Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dấu Ấn Văn Hóa Của Một Vùng Đất

20/03/202220:03(Xem: 3855)
Dấu Ấn Văn Hóa Của Một Vùng Đất


DẤU ẤN VĂN HÓA CỦA MỘT VÙNG ĐẤT

Ninh Giang Thu Cúc

***


Đất nước Việt Nam trải dài trên ba miền với hình cong chữ S thanh mảnh mà đoạn giữa như vòng eo con gái tuổi tròn trăng, trên địa hình thon hẹp đó có một nơi chốn được mang tên: Huế. Khi nói đến địa danh trên chúng ta thấy hiện ra trước mắt mình hai biểu tượng đẹp của xứ sở này là: Sông Hương và Núi Ngự. Hai cái tên ấy đã là một trong những điều kiện để cố đô Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới.

1. Sông Hương:
Trước tiên là sông Hương, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có một tùy bút mang tên: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Vậy ai là người đặt tên cho con sông mà người xưa đã từng ca ngợi:
“Hương Giang như kiếm lập thiên thanh”

Đã có nhiều truyền thuyết qua bao thế hệ kể rằng: “Từ xa xưa dọc hai bên thượng nguồn của con sông này có một loại cây dại chiều cao chừng một mét, thân cây gầy guộc song vô cùng cứng cáp, cành lá sum suê và cứ mỗi mùa Xuân là từ nách lá mọc ra rất nhiều chùm hoa màu trắng muốt, thơm dịu dàng; đến cuối Xuân hoa tàn và rơi lả tả xuống dòng nước đang lững lờ trôi, cả một vùng sông nước thượng nguồn mở căng lòng để đón nhận mùi, vị, và thân xác của loài hoa ấy, một loài hoa được mang tên: Thạch Xương Bồ.


song huong


Theo tháng năm và mùa vụ hoa Thạch Xương Bồ cứ tiếp tục sinh trưởng kết hoa trên một vùng trời nước mênh mang, xác hoa trôi ra biển, nhưng hương hoa và hồn hoa thì cứ vương vấn trên dòng nước trong veo của con sông một mùi thơm dịu nhẹ man man của hồn hoa trinh bạch. Vì thế, các cụ bô lão trong những buổi phiếm luận tửu hậu trà dư đã cao hứng đặt cho con sông một tên gọi mỹ miều: Sông Hương.

Chẳng hổ danh với tên gọi, Sông Hương đã mang một trọng trách lớn lao là tôn tạo cảnh quan thẩm mỹ cho kinh thành Huế - nếu thiếu dòng sông này thì Huế sẽ ra sao?

Một dòng sông có năm màu trên mặt nước từ lúc mặt trời lên cho đến hoàng hôn, rồi chạng vạng - đã đem lại cho con dân của xứ sở này lòng tự hào và niềm cảm xúc cho bao khách văn chương bản địa và mọi vùng miền; ai đã đến Huế mà không rung động với dòng sông xanh biếc in bóng mây trời và chiếc cầu màu trắng bạc, sáu vai mười hai nhịp kết nối đôi bờ để các nàng nữ sinh kiều mị ngày hai buổi qua về trong tà áo dài trắng e ấp, và nón bài thơ hờ hững móc trên ghi đông xe đạp buổi tan trường.

Sông Hương – dòng sông mượt mà dịu mát như lụa Hà Đông ấy đã in bóng bao thế hệ công dân của sứ sở, và bao học sinh, sinh viên từ những ngày bình yên hai buổi cắp sách đến trường… đến những giai đoạn dầu sôi lửa bỏng – sông Hương đều làm kẻ chứng nhân và nạn nhân ngậm ngùi với bao vân cẩu tang thương.
Sông Hương – vạch chia cắt hai bờ tả, hữu ngạn của kinh thành – là một nét đẹp đoan nghiêm, trầm lắng như tính cách của những con người được sinh trưởng nơi đây.
Sông Hương – một trong những dấu ấn văn hóa của đất kinh kỳ thơ mộng, một biểu trưng, một hình tượng đặc thù mà không phải thành phố nào trên đất nước này có được – nét duyên dáng thâm trầm cổ kính lại rất lãng mạn hào hoa nhu mì nhã đạm như tên gọi của một người con gái: Hương Giang.

