh đầy năm cho ba chồng tôi, cũng như cầu an qua nhà mới dọn, sau đó quý Thầy mới đi Frankfurt.
Trời ơi! Tôi nghe mà mừng hết lớn. Không biết nhà tôi có nghe lộn không. Kèm theo sau là sự lo sợ về sự cung thỉnh tiếp quý thầy sao cho không thất lễ. Ngoài ra tôi cũng muốn Phật tử địa phương cũng được chia sẻ phước báu này và cùng được nghe một thời pháp.
Chúng tôi báo với anh Thị Hiện Nguyễn Hữu Lộc cùng các Phật tử ở Göttingen. Tất cả ai cũng vui mừng. Địa phương tôi chưa bao giờ có diễm phúc này. Được tiếp đón quý Thầy, thật chẳng khác nào sa mạc có những cơn mưa hiếm hoi.
Từ chùa về, tôi quên hết mỏi mệt, bắt tay chuẩn bị nhà cửa, thức ăn. Vì quý Thầy có tất cả mười một vị, hai thị giả, trong đó có hai Hòa Thượng. Chà có cả Phật tử và các con tôi đều về nữa.
Hôm đó phòng khách làm phòng ăn cho quý Hòa Thượng. Phòng thờ là dọn cho quý Thầy khác. Nhưng để thân mật và vui vẻ, các Thầy có ý kiến trải nắp bàn xuống sàn nhà dọn ăn chung cùng Phật tử. Riêng ngoài sân dựng dù và bàn cho các Phật tử đến trễ và thích ngồi ngoài. Không khí thật vui nhộn và đầm ấm.
Thầy Phương Trượng vừa dùng bữa xong phải đi liền; vì một gia đình có tang xin thỉnh thầy đến làm lễ cầu siêu. Ôn Bảo An ở lại có cho Phật tử một thời pháp.
Tối hôm đó từng gia đình cung đón quý Thầy về nhà mình nghỉ. Họ rất sung sướng là quý Thầy cũng nói pháp và tụng kinh ở nhà họ.
Thầy Phương Trượng cùng ba Thầy khác nghỉ qua đêm tại nhà chúng tôi. Trước khi đi nghỉ, Thầy Phương Trượng có gọi chồng và con trai tôi đến nói là Thầy rất mừng cho gia đình tìm được căn nhà này, có chỗ rộng rãi để thờ phụng. Thầy nói trong chậm rãi nhưng dầy tình cảm. Những cử chỉ thân ái đó tôi không thể diễn tả được qua giấy bút. Đến nỗi con trai tôi sau khi ra khỏi phòng để Thầy nghỉ, nó nói nó rất xúc động về tình cảm của Thầy.
Sáng hôm sau Thầy Phương Trượng có hướng dẫn Phật tử chúng tôi một thời kinh cùng tuyên sớ cầu an cho tất cả. Thật là diễm phúc thay!
Đặc biệt dịp đó, có ba người đạo Tin Lành nghe Thầy giảng cũng xin quy y với Thầy và cùng với bốn người khác cũng xin quy y luôn. Thầy đã đem ánh sáng từ bi về thành phố này, soi sáng cho chúng con phải luôn đi tới trên đường đạo, không thối lui.
Qua những hình ảnh từ ái đó, không những chúng con mà Phật tử đã luôn khắc ghi trong tâm mình, Thầy vừa là sư phụ, người cha tôn kính. Cho dù có lúc Thầy rất nghiêm khắc, có lúc khoan dung; khiến chúng con luôn trung kiên đứng dưới bóng Thầy.
Vào dịp Tết, công việc có mệt nhọc bao nhiêu hoặc ai đó đang nổi bồ đề gai vì ”bát dĩa trong soóng” mà!. Nhất là đứng gần bếp hay là bị ”bốc hỏa” không biết nữa. Nhưng khi Thầy đi ngang qua từng nơi, với nụ cười từ ái, vài lời hỏi han, thương cho ”đàn con dại, đang còn lạc lỏng” thì ngay lập tức ”biết nẻo đường về” nếp chánh niệm, nên tất cả những buồn phiền bị trôi theo máy rửa chén ở chùa.
