Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Thiên Mụ, Huế, Ngôi Cổ Tự Danh Tiếng Bên Dòng Sông Hương

30/08/202018:56(Xem: 4997)
Chùa Thiên Mụ, Huế, Ngôi Cổ Tự Danh Tiếng Bên Dòng Sông Hương

Chua Linh Mu (4)


CHÙA THIÊN MỤ, HUẾ
NGÔI CỔ TỰ DANH TIẾNG BÊN DÒNG SÔNG HƯƠNG

Bài viết của Nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường
Do Phật tử Quảng Hương diễn đọc
từ Trang Nhà Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu




 

Chùa Thiên Mụ thường gọi là chùa Linh Mụ, tọa lạc trên đồi Hà Khê, đường Nguyễn Phúc Nguyên, xã Hương Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa nằm ở bờ bắc sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế 5km.

Sách Ô Châu cận lụccủa Tiến sĩ Dương Văn An cho biết chùa Thiên Mụ ở phía nam xã Giang Đạm, huyện Kim Trà, nóc ở đỉnh núi, chân gối dòng sông.

Chùa được chúa Tiên - Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601. Năm 1665, chúa Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu chùa khang trang. Năm 1695, Thiền sư Thạch Liêm, người Trung Quốc, được chúa Nguyễn mời làm trụ trì chùa. Từ chùa Thiên Mụ và chùa Khánh Vân (Huế), Ngài đã truyền bá Thiền phái Tào Động ở đàng Trong.Hòa thượng Thạch Liêm đã tả cảnh chùa Thiên Mụ: “Đêm 15 trời mưa, ra đến chùa Thiên Mụ. Chùa này tức Vương phủ ngày xưa (?) chung quanh có trồng nhiều cây cổ thụ, day mặt ra bờ sông; trước chùa ngư phủ, tiều phu tấp nập sớm chiều qua lại. Trong chùa cột kèo chạm trổ rất tinh xảo …” (1)

Năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc đại hồng chung (cao 2,5m, đường kính 1,4m, nặng 3285 cân, tương đương 1.985,8 kg). Năm 1714, chúa cho sửa chùa khang trang, mỹ lệ;mở an cư kiết hạ trong vườn Tỳ Da suốt tháng; cho người sang Trung Quốc thỉnh Tam Tạng kinh điển hơn ngàn bộ đem về lưu giữ tại chùa. Năm 1715, công trình hoàn thành, chúa cho dựng bia để ghi nhớ. Tấm bia đá “Ngự kiến Thiên Mụ tự” (cao 2,6m, rộng 1,25m) đặt trên lưng một con rùa bằng đá cẩm thạch (dài 2,2m, rộng 1,6m). Tấm bia khắc chính lời văn của vị Quốc chúa là tư liệu lịch sử quý và có giá trị chính xác. Văn bia có đoạn: “Quyên góp ngọc ngà, chẳng tiếc vàng bạc, hễ luật nước đã truyền, công việc xây dựng lâu đài cung điện do quan lính đảm trách chẳng sợ lao nhọc, đến cùng lực có toàn dân giúp sức, chẳng sợ năm tháng kéo dài.” (2). Minh Vương đã miêu tả cảnh chùa Thiên Mụ bấy giờ: “Từ cửa núi đi vào có điện Thiên Vương, điện Ngọc Hoàng, Đại Hùng Bửu Điện, nhà thuyết pháp, lầu tàng Kinh. Hai bên là lầu chuông và lầu trống; rồi điện Thập Vương, nhà Vân Thủy, nhà ăn, nhà tọa Thiền; rồi điện Đại Bi, điện Dược Sư, nhà ở của chư Tăng, nhà trọ cho khách, không dưới vài mươi sở. Bên sau là vườn Tỳ Da, trong vườn có nhà Phương trượng và các chỗ, cũng không dưới vài chục sở. Tất cả đều sáng chói rực rỡ, khiến cho người xem phải kinh ngạc sợ hãi, thật là một tòa quang minh trong thế giới toàn sắc vàng rực vậy”.(3)

và bài minh ca ngợi ngôi danh lam này:

                                    “... Phía Nam nước Việt chừ, núi sông đẹp đẽ

                                    Ngôi chùa hùng tráng chừ, cửa Thiền nắng chiếu

                                    Tánh vốn trong sạch chừ, nước chảy róc rách

                                    Đất nước an ổn chừ, bốn cảnh thanh nhàn”.


Sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) xưng vương, ông đã truy tôn bảy đời chúa trước lên vương hiệu và chạm bài vị thờ ở chùa Thiên Mụ.

Năm 1776, chúa Nguyễn Phúc Thuần thất trận bỏ chạy khỏi kinh thành. Quân Trịnh chiếm Phú Xuân. Chùa Thiên Mụ không có vị trú trì chăm sóc trở thành nơi hoang liêu. 10 năm sau, năm 1786, quân Trịnh lại bị quân Tây Sơn đánh bại, chùa Thiên Mụ đi vào giai đoạn hoang tàn, đổ nát cho đến năm 1815.

Năm 1815, vua Gia Long đã cho trùng kiến chùa Thiên Mụ, xây Đại Hùng Bảo Điện, điện Di Lặc và điện Quan Âm. Đến đời vua Minh Mạng, vua đã năm lần cho mở đại trai đàn tại chùa vào các năm: 1820, 1825, 1835, 1837 và 1838. Vua đã ngự giá lên chùa dự lễ đại trai đàn năm 1835.

Năm 1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ” của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị đã cho kiến thiết chùa Thiên Mụ thành ngôi phạm vũ có giá trị về kiến trúc và mỹ thuật. Công trình kiến trúc nổi tiếng của chùa là ngôi tháp hình bát giác, 7 tầng, cao 21m, được vua Thiệu Trị cho xây dựng năm 1844, mang tên tháp Từ Nhân. Năm sau, vua sắc chỉ đổi tên Phước Duyên bảo tháp. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật.

Năm 1844, vua Thiệu Trị cho xây bốn trụ biểu lớn trước ngôi tháp. Năm 1846, xây hai bi đình. Một bi đình dựng bia “Thiên Mụ chung thanh”khắc thơ của vua các dịp vua viếng chùa. Một bi đình dựng bia “Phước Duyên bảo tháp bi ký”nói ý nghĩa việc xây tháp Phước Duyên.Trước tháp, vua cho xây đình Hương Nguyện, ngôi nhà vuông tám mái, trên chóp đặt một pháp luân. Hai bên đình là lầu đặt tấm bia lớn trên lưng rùa năm 1715 và đại hồng chung đúc năm 1710 đời chúa Nguyễn Phúc Chu.

Đến đời vua Tự Đức, chùa đổi tên là chùa Linh Mụ. Vua cho khắc bức hoành có chữ “Linh MụTự” treo ở cổng tam quan.

Trận bão năm 1904 làm chùa bị sập đổ nhiều nơi. Năm 1907, đời vua Thành Thái, chùa được trùng tu, thay đổi một số công trình kiến trúc.Sách “Châu bản triều Nguyễn” cho biết vào năm 1908, tháp Phước Duyên bị sét đánh hỏng, triều đình đã xuất 132 đồng 3 hào 1 xu cho Bộ Công sửa chữa.

Chùa bị hư hỏng nặng năm 1943. Từ năm 1945, Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã tổ chức công cuộc đại trùng tu kéo dài hơn 30 năm.

Chùa Thiên Mụ là một trong 16 công trình nằm trong danh mục Di sản văn hóa thế giới (1993) của quần thể di tích Huế. Ngày 28/8/2003, chùa đã khởi công trùng tu với kinh phí khoảng 15 tỷ đồng do Nhà nước cấp.

