Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sơn Trà Tịnh Viên trong lòng phố

22/01/201910:47(Xem: 5421)
Sơn Trà Tịnh Viên trong lòng phố

Sơn Trà Tịnh Viên trong lòng phố

 Có hơn 100 loại tre, trúc trên khắp mọi miền đất nước đã được tụ họp về Khu Bảo tồn tre trúc Việt nằm khuất lấp trên bán đảo Sơn Trà. Với vẻ đẹp thiên nhiên xanh ngắt của mình, nơi đây được vị tu sĩ – chủ nhân khu vườn, đặt một cái tên rất dung dị: Sơn Trà Tịnh Viên...

Không gian xanh mướt với hồ sen, ao cá và hàng trăm loại tre, trúc.


Hành trình khai hoang

Sơn Trà Tịnh Viên nằm khuất sâu trong thung lũng thuộc tiểu khu 64 (Khu Bảo tồn thiên nhiên bán đảo Sơn Trà), cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 10km. Bước qua cánh cổng tre nhỏ đơn sơ, ta như ngỡ ngàng trước bức tranh thiên nhiên xanh bạt ngàn của tre, trúc các loại, bên trong khu vườn. Nhìn khu vườn rộng hơn 1 ha với đủ loại tre, trúc, ao hồ, suối nước... như một làng quê thu nhỏ, ít ai ngờ rằng tất cả đều được gầy dựng nên và chăm sóc bởi chính bàn tay của vị tu sĩ ở ẩn trong suốt hơn 10 năm qua – thầy Thích Thế Tường. Để có được một khu bảo tồn tre trúc nên thơ và độc đáo như bây giờ không chỉ là những tháng ngày nhọc công, một mình âm thầm khai hóa mảnh đất khô cằn đầy lau sậy, mà còn là niềm đam mê, tình yêu tre trúc và sự quyết tâm bảo tồn văn hóa Việt của vị tu sĩ 49 tuổi này.

Tu hành từ năm 14 tuổi, thầy Thích Thế Tường (quê gốc ở TT-Huế) đã ấp ủ trong mình ước mơ sưu tầm và bảo tồn hơn 300 loại tre, trúc hiện có trên khắp mảnh đất Việt Nam. Ngoài 20 tuổi, sau khi sư phụ mất, thầy một thân một mình đi tìm chốn thích hợp để tiếp tục phụng sự Phật pháp. Năm 1990, thầy vào chùa Quán Thế Âm (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) tu hành, vẫn chuyên tâm nghiên cứu về văn hóa nói chung và tre, trúc nói riêng. Mãi đến năm 2004, sau khi được một người dân tặng cho mảnh đất để làm một cái chòi nhỏ, đào suối, đào ao chung sống với thiên nhiên, thầy Thích Thế Tường mới bắt tay thực hiện được đam mê của mình. “Lúc đó, nơi đây chỉ là một bãi đất hoang sơ. Suy nghĩ phải làm thế nào cho phù hợp với văn hóa nhà Phật và cũng là bảo tồn văn hóa Việt Nam nên tôi đã quyết định trồng tre, trúc, cải tạo nơi này thành một khu vườn lưu giữ những giống tre trên khắp đất nước”, thầy Thích Thế Tường cho hay. Suốt hơn 10 năm qua, mình thầy bôn ba khắp mọi miền đất nước để tìm cho bằng được các loại tre, trúc đem về. Từ Hà Giang, Lào Cai, Bắc Kạn, Đồng Tháp, Bến Tre..., không nơi đâu là chưa có dấu chân thầy. Luôn tự nhủ “kiến tha lâu có ngày đầy tổ”, thầy cứ âm thầm nghiên cứu, sưu tầm, để rồi khu vườn ngày hôm nay đã trở thành Khu Bảo tồn tre trúc Việt Nam độc đáo ở bán đảo Sơn Trà và cũng là duy nhất tại khu vực miền Trung.

Trong những năm qua, hễ nghe thông tin nơi nào còn các loại tre, trúc quý hiếm là thầy lại tìm đến xin về trồng. Nhìn thấy được đam mê của thầy, nhiều người khi bắt gặp được loại tre nào hay cũng xin về, mua về rồi tặng cho thầy để góp sức làm phong phú thêm khu vườn. Đến nay, khu bảo tồn đã có khoảng 110 loại tre, trúc như mai, vầu, trúc quân tử, lồ ô, nứa, lành anh, cơm lam, luồng, mò o, trúc đen... Đặc biệt, 3 loại tre, trúc quý hiếm cũng đã “tề tựu” về đây là trúc đen ở Hà Giang, Lào Cai, Đà Lạt; tre bông ở Đồng Tháp, Bến Tre, An Giang; trúc vuông ở Đèo Gió (Bắc Kạn).


tinh vien son tra 0tinh vien son tra 1tinh vien son tra 2tinh vien son tra 3tinh vien son tra 4tinh vien son tra 5tinh vien son tra 7tinh vien son tra 8tinh vien son tra 8atinh vien son tra 8btinh vien son tra 9tinh vien son tra 10tinh vien son tra 11

Thầy Thích Thế Tường trò chuyện về Sơn Trà Tịnh Viên.