2. Núi Ngự:

Thời đại phong kiến quân chủ thì ông vua là kẻ đứng đầu trăm họ, là giai cấp quyền uy tuyệt đỉnh – họ tự xưng là con trời (Thiên tử) – vì thế những vật gì mà vua dùng thường được gọi bằng những mỹ từ tôn kính; vua ăn cơm gọi là “ngự thiện”, đọc sách gọi là “ngự lãm”, đi chơi gọi là “ngự du”, … và vì thế ở Huế có một quả núi được gọi là Ngự Bình.


Nui Ngu

Ngự Bình là ngọn núi vừa mang trọng trách làm tiền áng cho kinh thành lại vừa là nơi ngự lãm bình giảng thơ phú của thánh thượng và các văn nhân hoàng gia vọng tộc. Khi triều đại nhà Nguyễn đến hồi kết cuộc với buổi lễ bàn giao ấn kiếm giữa vua Bảo Đại và phái đoàn Việt Minh, thì núi Ngự Bình đã thành điểm hẹn của các văn nhân thi sĩ, họ rủ nhau lên đấy để dọc sách ngâm thơ, bình văn. Và Ngự Bình đã trở thành một địa chỉ văn hóa tiêu biểu của vùng Thừa Thiên Huế - một vùng đất mà dấu ấn văn hóa in đậm trên từng mảng rêu phong của từng cụm danh lam thắng cảnh.

3. Chùa Từ Hiếu:
Nhắc đến nét văn hóa cội nguồn dân tộc không thể nào không nhớ đến các ngôi chùa danh tiếng sắc phong của Huế, mà tiêu biểu là ngôi chùa Từ Hiếu – đó là ngôi đại tự sắc phong hùng vĩ tọa lạc tại núi Dương Xuân thuộc xã Thủy Xuân, cách thành phố Huế 5 km về phía Tây Nam với cảnh quan sơn thủy hữu tình giữa một không gian đầy an lạc và tĩnh lặng.

Tính đến hôm nay Từ Hiếu sắc phong đã được 164 năm - ngược dòng lịch sử - để chúng ta hiểu thêm tại sao chùa này lại có tên Từ Hiếu. Trước khi ngôi chùa được sắc tứ thì nó chỉ là một ngôi lều cỏ với tên gọi “An Dưỡng Am” do Thiền sư Nhất Định dựng lên làm nơi che mưa nắng để tu dưỡng thân tâm đúng như tên đã đặt cho thảo am. Ngày ngày vị Thiền sư hái củi đem xuống chợ Bến Ngự đổi gạo và rau cải để độ nhật, nhưng có một điều trái với nếp sống và giáo điều của bậc tu hành – đó là trên đường từ chợ về núi bao giờ trên đầu gậy của ông cũng có một con cá chết treo lủng lẳng. Dân kinh thành ngạc nhiên bàn tán và tỏ thái độ bất phục.

chua tu hieu 3

Tiếng đồn đại vang đến các vị tai mắt của triều đình Huế, động tính hiếu kỳ, Hoàng thân Miên Thẩm – tức thi bá Tùng Thiện Vương đích thân lên An Dưỡng Am xem xét sự tình… Thì ra, tại ngôi thảo am sơ sài này ngoài vị Thiền sư còn có một cụ bà tuổi ngoại bát tuần, là mẫu thân của vị Thiền sư nọ, cụ không đành lòng ở nhà để Thiền sư cứ phải đi, về hầu hạ thăm nom; mà đường thì xa ngái (Quảng Trị) nên bà theo con lên nơi heo hút này để mẹ con được gần gũi, cho Thiền sư an tâm hành đạo. Nhưng vì tuổi già sức yếu không chịu nổi chướng khí lam sơn nên bà ngã bệnh. Theo chỉ định của thầy thuốc, bà cụ phải dùng mỗi ngày một tô cháo cá thì bệnh tình mới hồi phục được.

