Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Rừng Thiền Tĩnh Tâm An Lành Trên Đất Thần Kinh

20/09/202016:25(Xem: 6951)
Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Rừng Thiền Tĩnh Tâm An Lành Trên Đất Thần Kinh
CHÙA HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG -
RỪNG THIỀN TĨNH TÂM AN LÀNH TRÊN ĐẤT THẦN KINH!

 Bài viết của Nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường
Do Phật tử Quảng Hương diễn đọc
từ Trang Nhà Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu





 

            Chùa Huyền Không Sơn Thượng tọa lạc tại thôn ĐồngChầm (Hòn Vượn), phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa cách trung tâm thành phố Huế khoảng 14 km về hướng Tây. Chùa thuộc Hệ phái Phât giáo Nam Tông (Kinh).

            Chùa do Tỳ khưu Giới Đức, bút hiệu Minh Đức Triều Tâm Ảnh thành lập.

Năm 1988, hưởng ứng chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc của tỉnh, chùa đã làm đơn xin được 50,4 hecta để trồng cây gây rừng. Qua năm 1989, các sư đã vào lập trang trại, đào giếng, ươm cây giống …và xây dựng các công trình ở hai khu ngoại viện và nội viện.

            Chùa thiết kế thành 2 khu vực chính:

1/Khu ngoại viện: Diện tích 30 hecta, gồm: khu chùa việnkhu nghệ thuật.

 

a/Khu chùa viện có diện tích 1 hecta, gồm: Cổng chùa, ngôi chánh điện, am Mây Tía, Nghinh lương đình, nhà khách, Chúng hòa đường, Tĩnh trai đường, Tăng xá, cốc liêu chư Tăng, cốc liêu chư Ni và các công trình phụ.

 

     Cổng chùa được xây bằng đá, giữa hai mái có tên chùa: Huyền Không Sơn Thượng. Mặt trước cổng có câu đối:

 

            Huyền tại sơn đầu, bộ đáo sơn đầu, vân hựu viễn;

            Không trầm thủy tể, lao cùng thủy tể, nguyệt hoàn vô!

 

     Sau cổng là pho tượng đức Phật hòa bình, cao hơn 2m. Qua các mảnh sân cao thấp liên hoàn, hai bên trồng nhiều loại cây: tùng, trúc, mai, đào, dương liễu, hoàng yến, phượng vàng … là 12 bậc cấp dẫn lên ngôi chánh điện.

 

                 Ngôi chánh điệncó diện tích 150m2, được xây dựng và mở rộng từ khung sườn ngôi nhà rường Huế với vật liệu gỗ, ngói vảy cá; kiến trúc mở, hài hòa trong khung cảnh thiên nhiên.Điện Phật bài trí tôn nghiêm, thờ tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni (1 tượng lớn ở giữa, 3 tượng nhỏ phía trước và 2 tượng nhỏ hai bên); xá lợi Phật và xá lợi chư vị Thánh Tăng. Trong chánh điện có nhiều cặp câu đối thư pháp Việt được khắc lên cột:

 

                        Cư sĩ, rộng nương trồng hữu hạnh,

                        Tăng nhân, y bát hướng vô công!

 

                         Trần thế tối tăm, đuốc tuệ lung linh vầng nhật rạng;

                         Nhân sinh khô hạn, suối từ lấp lánh giọt nguồn trong.

 

                        Gieo nghiệp giận tham, cõi đến khổ đau, ma dẫn lối;

                        Làm điều lành tốt, cảnh về an lạc, Phật soi đường.

 

                        Quá khứ đã qua, diều dỗi giận thương trò đa sự;

                        Tương lai chưa đến, mộng mơ tham muốn chuyện vô duyên.

 

                 Am Mây Tía (Tử Vân am) là hậu thân của Phong Trúc am,là nơi ở, làm việc, uống trà, tiếp khách của sư trú trì.Tầng trên am Mây Tía là gác kinh sách. Chung quanh am có hồ nước và nhiều loại hoa thân thảo, thân mộc, phong lan, địa lan … Ở đây có câu đối:

 

                 Bút dựng rừng tùng, mây nước lung linh, khách quý, gió thơm hương lá bối;

                 Thơ reo vườn trúc, khói sương bát ngát, bạn lành, nắng ấm sắc hiên văn!

 

                 Nghinh lương đìnhvới không gian mở, ba mặt để trống,là chỗ dừng chân của khách thập phương, nghỉ ngơi, uống trà, đàm đạo … Phía sau Nghinh lương đình có nhàkhách.

 

                 Tĩnh trai đường dùng làm nhà thọ trai, nhà bếp cho chư Tăng và chúng điệu.