Điểm dừng chân độc đáo

Mặc dù nằm khá khuất lấp trên con đường nhỏ quanh co dẫn lên bán đảo Sơn Trà nhưng Sơn Trà Tịnh Viên hằng ngày vẫn thu hút rất nhiều lượt khách đến thăm viếng, nghỉ mát. Nhiều bạn trẻ cũng hay lên đây ôn bài, đọc sách như một chốn dừng chân quen thuộc. Lắng mình trong không gian xanh mát và tịch yên ấy, du khách có thể thỏa sức thăm thú và tìm hiểu về các loại tre, trúc, còn thầy thì vẫn cần mẫn với việc đào hố trồng cây, cho cá ăn hoặc thong dong tụng kinh, đọc sách. Xen giữa những bụi tre, khóm trúc là ao sen với đàn cá tung tăng bơi lội, những lối đi lát đá, có những đoạn còn có suối chảy dưới chân... Những bộ bàn ghế đá được đặt bên vườn để du khách có thể ngồi  nghỉ ngơi. Phía trong căn chòi thầy đang ở có một gian để thờ cúng, một gian bày toàn sách và khuôn viên bên ngoài là những bộ bàn ghế làm từ tre với bộ tách trà lúc nào cũng còn ấm nóng để sẵn sàng mời khách. “Tôi thường để khách tự do tham quan, nghỉ ngơi, chỉ tập trung làm việc của mình. Đôi khi gặp những người cùng chung sở thích về nghiên cứu tre, trúc thì mời họ cùng ngồi lại để đàm đạo và chia sẻ về đam mê này”, thầy Thích Thế Tường chia sẻ.

Với vị sư thầy ấy, vườn tre đã là một phần của cuộc sống. Thầy bảo, tre là cốt cách của người Việt, là cái hồn của đất nước, cho nên trong thầy lúc nào cũng đau đáu nỗi niềm về tre, luôn mong muốn làm nên một nơi lưu giữ đặc trưng văn hóa Việt. Đam mê chưa dừng lại ở đó, trong tương lai, nếu có điều kiện, thầy Thích Thế Tường dự định sẽ làm nên một bảo tàng mini về tre, trúc, trưng bày sản phẩm tre cổ truyền, phối cảnh làng quê Việt với nhà cửa, nhiều loại cây cối khác nhau... Bên cạnh đó, thầy cũng muốn dựng lên một không gian tre trúc như một phim trường, vừa có thể phục vụ nghệ thuật, vừa triển khai du lịch.

Bằng tình yêu văn hóa Việt, thầy Thích Thế Tường đã lặn lội ngày đêm ươm mầm cho từng gốc tre, rễ trúc để làm nên một Sơn Trà Tịnh Viên yên bình, thanh tịnh tách mình khỏi nhịp sống xô bồ, vội vã của thành phố ngoài kia. Chẳng thế mà thi sĩ Nguyên Lâm Huệ khi đến thăm đã ưu ái tặng cho nơi đây những vần thơ tuyệt đẹp: “Đá nghiêng bên đá, ngàn pho tượng/ Suối chảy reo vui, vạn tiếng đàn/ Tre cong trong gió, trúc vươn thẳng/ Hồn nước Sơn Trà, một Tịnh Viên”...

Thảo Vy
http://cadn.com.vn/news/113_137298_son-tra-ti-nh-vien-trong-lo-ng-pho-.aspx


tinh vien son tra 8a


Chiêm ngưỡng 100 loài tre trúc ở Sơn Trà Tịnh Viên

Ở miền Bắc là các loại Trúc đen, Diễn trứng, Diễn đá ở Yên Bái, Hà Giang; Gầy ở Phú Thọ; tre bụng Phật ở Hà Nội. Miền Trung có Luồng ở Thanh Hóa; Mạy gần ở Hà Tĩnh; tre Mò O ở Bình Định; Hóp nước Mặn ở Huế. Miền Nam có Tầm Vông ở Tây Ninh, Lục Trúc ở Đồng Nai… Đặc biệt Sơn Trà Tịnh Viên còn có trúc Dharamsala do Đức Dalai Lama tặng.

