Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang, Quảng Trị, Ngôi Tổ Đình Danh Tiếng Xứ Đàng Trong

29/08/202019:32(Xem: 4196)
Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang, Quảng Trị, Ngôi Tổ Đình Danh Tiếng Xứ Đàng Trong
CHÙA SẮC TỨ TỊNH QUANG, QUẢNG TRỊ
NGÔI TỔ ĐÌNH DANH TIẾNG XỨ ĐÀNG TRONG

 
Bài viết của Nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường
Do Phật tử Quảng Hương diễn đọc
từ Trang Nhà Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu





Chùa Sắc tứ Tịnh Quang thường được gọi là Chùa Sắc Tứ,Tịnh Quang Tự, Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang, tọa lạc ở thôn Ái Tử, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Chùa là một trong những ngôi tổ đình được xây dựng sớm và có ảnh hưởng lớn Phật giáo xứ Đàng Trong. Chùa ban đầu có tên là Am Tịnh Độ.

Từ điển Di tích Văn hóa Việt Nam(1) cho biết chùa do Hòa thượng Tu Pháp, tự Chí Khả khai sáng vào năm 1739 đời Vua Lê Ý Tông (năm thứ hai đời Chúa Nguyễn Phúc Khoát) với tên là Tịnh Nghiệp Tự. Đến đời Vua Gia Long, vua ban tên gọi là Tịnh Quang Tự. Chùa được trùng tu năm Minh Mạng thứ 21 (1941).

Sách Du lịch Bắc miền Trung (2) cho biết năm Kỷ Sửu, Vĩnh Hựu thứ 5 (1739), Chúa Nguyễn Phúc Khoát trong một dịp ngự giá ra Quảng Trị, cảm khái với cảnh trí chốn Phật đường và tiếng tăm của chùa trong dân chúng, Chúa thân thân hành ngự bút viết năm chữ “Sắc tứ Tịnh Quang Tự”, cho làm bảng sơn son thếp vàng để tặng cho chùa.

Trong Kỷ yếu lễ khánh thành Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang (2001), Giáo sư Tiến sĩ Lê Mạnh Thát cho biết, nếu không ra đời trước năm 1558 thì đến khi Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm tại Ái Tử, chắc chắn ngôi chùa này đã xuất hiện rồi. Đến khoảng những năm 1600-1650, chắc hẳn đã có nhiều vị thiền sư nổi tiếng đến trụ trì ở đây, mà hiện nay ta chỉ biêt tên hai vị. Đó là Lục Hồ Viên Cảnh, bổn sư của Thiền sư Minh Châu Hương Hải và Đại Thâm Viên Quang, vị thầy đã dạy về thiền lý cho Minh Châu Hương Hải.

Chùa tiếp tục được trùng tu vào năm 1890. Năm1894 và 1895, chùa trùng tu, dựng thêm nhà tăng, nhà bia. Đến năm 1972, chùa bị hỏng hoàn toàn do chiến tranh.

Chùa được Bộ Văn hóa và Thông tin cấp bằng xếp hạng Di tích Quốc gia theo quyết định số 2009/QĐ-BVHTT ngày 15/11/1991.

Chùa đã qua 9 lần đại trùng tu. Năm 1997 là lần trùng tu lớn nhất với kinh phí gần 2 tỷ đồng do Hòa thượng Thích Chánh Liêm làm Trưởng ban Tái thiết. Lễ đặt đá trùng tu được cử hành vào ngày 26/3/1997. Chùa đã tổ chức đại lễ khánh thành trang nghiêm, trọng thể vào ngày 12/3/2001 (18/02 năm Tân Tỵ).

Cổng tam quan xây hai tầng mái, tầng trên tôn trí tượng Hộ Pháp hướng mặt vào chùa. Sau tam quan có chiếc cầu bắc qua hồ sen để đi vào sân trước chùa và chánh điện. Ngôi chánh điệncó chiều sâu 31m, rộng 27m, cao gần 15m, kiến trúc mái chồng diêm, phần nóc trang trí tứ linh; mặt trước, giữa hai mái có 5 bức phù điêu về cuộc đời đức Phật: Đản sanh, xuất gia, thành đạo, thuyết pháp và nhập niết bàn.

Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Điện chính giữa thờ hai bộ tượng Tam Thế Phật, đức Phật Thích Ca và hai Tôn giả Ca Diếp, A Nan. Hương án hai bên thờ tượng bốn vị Bồ tát: Văn Thù, Phổ Hiền, Quan Âm, Địa Tạng; tượng Thập bát A La Hán; tượng Hộ Pháp và tượng Tiêu Diện.

