Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Thiên Mụ, Huế, Ngôi Cổ Tự Danh Tiếng Bên Dòng Sông Hương

30/08/202018:56(Xem: 5012)
Chùa Thiên Mụ, Huế, Ngôi Cổ Tự Danh Tiếng Bên Dòng Sông Hương

Chua Linh Mu (4)


CHÙA THIÊN MỤ, HUẾ
NGÔI CỔ TỰ DANH TIẾNG BÊN DÒNG SÔNG HƯƠNG

Bài viết của Nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường
Do Phật tử Quảng Hương diễn đọc
từ Trang Nhà Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu




 

Chùa Thiên Mụ thường gọi là chùa Linh Mụ, tọa lạc trên đồi Hà Khê, đường Nguyễn Phúc Nguyên, xã Hương Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa nằm ở bờ bắc sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế 5km.

Sách Ô Châu cận lụccủa Tiến sĩ Dương Văn An cho biết chùa Thiên Mụ ở phía nam xã Giang Đạm, huyện Kim Trà, nóc ở đỉnh núi, chân gối dòng sông.

Chùa được chúa Tiên - Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601. Năm 1665, chúa Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu chùa khang trang. Năm 1695, Thiền sư Thạch Liêm, người Trung Quốc, được chúa Nguyễn mời làm trụ trì chùa. Từ chùa Thiên Mụ và chùa Khánh Vân (Huế), Ngài đã truyền bá Thiền phái Tào Động ở đàng Trong.Hòa thượng Thạch Liêm đã tả cảnh chùa Thiên Mụ: “Đêm 15 trời mưa, ra đến chùa Thiên Mụ. Chùa này tức Vương phủ ngày xưa (?) chung quanh có trồng nhiều cây cổ thụ, day mặt ra bờ sông; trước chùa ngư phủ, tiều phu tấp nập sớm chiều qua lại. Trong chùa cột kèo chạm trổ rất tinh xảo …” (1)

Năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc đại hồng chung (cao 2,5m, đường kính 1,4m, nặng 3285 cân, tương đương 1.985,8 kg). Năm 1714, chúa cho sửa chùa khang trang, mỹ lệ;mở an cư kiết hạ trong vườn Tỳ Da suốt tháng; cho người sang Trung Quốc thỉnh Tam Tạng kinh điển hơn ngàn bộ đem về lưu giữ tại chùa. Năm 1715, công trình hoàn thành, chúa cho dựng bia để ghi nhớ. Tấm bia đá “Ngự kiến Thiên Mụ tự” (cao 2,6m, rộng 1,25m) đặt trên lưng một con rùa bằng đá cẩm thạch (dài 2,2m, rộng 1,6m). Tấm bia khắc chính lời văn của vị Quốc chúa là tư liệu lịch sử quý và có giá trị chính xác. Văn bia có đoạn: “Quyên góp ngọc ngà, chẳng tiếc vàng bạc, hễ luật nước đã truyền, công việc xây dựng lâu đài cung điện do quan lính đảm trách chẳng sợ lao nhọc, đến cùng lực có toàn dân giúp sức, chẳng sợ năm tháng kéo dài.” (2). Minh Vương đã miêu tả cảnh chùa Thiên Mụ bấy giờ: “Từ cửa núi đi vào có điện Thiên Vương, điện Ngọc Hoàng, Đại Hùng Bửu Điện, nhà thuyết pháp, lầu tàng Kinh. Hai bên là lầu chuông và lầu trống; rồi điện Thập Vương, nhà Vân Thủy, nhà ăn, nhà tọa Thiền; rồi điện Đại Bi, điện Dược Sư, nhà ở của chư Tăng, nhà trọ cho khách, không dưới vài mươi sở. Bên sau là vườn Tỳ Da, trong vườn có nhà Phương trượng và các chỗ, cũng không dưới vài chục sở. Tất cả đều sáng chói rực rỡ, khiến cho người xem phải kinh ngạc sợ hãi, thật là một tòa quang minh trong thế giới toàn sắc vàng rực vậy”.(3)

và bài minh ca ngợi ngôi danh lam này:

                                    “... Phía Nam nước Việt chừ, núi sông đẹp đẽ

                                    Ngôi chùa hùng tráng chừ, cửa Thiền nắng chiếu

                                    Tánh vốn trong sạch chừ, nước chảy róc rách

                                    Đất nước an ổn chừ, bốn cảnh thanh nhàn”.


Sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) xưng vương, ông đã truy tôn bảy đời chúa trước lên vương hiệu và chạm bài vị thờ ở chùa Thiên Mụ.

Năm 1776, chúa Nguyễn Phúc Thuần thất trận bỏ chạy khỏi kinh thành. Quân Trịnh chiếm Phú Xuân. Chùa Thiên Mụ không có vị trú trì chăm sóc trở thành nơi hoang liêu. 10 năm sau, năm 1786, quân Trịnh lại bị quân Tây Sơn đánh bại, chùa Thiên Mụ đi vào giai đoạn hoang tàn, đổ nát cho đến năm 1815.

Năm 1815, vua Gia Long đã cho trùng kiến chùa Thiên Mụ, xây Đại Hùng Bảo Điện, điện Di Lặc và điện Quan Âm. Đến đời vua Minh Mạng, vua đã năm lần cho mở đại trai đàn tại chùa vào các năm: 1820, 1825, 1835, 1837 và 1838. Vua đã ngự giá lên chùa dự lễ đại trai đàn năm 1835.

Năm 1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ” của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị đã cho kiến thiết chùa Thiên Mụ thành ngôi phạm vũ có giá trị về kiến trúc và mỹ thuật. Công trình kiến trúc nổi tiếng của chùa là ngôi tháp hình bát giác, 7 tầng, cao 21m, được vua Thiệu Trị cho xây dựng năm 1844, mang tên tháp Từ Nhân. Năm sau, vua sắc chỉ đổi tên Phước Duyên bảo tháp. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật.

Năm 1844, vua Thiệu Trị cho xây bốn trụ biểu lớn trước ngôi tháp. Năm 1846, xây hai bi đình. Một bi đình dựng bia “Thiên Mụ chung thanh”khắc thơ của vua các dịp vua viếng chùa. Một bi đình dựng bia “Phước Duyên bảo tháp bi ký”nói ý nghĩa việc xây tháp Phước Duyên.Trước tháp, vua cho xây đình Hương Nguyện, ngôi nhà vuông tám mái, trên chóp đặt một pháp luân. Hai bên đình là lầu đặt tấm bia lớn trên lưng rùa năm 1715 và đại hồng chung đúc năm 1710 đời chúa Nguyễn Phúc Chu.

Đến đời vua Tự Đức, chùa đổi tên là chùa Linh Mụ. Vua cho khắc bức hoành có chữ “Linh MụTự” treo ở cổng tam quan.

Trận bão năm 1904 làm chùa bị sập đổ nhiều nơi. Năm 1907, đời vua Thành Thái, chùa được trùng tu, thay đổi một số công trình kiến trúc.Sách “Châu bản triều Nguyễn” cho biết vào năm 1908, tháp Phước Duyên bị sét đánh hỏng, triều đình đã xuất 132 đồng 3 hào 1 xu cho Bộ Công sửa chữa.

Chùa bị hư hỏng nặng năm 1943. Từ năm 1945, Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã tổ chức công cuộc đại trùng tu kéo dài hơn 30 năm.

Chùa Thiên Mụ là một trong 16 công trình nằm trong danh mục Di sản văn hóa thế giới (1993) của quần thể di tích Huế. Ngày 28/8/2003, chùa đã khởi công trùng tu với kinh phí khoảng 15 tỷ đồng do Nhà nước cấp.

Ngôi chùa ngày nay có hai phần. Phần sân ngoài mang tính kỷ niệm, xây dựng kiên cố. Đó là: trụ biểu, tháp, bia và chuông. Phần bên trong cổng tam quan là các công trình kiến trúc tôn trí tượng thờ như: ngôi Đại Hùng Bửu Điện, điện Địa Tạng, điện Quan Âm … Điện Đại Hùng xây dựng theo kiểu nhà “trùng thiềm điệp ốc”, nét riêngcủa chùa Huế. Bên cạnh điện Đại Hùng có hòn non bộ lớn của ông Đào Tấn và chiếc xe ô tô Austin - di vật: “Ngày 11/6/1963. Hòa thượng Thích Quảng Đức đã dùng chiếc xe này đi từ chùa Ấn Quang đến ngã tư đường Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt, Sài Gòn. Vừa bước xuống xe, Hòa thượng tĩnh tọa giữa lòng đường, rồi tẩm xăng và châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách bạo tàn kỳ thị Phật giáo và đàn áp tự do tín ngưỡng của chế độ Ngô Đình Diệm”. Cuối khu vườn là ngôi tháp mộ của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu.

Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chùa còn bảo lưu nhiều tượng cổ, pháp khí, di vật các thế kỷ 17, 18 và 19 như: khánh đồng, đại hồng chung, bia đá, bốn chữ “Linh Thứu CaoPhong” thủ bút của chúa Nguyễn Phúc Chu. Các bộ tượng Tam Thế Phật, đức Phật Thích Ca, Bồ tát Di Lặc, Quan Âm Thủ Quyển, Kim Cang, Minh Vương, Hộ Pháp … ở chùa đều là những tác phẩm mỹ thuật đặc sắc và lớn nhất trong các ngôi chùa xứ Huế.

Đại hồng chung chùa Thiên Mụ đúc năm 1710, trình độ mỹ thuật cao, có 4 con rồng quẫy mình, 4 con phượng bay đuôi, cành lá uốn như lượn sóng. Đại hồng chung được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là Bảo vật Quốc gia đợt 2 ngày 30/12/2013.

Tấm bia “Ngự kiến Thiên Mụ tự” năm 1715 được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là Bảo vật Quốc gia đợt 8 ngày 15/01/2020.

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập hai kỷ lục ở chùa là:

01. Tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ, ngôi tháp bát giác cổ và cao nhất (ngày 11/6/2006)

02. Chùa Thiên Mụ, ngôi chùa có tấm bia thời Lê Trung Hưng lớn nhất (ngày 05/5/2008)

 

Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Linh Mụ canh gà Thọ Xương.


Chùa Thiên Mụ là ngôi cổ tự nổi tiếng. Câu ca dao từ bao đời đã để lại trong lòng người dân Huế và du khách đến Huế hình ảnh một cảnh chùa đẹp, thơ mộng bên bờ sông Hương.

 

Võ Văn Tường

 

 

(1), (2), (3): Hà Xuân Liêm, 2000, Những ngôi chùa Huế, Nxb. Thuận Hóa, Huế.

 

Chú thích ảnh:

 
Chua Linh Mu (1)

Ảnh 01. Toàn cảnh chùa

Chua Linh Mu (2)
Ảnh 02. Thuyền đưa du khách viếng chùa

Chua Linh Mu (3)Chua Linh Mu (4)
Ảnh 03, 04. Toàn cảnh chùa

Chua Linh Mu (5)
Ảnh 05, 06. Tháp Phước Duyên và tượng thờ trong tháp

Chua Linh Mu (7)Chua Linh Mu (8)Chua Linh Mu (9)
Ảnh 07-09. Đại hồng chung (năm 1710)

Chua Linh Mu (10)Chua Linh Mu (11)
Ảnh 10, 11. Bia khắc bài thơ “Thiên Mụ chung thanh” của vua Thiệu Trị

Chua Linh Mu (12)Chua Linh Mu (13)Chua Linh Mu (14)Chua Linh Mu (15)
Ảnh 12-15. Bia khắc bài “Ngự kiến Thiên Mụ tự” của chúa Nguyễn Phúc Chu

Chua Linh Mu (16)Chua Linh Mu (17)
Ảnh 16, 17. Bia khắc bài “Thiên Mụ tự Phước Duyên bảo tháp bi” của vua Thiệu Trị

Chua Linh Mu (18)Chua Linh Mu (19)
Ảnh 18-20. Cổng tam quan

Chua Linh Mu (21)Chua Linh Mu (22)
Ảnh 21, 22. Tượng Hộ Pháp

Chua Linh Mu (23)Chua Linh Mu (24)
Ảnh 23, 24. Ngôi Đại Hùng Bửu Điện




Chua Linh Mu (25)
Ảnh 26. Tượng Bồ tát Di Lặc

Chua Linh Mu (26)
Ảnh 27. Tượng Bồ tát Quán Thế Âm

Chua Linh Mu (27)
Ảnh 28. Tụng kinh

Chua Linh Mu (29)Chua Linh Mu (30)
Ảnh 29, 30. Điện Địa Tạng

Chua Linh Mu (31)Chua Linh Mu (32)
Ảnh 31-33. Điện Quan Âm

Chua Linh Mu (33)Chua Linh Mu (34)
Ảnh 34, 35. Bàn thờ Thập Điện Minh Vương

Chua Linh Mu (35)
Ảnh 36. Bức hoành “Linh Thứu Cao Phong”