Dưới mỗi khóm tre, bụi trúc, Đại đức Thích Thế Tường - chủ nhân Sơn Trà Tịnh Viên đều có bảng  thông tin tên loài tre trúc, địa điểm thu thập và cả tên khoa học của từng loài. Bộ sưu tầm của Tịnh Viên như một “Khu bảo tồn” có giá trị về khoa học, được nhiều du khách trong và người nước biết đến, tham quan và nghiên cứu.

Trong cái nắng gió của miền Trung, được dạo trong tịnh viên với một không gian thiền tịnh, với màu xanh của tre trúc hoà quyện với núi rừng Sơn Trà làm cho lòng người cũng bình yên với cuộc sống sôi động của phố biển Đà Nẵng…

 
Hoàng Tuấn
http://danviet.vn/que-nha/chiem-nguong-100-loai-tre-truc-o-son-tra-tinh-vien-622346.html

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/09/2020(Xem: 4686)
Chùa Thanh Xuân thuộc địa danh làng Thanh Xuân Xã Triệu An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, nằm dọc duyên hải miền trung bờ nam biển Cửa Việt; cuối nguồn hai nhánh sông Thạch Hãn, Vĩnh Định đổ ra biển. Theo dân làng kể lại, đời tổ tiên ông bà xuất phát ra lập làng từ đời triều Nguyễn ở Huế, hai họ Phan, họ Trần theo dòng Vĩnh Định ra Quảng Trị xuôi nguồn về đây. Lập tên làng Thanh Xuân, trong đó Xuân là lấy lại từ nguồn gốc thành Phú Xuân, cũng như các làng Xuân Thành, Dương Xuân vậy.
15/09/2020(Xem: 12199)
Chùa tọa lạc ở số 01 đường Sư Liễu Quán, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mặt chùa quay hướng Nam. Bên trái chùa, có chùa Linh Quang và đền thờ cụ Phan Bội Châu. Chùa được Thiền sư Minh Hoằng Tử Dung dựng vào cuối thế kỷ 17 tại ngọn đồi thấp Hoàng Long Sơn, có tên thiền thất Ấn Tôn. Năm Nhâm Thìn (1712), ngài Thiệt Diệu Liễu Quán, quê ở Phú Yên là đệ tử đắc pháp của Sơ tổ Minh Hoằng Tử Dung, được ngài truyền tâm ấn, trở thành đệ nhị Tổ. Ngài Thiệt Diệu Liễu Quán đã phát triển dòng thiền Lâm Tế cho đến ngày nay.
13/09/2020(Xem: 13776)
Thiền viện tọa lạc dưới chân núi Bạch Mã, khu vực hồ Truồi, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ở độ cao 1.450m, cách biển Đông 5km đường chim bay, nhiệt độ trung bình 200C, Bạch Mã là nơi có khí hậu mát mẻ, lý tưởng cho việc tu tập của Tăng, Ni, Phật tử và các chuyến tham quan, chiêm bái của du khách. Tên thiền viện lấy theo tên núi Bạch Mã. Chữ “Trúc Lâm” hàm ý đến dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, một dòng thiền mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và mang tính nhập thế.
11/09/2020(Xem: 4686)
Chùa Hà Trung tọa lạc ở làng Hà Trung, xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa cách trung tâm thành phố Huế khoảng 50 km. Chùa được lập vào thời Hậu Lê, gắn với hành trạng Thiền sư Nguyên Thiều. Thiền sư từ Quảng Đông, Trung Quốc sang Quy Nhơn lập chùa Thập Tháp Di Đà, sau ra Thuận Hóa lập chùa Quốc Ân. Năm 1695, chúa Nguyễn Phúc Chu cử ngài đến trụ trì chùa Hà Trung. Ngôi chùa ngày nay được trùng tu năm 1995, đại trùng tu năm 2009. Trụ trì chùa là Hòa thượng Thích Chơn Tế (trụ trì chùa Tường Vân, Huế kiêm nhiệm), Tri sự là Đại đức Thích Quảng Huệ.
11/09/2020(Xem: 5433)
Thông Điệp Của Đức Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu (Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN thân gởi Chư Tôn Đức Tăng Ni và Đồng Bào Phật tử Hải Ngoại)
09/09/2020(Xem: 4985)
Chùa Diệu Đế tọa lạc bên bờ sông Hộ Thành (sông Gia Hội) số 110 Bạch Đằng, phường Phú Cát, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa có diện tích hơn 10.000m2. Chùa nguyên là phủ của vua Thiệu Trị trước khi lên ngôi. Đây là nơi Hoàng tử Nguyễn Phúc Miên Tông, con vua Minh Mạng ra đời vào ngày 16/6/1807. Năm 1841, Hoàng tử lên ngôi vua ở kinh thành Huế, lấy niên hiệu là Thiệu Trị.