Ngôi chùa ngày nay có hai phần. Phần sân ngoài mang tính kỷ niệm, xây dựng kiên cố. Đó là: trụ biểu, tháp, bia và chuông. Phần bên trong cổng tam quan là các công trình kiến trúc tôn trí tượng thờ như: ngôi Đại Hùng Bửu Điện, điện Địa Tạng, điện Quan Âm … Điện Đại Hùng xây dựng theo kiểu nhà “trùng thiềm điệp ốc”, nét riêngcủa chùa Huế. Bên cạnh điện Đại Hùng có hòn non bộ lớn của ông Đào Tấn và chiếc xe ô tô Austin - di vật: “Ngày 11/6/1963. Hòa thượng Thích Quảng Đức đã dùng chiếc xe này đi từ chùa Ấn Quang đến ngã tư đường Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt, Sài Gòn. Vừa bước xuống xe, Hòa thượng tĩnh tọa giữa lòng đường, rồi tẩm xăng và châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách bạo tàn kỳ thị Phật giáo và đàn áp tự do tín ngưỡng của chế độ Ngô Đình Diệm”. Cuối khu vườn là ngôi tháp mộ của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu.

Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chùa còn bảo lưu nhiều tượng cổ, pháp khí, di vật các thế kỷ 17, 18 và 19 như: khánh đồng, đại hồng chung, bia đá, bốn chữ “Linh Thứu CaoPhong” thủ bút của chúa Nguyễn Phúc Chu. Các bộ tượng Tam Thế Phật, đức Phật Thích Ca, Bồ tát Di Lặc, Quan Âm Thủ Quyển, Kim Cang, Minh Vương, Hộ Pháp … ở chùa đều là những tác phẩm mỹ thuật đặc sắc và lớn nhất trong các ngôi chùa xứ Huế.

Đại hồng chung chùa Thiên Mụ đúc năm 1710, trình độ mỹ thuật cao, có 4 con rồng quẫy mình, 4 con phượng bay đuôi, cành lá uốn như lượn sóng. Đại hồng chung được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là Bảo vật Quốc gia đợt 2 ngày 30/12/2013.

Tấm bia “Ngự kiến Thiên Mụ tự” năm 1715 được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là Bảo vật Quốc gia đợt 8 ngày 15/01/2020.

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập hai kỷ lục ở chùa là:

01. Tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ, ngôi tháp bát giác cổ và cao nhất (ngày 11/6/2006)

02. Chùa Thiên Mụ, ngôi chùa có tấm bia thời Lê Trung Hưng lớn nhất (ngày 05/5/2008)

 

Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Linh Mụ canh gà Thọ Xương.


Chùa Thiên Mụ là ngôi cổ tự nổi tiếng. Câu ca dao từ bao đời đã để lại trong lòng người dân Huế và du khách đến Huế hình ảnh một cảnh chùa đẹp, thơ mộng bên bờ sông Hương.

 

Võ Văn Tường

 

 

(1), (2), (3): Hà Xuân Liêm, 2000, Những ngôi chùa Huế, Nxb. Thuận Hóa, Huế.

 

Chú thích ảnh:

 
Chua Linh Mu (1)

Ảnh 01. Toàn cảnh chùa

Chua Linh Mu (2)
Ảnh 02. Thuyền đưa du khách viếng chùa

Chua Linh Mu (3)Chua Linh Mu (4)
Ảnh 03, 04. Toàn cảnh chùa

Chua Linh Mu (5)
Ảnh 05, 06. Tháp Phước Duyên và tượng thờ trong tháp

Chua Linh Mu (7)Chua Linh Mu (8)Chua Linh Mu (9)
Ảnh 07-09. Đại hồng chung (năm 1710)

Chua Linh Mu (10)Chua Linh Mu (11)
Ảnh 10, 11. Bia khắc bài thơ “Thiên Mụ chung thanh” của vua Thiệu Trị

Chua Linh Mu (12)Chua Linh Mu (13)Chua Linh Mu (14)Chua Linh Mu (15)
Ảnh 12-15. Bia khắc bài “Ngự kiến Thiên Mụ tự” của chúa Nguyễn Phúc Chu

Chua Linh Mu (16)Chua Linh Mu (17)
Ảnh 16, 17. Bia khắc bài “Thiên Mụ tự Phước Duyên bảo tháp bi” của vua Thiệu Trị