Vì lòng hiếu kính và yêu quý mẹ, Thiền sư vượt qua sự ngã chấp về hình tướng, về giáo điều để cứu mẹ hiền: “Hiếu hạnh vi tiên” (lời Phật dạy).
Sau nhiều lần đàm đạo, Hoàng thân Miên Thẩm vô cùng khâm phục sở học uyên bác, thông tuệ của bậc chân tu. Thấy thảo am quá sơ sài ông tỏ ý cúng dường phẩm vật và xây dựng lại cho khang trang bề thế, nhưng Thiền sư nhẹ nhàng từ chối và ung dung bảo với Hoàng thân: “Nếu tôi muốn sung túc đầy đủ thì đã không từ chối làm Quốc sư để được ở các ngôi chùa lớn tại kinh thành chứ lên đây làm chi”. Rồi ngài đọc cho Tùng Thiện Vương nghe hai câu kệ ngài ứng khẩu khi được vua Thiệu Trị cho từ nhiệm:
“Hạnh Phùng tấu đắc nhưng hồi lão
Nhất bát cô thân vạn lý du”

Có lần Hoàng thân Miên Thẩm lên An Dưỡng Am ở lại qua đêm và giữa cảnh núi rừng u tịch hoang sơ ấy là nguồn cảm hứng để ông viết:
“Tứ sơn phong vũ dạ trì trì
Minh uyển thiền sàng tĩnh tọa nghi
Bất thị kim triêu quá trúc viện
Văn chung vô hạn bích vân ty”

Sau lần thăm viếng của các vương tôn, các danh gia tử đệ, cả kinh thành lúc đó mới biết vị Thiền sư ấy chính là ngài Tăng Cang Tánh Thiên Nhất Định – vị cao tăng đã phụng sự đạo pháp và chính sự qua hai triều đại, và là người con chí hiếu của một bà mẹ đầy lòng bi mẫn vì sự nghiệp tu học của con mà chẳng quản chi núi hiểm rừng sâu.

Một năm sau khi Thiền sư Nhất Định viện tịch (1847), học trò của ngài là Đại đức Hải Thiệu Cương Kỷ đứng ra trùng tu lại thảo am với sự đóng góp tài nguyên, vật lực của các hàng Thái giám, cung phi ở nội cung, đã biến vùng thảo am thành ngôi chùa bề thế, khang trang. Khi hoàn tất công trình, ngày khánh thành an vị Phật chính vua Tự Đức ban chỉ sắc phong “Từ Hiếu Tự” với lời giải thích: “Trẫm nghĩ rằng, xưa nay điều này hiếm có đó là người mẹ từ tâm và người con hiếu thảo nên Trẫm có ý đặt tên là chùa Từ Hiếu để sau này trăm họ noi gương…”.
Từ đó An Dưỡng Am trở thành Sắc Tứ Từ Hiếu Tự với Tổ khai sơn là Thiền sư Nhất Định. Tính đến hôm nay trải qua 164 năm với bốn đời kế thế.
Chùa Từ Hiếu là một địa danh văn hóa với những công trình vừa mang tính đạo pháp và nghệ thuật như Thiền Viện Trăng Rằm, hồ Sao Hôm, hồ Sao Mai, vườn Tào Khê. Cảnh quan thật tôn nghiêm và vô cùng u nhã, cũng cần biết thêm là xuất thân của các vị cao tăng đại sư ở đây là những nhà hoạt động văn hóa lớn…

Chùa Từ Hiếu là địa chỉ văn hóa, là điểm du lịch hành hương của khách thập phương. Rất nhiều du khách nước ngoài đã dến dự những đêm thơ, những buổi thiền trà, thiền hành và dùng cơm chay trong chánh niệm cùng các nhà thơ tu sĩ ở đây.