Có lần vào sáng mồng Một Tết, Thầy xuống bếp lì xì cho chúng tôi nhưng đặc biệt mỗi người được thêm một lát sâm mỏng nữa. Thầy nói trên chánh điện đông lắm, cố gắng. Chúng tôi nhận được, ngậm vào miệng tưởng chừng như hết mệt lại khỏe ra. Đây không phải là sâm Cao Ly đặc biệt hảo hạng, mà sâm này đã hóa thành sâm Cam Lồ. Nó được ướp trong tình thương gần gũi của Thầy đối với Phật tử.
Nói đến sự cởi mở của Thầy, tôi xin kể ra một việc. Có một lần sau khi xong lễ, Thầy cho gọi tất cả những người đứng phát hành và làm công quả vào phòng Tổ. Con trai tôi cũng tham gia ở quầy phát hành bánh nên cũng được kêu vào luôn. Tất cả các quầy đọc lên số tiền thu vào cũng như số tiền đếm được trong thùng phước sương. Thầy cộng lại và tuyên bố tổng số thu nhập cho tất cả nghe. Hiền hòa Thầy cười nói đây là công sức của tất cả. Có một Phật tử phàn nàn:
- Thưa thầy gian hàng chùa mình bị đặt ở vị trí khuất, mà gian hàng của các chùa khác được đặt ở vị trí dễ thấy nên bán được hơn.
Thầy vui vẻ cười vừa nói:
- Thôi chùa mình là đàn anh, mình nên chia sẻ cho đàn em. Nếu họ không bán được, mình cũng giúp vậy!
Mọi người đều hoan hỷ, sự việc chỉ có thế thôi. Tôi về cũng không nhớ chuyện đó. Thế mà con trai tôi– lớp trẻ sống ở đây– nó hài lòng chuyện đó. Nó cứ nhắc:
- Thầy Phương Trượng đã làm đúng như con được học ở xứ này. Khi Thầy cho biết công khai, mọi người sẽ thấy vui với thành quả mình đóng góp. Dù mệt nhưng sẽ hài lòng. Ngoài ra con thấy Thầy ở cương vị đất chùa nhà, chùa lớn nhưng với tâm từ bi, nên giúp đỡ các chùa nhỏ.
Thì ra không văn hoa, không cần phải một buổi thuyết giảng; Thầy đã truyền cho giới trẻ tâm chia sẻ, tâm từ bi, sự minh bạch (Lợi hòa đồng quân, kiến hòa đồng giải).
Những chuyện trên là vui, cũng có lúc tôi cũng bị ”xệ” muốn ứa nước mắt. Nó như thế này, tôi đang phụ gói bánh chuẩn bị Rằm tháng Giêng. Chị bạn TG của tôi, kêu tôi khẩn cấp. Chị nói:
- Tội Thầy Phương Trượng quá, Thầy bịnh lắm, bồ mát tay làm gì cho Thầy đi. Vào làm nước cúng dường Thầy”.
Tôi chần chừ chưa đi thì chị thúc quá. Tôi cùng chị đi tìm ông xã của tôi nhưng ổng đã thành “ông làng” nên đi lang thang không tìm thấy. Đứng ngoài cửa phòng Thầy một chập lâu, sau hai bà già cố mạnh dạng gõ cửa phòng Thầy. Thầy ra hỏi, chúng tôi cũng trình bày như trên. Thầy khó chịu rầy chúng tôi là quý Thầy có thị giả và đóng cửa lại.
Thầy rầy đúng. Nhưng chúng tôi dù hai bà già, có lớn tuổi hơn Thầy, nhưng vẫn nghĩ là những đứa con. Nếu cha mẹ đau yếu không thể làm lơ ”phớt tĩnh ăng-lê” được.
Qua đây để thấy Thầy giữ giới rất nghiêm túc đối với nữ Phật tử kể cả già lẫn trẻ.
Tôi kể câu chuyện này là muốn thưa với một số người ít khi về chùa Viên Giác, nên có những phát biểu sai lầm. Tôi không biện hộ cho Thầy tôi. Tôi chỉ là nhân chứng nói sự thật.
*
Đây là những mẫu ký ức vụn vặt của tôi, có lúc thật hạnh phúc, có lúc an lạc và có lúc muốn rưng rưng dưới bóng chùa Viên Giác. Nhưng dầu sao Phật tử có cả tôi, về đây là được túc duyên lớn. Tâm linh được chuyên chở bởi ”thuyền từ” của quý Thầy.
Cầu xin chư Phật gia hộ cho Sư phụ pháp thể khinh an để dìu dắt chúng con vững tiến trên đường đạo.
Göttingen, ngày
Thiện Sanh