Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Từ Hiếu

20/03/202220:14(Xem: 3156)
Chùa Từ Hiếu

chua tu hieu 2

CHÙA TỪ HIẾU


Nói đến chùa ở Huế thì không một người dân nào của đất cố đô lại không biết đến chùa Từ Hiếu, ngôi cổ tự sắc phong hùng vĩ tọa lạc tại núi Dương Xuân, xã Thủy Xuân, cách thành phố Huế 5km về phía tây nam với cảnh quan sơn thủy hữu tình giữa một không gian đầy an lạc và tĩnh lặng.
Chùa quay mặt ra hướng đông nam lấy núi Ngự Bình làm tiền án và được thiết kế theo lối kiến trúc cổ lâu, mái cong nắp đắp hình rồng nổi.

Bước qua cổng Tam quan, ta sẽ gặp ngay chiếc hồ bán nguyệt với làn nước trong xanh, trên mặt hồ là những lá sen màu ngọc bích nằm bình an bên những ngó sen vươn cao với những bông sen trắng một màu tinh khiết tỏa mùi thơm dịu nhẹ khiến du khách quên ngay cái nóng nực của nắng hè. Du khách khẽ khàng đặt chân lên thềm ngôi chánh điện tôn nghiêm. Sau khi dâng hương lễ bái và chiêm ngưỡng các hình tượng chư Phật, chư Tổ, du khách thong thả rảo quanh tả đường, hữu đường, hậu đường, tịnh trai đường, giảng đường, tăng xá và học đường, để thấy được nếp sinh hoạt đại chúng nơi đây – một thời khóa biểu lao động (làm ruộng, trồng hoa màu để tự túc) và tu học chặt chẽ quy củ, đúng với tinh thần tu học của các Thiền sư và tăng sĩ từ các thế hệ truyền thừa. Một tiếng chuông trầm hùng sâu thẳm từ Thiền đường Trăng Rằm vọng đến khiến du khách dừng bước, lắng lòng quên đi hệ lụy của kiếp nhân sinh. Không gian, cảnh vật thấm đậm mùi đạo vị an nhiên.

Diện tích toàn phần đất chùa Từ Hiếu gồm có chùa Diệu Nghiêm, chùa Thuyền Sơn trang, đất hoang, đất đang trồng trọt và một đồi thông thênh thang với một “Tàng Kinh Các” đứng bình yên cùng tuế nguyệt và những cây thông thẳng tắp với nhạc gió reo vui. Đồi thông nầy là nơi cắm trại lý tưởng cho học sinh, sinh viên, hướng đạo và toàn thể “Gia đình Phật tử” trong cả nước. Riêng khu vực chánh điện có 260,28m2, khu tăng xá 512,6m2, khu học viện 110,5m2 và Thiền đường Trăng Rằm có thể dung nạp vài trăm thiền sinh, số còn lại là khu vực Bảo Tháp – nơi an táng nhục thân của các hòa thương khai sơn và kế thế cùng lăng mộ của các phật tử quá cố. Khu vực cây kiểng, vườn chùa với nhiều loại cây ăn trái lưu niên: vả, bùi, mít, hồng quân, me, hồng, đặc biệt là cây khế ngọt được trồng từ Tổ khai sơn hiện vẫn sống bình an tươi tốt trong chiếc bể cạn đặt hòn non bộ ở trước nhà hữu đường. Hằng năm cây vẫn trĩu quả, quả nào cũng căng mọng ngọt thanh và dòn tan. Khách du ngoạn nào cũng được quý thầy tặng vài quả giải khát nếu các vị đến đúng mùa khế chín.

Ngược dòng lịch sử - trước khi ngôi chùa nầy có tên Từ Hiếu, tiền thân nó chỉ là một túp lều cỏ với tên gọi: An Dưỡng Am do Thiền sư Nhất Định dựng lên làm nơi che mưa nắng để hành trình thiền định và an dưỡng thân tâm đúng như tên đặt cho thảo am. Ngày ngày vị Thiền sư hái củi đem xuống chợ Bến Ngự đổi gạo và thực phẩm để độ nhật, nhưng có một việc trái với nếp sống và giáo điều của bậc tu hành, đó là trên đường từ chợ về núi bao giờ trên đầu gậy của ông cũng có một con cá chết treo lủng lẳng. Dân kinh thành ngạc nhiên bàn tán và tỏ thái độ bất phục. Tiếng đồn đại vang đến các vị tai mắt ở triều đình Huế. Động tính hiếu kỳ, Hoàng thân Miên Thẩm tức thi bá Tùng Thiện vương đích thân lên An Dưỡng Am xem xét sự tình… thì ra, tại ngôi thảo am sơ sài nầy ngoài vị Thiền sư còn có một cụ bà tuổi ngoại bát tuần là mẫu thân của vị Thiền sư nọ. Nhà chỉ có hai mẹ con, cụ không đành lòng ở nhà để Thiền sư cứ phải đi, về hầu hạ thăm nom, mà đường thì xa ngái (Quảng Trị) nên bà theo con lên nơi heo hút nầy để mẹ con được gần gũi – cho Thiền sư an tâm hành đạo. Nhưng vì tuổi già sức yếu không chịu nổi chướng khí lam sơn nên bà ngã bệnh. Theo chỉ định của thầy thuốc bà cụ phải ăn mỗi ngày một tô cháo cá thì bệnh tình mới bình phục được.