Ở điện Phật có cặp câu đối chữ Hán nói ý nghĩa tên chùa như sau: (ảnh 13)

            Tịnh tâm quy hướng Từ Tôn, ly tứ cú tuyệt bách phi (a), kiến sắc văn thanh,

trần thượng chuyển;

            Quang chiếu trực đăng Bảo Sở(b), siêu việt Tam hiền Thập địa (c), nhân thành quả mãn,tánh trung viên!

Dịch nghĩa:

            Tịnh tâm quy hướng Từ Tôn, xa lìa tứ cú bách phi, thấy sắc tướng nghe âm thanh

diệu huyền, mong chuyển hóa trần tâm thế đạo;

            Quang chiếu thẳng về Bảo Sở, siêu việt Tam hiền Thập địa, tạo nhân duyên thọ kết quả thù thắng, là thành tựu thánh cảnh hiền nhân!

                                                       (Ông Trần Trọng Khoái dịch âm và dịch nghĩa)

Chùa có pho tượng đức Phật Thích Ca bằng đồng nặng 2700 kg, đúc năm 1997 và chiếc trống lớn bằng da trâu, đường kính mặt trống là 165 cm. Trong khuôn viên chùa có đài Bồ tát Quán Thế Âm.

Trang Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia) cho biết Chùa Sắc tứ Tịnh Quang là ngôi tổ đình danh tiếng của Phật giáo xứ Đàng Trong, là nơi từng bồi dưỡng và đào tạo nhiều danh tăng thạc đức như Tổ sư Nhất Định, khai sơn chùa Từ Hiếu, Huế; Tổ sư Phước Huệ, khai sơn chùa Hải Đức, Huế; Hòa thượng Hải Nhu, Hòa thượng Bích Lâm … Gần đây nhất là những vị có gốc gác từ Quảng Trị như: Đức Đệ nhị tăng ThốngHòa thượng Thích Giác Nhiên (chùa Thiền Tôn), Hòa thượng Thích Giác Hạnh (chùa Vạn Phước), Hòa thượng Thích Đôn Hậu (chùa Thiên Mụ), Hòa thượng Thích Trí Thủ (chùa Báo Quốc) …

Năm 2019, chùa có vài Phật sự lớn:

Ngày 16/02/2019, chùa đã trang nghiêm tổ chức Pháp hội Dược Sư Thất Châu cầu nguyện Quốc thái dân an dưới sự chứng minh của Hòa thượng Thích Trí Hải (Viện chủ Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang), Hòa thượng Thích Chánh Huyền, Hòa thượng Thích Thiện Tấn cùng chư tôn đức Sám chủ Kinh sư tại các tự viện, đông đảo Phật tử gần xa về cầu nguyện.

Ngày 24/3/2019, chùa tổ chức trọng thể lễ giỗ Tổ Chí Khả.

Quảng Trị: Lễ giỗ Tổ khai sơn Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang (website: Phật Sự Online) đăng ngày 24/3/2019 cho biết: “Tổ Chí Khả là người Trung Quốc, sang Việt Nam đầu sư học đạo với Tổ sư Liễu Quán, có pháp danh Tế Pháp, tự Tánh Tu, hiệu Chí Khả. Năm 1733, Ngài được thọ Cụ túc giới; năm 1735, Ngài vân du đến xứ Bàu Voi thuộc địa phần làng Ái Tử, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị dựng am Tịnh Độ, nay là Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang. Ngày 19 tháng 02 năm 1744, Ngài phát đại nguyện thiêu thân thể hiện hùng tâm vô úy cúng dường chư Phật”.

Ngày 28/7/2019, Hòa thượng Viện chủ Thích Trí Hải viên tịch, trụ thế 79 năm, 55 hạ lạp. Ngày 04/8/2019, lễ cung thỉnh nhập bảo tháp trong khuôn viên tổ đình.

Lễ hội giỗ Tổ chùa hằng năm vào ngày 18 tháng 02 âm lịch, tổ chức rất quy mô với sự tham dự của hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử ở Quảng Trị, các tỉnh lân cận và khách hành hương khắp nơi.

 

Võ Văn Tường


Chú thích:

(1)  Từ điển Di tích Văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993)

(2)  Du lịch Bắc miền Trung (2001), Nxb. Thuận Hóa, Nghệ An, Thanh Hóa.

