Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Rừng Thiền Tĩnh Tâm An Lành Trên Đất Thần Kinh

20/09/202016:25(Xem: 6947)
Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Rừng Thiền Tĩnh Tâm An Lành Trên Đất Thần Kinh
CHÙA HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG -
RỪNG THIỀN TĨNH TÂM AN LÀNH TRÊN ĐẤT THẦN KINH!

 Bài viết của Nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường
Do Phật tử Quảng Hương diễn đọc
từ Trang Nhà Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu





 

            Chùa Huyền Không Sơn Thượng tọa lạc tại thôn ĐồngChầm (Hòn Vượn), phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa cách trung tâm thành phố Huế khoảng 14 km về hướng Tây. Chùa thuộc Hệ phái Phât giáo Nam Tông (Kinh).

            Chùa do Tỳ khưu Giới Đức, bút hiệu Minh Đức Triều Tâm Ảnh thành lập.

Năm 1988, hưởng ứng chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc của tỉnh, chùa đã làm đơn xin được 50,4 hecta để trồng cây gây rừng. Qua năm 1989, các sư đã vào lập trang trại, đào giếng, ươm cây giống …và xây dựng các công trình ở hai khu ngoại viện và nội viện.

            Chùa thiết kế thành 2 khu vực chính:

1/Khu ngoại viện: Diện tích 30 hecta, gồm: khu chùa việnkhu nghệ thuật.

 

a/Khu chùa viện có diện tích 1 hecta, gồm: Cổng chùa, ngôi chánh điện, am Mây Tía, Nghinh lương đình, nhà khách, Chúng hòa đường, Tĩnh trai đường, Tăng xá, cốc liêu chư Tăng, cốc liêu chư Ni và các công trình phụ.

 

     Cổng chùa được xây bằng đá, giữa hai mái có tên chùa: Huyền Không Sơn Thượng. Mặt trước cổng có câu đối:

 

            Huyền tại sơn đầu, bộ đáo sơn đầu, vân hựu viễn;

            Không trầm thủy tể, lao cùng thủy tể, nguyệt hoàn vô!

 

     Sau cổng là pho tượng đức Phật hòa bình, cao hơn 2m. Qua các mảnh sân cao thấp liên hoàn, hai bên trồng nhiều loại cây: tùng, trúc, mai, đào, dương liễu, hoàng yến, phượng vàng … là 12 bậc cấp dẫn lên ngôi chánh điện.

 

                 Ngôi chánh điệncó diện tích 150m2, được xây dựng và mở rộng từ khung sườn ngôi nhà rường Huế với vật liệu gỗ, ngói vảy cá; kiến trúc mở, hài hòa trong khung cảnh thiên nhiên.Điện Phật bài trí tôn nghiêm, thờ tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni (1 tượng lớn ở giữa, 3 tượng nhỏ phía trước và 2 tượng nhỏ hai bên); xá lợi Phật và xá lợi chư vị Thánh Tăng. Trong chánh điện có nhiều cặp câu đối thư pháp Việt được khắc lên cột:

 

                        Cư sĩ, rộng nương trồng hữu hạnh,

                        Tăng nhân, y bát hướng vô công!

 

                         Trần thế tối tăm, đuốc tuệ lung linh vầng nhật rạng;

                         Nhân sinh khô hạn, suối từ lấp lánh giọt nguồn trong.

 

                        Gieo nghiệp giận tham, cõi đến khổ đau, ma dẫn lối;

                        Làm điều lành tốt, cảnh về an lạc, Phật soi đường.

 

                        Quá khứ đã qua, diều dỗi giận thương trò đa sự;

                        Tương lai chưa đến, mộng mơ tham muốn chuyện vô duyên.

 

                 Am Mây Tía (Tử Vân am) là hậu thân của Phong Trúc am,là nơi ở, làm việc, uống trà, tiếp khách của sư trú trì.Tầng trên am Mây Tía là gác kinh sách. Chung quanh am có hồ nước và nhiều loại hoa thân thảo, thân mộc, phong lan, địa lan … Ở đây có câu đối:

 

                 Bút dựng rừng tùng, mây nước lung linh, khách quý, gió thơm hương lá bối;

                 Thơ reo vườn trúc, khói sương bát ngát, bạn lành, nắng ấm sắc hiên văn!

 

                 Nghinh lương đìnhvới không gian mở, ba mặt để trống,là chỗ dừng chân của khách thập phương, nghỉ ngơi, uống trà, đàm đạo … Phía sau Nghinh lương đình có nhàkhách.

 

                 Tĩnh trai đường dùng làm nhà thọ trai, nhà bếp cho chư Tăng và chúng điệu.

