Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đến với khóa tu mùa thu trên Kim Sơn

10/09/201909:05(Xem: 5643)
Đến với khóa tu mùa thu trên Kim Sơn
chua kim son nha trang (3)

ĐẾN VỚI KHÓA TU MÙA THU TRÊN KIM SƠN

 

 

 

          Đất trời đã vào Mạnh Thu...

         Những cây phượng vĩ tán xòe vẫn còn vấn vương với mùa hè mà khoe sắc hoa đỏ lòe chung quanh triền đồi sân bãi của chốn già lam thánh chúng Kim Sơn Sắc Tứ.

          "Khóa Tu Mùa Thu" đã diễn ra được đến ngày thứ ba, ngày cuối cùng, giữa không gian yên bình với ngập tràn cỏ hoa cây lá và nắng đẹp trời trong.

           Ai về tu cứ về, cứ tu.

           Công trình thi công xây dựng ngôi đại hùng bảo điện vẫn tiếp tục với nhịp điệu khoan thai, lặng lẽ, không ồ ạt om sòm như những lần trộn đổ bê-tông móng sàn. Vài chị phụ hồ đang lặng thầm trộn vữa, đẩy xe kutkit nhịp nhàng cung cấp vật liệu kịp thời cho những người thợ lành nghề dang mình dưới nắng đang lên những bức vách gạch đỏ của tầng lầu chánh điện,

           Nhận ra người quen, tôi hỏi chị đạo hữu:
           "Ủa, chị không tham gia khóa tu sao?"
           "Hihi... tu thì tu nhiều rồi, tham gia nhiều khóa tu rồi, kỳ này tui thích theo làm phụ hồ. góp chút công sức của mình với nguyện mong ngôi chánh điện sớm hoàn thành viên mãn!"
           "Hay quá! Cũng là tu vậy. Phước đức vô lượng!" Tôi thật lòng tán thán.

           Rải dài từ cổng chào bằng tre nứa mộc mạc vào tận bên trong ngôi chánh điện đang dang dở là những tấm bảng lớn nhỏ không cùng khuôn khổ được treo mắc trên những thân cây vách trụ, truyền tải những thông điệp yêu thương, những phương pháp đơn giãn để thực tập giải thoát khổ đau qua nét thư pháp tiếng Việt chân phương dung dị của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh...

         Chừng như Sư Ông đang có mặt mặt tại dây, tại núi đồi Kim Sơn xã Vĩnh Ngọc vậy! Và, chừng như cũng mới vừa nghe văng vẳng “12 phép thực tập sống Thương Yêu” của Sư Ông Làng Mai gửi đến đại chúng đang ở Khóa Tu Mùa Thu này:

- Nói năng mà không buộc tội
- Nghe với tâm không thành kiến
- Lắng nghe mà không ngắt lời
- Trả lời chứ không "trả miếng"
- Cho, không xem thường kẻ nhận
- Nhận lãnh mà không vong ân
- Chia sẻ mà không khoa trương
- Hiểu người mà không rao bán
 - Thưởng thức mà không chê bai
- Tha thứ rồi, không để bụng
- Cầu nguyện mà không tham cầu
- Thương yêu mà không dối gian.

           Qua hai ngày đầu của Khóa Tu, đại chúng đã được quý Thầy, quý Sư Cô hướng dẫn thực tập chánh niệm, thiền quán, tọa thiền sám pháp địa xúc, thiền hành, pháp đàm, và cùng cất giọng hát Thiền Ca với lòng hoan hỷ… Ngày thứ ba, ôn tụng Năm Giới để đi đúng con đường Chánh Pháp, để xây dựng được an lạc cho ta cùng gia đình ta, cũng như đóng góp cho nhân quần xã hội, Một cuộc pháp thoại cởi mở trên thiền đường thoáng rộng mát mẻ, không khí thân thiện hòa đồng nhưng không hề mất vẻ trang nghiêm, đã mang lại sự an tâm, thông suốt tư duy  cho những người tu tập chánh niệm.