Sài gòn mùa thu 2011
Ninh Giang Thu Cúc


facebook

youtube


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/06/2011(Xem: 2632)
Cho đến bây giờ, hướng về Yên Tử ai cũng nghĩ đây là chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm, nơi Đầu đà Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông, vị tổ khai sáng ra dòng thiền này đắc đạo thành Phật chính.
13/06/2011(Xem: 4142)
Chùa Báo Thiên và tháp Đại Thắng Tư Thiên là do vua Lý Thánh Tông đứng ra chủ trì việc xây dựng. Nói cách khác là do nhà nước đứng ra làm “chủ đầu tư” theo cách nói hiện nay. Chùa và tháp là hai biểu tượng của Phật giáo, nhưng do là một người theo Phật, vua đã cho xây chùa năm 1056 và dựng tháp năm 1057.
14/05/2011(Xem: 8806)
Chùa Thiên Liên toạ lạc tại số 244 Võ Duy Linh thị xã Gò Công, do Hoà ThượngThích Hoằng Minh và các Mạnh Thường Quân, cùng Phãt tử sáng lập năm 1955. Khithành lập , chùa được xây dựng bán kiên cốvới chánh điện và nhà trù,(nhà ăn), nhà khách thô sơ cho đến nay.
08/05/2011(Xem: 10583)
In the long way history of Buddhism, an ancient and profound religion which has been constantly developing and modernising, Buddhist architecture has been changing increasingly both in form and content. From small buts for some monks in early times, they have gradually become large monasteries or Pagodas for a community of monks, together with dome-shaped or multi-faceted stupas enshrining holy Buddhist relics, subordinate structures, stele houses, statues, religious decorations and musical instruments….Today, one can see in a typical pagoda a harmonious and original combination of various characteristic of Buddhist architecture.
07/01/2011(Xem: 4461)
Chùa Tây Thiên, tuy mới được kiến tạo từ năm Nhâm Dần, 1902 nhưng qua quá trình hình thành và phát triển suốt nửa đầu thế kỷ XX thì ngôi chùa mới này cũng đã đóng giữ một vai trò trọng yếu trong công cuộc chấn hưng Phật giáo tại miền Trung; đã góp phần đánh thức nhiều thế hệ Tăng, tín đồ Phật giáo Việt Nam, sau hơn một thế kỷ ngủ vùi trong suy vi, đình đốn, làm cho tất cả đều đứng dậy và vươn lên mạnh mẽ.
04/01/2011(Xem: 4797)
Chùa tọa lạc dưới chân đồi Hòn Thiên, số 143 đường Đặng Huy Trứ, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. ĐT: 054.821593. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
24/12/2010(Xem: 4530)
“Gió đưa cành trúc la đà/Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương”. Đã hơn 300 năm qua, tiếng chuông Thiên Mụ vẫn đều đặn giữ nhịp thời gian. Nhưng, chuông ấy mỗi ngày hai buổi được gõ như thế nào thì mấy ai biết ?
11/12/2010(Xem: 4055)
Trong việc nghiên cứu Phật Pháp, chúng ta cần hiểu rằng có một cách thế đúng đắn để thực hiện điều đó. Khi bạn nghe giảng những giáo lý Phật giáo này, hãy đặt sang một bên mọi sự xao lãng và tập trung tâm bạn với ý hướng nhất tâm trên những ngôn từ và ý nghĩa của chúng. Điều này cũng phải được thực hiện với một thái độ nhớ tưởng tới tất cả những chúng sinh khác không thể nghe giáo lý Giác ngộ. Hãy đưa họ vào tâm bạn với những niệm tưởng từ bi và với một quyết định rằng, nhân danh họ, bạn sẽ học tập Pháp một cách đúng đắn, nhớ tới nó, kinh nghiệm và chứng ngộ nó bằng những nỗ lực của riêng bạn.
05/12/2010(Xem: 3815)
Chùa Thiên Phước, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình được dựng từ năm Tân Hợi (1911). Ngày 11 tháng 12 năm 2010 (nhằm mùng 6 tháng 11 Canh Dần) là ngày kỷ niệm 100 năm thành lập chùa, nhân dịp này chùa tổ chức lễ đặt viên đá khởi công trùng tu ngôi chánh điện mà mái ngói bể dột, tường vôi mục rữa, cột kèo mối mọt sắp sụm.
05/12/2010(Xem: 4940)
Chùa xây đã 100 năm, trải bao biến thiên của đất trời và bom đạn chiến tranh, nay đã đến lúc phải trùng tu nếu muốn được tiếp tục sinh hoạt. Ngôi chánh điện dung chứa hàng trăm phật-tử nhiệt tâm mỗi ngày để bái sám tụng niệm, và hàng ngàn đồng bào qui tụ những ngày sóc vọng, lễ lớn, có nguy cơ sẽ bị sụp đổ bất cứ lúc nào. Điều này khiến sư cô trụ trì ngày đêm ưu tư, lo lắng, và cuối cùng cũng phải cất lời kêu gọi sự hằng tâm hằng sản của chư tôn đức Tăng Ni và đạo hữu khắp nơi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]