Chua Linh Mu (36)
Ảnh 37. Tháp mộ cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu

Chua Linh Mu (38)
Ảnh 38-39. Hòn non bộ lớn

Chua Linh Mu (39)
Ảnh 40. Nhà khách

Chua Linh Mu (40)Chua Linh Mu (41)
Ảnh 41-42. Hòa thượng trụ trì và các chú tiểu

Chua Linh Mu (42)
Ảnh 43. Chiếc xe di vật ngày 11/6/1963

Chua Linh Mu (43)Chua Linh Mu (44)
Ảnh 44-45. Khách Quốc tế viếng chùa

Chua Linh Mu (45)
Ảnh 46. Bến thuyền chùa Thiên Mụ
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/04/2023(Xem: 1790)
Chuông hay Đại hồng chung là một pháp bảo, pháp khí linh thiêng có sức lan tỏa rất lớn đến đời sống tâm linh của con người, mọi loài và mọi cảnh giới. Tiếng chuông chùa theo kinh điển, có thể thấu đến cõi địa ngục u ám, chúng sanh nào bị đọa nơi địa ngục nhờ nghe tiếng chuông này liền được giải thoát.
21/04/2023(Xem: 2790)
Vào lúc 09:30 sáng ngày 18/4/2023, Thiền viện Phước Sơn tọa lạc tại đồi Lá Giang, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Lễ ra mắt tác phẩm “Chùa Nam Tông người Việt” tập 1 nhân kỷ niệm khánh tuế lần thứ 65 Hòa thượng viện chủ thiền viện Thích Bửu Chánh.
13/04/2023(Xem: 6178)
Chùa Tây Tạng tọa lạc trên Samten Hill, Đơn Dương, Đà Lạt. Đây là công trình vĩ đại được tôn tạo nên bởi các vị Lạt Ma Tây Tạng. Lạt Ma Drubwang Sonam Jorfel, một vị Hòa Thượng đáng kính từ phố núi Lakdak, Ấn Độ, đã được quý Phật tử Việt Nam cung thỉnh Ngài đến để hướng dẫn, kiến tạo nên một Không gian Văn hóa Tâm linh này theo truyền thống Kim Cương Thừa (Drigung Kagyu Samten Ling in Vietnam). Nơi này được xem là trái tim của Khu du lịch Văn hoá tâm linh ở các vùng đất cao nguyên của VN. Chùa Tây Tạng Đà Lạt, không chỉ là nơi chiêm bái của người Phật tử mà còn là một điểm đến tham quan linh thiêng và yên bình của tất cả mọi người. Samten Hill, một nơi lý tưởng để chúng ta tìm lại sự cân bằng giữa thế giới hiện đại đầy biến động và lo âu.
09/04/2023(Xem: 2920)
Ngôi Chùa Linh Thiêng, Tổ Đình Linh Sơn Vạn Giã, Hiền Lương, Vạn Lương, Vạn Ninh, Khánh Hòa 🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
18/03/2023(Xem: 1889)
Trên bước đường tu học và hoằng pháp, nhân duyên đã đưa đẩy Sư Cô Thích Nữ Huệ Lợi đến với mảnh đất miền Trung xưa nay vốn nhiều khó khăn khổ nhọc. Nhưng khi đến đây rồi, nhìn tận mắt con người miền Trung lam lũ vất vả, mùa nắng thì như lửa nung cháy da cháy thịt, mùa mưa thì tầm tã dầm dề ngập lụt, quanh năm với ruộng lúa, cuộc sống khó khăn, nên Sư Cô rất thương cảm và muốn cố gắng nhiều hơn nữa dành tình yêu thương chia sẻ trên mảnh đất này. Bà con phật-tử tuy còn nghèo còn khổ lắm, nhưng lòng quý kính Tam Bảo và sự hộ trì chánh pháp thì luôn luôn tín thành, mạnh mẽ.
12/03/2023(Xem: 2313)
Sáng ngày 9-3-2023 (nhằm ngày 18-2-Quý Mão), tại chùa Phổ Hoá (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hoà, tỉnh khánh Hoà) đã trang nghiêm tổ chức trai đàn Dược Sư thất châu kỳ an diên thọ, nhân dịp hướng đến lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm 19/2 và kính mừng khánh tuế bát tuần Hoà thượng Thích Thiện Hạnh, viện chủ chùa Phổ Hóa.
27/02/2023(Xem: 2223)