          “Con thường về đây tu tập chánh niệm, được tiếp sức bởi năng lượng của quý Thầy, quý Sư Cô và đại chúng đồng tu, nên luôn thấy được an lạc, thảnh thơi, hạnh phúc. Tuy nhiên, khi mãn khóa tu, con trở về lại với đời, với gia đình, với cơ quan, thì con lại phải đương đầu, tiếp nhận những lo lắng lo âu, những phiền toái phiền não trong cuộc sống hằng ngày. Xin chỉ dạy cho con phương pháp ứng dụng nhanh nhất để giải thoát khổ đau, giải trừ phiền não khi mình đang không còn được nương tựa khóa tu ở chùa?”

          Lời chia sẻ với giọng Huế nhẹ nhàng của một Sư Cô:

          “Đó là những chướng duyên của rất nhiều người, những người đang còn phải hòa nhịp với cuộc sống đời thường, còn phải gánh vác cưu mang nhiều trách nhiệm, không thể tránh khỏi. Nếu muốn thực hành phương pháp giải thoát khổ đau phiền não nhanh nhất thì không có ngay được. Dục tốc bất đạt, làm việc gì muốn nhanh quá thì sẽ không thành công, nóng vội hấp tấp sẽ hỏng việc. Dục an, tất an… thì được. Khi lòng mình muốn an thì mọi sự sẽ an, sóng chìm gió lặng. Thức dậy miệng mỉm cườiHai bốn giờ tinh khôiXin nguyện sống trọn vẹnMắt thương nhìn cuộc đời. Khi ta chào một ngày mới với tâm thái đó, tâm niệm đó, ta sẽ không còn thấy sợ hãi dòng trôi sống động của cuộc đời trước mắt nữa. Hãy trải lòng yêu thương rộng khắp. Và hãy hài lòng với những gì mình đang có, với hạnh phúc đang nắm trong tay mình, bởi chung quanh mình còn có rất nhiều người không được như vậy. Một ngày mới, ta hãy chào mọi người bằng nụ cười, không tốn kém mất mát hay khó nhọc gì đâu, hãy cười với con cái, cười với vợ với chồng, cười với cha với mẹ, cười với anh chị em, cười với hàng xóm, cười với đồng nghiệp ở công sở… Nụ cười chân thật xuất phát từ lòng yêu thương hòa ái sẽ truyền được năng lượng đến người khác, ngày này qua ngày khác, mưa dầm thấm lâu, rồi mọi sự đều sẽ được giải quyết êm đẹp thông suốt khi người khác thấy biết rõ mình là một người tu tập chánh niệm, tu tập giáo pháp của nhà thiền, nhà Bụt…”

           Tôi rời khỏi chùa, xuống núi, vẫn còn nghe bên tai giọng hiền từ của thầy trụ trì:

         “Quá khứ là cơm thiu, Tương lai là gạo sống. Trước mắt là chén cơm thơm nóng, hãy trân trọng bưng lên và thưởng thức trong giây phút hiện tại, ngay tại đây và bây giờ!”