 

                 Chúng hòa đường hay Tăng xá là nơi ở của chư Tăng và chúng điệu. ở cổng vào Chúng hòa đường có câu đối:

 

                                                Sạch đẹp sân vườn công mật độ,

                                                Tốt lành thân khẩu đức huân tu.

 

                 Cốc liêu của chư Tăng, chư Ni. Mỗi cốc có diện tích khoảng 12m2 nằm rải rác ven núi, giữa vườn, thường dành cho các vị sư lớn tuổi. Cốc liêu có những tên như: Tùng Vân sơn cốc, Thạch Vân sơn cốc, Tử Tiêu sơn cốc, Lan Vân sơn cốc …

 

                 Ngoài các công trình xây dựng trên, khu chùa viện còn có giàn phong lan và vườn cây cảnh phong phú: mai, trà mi, đỗ quyên … làm xanh mát rừng thiền.

 

b/Khu nghệ thuật có Vườn cỏ đá, không sơn thiền uyển và nhà triển lãm.

 

Vườn cỏ đá có diện tích khoảng 500m2,chỉ có cỏ xanh và đá xám.Ở đây có các cảnh Phật tích như: tượng Phật tu khổ hạnh trong một động đá, tượng Phật thành đạo, tượng Phật chuyển pháp luân(bằng đá trắng) và tượng Phật nhập niết bàn(bằng đồng, nặng 3 tấn).

 

Không sơn thiền uyểncó diện tích khoảng 1,5 hecta. Ở đây có các công trình nghệ thuật tương hòa với thiên nhiên: Thủy nguyệt đàm, Lãm thúy kiều, Sơn ảnh hồ, Giải trần kiều, Tĩnh không kiều, Vọng oa đàm, Thư pháp đình … Tại đây có câu đối:

 

Chữ chẳng là mây, thăm phố chợ, dạo non xanh, sương khói lơ thơ hòa khí bút;

Thơ đâu phải nước, ngủ suối trăng, mơ sông biếc, rong bèo lác đác dệt tình văn.

 

     Am trăng ngủ là nơi tĩnh cư của chư Tăng.

 

2/Khu nội viện: là nơi tĩnh tu của chư Tăng, là rừng thiền cho hành giả tu tập Samatha (thiền định, thiền chỉ) và Vipassanà (thiền quán, tuệ quán, minh sát).

                 Đến chùa Huyền Không Sơn Thượng, thư pháp chữ Việt với nét bút điêu luyện tuyệt vời của vị sư trú trì có mặt ở khắp nơi nơi. Có thể nói trong rừng thiền Huyền Không là rừng thư pháp Huyền Không.

                                    Cao cao núi tuyết Hy Ma,

                                    Người lành cũng vậy, ở xa thấy liền.

                                    Mũi tên bay giữa đêm đen,

                                    Kẻ xấu tính nết ai thèm biết cho!

                                                            Kinh Lời Vàng (số 304)

 

                                    Nói, làm thường thận trọng,

                                    Luôn trọn vẹn chú tâm,

                                    Lắng nghe quan sát rõ,

                                    Đến, đi Pháp lặng thầm!

                                                Thiền sư Viên Minh

 

                 Chùa đã có kế hoạch xây dựng một thiền đường rộng rãi; xây tượng đài đức Phật hòa bình cao 21m; xây một bảo tháp trên vách núi để thờ xá lợi Phật và chư vị Thánh Tăng; xây cụm công trình thờ Phạm Thiên, chư Thiên …

 

                 Chùa có website: www.huyenkhongsonthuong.com giới thiệu đầy đủ về các công trình tại chùa, nhiều tin tức sinh hoạt, các bài giảng pháp, trang văn thơ thiền, thư pháp … với số lượt người truy cập gần 800.000 (tính đến ngày 19/9/2020).

                 Website: www.dulichvietnam.com.vnngày 09/10/2018 có bài của Cẩm Luyến: “Đến Huyền Không Sơn Thượng ngắm tiên cảnh xứ Huế”.

 

                 Website: www.thanhnien.vnngày 05/11/2019 có bài của Nâu: “Rừng thiềnHuyền Không Sơn Thượng: Đi để tĩnh lặng”.

 

                 Website: www.huesmiletravel.comngày 12/7/2019 có bài của Hồ Liên: “ ChùaHuyền Không Sơn Thượng - Điểm dừng chân lý tưởng”.

 

                                                 Cửa Không chào đón thiện hiền,

                                    Một ngày sống Đạo sống thiền quý thay!

                                                            Minh Đức Triều Tâm Ảnh

 

                 Đến với chùa Huyền Không Sơn Thượng, rừng thiền tĩnh tâm an lạc trên đất Thần Kinh!