7 giờ sáng hôm nay, 26-2 (7-2-Quý Mão), tại chùa Kim Ấn (thôn Phú Gia, xã Ninh An, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà), BTC tang lễ đã trang nghiêm cử hành lễ cung thỉnh nhục thân Hoà thượng Thích Tịnh Hậu, trụ trì chùa Kim Ấn tân viên tịch nhập kim quan. Do niên cao, lạp trưởng, Hoà thượng đã thu thần viên tịch vào lúc 19 giờ 45 phút ngày 24-2 (5-2-Quý Mão) tại chùa Kim Ấn, xã Ninh An, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà; trụ thế 81 năm, hạ lạp 47 năm. Tham dự hộ niệm có sự hiện diện của HT.Thích Trừng Giác, Chúng minh BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hoà; chư tôn đức BTS GHPGVN thị xã Ninh Hoà, Tăng Ni các tự viện và Phật tử các giới.
24/02/2023(Xem: 1753)
Theo đó, Ni sư thế danh là Lê Thị Nhạn, sinh năm Nhâm Ngọ 1942 trong gia đình kính tín Tam bảo tại Phú Yên, năm 18 tuổi xuất gia tại Tổ đình Vạn Thạnh (thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) với cố Ni trưởng Thích nữ Như Hoa. Trên bước đường hành đạo, trong thời điểm đất nước còn khó khăn, cố Ni sư cùng với một số Tăng, Ni làm nước tương hiệu Lá Bồ Đề để có thêm tịnh tài nuôi học tăng đang tu học ở Viện Hải Đức Nha Trang, cố Ni sư đã hướng dẫn các cháu trong gia tộc bước vào lộ trình giải thoát, trong số này, hiện nay có Thượng toạ Thích Tâm Hòa trú xứ chùa Pháp Vân (Canada). Do bệnh duyên, cố Ni sư xả bỏ báo thân ngày 3-2-Kỷ Mùi (1999). Với 59 năm trụ thế, 28 năm hành đạo, cố Ni sư là bậc mô phạm của Ni chúng tỉnh Khánh Hoà.
06/01/2023(Xem: 1821)
Chùa Vạn Phước Di Đà tọa lạc trên đỉnh núi Bình An, đường Điện Biên Phủ, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa quay mặt hướng Tây Nam. Chùa nguyên là am Phổ Phúc do Thiền sư Hải Nhận hiệu Lương Tri dựng để tĩnh tu vào năm 1845. Được sự trợ duyên của Thượng thư Nguyễn Đình Hòe, vào năm 1847, thảo am trở thành chùa Phổ Phúc do Thiền sư Hải Mẫn hiệu Quang Đức trú trì; cụ Nguyễn Đình Hòe, pháp danh Trừng Phước làm Hội chủ. Trong thời gian này, chùa đã cung chú tượng đức Phật Thích Ca ngồi kiết già trên tòa sen, thủ ấn Cam lồ. Tượng cao 1,10m, tòa sen cao 0,75m. Tượng được tạo tác bằng nan tre, sơn son thếp vàng, là pho tượng Phật cổ và quý của Phật giáo cố đô Huế.
20/12/2022(Xem: 1926)
Trong các đề tài về Di sản Hán Nôm văn bia chùa Huế hiện đã có công trình “Tuyển dịch văn bia chùa Huế” của nhà nghiên cứu Lê Nguyễn Lưu được Tạp chí Nghiên cứu & Phát triển Thừa Thiên Huế ấn hành (NC&PT, số 49,50, 2005), gồm 45 bài văn bia thuộc 22 ngôi cổ tự xứ Thuận Hóa. Một công trình khác là “Văn bia và văn chuông Hán Nôm dân gian Thừa Thiên Huế” của nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh giới thiệu thêm 8 bài văn bia chùa làng. Phải nói rằng, đây là những công trình mang tính chất giới thiệu, dịch thuật văn bản học, giúp cho độc giả hiểu thêm về các giá trị di sản văn hóa và lịch sử hình thành các ngôi chùa cổ tại Huế thể hiện trên hệ thống văn bia chữ Hán-Nôm, như: chùa Từ Hiếu, Thiên Mụ, Ba La Mật, Linh Quang, Diệu Đế, Tường Vân, Thuyền Tôn, Trúc Lâm, Thánh Duyên…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567