Tâm Không – Vĩnh Hữu

chua kim son nha trang (1)chua kim son nha trang (2)chua kim son nha trang (3)chua kim son nha trang (4)chua kim son nha trang (5)chua kim son nha trang (6)chua kim son nha trang (7)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/01/2012(Xem: 5313)
Những ngày cuối năm thật giá rét. Lá vàng như những cánh bướm chưa kịp đập cánh, đã phải tung bay rào rào theo những cơn gió bụi. Mưa lất phất đến rồi đi, để lại trên mặt đường những làn nước mỏng. Cây bạch đàn cao lớn phía sau nhà rung chuyển mạnh, tất cả nhánh lá cùng xuôi về một hướng, phần phật reo lên tựa hồ một cánh buồm trong gió. Hương bạch đàn phảng phất trong tiết lạnh mùa đông. Chợt nhớ những ngôi chùa ven rừng.
28/10/2011(Xem: 3822)
Điểm đặc biệt là người dân từ miền Bắc vào Thuận Hóa làm ăn, nhưng ngược lại tất cả các ngài truyền bá Phật pháp, dựng thảo am và lập chùa chiền thì đều Đàng Trong ra. Tất cả các ngài đến truyền bá Phật pháp đều dựng tháo am trong bóng cây rừng rậm rịt đầy cọp, beo, và rắn độc ấy cả. Tìm cho ra được mối liên hệ giữa tinh thần, trí tuệ của các ngài sơ Tổ với môi trường thiên nhiên “đẹp man dại” đó, chúng tôi nghĩ là chúng ta đã tìm được sắc thái đặc trưng của chùa chiền và Phật giáo vùng Huế vậy.
05/09/2011(Xem: 3666)
Dốc lên lưng chừng Thiền viện Từng dòng phồn tạp áo hoa Vô thanh hòa ngàn âm giọng Trực Tâm ngưỡng A Di Đà
21/07/2011(Xem: 3749)
Không có con sông nào chảy ngang chùa. Cũng không phải là ngôi chùa gỗ được thiết kế như một chiếc thuyền trên sông. Nhưng chính nơi tên chùa, và tên của thôn xã địa phương, đã diễn tả một cảnh sông nước thơ mộng, mênh mông trong trí người đọc: Chùa Huệ Hà, thôn Ngân Hà, xã Ninh Thủy (Hà là sông lớn. Thủy là nước, trong một số trường hợp, chữ này cũng được dùng để nói về sông sâu, biển rộng). Thôn Ngân Hà, xã Ninh Thủy này thuộc huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
24/06/2011(Xem: 2212)
Cuộc khai quật khu vực chùa Báo Ân (xã Dương Quang, Gia Lâm, HN) kéo dài 3 năm trên tổng diện tích 1000m2, được xem là công trình khảo cổ rộng lớn và tập trung bậc nhất của Hà Nội, chỉ sau cuộc khai quật Hoàng thành Thăng Long. Từ đây đã có thể khẳng định sự tồn tại của chùa Báo Ân thời Trần, một trong những Trung tâm lớn nhất của Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam.
23/06/2011(Xem: 2138)
Cho đến bây giờ, hướng về Yên Tử ai cũng nghĩ đây là chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm, nơi Đầu đà Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông, vị tổ khai sáng ra dòng thiền này đắc đạo thành Phật chính.
13/06/2011(Xem: 3604)
Chùa Báo Thiên và tháp Đại Thắng Tư Thiên là do vua Lý Thánh Tông đứng ra chủ trì việc xây dựng. Nói cách khác là do nhà nước đứng ra làm “chủ đầu tư” theo cách nói hiện nay. Chùa và tháp là hai biểu tượng của Phật giáo, nhưng do là một người theo Phật, vua đã cho xây chùa năm 1056 và dựng tháp năm 1057.
14/05/2011(Xem: 8103)
Chùa Thiên Liên toạ lạc tại số 244 Võ Duy Linh thị xã Gò Công, do Hoà ThượngThích Hoằng Minh và các Mạnh Thường Quân, cùng Phãt tử sáng lập năm 1955. Khithành lập , chùa được xây dựng bán kiên cốvới chánh điện và nhà trù,(nhà ăn), nhà khách thô sơ cho đến nay.
08/05/2011(Xem: 9532)
In the long way history of Buddhism, an ancient and profound religion which has been constantly developing and modernising, Buddhist architecture has been changing increasingly both in form and content. From small buts for some monks in early times, they have gradually become large monasteries or Pagodas for a community of monks, together with dome-shaped or multi-faceted stupas enshrining holy Buddhist relics, subordinate structures, stele houses, statues, religious decorations and musical instruments….Today, one can see in a typical pagoda a harmonious and original combination of various characteristic of Buddhist architecture.
07/01/2011(Xem: 3983)
Chùa Tây Thiên, tuy mới được kiến tạo từ năm Nhâm Dần, 1902 nhưng qua quá trình hình thành và phát triển suốt nửa đầu thế kỷ XX thì ngôi chùa mới này cũng đã đóng giữ một vai trò trọng yếu trong công cuộc chấn hưng Phật giáo tại miền Trung; đã góp phần đánh thức nhiều thế hệ Tăng, tín đồ Phật giáo Việt Nam, sau hơn một thế kỷ ngủ vùi trong suy vi, đình đốn, làm cho tất cả đều đứng dậy và vươn lên mạnh mẽ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567