- 01. Thư Tòa Soạn
- 02. Hơn 1.000 lần cạo tóc (T. Như Điển)
- 03. Thầy tôi thế đấy (Thích Hạnh Thức)
- 04. Đời Vân Thủy (Thơ : Sông Thu – HT.Thích Bảo Lạc)
- 05. Hoằng Pháp là nhiệm vụ..(Thích Nguyên Tạng)
- 06. Dòng sông của câu chuyện… Nguyên Đạo)
- 07. Một áng mây bay (Thích Hạnh Nguyện)
- 08. Ngôn từ sắc pháp thế gian (Thích Phổ Huân)
- 09. Kính mến Thầy (Nguyên Hoằng)
- 10. Nhân duyên thầy trò (Trần Phong Lưu)
- 11. Có một điều tôi không bao giờ… (Thích Nữ Minh Huệ)
- 12. Hội ngộ (Thích Nữ Giải Thiện)
- 13. Trùng điệp nhân duyên (Phù Vân)
- 14. Năm mươi năm (Thơ : Lâm Như Tạng)
- 15. Có chút gì để nhớ (Trần Thị Nhật Hưng)
- 16. Nhìn lại 50 năm xuất gia của… (Thích Hạnh Định)
- 17. Nguồn cội (Thơ : Thích Như Thanh)
- 18. Viết về kỷ niệm với Sư Phụ (Phạm Công Hoàng)
- 19.Trăng Nguyên Tiêu trước cổng chùa (Huỳnh Ngọc Nga)
- 20. Những kỷ niệm khó quên (Thị Tâm Ngô Văn Phát, do Diệu Danh diễn đọc)
- 21. Als der vietn. Buddhismus nach Deutschland kam
- 22. Kể từ khi Phật giáo VN đến Đức
- 23. Chú Điển trong tôi (Trần Trung Đạo)
- 24. Thầy và tôi (Nguyễn Hữu Huấn)
- 25. 50 năm chặng hành trình bất tận (Song Thư TTH)
- 26. Tập sách của Thầy (Thanh Phi)
- 27. Chúc mừng 50 năm Sinh nhật Bổn sư (Thơ:Thị Thiện Phạm Công Hoàng)
- 28. HT.Thích Như Điển trải nghiệm… (Thích Như Tú)
- 29. Thích Tử Như Lai (Thơ: Thích Hạnh Tuệ)
- 30. Sư Phụ tôi - Bồ Tát trợ duyên (Hoa Lan - Thiện Giới)
- 31. Đôi dòng về Ôn (Quảng Hương)
- 32. Người Thầy cũ (Lý Phách Mai)
- 33. Nhớ ngày đầu gặp gỡ (Thiện Nguyện Bảo Chí)
- 34. Vài kỷ niệm về HT.Thích Như Điển (Thích Giải Trọng)
- 35. Thơ Kính Dâng Thầy (Giác Hạnh)
- 36. Những chiếc bao ny-lông… (Văn Công Trâm)
- 37. Những chuyến tàu (Tâm Bạch)
- 38.Tự cảm (Thơ : Tâm Tú Nguyễn Khoa Tuấn)
- 39. Như một dòng sông (Thiện Diệu Trần Thị Lệ Hương)
- 40. Nhớ lại chuyện xưa (Phương Quỳnh - Diệu Thiện)
- 41. Sơ tâm lồng lộng (Thích Hạnh Tuệ)
- 42. Thầy tôi (Nguyên Hạnh HTD)
- 43. Trăng (Thơ : Pháp Nguyên)
- 44. Bóng mát chùa Viên Giác (Quảng Tịnh)
- 45. Hương đạo bay xa (Chí Thâm)
- 46. Người Thầy khả kính (Thích Huệ Pháp)
- 47. Nét bút bên song cửa (Thích Nữ Giới Hương)
- 48. Thầy tôi (bài viết của Bác Sĩ Trương Ngọc Thanh viết kính dâng đến Hòa Thượng Thích Như Điển
- 49. Xin nguyện làm… (Phan Nguyễn)
- 50. Sinh Nhật (Thơ: Thiện Lâm Phạm Văn Mộc)
- 51. Dấu ấn thần tưọng trong đời tôi (Nguyên Trí NVT)
- 52. Thầy và quê hương (Thích Như Tịnh)
- 53. Một thời (Thiện Căn Phạm Hồng Sáu)
- 54. Hạnh ngộ (Trần Thị Hương Cau)
- 55. Cảm niệm những tháng ngày… (Thích Nữ Giác Anh)
- 56. Những ký ức nhỏ về Sư Phụ (Thiện Sanh)
- 57. Mấy năm làm Thị Giả… (Thích Hạnh Bổn)
- 58. Sư Phụ đã xuất gia trên nửa thế kỷ (Thích Hạnh Trì)
- 59. Gratitude to the Spiritual Master (Thich Nu Hanh Tri)
- 60. Ngày ấy bây giờ (Thơ : Thích Nữ Như Viên)
- 61. Chùa Viên Giác (Trần Đan Hà)
- 62. Sư Cố là ai? (Đặng Nga)
- 63. 20 năm quỹ học bổng Thích Như Điển (Phan Thế Tập)
- 64. Tôi đi chùa (Nguyễn Quý Đại)
- 65. Vom Mekong an die Elbe. Buddhisrisches Klosterleben in der vietn. Diaspora (Nguyễn Đức Tiến)
- 66. Điểm sách Xuôi dòng Cửu Long đậu bến Elbe (Nguyên Đạo Văn Công Tuấn dịch)
- 67. Kỷ niệm dưới mái chùa xưa (Chơn Đắc Nguyễn Văn Đồng)
- 68. Người gieo mầm Phật pháp (Thích Nữ Chơn Toàn)
- 69. Kính Bổn Sư (Nhạc và Lời Thị Thiện Phạm Công Hoàng)…
- 70. Nhớ Mãi Ơn Thầy (Thích Viên Thành)
