Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp Viện Thánh Sơn- một danh thắng uy nghiêm thanh tịnh

01/06/201606:47(Xem: 5277)
Pháp Viện Thánh Sơn- một danh thắng uy nghiêm thanh tịnh

Phap Vien Thanh Son (10)

Khánh Hòa: Pháp Viện Thánh Sơn- một danh thắng uy nghiêm thanh tịnh

 

Pháp Viện Thánh Sơn nằm về hướng Tây Nam,  trên một ngọn đồi núi Đế Dài và bao bọc xung quanh là những cánh đồng Diên Lâm xanh ngát, tọa lạc  xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.

Chùa do Đại đức Giác Khoan xây dựng năm 2006, trên vùng đất ngày xưa đã có ngôi chùa Thánh Sơn do cố Phật tử Lê Thiện xây dựng năm 1918, nhưng do chiến tranh và thời gian đã tàn phá hư hoại.

Với những lũy tre làng bao bọc ngút ngàn, che chở dưới cái nắng nhợt nhạt cuối mùa. Pháp viện Thánh Sơn cái tên thật ấn tượng nhưng song hành cùng tên chùa, vị trụ trì ở đây -Sư Giác Khoan cũng đã để lại trong lòng phật tử, du khách nhiều ấn tượng khó quên.

Theo thư tịch, Sư Giác Khoan xây dựng Pháp viện Thánh Sơn theo kiến trúc Ấn Độ và Mianma vì sư đã có một thời gian tu học ở đó. Trước đây 5 năm vùng đất xây chùa còn hoang sơ, ngôi chùa cũ đã bị lảng quên, ít người biết đến; nhưng từ khi Sư Giác Khoan về xây dựng lại như nắng hạn gặp mưa rào, với sự quyết tâm và tài ngoại giao tuyệt vời Sư  đã thổi hồn vào công trình Pháp Viện Thánh Sơn mang một dáng dấp uy nghi, trang nghiêm, thanh tịnh và đã trở thành một danh thắng.

Điều ấn tượng khi đến Thánh Sơn là thiên nhiên đá, hoa, cỏ và tượng Phật được tôn trí đan xen, hài hòa  vào nhau tạo nên một không gian tâm linh trầm mặc, uy nghiêm, gợi cho lòng người du khách thanh thản, an lạc.

Vãng cảnh Pháp Viện Thánh Sơn (Diên Lâm) điều thu hút khách thập phương là không gian rộng thoáng, với nhiều cảnh dã sơn và tượng Phật đẹp. Pháp Viện thật là một thắng cảnh tuyệt mỹ mà Sư trụ trì và thiên nhiên ban tặng cho người nông dân chất phát thật thà, vùng đất Diên Lâm.

Từ trên ngọn đồi Pháp Viện, nhìn xuống những cánh đồng lúa xanh trải dài tít tắp và  triền dốc một màu xanh thẳm; đi từ xa mọi người đã có thể nhận ra Pháp Viện với những công trình kiến trúc độc đáo và tuyệt mỹ. Men theo con đường đất nhỏ, khách hành hương có thể lên núi Đế Dài viếng Pháp Viện một cách dễ dàng, hòa vào cái không gian ấm áp, hiền hòa và từ bi của đất Phật…

Pháp Viện Thánh Sơn một không gian tuyệt đẹp, mọi thứ sẽ đưa khách thập phương từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Không gian tràn ngập bóng mát với rất nhiều cây xanh và những hồ nước nhỏ có rất nhiều chú cá tung tăng bơi lội. Con đường đi được trải rất nhiều viên sỏi, đá to nhỏ đủ kích thước nó sẽ dẫn du khách vào khu vực chùa với rất nhiều điều đặc biệt. Và khắp nơi có rất nhiều tượng phật, Bồ tát, các vị La Hán… một cảm gác thật yên bình.

Với rất nhiều cảnh đẹp du khách tham quan đi dạo khắp nơi để có thể thấy được sự thanh tịnh, linh thiêng của ngôi chùa  và chắc chắn lòng người sẽ có cảm giác yên bình, sẽ có  những lời cầu nguyện an lạc... Nơi đây, miền đất Phật, cũng là nơi  mà các ca sĩ nổi tiếng, các công ty….đã từng đặt chân tới đây viếng chùa và lưu lại rất nhiều ghế đá để khắp vườn chùa.

Pháp Viện Thánh Sơn, một ngày không xa khi công tác xây dựng Pháp Viện hoàn thành, nơi đây không chỉ là chốn tòng lâm uy nghiêm cho tăng chúng tu học, hành đạo, nơi Phật tử sớm tối đi về tu nhân, hướng thiện mà còn là địa chỉ du lịch tâm linh của Xứ Trầm Biển Yến.

Trí Bửu- Tháng 5/2016

 



Phap Vien Thanh Son (1a)
Phap Vien Thanh Son (1)Phap Vien Thanh Son (2)Phap Vien Thanh Son (3)Phap Vien Thanh Son (4)Phap Vien Thanh Son (5)Phap Vien Thanh Son (6)Phap Vien Thanh Son (7)Phap Vien Thanh Son (8)Phap Vien Thanh Son (9)Phap Vien Thanh Son (10)Phap Vien Thanh Son (11)