Vì lòng hiếu kính và yêu quý mẹ, Thiền sư đã vượt qua sự ngã chấp về hình tướng, về giáo điều để cứu mẹ hiền – “Hiếu hạnh vi tiên” (Lời Phật dạy).
Sau nhiều lần đàm đạo, Hoàng thân Miên thẩm vô cùng khâm phục về sở học uyên bác thông tuệ của bậc chân tu. Thấy thảo am quá sơ sài, ông tỏ ý cúng dường phẩm vật và xây dựng lại thảo am cho khang trang bề thế, nhưng Thiền sư nhẹ nhàng từ chối và ung dung bảo với Hoàng thân: - Nếu tôi muốn sung túc đầy đủ thì đã không từ chối làm Quốc sư để được ở các ngôi chùa lớn tại kinh thành, chứ lên đây làm chi. Rồi ngài đọc cho Tùng Thiện vương nghe hai câu kệ ngài ứng khẩu khi được vua Thiệu Trị cho từ nhiệm:

Hạnh phùng tấu đắc nhưng hồi lão
Nhất bát cô thân vạn lý du,
Nghĩa là: Già rồi may được vua thương
Một thân một bát rộng đường vân du.

Có một lần, Hoàng thân Miên Thẩm lên An Dưỡng Am ở lại qua đêm và giữa cảnh núi rừng u tịch hoang sơ ấy là nguồn cảm hứng để ông viết:
“Tứ sơn phong vũ dạ trì trì
Mính tuyển thiền sang tĩnh tọa nghi
Bất thị kim triêu quá trúc viện
Văn chung vô hạn bích vân ty”

Nghĩa là:

“Non khuya mưa gió bốn bề
Giường thiền tĩnh lặng chén trà bốc hương
Ước chi am trúc ghé thường
Nghe chuông vô hạn mây sương một màu”

Sau những lần ghé thăm viếng của các vương tôn, của các danh gia đệ tử, cả kinh thành lúc đó mới biết vị Thiền sư ấy chính là ngài Tăng Can Tánh Thiên Nhất Định – vị cao tăng đã phụng sự đạo pháp và chính sự qua hai triều đại và là một người con chí hiếu của một bà mẹ đầy lòng bi mẫn vì sự nghiệp tu học của con mà chẳng quản núi hiểm rừng sâu.

Một năm sau khi Thiền sư Nhất Định viên tịch (1847), học trò của ngài là Đại đức Hải thiệu Cương Kỷ đứng ra trùng tu lại thảo am với sự đóng góp tài nguyên vật lực của các hàng Thái giám, cung phi tại nội cung, đã biến vùng thảo am thành ngôi chùa bề thế, khang trang. Khi hoàn tất công trình – ngày khánh thành an vị Phật chính, vua Tự Đức ban chỉ sắc phong Từ Hiếu Tự với lời giải thích:

-Trẫm nghĩ rằng - xưa nay điều này hiếm có – đó là người mẹ từ tâm và người con hiếu thảo nên trẫm có ý đặt tên là chùa Từ Hiếu để sau này dân chúng noi theo gương đó…


chua tu hieuchua tu hieu 3

chua tu hieu (1)chua tu hieu (2)chua tu hieu (3)chua tu hieu (4)chua tu hieu (5)chua tu hieu (7)chua tu hieu (8)chua tu hieu (13)chua tu hieu (14)chua tu hieu (16)chua tu hieu (17)chua tu hieu (18)chua tu hieu (19)chua tu hieu (23)

Từ đó, An Dưỡng Am trở thành chùa Từ Hiếu với Tổ khai sơn là Thiền sư Nhất Định, tính đến hôm nay là 153 năm (1847-2000) ngày thành lập với 3 đời kế thế: (Hải, Thanh, Trừng). Hiện tại vụ trụ trì chính thức đang hoằng dương đạo pháp phương xa nên sư đệ là Thượng tọa Trừng Huệ Thích Chí Mậu cùng ban chức sự có trọng trách điều hành giáo dục tăng chính, cũng như tiếp tục nâng cấp xây dựng những công trình mang tính đạo pháp và văn hóa như xây Thiền viện Trăng Rằm, hồ Sao Hôm, hồ Sao Mai và vườn Tào Khê. Cảnh quan chốn già lam thêm phần tao nhã.

Chùa Từ Hiếu là điểm hành hương, điểm du lịch và tham quan của khách thập phương. Rất nhiều du khách nước ngoài đã đến dự những buổi thiền trà, thiền hành và dùng cơm chay trong chánh niệm.