 

                 Chúng hòa đường hay Tăng xá là nơi ở của chư Tăng và chúng điệu. ở cổng vào Chúng hòa đường có câu đối:

 

                                                Sạch đẹp sân vườn công mật độ,

                                                Tốt lành thân khẩu đức huân tu.

 

                 Cốc liêu của chư Tăng, chư Ni. Mỗi cốc có diện tích khoảng 12m2 nằm rải rác ven núi, giữa vườn, thường dành cho các vị sư lớn tuổi. Cốc liêu có những tên như: Tùng Vân sơn cốc, Thạch Vân sơn cốc, Tử Tiêu sơn cốc, Lan Vân sơn cốc …

 

                 Ngoài các công trình xây dựng trên, khu chùa viện còn có giàn phong lan và vườn cây cảnh phong phú: mai, trà mi, đỗ quyên … làm xanh mát rừng thiền.

 

b/Khu nghệ thuật có Vườn cỏ đá, không sơn thiền uyển và nhà triển lãm.

 

Vườn cỏ đá có diện tích khoảng 500m2,chỉ có cỏ xanh và đá xám.Ở đây có các cảnh Phật tích như: tượng Phật tu khổ hạnh trong một động đá, tượng Phật thành đạo, tượng Phật chuyển pháp luân(bằng đá trắng) và tượng Phật nhập niết bàn(bằng đồng, nặng 3 tấn).

 

Không sơn thiền uyểncó diện tích khoảng 1,5 hecta. Ở đây có các công trình nghệ thuật tương hòa với thiên nhiên: Thủy nguyệt đàm, Lãm thúy kiều, Sơn ảnh hồ, Giải trần kiều, Tĩnh không kiều, Vọng oa đàm, Thư pháp đình … Tại đây có câu đối:

 

Chữ chẳng là mây, thăm phố chợ, dạo non xanh, sương khói lơ thơ hòa khí bút;

Thơ đâu phải nước, ngủ suối trăng, mơ sông biếc, rong bèo lác đác dệt tình văn.

 

     Am trăng ngủ là nơi tĩnh cư của chư Tăng.

 

2/Khu nội viện: là nơi tĩnh tu của chư Tăng, là rừng thiền cho hành giả tu tập Samatha (thiền định, thiền chỉ) và Vipassanà (thiền quán, tuệ quán, minh sát).

                 Đến chùa Huyền Không Sơn Thượng, thư pháp chữ Việt với nét bút điêu luyện tuyệt vời của vị sư trú trì có mặt ở khắp nơi nơi. Có thể nói trong rừng thiền Huyền Không là rừng thư pháp Huyền Không.

                                    Cao cao núi tuyết Hy Ma,

                                    Người lành cũng vậy, ở xa thấy liền.

                                    Mũi tên bay giữa đêm đen,

                                    Kẻ xấu tính nết ai thèm biết cho!

                                                            Kinh Lời Vàng (số 304)

 

                                    Nói, làm thường thận trọng,

                                    Luôn trọn vẹn chú tâm,

                                    Lắng nghe quan sát rõ,

                                    Đến, đi Pháp lặng thầm!

                                                Thiền sư Viên Minh

 

                 Chùa đã có kế hoạch xây dựng một thiền đường rộng rãi; xây tượng đài đức Phật hòa bình cao 21m; xây một bảo tháp trên vách núi để thờ xá lợi Phật và chư vị Thánh Tăng; xây cụm công trình thờ Phạm Thiên, chư Thiên …

 

                 Chùa có website: www.huyenkhongsonthuong.com giới thiệu đầy đủ về các công trình tại chùa, nhiều tin tức sinh hoạt, các bài giảng pháp, trang văn thơ thiền, thư pháp … với số lượt người truy cập gần 800.000 (tính đến ngày 19/9/2020).

                 Website: www.dulichvietnam.com.vnngày 09/10/2018 có bài của Cẩm Luyến: “Đến Huyền Không Sơn Thượng ngắm tiên cảnh xứ Huế”.

 

                 Website: www.thanhnien.vnngày 05/11/2019 có bài của Nâu: “Rừng thiềnHuyền Không Sơn Thượng: Đi để tĩnh lặng”.

 

                 Website: www.huesmiletravel.comngày 12/7/2019 có bài của Hồ Liên: “ ChùaHuyền Không Sơn Thượng - Điểm dừng chân lý tưởng”.

 

                                                 Cửa Không chào đón thiện hiền,

                                    Một ngày sống Đạo sống thiền quý thay!

                                                            Minh Đức Triều Tâm Ảnh

 

                 Đến với chùa Huyền Không Sơn Thượng, rừng thiền tĩnh tâm an lạc trên đất Thần Kinh!

 


 Võ Văn Tường

 

Tài liệu tham khảo:

Website: www.huyenkhongsonthuong.com ngày 28/5/2015, Tỳ khưu Giới Đức, Rừng thiền Huyền Không Sơn Thượng.