- 71. Hình ảnh của Hòa Thượng tại Úc (Hoàng Lan)
- 72.Hình ảnh Lễ Khánh Tuế 65 tuổi
- Viên Giác Tự (thơ)
“Chú nên tụng chú Đại Bi, mỗi ngày 21 biến” sau thời công phu sáng, trong phòng Tổ, Sư phụ đã ân cần dặn dò tôi như vậy. Đó là những buổi ban đầu, trong những năm tôi mới vào chùa. Khi mới biết đạo, thường thường người ta hay mơ tưởng những chuyện cao xa, chứng quả nầy, chứng quả nọ, đạt thần thông… Lúc đó, tâm trạng tôi còn rất bề bộn, vì thế nên khi nghe Sư phụ nói như vậy, tôi chỉ làm thinh, không có ý kiến gì. Mãi vài năm về sau nầy, khi đã “thấm tương chao”, tôi mới “thử” làm theo lời chỉ dạy của Người. Ôi cũng là một nhân duyên phước báu vì kể từ đó, cuộc đời tôi đã có nhiều thay đổi thuận lợi!…
Ở đời nầy, việc gì cũng không ra ngoài nhân duyên. Tôi “có duyên” với Sư phụ tôi từ những ngày tôi còn trong sinh hoạt Gia Đình Phật Tử. Tôi thường hay hướng dẫn các em về chùa Viên Giác sinh hoạt. Mặc dầu từ địa phương tôi ở đến chùa rất xa, đi xe hơi hết khoảng 5 tiếng đồng hồ, nhưng vì trong tổ chức GĐPT nên không thể làm khác hơn được. Từ đó, tôi gặp và quen biết Thầy. “Duyên” thứ hai nữa là Người cùng quê với tôi, cái xứ người ta hay ví von:
“Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm,
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say”!
“Duyên” thứ ba là lúc đó, tôi đang tu học bên Làng Mai, miền nam nước Pháp (tập sự xuất gia), bỗng đâu có giấy mời của Sở Lao Động gọi về. Trời mùa đông lạnh căm mà phải di chuyển ngàn mấy trăm cây số, thật là gian nan quá! Trong lúc “đau khổ” vì sự dở dang tại Pháp, tôi bỗng nảy ra ý nghĩ: tại sao mình không tu tại Đức cho gần, mà lặn lội đi chi cho xa vậy? Đó là cái “duyên” thứ ba, và cũng là cái duyên “lớn” cuối cùng giữa tôi và Sư phụ tôi. (cũng còn những duyên nho nhỏ khác nữa, như là, tôi “mê” giọng xướng lễ và phục nguyện của Người. Nó rõ ràng, minh bạch, chân chất, không có vẻ “làm duyên, làm điệu”, v.v…
Sư phụ tôi người to lớn, “vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”, sức khỏe dồi dào, làm Phật sự không bao giờ mệt mỏi. Ở Đức, cộng đồng người Việt tổng cộng trên 165.000 người (tính đến thời điểm 2005/ Wikipedia). Trong đó gồm có, người Việt tỵ nạn (bắt đầu đến đông từ năm 1979, 1980); chương trình đoàn tụ gia đình; đi du lịch rồi trốn ở lại luôn v.v… Và khi bức tường Bá Linh sụp, người Việt Đông Âu tràn qua rất đông. Nhiều chùa chiền cũng theo đó mọc lên, nhưng Viên Giác vẫn là ngôi chùa lớn nhất, vì được thành lập ngay từ lúc ban đầu và được chính phủ Đức công nhận và giúp đỡ, nên tất cả đều qui tụ về đây. Ở Đức hiện có trên 13 ngôi chùa. Hội Phật Tử VNTN Đức Quốc (chùa Viên Giác) quản lý 21 Chi Hội và 7 đơn vị Gia Đình Phật Tử... Lễ lạc, các khóa tu mở ra liên miên, hầu như tuần nào cũng có. Và ai, đơn vị nào, cũng đều mong muốn sự có mặt của “cao tăng” (Sư phụ), nên Người luôn luôn vân tập hết nơi nầy đến nơi kia. Ngoài ra, mỗi năm Người còn hướng dẫn một phái đoàn hoằng Pháp Âu Châu tại Mỹ trong vòng 1 tháng, 3 tháng nhập thất tại Úc, hướng dẫn phái đoàn đi hành hương v.v… Lúc nào Sư phụ cũng bận rộn. Cuối tuần, Phật sự đây đó, nên rất ít khi có mặt tại chùa. Nếu có tí thì giờ rảnh, người ngồi vào bàn để viết sách (đến nay đã được 62 cuốn). Với thân hình to lớn và sức khỏe dẻo dai, nên mặc dù năm nay đã trên 65 tuổi, Ngài vẫn còn đủ sức để hoạt động trong một thời gian dài nữa.