(a)  Lìa tứ cú, tuyệt bách phi: Tứ cú là: có, không, chẳng có chẳng không, cũng có cũng không. Tất cả tư tưởng đều chẳng ra ngoài tứ cú này, nếu trụ thì chướng ngại sự dụng của bản thể tự tánh mà sanh ra bách phi (đủ thứ sai lầm), nếu lìa thì hiển bày  đại dụng của tự tánh mà tuyệt bách phi. (website: phatgiao.org.vn)

(b)  Bảo Sở: là chỗ quý báu chân thật (là cõi Phật, là Phật tính, rõ ràng, thường biết, diệu dụng, lợi ích vô cùng, không bao giờ mất, luôn hiện hữu trong ta). (website:phatgiao.org.vn)

(c)  Tam hiền Thập địa: Có ba quả vị tu chứng được bậc Hiền gọi là Tam hiền; có 10 quả vị tu chứng bậc Thánh gọi là Thập Thánh.

Tam hiền: 1. Thập trụ 2. Thập hạnh 3. Thập hồi hướng.

Thập Thánh: 1. Hoan hỷ địa 2. Ly cấu địa 3. Diệm huệ địa 4. Phát quang địa 5. Cực nam thắng địa 6. Hiện tiền địa 7. Viễn hành địa 8. Bất động địa 9. Thiên huệ địa 10. Pháp vân địa. (Từ điển Phật học Online)

 



 

Chùa Sắc tứ Tịnh Quang, Quảng Trị (1)
Ảnh 01. Toàn cảnh chùa

Chùa Sắc tứ Tịnh Quang, Quảng Trị (2)Chùa Sắc tứ Tịnh Quang, Quảng Trị (3)Chùa Sắc tứ Tịnh Quang, Quảng Trị (4)
Ảnh 02-04. Cổng tam quan

Chùa Sắc tứ Tịnh Quang, Quảng Trị (5)
Ảnh 05. Cảnh quan trước chùa

Chùa Sắc tứ Tịnh Quang, Quảng Trị (6)Chùa Sắc tứ Tịnh Quang, Quảng Trị (7)
Ảnh 06, 07. Ngôi chánh điện

Chùa Sắc tứ Tịnh Quang, Quảng Trị (8)
Ảnh 08. Ngôi chánh điện (mặt sau)

Chùa Sắc tứ Tịnh Quang, Quảng Trị (9)
Ảnh 09. Vườn cảnh sau ngôi chánh điện

Chùa Sắc tứ Tịnh Quang, Quảng Trị (10)
Ảnh 10. Đài Bồ tát Quán Thế Âm

Chùa Sắc tứ Tịnh Quang, Quảng Trị (11)
Ảnh 11. Tượng Bồ tát Di Lặc

Chùa Sắc tứ Tịnh Quang, Quảng Trị (12)Chùa Sắc tứ Tịnh Quang, Quảng Trị (13)
Ảnh 12, 13. Điện Phật

Chùa Sắc tứ Tịnh Quang, Quảng Trị (14)
Ảnh 14. Bàn thờ Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Quán Thế Âm

Chùa Sắc tứ Tịnh Quang, Quảng Trị (15)
Ảnh 15. Bàn thờ Bồ tát Phổ Hiền và Bồ tát Địa Tạng

Chùa Sắc tứ Tịnh Quang, Quảng Trị (16)Chùa Sắc tứ Tịnh Quang, Quảng Trị (17)
Ảnh 16, 17. Bàn thờ Thập bát A La Hán

Chùa Sắc tứ Tịnh Quang, Quảng Trị (18)
Ảnh 18. Bàn thờ Hộ Pháp

Chùa Sắc tứ Tịnh Quang, Quảng Trị (19)
Ảnh 19. Bàn thờ Tiêu Diện

Chùa Sắc tứ Tịnh Quang, Quảng Trị (20)
Ảnh 20. Bàn thờ Tổ

Chùa Sắc tứ Tịnh Quang, Quảng Trị (21)
Ảnh 21. Đại hồng chung

Chùa Sắc tứ Tịnh Quang, Quảng Trị (22)
Ảnh 22. Trống

Chùa Sắc tứ Tịnh Quang, Quảng Trị (25)
Ảnh 23-25. Tháp Tổ

Chùa Sắc tứ Tịnh Quang, Quảng Trị (26)
Ảnh 26. Cố Hòa thượng Viện chủ Thích Trí Hải