Chua Linh Mu (18)Chua Linh Mu (19)
Ảnh 18-20. Cổng tam quan

Chua Linh Mu (21)Chua Linh Mu (22)
Ảnh 21, 22. Tượng Hộ Pháp

Chua Linh Mu (23)Chua Linh Mu (24)
Ảnh 23, 24. Ngôi Đại Hùng Bửu Điện




Chua Linh Mu (25)
Ảnh 26. Tượng Bồ tát Di Lặc

Chua Linh Mu (26)
Ảnh 27. Tượng Bồ tát Quán Thế Âm

Chua Linh Mu (27)
Ảnh 28. Tụng kinh

Chua Linh Mu (29)Chua Linh Mu (30)
Ảnh 29, 30. Điện Địa Tạng

Chua Linh Mu (31)Chua Linh Mu (32)
Ảnh 31-33. Điện Quan Âm

Chua Linh Mu (33)Chua Linh Mu (34)
Ảnh 34, 35. Bàn thờ Thập Điện Minh Vương

Chua Linh Mu (35)
Ảnh 36. Bức hoành “Linh Thứu Cao Phong”

Chua Linh Mu (36)
Ảnh 37. Tháp mộ cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu

Chua Linh Mu (38)
Ảnh 38-39. Hòn non bộ lớn

Chua Linh Mu (39)
Ảnh 40. Nhà khách

Chua Linh Mu (40)Chua Linh Mu (41)
Ảnh 41-42. Hòa thượng trụ trì và các chú tiểu

Chua Linh Mu (42)
Ảnh 43. Chiếc xe di vật ngày 11/6/1963

Chua Linh Mu (43)Chua Linh Mu (44)
Ảnh 44-45. Khách Quốc tế viếng chùa

Chua Linh Mu (45)
Ảnh 46. Bến thuyền chùa Thiên Mụ
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/02/2020(Xem: 5314)
Trung tâm Phật giáo Trúc Lâm Thiên Trường tọa lạc ở phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, sát Quốc lộ 10. Trung tâm được xây dựng vào năm 2006 trên diện tích 34.000m2. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nam Định đã tổ chức Lễ An vị đại tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng vào ngày 30/8/2014 (ngày 06 tháng 8 năm Giáp Ngọ) và Đại lễ khánh thành Trung tâm Phật giáo Trúc Lâm Thiên Trường vào ngày 31/8/2014 (ngày 07 tháng 8 năm Giáp Ngọ), tri ân những sự đóng góp tâm lực, vật lực của chư Tôn đức Tăng Ni toàn tỉnh và Phật tử khắp nơi, đặc biệt là Tập đoàn Nam Cường và Công ty đúc đồng Thắng Lợi đã phát tâm công đức đúc đại bảo tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng cao 14,8m, nặng 150 tấn.
16/12/2019(Xem: 5359)
Chùa do Thiền sư Liễu Quán (1667-1742) khai sáng vào đầu thế kỷ XVIII. Thiền sư là đệ tử đắc pháp của Hòa thượng Minh Hoằng - Tử Dung, được Hòa thượng trao tâm ấn năm 1712. Bấy giờ, chùa đã trở thành một đạo tràng lớn, có hàng vạn đệ tử học đạo, nghe pháp. Trong ba năm 1733, 1734 và 1735, Thiền sư đã mở ba Đại giới đàn truyền giới cho hàng vạn người tại chùa. Năm 1740, Thiền sư mở đại giới đàn Long Hoa ở kinh thành; năm 1742 mở Đại giới đàn tại chùa Viên Thông, nơi ngài khai sơn trước chùa Thiền Tôn. Thiền sư viên tịch năm Nhâm Tuất (1742), bảo tháp dựng ở một triền núi phía Đông Nam chùa vào tháng 4 năm Cảnh Hưng thứ 9 (1748), la thành bao quanh đồi tháp được xây vào năm 2001 nhân dịp đại trùng tu ngôi tổ đình.
28/11/2019(Xem: 5803)
Thông Báo Tuyển Sinh Khóa IX (2020-2023) của Trường Trung Cấp Phật Học Tỉnh Đồng Nai
08/11/2019(Xem: 9931)