 


 Võ Văn Tường

 

Tài liệu tham khảo:

Website: www.huyenkhongsonthuong.com ngày 28/5/2015, Tỳ khưu Giới Đức, Rừng thiền Huyền Không Sơn Thượng.

 




 Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (1)Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (2)
Ảnh 01-02. Toàn cảnh chùa Huyền Không Sơn Thượng

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (3)Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (4)
Ảnh 03-04. Đường vào chùa

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (5)Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (6)
Ảnh 05-06. Cổng chùa

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (7)Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (8)
Ảnh 07-08. Tượng đức Phật hòa bình

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (9)Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (10)
Ảnh 09-10. Ngôi chánh điện

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (11)Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (12)Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (13)
Ảnh 11-13. Điện Phật

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (14)
Ảnh 14. Thư pháp chữ Việt trên phiến đá ở sân chùa
Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (15)
Ảnh 15. Am Mây Tía và gác kinh sách

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (16)Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (17)Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (18)
Ảnh 16-18. Nghinh lương đình, Tĩnh Trai đường

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (19)
Ảnh 19. Cổng vào Chúng hòa đường

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (20)
Ảnh 20. Rừng tỉnh lắng

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (21)
Ảnh 21. Phiến đá khắc câu đối: vế Không, vế Có.

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (22)
Ảnh 22. Tượng đức Phật tu khổ hạnh

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (23)
Ảnh 23. Tượng đức Phật thiền định

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (24)
Ảnh 24. Tượng đức Phật chuyển pháp luân

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (25)Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (26)
Ảnh 25-26. Tượng đức Phật nhập niết bàn

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (27)Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (28)Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (29)Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (30)Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (31)
Ảnh 27-31. Các câu kinh và lời dạy các thiền sư khắc ở tường thành

Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế (32)
Ảnh 32. Thư pháp chữ Việt trên phiến đá ở chùa.
 