 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/02/2013(Xem: 4005)
Đã từ lâu trong tâm thức người Việt Nam, Chùa là nơi tĩnh lặng, linh thiêng, là nơi mọi người đến nương nhờ Đức Phật để tìm chút bình an trong cuộc sống, cầu xin hạnh phúc cho gia đình.
08/02/2013(Xem: 8937)
Đức Thích Ca Thế tôn thành đạo dưới cội Bồ đề tại Ấn độ cách đây gần ba thiên niên kỷ, Ngài đã đem chánh pháp thậm thâm vi diệu truyền bá khắp lưu vực sông Hằng. Khi Đức Thế tôn còn tại thế, hai trung tâm truyền giáo qui mô thời bấy giờ là Tinh xá Trúc Lâm và Tinh xá Kỳ Hoàn. Tại Trung Quốc, thời Vua Hán Vũ đế có thỉnh hai Ngài Ma Đằng và Trúc Pháp Lan lưu trú tại Hồng Lô tự để dịch kinh, bản kinh do hai Ngài dịch đầu tiên tại đây là Kinh 42 chương. Trong triều đại vua A Dục của Ấn độ - vị vua kính tín Tam Bảo - đã cử các đoàn truyền giáo đi khắp nơi để truyền bá đạo mầu. Tại Trung quốc có hai trung tâm Phật giáo ở Lạc Dương và Bình Thành sinh hoạt rất thịnh hành, và riêng tại Việt nam có trung tâm Luy Lâu là một trung tâm Phật giáo được hình thành do các Tăng sĩ Ấn độ theo các thuyền buôn của Thương nhân Ấn độ đến Việt nam bằng đường biển xây dựng các thảo am để tụng kinh, bái sám.
30/10/2012(Xem: 3952)
Video: Đại Lễ Khánh thành Tổ Đình Tường Vân (Lễ húy nhật Đức Tăng Thống)I
14/06/2012(Xem: 5237)
Thực di nguyện của cố HT Thích Tâm Thanh lúc còn sinh tiền và được sự trợ duyên của đạo hữu Ngô Minh Trí và Phan Thị Thuý Hồng. Ngày 12.02. năm Kỷ Sửu (nhằm ngày 08.03.2009 ) tại Vĩnh Minh Tự Viện Thôn Phú An xã Phú Hội huyện Đức Trọng, ĐĐ Thích Nguyên Hiền cùng chư tôn đức Tăng Ni trong môn đồ pháp quyến đã long trọng tổ chức lễ an thạch khởi công xây dựng Vĩnh Minh Đại Phật và cúng dường “ thiên tăng hội" nhân lễ tưởng niệm lần thứ 5 ngày cố HT Thích Tâm Thanh viên tịch.
09/06/2012(Xem: 2821)
Bởi tự ngày xưa cho đến tận bây giờ, người dân đất Nội quê hương ta nơi đây, với tấm lòng thành kính luôn hướng về cửa phật. Đã tâm nguyện và mong muốn trong luỹ tre làng nơi mình sinh sống có một ngôi chùa hàng ngày vọng tiếng chuông ngân. Để được cùng nhau sớm lửa tối đèn hương đăng thờ cúng Đức Phật từ bi và tụng niệm kinh thư để cầu phúc, cầu lộc, cầu tài, cầu được an sinh cho mình, cho gia đình cùng bàn dân thiên hạ. Đồng thời cũng luôn cầu được quốc thái dân an, nước cường dân thịnh! Ước vọng đó giờ đây đã trở thành hiện thực.
06/01/2012(Xem: 5711)
Những ngày cuối năm thật giá rét. Lá vàng như những cánh bướm chưa kịp đập cánh, đã phải tung bay rào rào theo những cơn gió bụi. Mưa lất phất đến rồi đi, để lại trên mặt đường những làn nước mỏng. Cây bạch đàn cao lớn phía sau nhà rung chuyển mạnh, tất cả nhánh lá cùng xuôi về một hướng, phần phật reo lên tựa hồ một cánh buồm trong gió. Hương bạch đàn phảng phất trong tiết lạnh mùa đông. Chợt nhớ những ngôi chùa ven rừng.
28/10/2011(Xem: 4230)
Điểm đặc biệt là người dân từ miền Bắc vào Thuận Hóa làm ăn, nhưng ngược lại tất cả các ngài truyền bá Phật pháp, dựng thảo am và lập chùa chiền thì đều Đàng Trong ra. Tất cả các ngài đến truyền bá Phật pháp đều dựng tháo am trong bóng cây rừng rậm rịt đầy cọp, beo, và rắn độc ấy cả. Tìm cho ra được mối liên hệ giữa tinh thần, trí tuệ của các ngài sơ Tổ với môi trường thiên nhiên “đẹp man dại” đó, chúng tôi nghĩ là chúng ta đã tìm được sắc thái đặc trưng của chùa chiền và Phật giáo vùng Huế vậy.
05/09/2011(Xem: 4387)
Dốc lên lưng chừng Thiền viện Từng dòng phồn tạp áo hoa Vô thanh hòa ngàn âm giọng Trực Tâm ngưỡng A Di Đà
21/07/2011(Xem: 4205)
Không có con sông nào chảy ngang chùa. Cũng không phải là ngôi chùa gỗ được thiết kế như một chiếc thuyền trên sông. Nhưng chính nơi tên chùa, và tên của thôn xã địa phương, đã diễn tả một cảnh sông nước thơ mộng, mênh mông trong trí người đọc: Chùa Huệ Hà, thôn Ngân Hà, xã Ninh Thủy (Hà là sông lớn. Thủy là nước, trong một số trường hợp, chữ này cũng được dùng để nói về sông sâu, biển rộng). Thôn Ngân Hà, xã Ninh Thủy này thuộc huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
24/06/2011(Xem: 2581)
Cuộc khai quật khu vực chùa Báo Ân (xã Dương Quang, Gia Lâm, HN) kéo dài 3 năm trên tổng diện tích 1000m2, được xem là công trình khảo cổ rộng lớn và tập trung bậc nhất của Hà Nội, chỉ sau cuộc khai quật Hoàng thành Thăng Long. Từ đây đã có thể khẳng định sự tồn tại của chùa Báo Ân thời Trần, một trong những Trung tâm lớn nhất của Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]