 




 Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (1)Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (2)
Ảnh 01-02. Toàn cảnh chùa Huyền Không Sơn Thượng

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (3)Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (4)
Ảnh 03-04. Đường vào chùa

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (5)Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (6)
Ảnh 05-06. Cổng chùa

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (7)Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (8)
Ảnh 07-08. Tượng đức Phật hòa bình

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (9)Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (10)
Ảnh 09-10. Ngôi chánh điện

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (11)Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (12)Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (13)
Ảnh 11-13. Điện Phật

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (14)
Ảnh 14. Thư pháp chữ Việt trên phiến đá ở sân chùa
Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (15)
Ảnh 15. Am Mây Tía và gác kinh sách

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (16)Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (17)Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (18)
Ảnh 16-18. Nghinh lương đình, Tĩnh Trai đường

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (19)
Ảnh 19. Cổng vào Chúng hòa đường

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (20)
Ảnh 20. Rừng tỉnh lắng

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (21)
Ảnh 21. Phiến đá khắc câu đối: vế Không, vế Có.

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (22)
Ảnh 22. Tượng đức Phật tu khổ hạnh

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (23)
Ảnh 23. Tượng đức Phật thiền định

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (24)
Ảnh 24. Tượng đức Phật chuyển pháp luân

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (25)Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (26)
Ảnh 25-26. Tượng đức Phật nhập niết bàn

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (27)Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (28)Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (29)Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (30)Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (31)
Ảnh 27-31. Các câu kinh và lời dạy các thiền sư khắc ở tường thành

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (32)
Ảnh 32. Thư pháp chữ Việt trên phiến đá ở chùa.
 