 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/11/2022(Xem: 2746)
Theo thống kê gần đây, Thái Nguyên có 780 di tích được kiểm kê, trong đó có 12 di tích khảo cổ học; 479 di tích lịch sử; 16 di tích kiến trúc nghệ thuật; 225 di tích tín ngưỡng và 40 di tích danh thắng, trong đó có 46 di tích đã được xếp hạng. Như vậy, ngoài những di tích thuộc mô típ khảo cổ học, còn lại hầu hết các di tích đều có hình ảnh các ngôi chùa hoặc có liên quan . Bên cạnh đó, các ngôi đình thờ Thành Hoàng hoặc người có công đức xây dựng cuộc đất sở tại, và các ngôi đền thuộc tín ngưỡng thờ Mẫu, cũng đều có liên quan đến tín ngưỡng thờ Phật. Người xưa từng nói: Đất của Vua, Chùa của làng, phong cảnh Bụt cho thấy sự liên hệ và kết nối tâm linh trong đời sống xã hội bao đời. Đặc biệt chính người Thái Nguyên luôn truyền nhau câu ca : Cho tôi lập Miếu thờ Vua Xây Lăng thờ mẹ xây Chùa thờ Cha.
08/11/2022(Xem: 2854)
Sáng ngày 7-11-2022 (14-10-Nhâm Dần), Đại đức Thích Đạo Thiền và Phật tử chùa Bảo Phước (phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) đã thiết lễ cúng rằm Hạ nguyên tùng duyên tưởng niệm Đại tường cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Ngộ Tánh – Nguyên Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN, Ủy viên Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Trưởng ban Tăng sự tỉnh Khánh Hòa . Hòa thượng Thích Ngộ Tánh đã thuận thế vô thường, thu thần viên tịch vào lúc 09h10 ngày 04-12-2020 (nhằm ngày 20-10 năm Canh Tý), tại chùa Đức Hòa, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Trụ thế 80 năm – Hạ Lạp: 50 năm.
08/11/2022(Xem: 2941)
Ngày rằm tháng Mười, rằm Hạ nguyên đã trở thành ngày lễ hội mang nhiều giá trị tâm linh đối với người dân Việt. Nhất là đối với Phật tử, rằm tháng Mười là dịp để mọi người con Phật hướng tâm tu tập, trên nhờ hồng ân chư Phật mười phương gia hộ, kế đến là tổ tiên ông bà che chở. Nhưng quan trọng hơn hết là mỗi người phải biết kết nối truyền thống gia đình trong ý nghĩa tri ân và báo ân. Theo chân những người bạn đạo, chiều ngày 7-11-2022 (14-10-Nhâm Dần), chúng tôi đến chùa Linh Quang, tổ dân phố Phước Sơn, phường Ninh Đa, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa dự lễ rằm tháng Mười.
30/08/2022(Xem: 2846)
Vào lúc 08h sáng nay nhân ngày khánh đản đức Bồ tát Địa Tạng, 27/8/2022 (nhằm ngày mồng 1 tháng 8 Nhâm Dần), Chùa Bửu Long ở xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, Khánh Hoà đã trang nghiêm tổ chức lễ cung nghinh tôn tượng kim thân Đức Phật Thích Ca Mâu Ni về an vị trên chánh điện mới được xây cất dang dở.
27/07/2022(Xem: 3170)
Thư Ngỏ kêu gọi cúng dường xây dựng Chùa Thành Trung, Xã Đồng Tiến, Huyện Đồng Phú, Tỉnh Bình Phước
07/04/2022(Xem: 3908)
Sau Mộc bản Triều Nguyễn, bia Tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám thì Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là di sản tư liệu thứ 3 được thế giới vinh danh “Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương”. Theo bia tháp ghi lại, năm Thuận Thiên Nguyên Niên (1010), vua Lý Thái Tổ cử hai quan trong triều là Nguyễn Đạo Thành và Phạm Hạt thiết kế đồ án, lo việc kiến thiết 8 ngôi chùa, trong đó có chùa Vĩnh Nghiêm ở tỉnh Bắc Giang hiện nay. Chùa Vĩnh Nghiêm được hoàn thành vào năm 1016, với ý nghĩa là nơi mãi mãi tôn nghiêm và vị trụ trì đầu tiên là Thiền Sư Vạn Hạnh.
20/03/2022(Xem: 3864)
Nói đến chùa ở Huế thì không một người dân nào của đất cố đô lại không biết đến chùa Từ Hiếu, ngôi cổ tự sắc phong hùng vĩ tọa lạc tại núi Dương Xuân, xã Thủy Xuân, cách thành phố Huế 5km về phía tây nam với cảnh quan sơn thủy hữu tình giữa một không gian đầy an lạc và tĩnh lặng. Chùa quay mặt ra hướng đông nam lấy núi Ngự Bình làm tiền án và được thiết kế theo lối kiến trúc cổ lâu, mái cong nắp đắp hình rồng nổi.
20/03/2022(Xem: 3931)
Đất nước Việt Nam trải dài trên ba miền với hình cong chữ S thanh mảnh mà đoạn giữa như vòng eo con gái tuổi tròn trăng, trên địa hình thon hẹp đó có một nơi chốn được mang tên: Huế. Khi nói đến địa danh trên chúng ta thấy hiện ra trước mắt mình hai biểu tượng đẹp của xứ sở này là: Sông Hương và Núi Ngự. Hai cái tên ấy đã là một trong những điều kiện để cố đô Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
14/03/2022(Xem: 8342)
Chùa Tổ Đình Thiên Quang, thường ở gọi là chùa Thiên Quang, tọa lạc tại thôn Phú Lộc Tây yên tĩnh ven theo bờ sông Cái, thuộc Thị trấn Thành - Diên Khánh. Thôn Phú Lộc Tây từ hơn trăm năm trước nổi tiếng là làng nghề đúc đồng với những sản phẩm như lư hương, lục bình, chân đèn, đài đựng nước, cổ bồng và đồ dung kim khí sinh hoạt đời thường, nông cụ… Các vị bô lão cho hay là làng đã được vua Tự Đức triều Nguyễn ban sắc phong công nhận làng nghề truyền thống. Được xem là làng nghề lâu đời và có tiếng ở vùng Nam Trung bộ, sản phẩm đồng của Phú Lộc Tây không chỉ tiêu thụ ngay tại tỉnh nhà mà còn xuất bán đến nhiều tỉnh, thành miền Trung… Hiện còn khoảng trên 50 hộ còn gìn giữ và tiếp nối sự nghiệp của tiên tổ cha ông. Hằng năm, đến ngày 12 và 13 tháng Giêng âm lịch là ngày giỗ Tổ nghề đúc đồng của làng. Ngày nay, một con đường rộng lớn được mở rộng và tráng nhựa đi ngang qua bên dòng sông Cái trước làng nghề và chùa, nên chùa có địa chỉ mới nhất là 208 đườ
07/02/2022(Xem: 4893)
Tổ Đình Sắc Tứ Liên Hoa Tự, thường được gọi là chùa Liên Hoa, tọa lạc tại thôn Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc, là một ngôi chùa có xuất xứ lâu đời, khoảng 300 năm. Ngày nay, tên chùa được đặt cho tên con đường liên thôn xã, nên địa chỉ của chùa là: số 74 đường Liên Hoa. Xưa, chùa có tên là “Linh Phong Tự”, do Thiên sư Chân Hòa, thuộc dòng Lâm Tế khai sơn tạo dựng vào cuối thế kỷ XVII, nằm trên địa phận làng Xuân Phong, huyện Vĩnh Xương,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]