Chùa Sắc tứ Tịnh Quang, Quảng Trị (27)
Ảnh 27. Hoa sa la
 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2023(Xem: 1205)
Chùa Phật giáo huyện Phong Điền (Phước Lâm tự) tọa lạc tại km 26, quốc lộ 1A, thôn Đông Lâm, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Chùa được chư vị Hòa thượng Thích Tâm Thọ, Thích Lưu Hòa, Thích Tánh Tịnh khai sơn vào tháng 6 năm 2015 trên diện tích 1 hecta. Được sự trợ duyên của chư Tôn đức Tăng Ni, sự phát tâm hộ trì của Phật tử Như Ngọc cùng nhiều thiện nam tín nữ Phật tử gần xa, Thượng tọa Thích Ngộ Tùng, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo huyện Phong Điền, trụ trì chùa đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng vào ngày 26 tháng 7 năm 2015.
05/10/2023(Xem: 1248)
“Chuông chùa vang vọng trong đêm vắng Thức tỉnh tâm ai còn não phiền”. Đã từ rất lâu, tiếng chuông chùa luôn gắn bó với người dân Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Những ngôi chùa gắn liền vào tổng thể kiến trúc Huế trọn vẹn, hài hòa như chính đạo Phật đã hòa tan vào lòng đời, lòng người xứ Huế. Tìm về với những ngôi chùa Huế cũng chính là tìm về một phần quan trọng làm nên văn hóa Huế.
03/10/2023(Xem: 1337)
Khánh Hòa: Được tin Hòa Thượng Thích Tuệ Sĩ, Bậc tòng lâm thạch trụ của Phật giáo Việt Nam, vị giáo thọ uy đức của Phật Học Viện Trung Phần Hải Đức Nha Trang một thời, lâm trọng bệnh và đang điều trị tại bệnh viện quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh, sáng Chủ Nhật ngày 17 tháng 8 năm Quý Mão (01/10/2023), chư Tôn đức Tăng tại Khánh Hòa đã quang lâm về chùa Tân Chánh - Diên Khánh, để tổ chức lễ tụng kinh kỳ an, nguyện hồi hướng công đức lành, cầu nguyện cho Hòa Thượng được tứ đại an hòa, pháp thể khinh an, hoàn thành tâm nguyện hoằng pháp, trước tác và phiên dịch Bảo Tạng của mình, vì sự lợi lạc của Phật giáo Việt nam và cộng đồng Phật giáo trên toàn thế giới. Tùng duyên tùng sự, chư Tôn đức Tăng cũng đã cầu nguyện cho thế giới hòa bình và nước nhà Việt Nam luôn hưng thịnh và phát triển.
01/10/2023(Xem: 1557)
Sáng 29-9 (15- 8 năm Quý Mão), chư tôn đức Tăng Ni cùng đông đảo Phật tử đã vân tập tại Chánh điện chùa Long Sơn để dự lễ Huý Nhật lần thứ 10 (2013-2023) đức Trưởng lão Hoà thượng Thích Chí Tín – trụ trì chùa Long Sơn và hiệp kỵ chư tôn Hoà thượng giáo phẩm, lãnh đạo GHPGVN tỉnh Khánh Hoà qua các thời kỳ.
16/09/2023(Xem: 2698)
Sáng 15-9, Ban Trị sự GHPGVN Tỉnh Khánh Hoà đã tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Bửu Long (thôn Lễ Thạnh, xã Diên Thọ, Huyện Diên Khánh) đến Đại đức Thích Nhật Nghiêm.
31/07/2023(Xem: 1470)
Huế không chỉ nổi tiếng với non nước hữu tình, những danh lam thắng cảnh ngàn xưa mà đây cũng là cái nôi của Phật giáo. Đến với Huế là đến với vùng đất của những ngôi chùa cổ kính. Mỗi ngôi chùa lại mang nét đẹp kiến trúc và văn hóa – lịch sử khác nhau. Ngay bây
10/07/2023(Xem: 2731)
Khi có được bản vẽ "Đồ án Xây dựng Tổ đình Chùa Phú Phong" được lập vào ngày 30 tháng 4 và hoàn tất vào ngày 5 tháng 5 năm 1973, trụ trì là Đại đức Thích Minh Đức, do Cụ kiến trúc sư Nguyễn Đàm thực hiện, tôi đã tìm đến Chùa để tìm hiểu cảnh cũ cảnh xưa, nhưng thật tiếc là sau 50 năm thăng trầm biến đổi không còn thấy vết tích gì của ngôi chùa xưa.
18/05/2023(Xem: 1567)
Thượng tọa Thích Đạo Không, Phó trưởng ban kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đọc quyết định bổ nhiệm Sư cô Thích nữ Quảng Nhã trụ trì chùa Thanh Xuân. Sư cô Thích nữ Quảng Nhã dâng lời phát nguyện: “Sẽ luôn nỗ lực và cố gắng làm tròn bổn phận của một vị trụ trì, luôn trau dồi trí tuệ, hướng dẫn đạo hữu Phật tử tu tập đúng Chánh pháp, Hiến chương GHPGVN và pháp luật Nhà nước”.
12/05/2023(Xem: 2453)
Cáo Bạch Tang Lễ Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trừng Giác vừa viên tịch tại Ninh Hòa, Khánh Hòa
03/05/2023(Xem: 127047)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567