Ngoài sự chuyên cần, tôi còn học được ở Sư phụ rất nhiều điều. Ngài lúc nào cũng kỹ lưỡng đúng giờ, không chậm trễ. Đi Phật sự với Ngài mới thấy rõ điều nầy, Ngài tính toán trong đầu trước khi ra quyết định. Ngài nói: ngày mai 5 giờ đi! Là đúng y chang 5 giờ xe lăn bánh, không trễ một phút! Và khi đã quyết định gì rồi thì khó mà lay chuyển. Như trước đây Ngài nói: “Mỗi năm nhập thất ở Úc 3 tháng, trong 10 năm!” là đúng y chang 10 năm như vậy, mặc dù sau nầy Phật sự ở Đức có sự thay đổi khi Tu viện Viên Đức được thành lập. Lúc đó, mọi người đều muốn Ngài về đó trụ trong 3 tháng nầy (thay vì ở Úc) để hướng dẫn Phật tử tu học, nhưng không lay chuyển được quyết định của Ngài! Một thí dụ nữa là (sau khi đã lạy hết các cuốn kinh Vạn Phật, Pháp Hoa),… Ngài tuyên bố: “lạy hết bộ kinh Đại Bát Niết Bàn, trong 3 tháng an cư mỗi năm, mỗi chữ mỗi lạy”! Là đừng có hòng ai đó lay chuyển được ý định nầy! Mặc dù đôi lúc Phật sự nhiều, ai cũng mệt mỏi, muốn Ngài “nới” bớt, nhưng… không được là không được!
Ngài rất chú tâm đến chuyện học vấn, luôn luôn đề cao và khuyến khích sự học. Ngài nói: “Sự học không làm nên con người, nhưng sự tu không thể thiếu sự học được!”. Để thể hiện quan điểm nầy, Ngài đã lập ra quỹ Học Bổng Tăng Ni, giúp đỡ tài chánh cho các vị xuất gia đang tu học tại các nước Ấn Độ, Đức, Mỹ, Trung Hoa, Việt Nam…). Tính đến nay, quỹ đã giúp đỡ được cho 170 Tăng Ni sinh.