 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/08/2020(Xem: 4298)
Chùa Hoằng Phúc tọa lạc ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Chùa còn gọi là Chùa Trạm hay Chùa Quan. Chùa cách trung tâm huyện Lệ Thủy 4 km, cách Quốc lộ 1A 3 km. Trang web: chuahoangphuc.com có bài: “Chùa Hoằng Phúc Quảng Bình ‘VÔ SONG PHÚC ĐỊA’ có niên đại hơn 700 năm” cho biết chùa có từ thời Trần, được xem là ngôi chùa cổ nhất miền Trung Việt Nam. Chùa được ghi nhận là nơi “vô song phúc địa” (đất phúc khôn sánh), khởi nguồn có tên là Am Tri Kiến. Văn bia ở chùa năm 2016 cho biết năm 1301, Điều ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông trên đường du hóa Nam phương, dừng lại chọn lập am và quảng hoằng Phật pháp. Khi đó, am được gọi là “Am Tri Kiến” nghĩa là tự con người giác ngộ chân lý nhà Phật.
13/08/2020(Xem: 4073)
Thật có duyên rất lành mới có cơ hội cúng dường xây dựng chủa Viên Thông tại xã Cuôr Đăng, huyện M'gar Đăk Lăk, là một ngôi chùa duy nhất ở một xã có 3500 hộ trong đó 70% là dân tộc Eđê. Thầy Minh Hạnh là vị Thầy tu hành nghiêm túc với hạnh nguyện mang ánh sáng Tam Bảo đến với bà con dân tộc nghèo vùng cao nguyên. là một chú tiểu khi lên chín tuổi, vượt qua tuổi vị thành niên, rồi thanh niên với nhiều chướng ngại mà cả chục chú tiểu chỉ còn 1 hoặc 2 thật khả ý, khả ái với Tam Bảo, với lời dạy của Thế Tôn mới có thắng chính mình, thọ đại giới tỳ kheo, thành vị sa môn đích thực trong giáo pháp của Như Lai. Thầy Minh Hạnh năm nay 38 tuổi, như vậy đã 28 năm theo Phật, theo Tam Bảo rồi. Với 14 năm hành đạo (cũng là tu đạo) ở xã Cuôr Đăng, Thầy Minh Hạnh an trụ trong hạnh nhẫn nhục với tâm nguyện kiên cố mới có những thành quả khá tốt như ngày nay. Những năm đầu, chính quyền nơi đây không cho tụng kinh gõ mõ, không một ai nơi đây biết đến Tam Bảo. Nay hàng ngày đều có 15-20 Phật tử đều đ
03/08/2020(Xem: 5281)
Chùa Đại Tuệ có tên gọi khác là chùa Cao, chùa Đại Huệ, tọa lạc ở xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Chùa nằm trên đỉnh cao nhất của núi Đại Huệ, còn gọi là Phong Vân Sơn, ở độ cao 450m so với mực nước biển, có diện tích 20 hecta. Theo truyền thuyết, chùa được vua Mai Hắc Đế cho xây dựng từ năm 713.
31/07/2020(Xem: 4542)
42 năm! Con số của thời gian vụt trôi... Năm 1977, tôi tình nguyện đăng ký đi Thanh Niên Xung Phong lúc tuổi 17 "bẽ gãy sừng... bò tót", gia nhập đội ngũ áo xanh, nón tai bèo, thuộc A1, B1, Tiểu Đoàn TNXP Đất Sét. Đóng quân tại Đất Sét 1. Đất Sét! Vùng KInh Tế Mới "quyện theo nước dòng Sông Chò" và "dưới chân Hòn Dữ đêm đêm tỏa sương mờ"... Cuối năm 1978, tôi rời Đất Sét, chuyển vùng ra KTM Nhiễu Giang ngoài Phú Yên, nhủ lòng "một về không trở lại"... Quay lại làm chi nữa?Có gì đâu để mình phải quay lại? Tưởng là vậy sau hơn 40 năm, hơn nửa đời người, nhưng không ngờ, sáng nay, tôi lại chuẩn bị lên đường quay trở lại vùng đất hoang vu ma thiêng nước độc năm xưa…
28/06/2020(Xem: 24178)
Bức tượng được sơn son thếp vàng, tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen nằm đè lên.
16/06/2020(Xem: 4844)
Chùa Đại Từ Ân tọa lạc trong Khu đô thị sinh thái cao cấp Đan Phượng - The Phoenix Garden (44,96 hecta), thuộc thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Chùa được khởi công xây dựng vào ngày 09/5/2010 trên diện tích 2 hecta. Tên chùa Đại Từ Ân được Trưởng lão Hòa thượng Pháp chủ GHPGVN Thích Phổ Tuệ đặt. Trước chùa, pho đại tượng đức Phật A Di Đà (cao 25m) tôn trí ở giữa một công viên rộng lớn, thoáng đãng.
22/02/2020(Xem: 6240)
Trung tâm Phật giáo Trúc Lâm Thiên Trường tọa lạc ở phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, sát Quốc lộ 10. Trung tâm được xây dựng vào năm 2006 trên diện tích 34.000m2. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nam Định đã tổ chức Lễ An vị đại tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng vào ngày 30/8/2014 (ngày 06 tháng 8 năm Giáp Ngọ) và Đại lễ khánh thành Trung tâm Phật giáo Trúc Lâm Thiên Trường vào ngày 31/8/2014 (ngày 07 tháng 8 năm Giáp Ngọ), tri ân những sự đóng góp tâm lực, vật lực của chư Tôn đức Tăng Ni toàn tỉnh và Phật tử khắp nơi, đặc biệt là Tập đoàn Nam Cường và Công ty đúc đồng Thắng Lợi đã phát tâm công đức đúc đại bảo tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng cao 14,8m, nặng 150 tấn.
16/12/2019(Xem: 6780)
Chùa do Thiền sư Liễu Quán (1667-1742) khai sáng vào đầu thế kỷ XVIII. Thiền sư là đệ tử đắc pháp của Hòa thượng Minh Hoằng - Tử Dung, được Hòa thượng trao tâm ấn năm 1712. Bấy giờ, chùa đã trở thành một đạo tràng lớn, có hàng vạn đệ tử học đạo, nghe pháp. Trong ba năm 1733, 1734 và 1735, Thiền sư đã mở ba Đại giới đàn truyền giới cho hàng vạn người tại chùa. Năm 1740, Thiền sư mở đại giới đàn Long Hoa ở kinh thành; năm 1742 mở Đại giới đàn tại chùa Viên Thông, nơi ngài khai sơn trước chùa Thiền Tôn. Thiền sư viên tịch năm Nhâm Tuất (1742), bảo tháp dựng ở một triền núi phía Đông Nam chùa vào tháng 4 năm Cảnh Hưng thứ 9 (1748), la thành bao quanh đồi tháp được xây vào năm 2001 nhân dịp đại trùng tu ngôi tổ đình.
28/11/2019(Xem: 6504)
Thông Báo Tuyển Sinh Khóa IX (2020-2023) của Trường Trung Cấp Phật Học Tỉnh Đồng Nai
08/11/2019(Xem: 11772)
Như có một cái gì sống lại khi ngồi viết bài này về dòng Thiền Trúc Lâm và núi Bạch Mã. Sự kết hợp giữa tâm linh và thiên nhiên đưa ta vào một khoảnh khoắc tuyệt vời huyền bí khi cảm nhận. Một dòng thiền Việt Nam do ông vua tài giỏi sáng lập và đắc đạo, một núi cao 1450 mét có mây trắng quanh năm trên đỉnh, dưới chân dòng nước lững lờ trôi của hồ Truồi trứ danh yên tịnh. Hai cảnh trí tạo ra cho người đến đây tự hỏi: Ngàn năm mưa gió vẫn bay Trăm năm có đứng chỗ này hay chưa?!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]