Ninh Giang Thu Cúc
(Viết tại Gò Vấp – TP. Hồ Chí Minh – cuối thu 2000)


facebook

youtube


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2011(Xem: 4426)
Chùa tọa lạc dưới chân đồi Hòn Thiên, số 143 đường Đặng Huy Trứ, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. ĐT: 054.821593. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
24/12/2010(Xem: 4089)
“Gió đưa cành trúc la đà/Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương”. Đã hơn 300 năm qua, tiếng chuông Thiên Mụ vẫn đều đặn giữ nhịp thời gian. Nhưng, chuông ấy mỗi ngày hai buổi được gõ như thế nào thì mấy ai biết ?
11/12/2010(Xem: 3433)
Trong việc nghiên cứu Phật Pháp, chúng ta cần hiểu rằng có một cách thế đúng đắn để thực hiện điều đó. Khi bạn nghe giảng những giáo lý Phật giáo này, hãy đặt sang một bên mọi sự xao lãng và tập trung tâm bạn với ý hướng nhất tâm trên những ngôn từ và ý nghĩa của chúng. Điều này cũng phải được thực hiện với một thái độ nhớ tưởng tới tất cả những chúng sinh khác không thể nghe giáo lý Giác ngộ. Hãy đưa họ vào tâm bạn với những niệm tưởng từ bi và với một quyết định rằng, nhân danh họ, bạn sẽ học tập Pháp một cách đúng đắn, nhớ tới nó, kinh nghiệm và chứng ngộ nó bằng những nỗ lực của riêng bạn.
05/12/2010(Xem: 3438)
Chùa Thiên Phước, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình được dựng từ năm Tân Hợi (1911). Ngày 11 tháng 12 năm 2010 (nhằm mùng 6 tháng 11 Canh Dần) là ngày kỷ niệm 100 năm thành lập chùa, nhân dịp này chùa tổ chức lễ đặt viên đá khởi công trùng tu ngôi chánh điện mà mái ngói bể dột, tường vôi mục rữa, cột kèo mối mọt sắp sụm.
05/12/2010(Xem: 4504)
Chùa xây đã 100 năm, trải bao biến thiên của đất trời và bom đạn chiến tranh, nay đã đến lúc phải trùng tu nếu muốn được tiếp tục sinh hoạt. Ngôi chánh điện dung chứa hàng trăm phật-tử nhiệt tâm mỗi ngày để bái sám tụng niệm, và hàng ngàn đồng bào qui tụ những ngày sóc vọng, lễ lớn, có nguy cơ sẽ bị sụp đổ bất cứ lúc nào. Điều này khiến sư cô trụ trì ngày đêm ưu tư, lo lắng, và cuối cùng cũng phải cất lời kêu gọi sự hằng tâm hằng sản của chư tôn đức Tăng Ni và đạo hữu khắp nơi.
04/12/2010(Xem: 5242)
Video: Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa, Thành Phố Nha Trang
13/11/2010(Xem: 3473)
Chùa Từ Đàm, Ngôi Đại Già Lam Xứ Huế
31/10/2010(Xem: 4731)
Chùa Minh Đức ở huyện Phú Ninh, Quảng Nam, theo như lược ghi trong phần lịch sử ngôi chùa từ bức thư của Thầy Viên Quán, không phải là ngôi chùa được xây trên núi. Nhưng tôi vẫn muốn gọi là "chùa núi", vì chùa nằm ở nơi đìu hiu hút gió, xa cách phố thị, mặt hướng kênh nước và hồ sen, lưng dựa núi đồi trầm mặc; với một địa danh xa lạ (Phú Thịnh, Phú Ninh) mà tôi mới nghe lần đầu. Một ngôi chùa, xây ở một địa phương tuốt trong vùng núi rừng như thế (trong nước bây giờ người ta gọi là "vùng sâu, vùng xa,") thì chẳng phải là chùa núi thì là gì. Đó là nói về địa thế, cảnh trí.
29/10/2010(Xem: 4666)
Kể từ khi vết tích của chùa Thiên Mụ được ghi lại đơn sơ trong sách Ô Châu Cận Lục vào năm 1553 (1), chùa đã tồn tại gần 450 năm cho đến ngày nay. Trải qua bao nhiêu cuộc bể dâu, chùa vẫn giữ được địa vị và vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống đạo và đời của dân Huế, nói riêng, và của dân cả nước, nói chung. Qua đầu thế kỷ 17, chùa đã thực sự đi vào lịch sử sau khi Nguyễn Hoàng vào xứ đàng trong để gây dựng cơ nghiệp đế vương với huyền thoại “bà tiên mặc áo đỏ” (9).
26/10/2010(Xem: 31285)
Chùa Hòa Thạnh (Chùa Cây Mít) Xã Nhơn Hưng, Huyện Tịnh Biên Tỉnh An Giang Chùa Linh Sơn Xã Vọng Thê, Huyện Phú Tân Tỉnh An Giang Chùa Long Hưng Xã Long Sơn, Huyện Phú Tân Tỉnh An Giang Tịnh Xá Ngọc Giang 80 B Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Xuyên Thị Xã Long Xuyên, Tỉnh An Giang Chùa Phú Thạnh Tổ 24, Ấp Châu Long, Xã Vĩnh Mỹ Thị Xã Châu Đốc, Tỉnh An Giang
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567