Như có một cái gì sống lại khi ngồi viết bài này về dòng Thiền Trúc Lâm và núi Bạch Mã. Sự kết hợp giữa tâm linh và thiên nhiên đưa ta vào một khoảnh khoắc tuyệt vời huyền bí khi cảm nhận. Một dòng thiền Việt Nam do ông vua tài giỏi sáng lập và đắc đạo, một núi cao 1450 mét có mây trắng quanh năm trên đỉnh, dưới chân dòng nước lững lờ trôi của hồ Truồi trứ danh yên tịnh. Hai cảnh trí tạo ra cho người đến đây tự hỏi: Ngàn năm mưa gió vẫn bay Trăm năm có đứng chỗ này hay chưa?!
07/11/2019(Xem: 4258)
Nằm trên đỉnh núi Ngọc Sơn, ngọn núi đầu tiên của dãy núi Cửu Long thuộc phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng, Tháp Tường Long được biết đến như một trung tâm văn hóa, lịch sử lớn của Việt Nam ở thế kỷ 11 - 12.
10/09/2019(Xem: 5553)
Đất trời đã vào Mạnh Thu... Những cây phượng vĩ tán xòe vẫn còn vấn vương với mùa hè mà khoe sắc hoa đỏ lòe chung quanh triền đồi sân bãi của chốn già lam thánh chúng Kim Sơn Sắc Tứ. "Khóa Tu Mùa Thu" đã diễn ra được đến ngày thứ ba, ngày cuối cùng, giữa không gian yên bình với ngập tràn cỏ hoa cây lá và nắng đẹp trời trong. Ai về tu cứ về, cứ tu. Công trình thi công xây dựng ngôi đại hùng bảo điện vẫn tiếp tục với nhịp điệu khoan thai, lặng lẽ, không ồ ạt om sòm như những lần trộn đổ bê-tông móng sàn. Vài chị phụ hồ đang lặng thầm trộn vữa, đẩy xe kutkit nhịp nhàng cung cấp vật liệu kịp thời cho những người thợ lành nghề dang mình dưới nắng đang lên những bức vách gạch đỏ của tầng lầu chánh điện,
07/09/2019(Xem: 20707)
ây là hành trình 15 năm của bộ đôi tác giả, trải dài từ năm 2004-2019, ghi nhận trên 250 kỷ lục Phật giáo Việt Nam được xác lập bởi 160 Tự viện Phật giáo. Nhóm tác giả dựa trên hai tiêu chí cho quyển sách: Chùa được công nhận di tích văn hóa- lịch sử và chùa có kỷ lục được xác lập.
20/06/2019(Xem: 4628)
Như thông lệ hàng năm với 4 khóa tu Xuân - Hạ - Thu - Đông, Khóa Tu Mùa Hạ năm nay được chùa Sắc Tứ Kim Sơn tổ chức vào các ngày 18,19,20,21/7/2019. Thương mời Đại chúng cùng về chùa thực tập ăn cơm chánh niệm, thiền hành, thiền tọa, tụng kinh, nghe pháp thoại, chia sẻ pháp đàm và hát thiền ca cùng Quý Thầy - Quý Sư Cô giữa không gian xanh mát của núi đồi Kim Sơn. Khóa tu còn là cơ hội để quý vị trở về và tiếp xúc với một nếp sống giản dị - bình an, tập nhìn lại chính mình giữa cuộc sống bận rộn, hối hả.
31/03/2019(Xem: 9310)
Chùa Viên Giác, thành phố Hội An trang nghiêm tổ chức lễ đặt đá khởi công đại trùng tu ngôi cổ tự
25/03/2019(Xem: 5766)
Chùa Long Sơn Vạn Ninh, một Di Tích của Phật Giáo Khánh Hòa, Nơi Bồ Tát Thích Quảng Đức xuất gia, Chùa Long Sơn tọa lạc ở thôn Phú Cang 1, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (vào đầu triều Nguyễn là một phần đất của thôn Tiền Cang, thuộc tổng Hạ, huyện Quảng Phước, phủ Bình Hòa)[1].
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567