07/09/2020(Xem: 8557)
Chùa tọa lạc trên đồi Hàm Long (trên đất làng Thụy Lôi xưa, gần xóm Lịch Đợi), đường Báo Quốc, phường Phường Đúc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa Báo Quốc ban đầu có tên là Hàm Long Sơn Thiên Thọ Tự, do Thiền sư Giác Phong (du tăng người Quảng Đông, Trung Quốc) dựng vào cuối thế kỷ 17, đời Chúa Nguyễn Phúc Tần, nơi ngài Liễu Quán đến học đạo và ở lại trong 11 năm. Tổ Giác Phong viên tịch năm 1714. Đến năm 1747, Hiếu Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát cho trùng tu chùa và ban cho chùa tấm biển chữ Hán “Sắc Tứ Báo Quốc Tự”, bên trái có ghi hàng chữ Quốc Vương Từ Tế đạo nhân ngự đề, bên phải có dòng lạc khoản Cảnh Hưng bát niên hạ ngũ nguyệt cát nhật. Ngoài ra còn có dấu chạm khắc hình bốn cái ấn, một cái triện tròn khắc chữ Quốc Chúa Nam Hà. Trụ trì chùa thời gian này là Thiền sư Tế Nhơn, một trong những cao đệ đắc pháp của Tổ Liễu Quán. Kế thế trụ trì là các ngài Tế Ân, Trí Hải, Đại Trí …
05/09/2020(Xem: 9041)
Chùa Giác Lâm tọa lạc tại số 02 kiệt 56 đường Duy Tân, phường An Cựu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa nguyên là một thảo am do Tổ Giác Hải, người làng Trung Kiên, tỉnh Quảng Trị khai sáng vào ngày 16 tháng 3 năm Đinh Dậu (1897) trên một triền đồi, dưới chân núi Ngự Bình, đặt tên Duy Tôn Tự để truyền bá chánh pháp, đem đạo Phật phổ hóa vào những nơi xa xôi, hẻo lánh. Tổ có thế danh là Nguyễn Văn Cẩm, sinh trưởng trong một gia đình tín tâm với đạo Phật. Ngài là đệ tử của Tổ Tâm Tịnh, khai sáng Tổ đình Tây Thiên, Huế. Ngài có pháp danh là Trừng Nhã, tự Chí Thanh, hiệu Giác Hải.
30/08/2020(Xem: 5851)
Chùa Thiên Mụ thường gọi là chùa Linh Mụ, tọa lạc trên đồi Hà Khê, đường Nguyễn Phúc Nguyên, xã Hương Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa nằm ở bờ bắc sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế 5km. Sách Ô Châu cận lụccủa Tiến sĩ Dương Văn An cho biết chùa Thiên Mụ ở phía nam xã Giang Đạm, huyện Kim Trà, nóc ở đỉnh núi, chân gối dòng sông. Chùa được chúa Tiên - Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601. Năm 1665, chúa Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu chùa khang trang. Năm 1695, Thiền sư Thạch Liêm, người Trung Quốc, được chúa Nguyễn mời làm trụ trì chùa. Từ chùa Thiên Mụ và chùa Khánh Vân (Huế), Ngài đã truyền bá Thiền phái Tào Động ở đàng Trong.Hòa thượng Thạch Liêm đã tả cảnh chùa Thiên Mụ: “Đêm 15 trời mưa, ra đến chùa Thiên Mụ. Chùa này tức Vương phủ ngày xưa (?) chung quanh có trồng nhiều cây cổ thụ, day mặt ra bờ sông; trước chùa ngư phủ, tiều phu tấp nập sớm chiều qua lại. Trong chùa cột kèo chạm trổ rất tinh xảo …” (1)
29/08/2020(Xem: 4931)
Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang thường được gọi là Chùa Sắc Tứ,Tịnh Quang Tự, Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang, tọa lạc ở thôn Ái Tử, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Chùa là một trong những ngôi tổ đình được xây dựng sớm và có ảnh hưởng lớn Phật giáo xứ Đàng Trong. Chùa ban đầu có tên là Am Tịnh Độ. Từ điển Di tích Văn hóa Việt Nam(1) cho biết chùa do Hòa thượng Tu Pháp, tự Chí Khả khai sáng vào năm 1739 đời Vua Lê Ý Tông (năm thứ hai đời Chúa Nguyễn Phúc Khoát) với tên là Tịnh Nghiệp Tự. Đến đời Vua Gia Long, vua ban tên gọi là Tịnh Quang Tự. Chùa được trùng tu năm Minh Mạng thứ 21 (1941).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]