Nếu có ai hỏi: Ngài tu theo Pháp môn gì? Sao Ngài không “làm mới” đạo Phật? Ngài không ngần ngại trả lời: Tôi tu theo “Pháp môn Truyền Thống!”. Lúc đầu, khi mới vào chùa, tôi không đồng với quan điểm nầy. Nhưng càng ngày tôi mới càng nhận ra, vâng, quả đúng là như vậy. Đây là điều không những khôn ngoan mà còn chính xác. Thứ nhất, trên phương diện tu hành, người xưa chắc hẳn là phải hơn chúng ta ngày hôm nay (thời “mạt Pháp” mà, khoa học tiến triển nhiều, ai ai cũng ”giải đãi”…); thứ hai, truyền thống là gì, nếu không là đúc kết tinh hoa của nhiều thế hệ tiền nhân chứng đắc? Con đường các Ngài vạch ra, từ đời nầy qua đời nọ, đã được kinh qua sự kiểm nghiệm của nhiều người, chắc hẳn không đơn giản dễ dàng để chúng ta có thể đánh đổi với những suy nghĩ cá biệt, hời hợt, nông cạn, vội vàng!... Có điều là, chúng ta nên cải cách đạo Phật cho thích hợp với thời đại; loại bỏ những hủ tục rườm rà; phải làm cho Thiền môn trang nghiêm t
Phải nói, Sư phụ tôi có rất nhiều phước báu, có lẽ là do công đức tích lũy từ nhiều đời trước. Ở Đức (và luôn cả Mỹ, Úc…) có nhiều Thầy Cô giỏi, nhưng chỉ riêng Ngài là được chính phủ (Đức) yểm trợ tài chánh (và tinh thần). Trước đây, mỗi năm chính phủ yểm trợ 150.000 Đức Mã (75.000 Euro) để chi phí điện nước, làm báo, in sách v.v… trong thời gian dài 25 năm (từ 1979 đến 2004). Hiện nay, tất cả đều đã ổn định, nên sự trợ cấp không còn nữa. Mỗi lần lễ lạc, Phật tử cúng dường hàng trăm ngàn Euro. Trong mỗi kỳ lễ hoặc khóa tu, khi nào có Phật sự cần thiết, như xây cất chùa hay yểm trợ đâu đó, Ngài kêu gọi là mọi người nhao nhao hưởng ứng. Mấy Thầy biết điều nầy, nên khi nào cần sự yểm trợ để xây chùa, là qua Viên Giác, đi Phật sự theo Ngài đến các địa phương, hoặc thỉnh Ngài về trú xứ của mình trong một kỳ lễ nào đó, để nhờ Ngài lên tiếng kêu gọi, là chắc chắn thành công viên mãn, như trường hợp Thượng Tọa Minh G. chùa Vạn Hạnh Hòa Lan, Thượng Tọa Nguyên L. chùa Vạn Hạnh Pháp Quốc, Thượng Tọa Tâm H. chùa Trúc Lâm Thụy Điển, Thượng Tọa Tịnh P. chùa Phật Quang Thụy Điển, TT Hạnh Bảo, Phần Lan v.v...
Ngoài phước báu ra, Sư phụ tôi còn có một trí nhớ vô tiền khoáng hậu. Đọc qua vài lần là nhớ, và nhớ mãi không quên!. Có những bài thơ từ hồi xửa hồi xưa, Ngài đều nhớ, đọc vanh vách như lôi từ trong ruột ra một tràng dài, không vấp một chữ!, từ Truyện Kiều, Cung Oán Ngâm Khúc, Lục Văn Tiên, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Bà Huyện T
Nói tóm lại, ở Sư phụ tôi cái gì cũng “lớn lao”! Người to lớn, chùa to lớn (nhất nước Đức, và trước đây, nhất Âu Châu), đệ tử… “lớn” (đông và giỏi), công việc “lớn”, ý định “lớn”, công đức “lớn”….
Nhưng… nhân vô thập toàn. Trên đời nầy, có ai toàn hảo 100% đâu? Đã sinh ra làm kiếp con người là phải như vậy (“Ái bất nhiễm bất sinh ta bà” mà!). Người ta vốn dĩ có “tật”, đặc biệt là những người càng giỏi thì … “tật” càng nhiều. Nếu không thì đã thành “thánh nhân” hết cả rồi, phải không?.
Điều trước tiên tôi cảm nhận được cái “tật” của Sư phụ tôi là Ngài ăn quá… n
Thứ hai là, trong những lúc rảnh rỗi, Sư phụ thường hay kể lại những kỷ niệm khó quên hồi còn nhỏ, trong đó có chuyện mẹ Ngài thường răn dạy “không được ăn cơm cháy”, vì ăn cơm cháy học không theo kịp người khác! Đó là “triết lý” của một người mẹ thương con. Ôi, lời răn của mẹ cho đứa con thơ giống như một lời nguyền, sẽ đi theo người con suốt cả cuộc đời!
Điều thứ ba là, ngày Thầy Hạnh H. “âm thầm” rời bỏ chùa không một lời thưa thỉnh, là điểm cao của sự bất đồng thầy trò chúng tôi. Thầy Hạnh H. là thế hệ thứ ba của “ba đời dòng dõi xuất gia”: cô Hạnh C. (đời thứ nhất), cô Hạnh B. (đời thứ hai), và thầy Hạnh H. là đời thứ ba. Ba đời đều nương tựa vào bóng chùa Viên Giác, nên Sư phụ rất tin tưởng, đặt rất nhiều kỳ vọng. Vậy mà… đùng một cái, Thầy bỏ đi!….
Sư phụ của tôi là vậy. Ôi công đức của Người thật quá lớn lao. Và những lỗi lầm -lớn hay nhỏ, quan trọng hay không quan trọng-, là tùy theo quan điểm và nhận xét của mỗi người. Nếu tôi có thể làm được điều gì để đền ơn đáp nghĩa, tôi mong sao cho có được một bầu trời trong vắng, để những gợn sóng li ti kia không còn khuấy động mặt hồ t
Thích Hạnh Thức
Viết tại chùa Viên Giác