Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ Khánh Thành Ngôi Chánh Điện Chùa Phúc Lâm

23/11/201502:31(Xem: 7773)
Lễ Khánh Thành Ngôi Chánh Điện Chùa Phúc Lâm

 

Le Khanh Thanh Chua Phuc Lam Thai Binh (40)
Le Khanh Thanh Chua Phuc Lam Thai Binh (89)
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

CHÙA PHÚC LÂM

Xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, Việt Nam

___________________________

 

 

DIỄN VĂN KHAI MẠC

Lễ Khánh Thành Ngôi Chánh Điện Chùa Phúc Lâm

 

 

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Kính bạch chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni

Kính thưa quý vị quan khách, chính quyền các cấp,

Kính thưa quý đồng hương và Phật tử gần xa,

 

Hôm nay, trước sự chứng minh của chư tôn thiền đức Tăng Ni, và trong sự có mặt đông đảo, ấm cúng của quý quan khách, cùng đồng bào phật-tử, trước hết chúng con/chúng tôi xin thay mặt Ni chúng và bổn đạo Chùa Phúc Lâm, cung kính gửi nơi đây lời chào mừng nồng nhiệt và niềm tri ân sâu sắc đến toàn thể chư liệt vị, suốt năm qua đã liên tục khuyến khích, ủng hộ tinh thần, cúng dàng tịnh tài, tịnh vật, đóng góp thời gian công sức, để xây dựng thành công ngôi đại hùng bảo điện. Đặc biệt, chúng con/chúng tôi xin thành kính cảm tạ chư tôn đức Tăng Ni và thiện nam tín nữ hải ngoại đã hết lòng quan tâm, hỗ trợ công trình kiến thiết này từ khi khởi sự cho đến lúc hoàn mãn.

 

Kính bạch chư tôn đức,

Kính thưa liệt quý vị,

25 thế kỷ trước, khi Đức Phật còn tại thế, ngài thường kêu gọi các vị xuất gia hãy chia nhau đi khắp các nẻo đường, vì lợi ích an vui cho cuộc đời mà truyền bá Chánh Pháp. Về sau, việc “du phương hóa độ” (vừa khất thực vừa hoằng pháp) không còn thích hợp ở một số xứ sở và thời đại, Phật giáo đã hình thành cơ cấu tự viện, chùa chiền, tịnh xá… xây dựng khắp nơi để quần chúng ở địa phương nào cũng có thể dễ dàng tiếp cận Tăng Ni, thuận lợi cho việc học hỏi và thực hành giáo pháp.

Sự có mặt của ngôi chùa là trong ý nghĩa đó. Nhưng ở nước ta, gần hai nghìn năm Phật giáo du nhập đến nay, nhất là ở vùng nông thôn, ngôi chùa không những là nơi duy trì và truyền bá Phật Pháp, mà còn là chỗ dựa tinh thần cho làng nước, là biểu tượng văn hóa của quê hương, là mái ấm thiết thân gần gũi của đồng bào địa phương.

Chính vì lẽ đó mà Chùa Phúc Lâm, ngôi chùa duy nhất của xã Chi Lăng, thành lập cách nay 410 năm, trải bao thăng trầm của chiến tranh, loạn lạc, đói nghèo, đã gần như mục nát theo thời gian, vẫn nhất thiết phải được phục hồi; bằng mọi giá phải kiên trì vượt qua những khó khăn và thử thách mà dựng lại cơ đồ của tiền nhân, và để tiếp nối sự nghiệp hoằng pháp của Thầy-Tổ.

Chùa Phúc Lâm, tục gọi là Chùa Đún, do một sư tăng gốc Nam Định thành lập từ năm 1604. Lịch sử văn bản đã không ghi lại được danh tính và hành trạng của ngài lẫn ngôi chùa trong thời kỳ phôi thai. Nhưng qua lịch sử truyền miệng tiếp nối nhiều đời từ các cụ lão địa phương, Chùa Phúc Lâm đã từng có một thời là “thiên cổ danh lam” hàng đầu của tỉnh nhà.

Thế rồi, gần một thế kỷ qua, kể từ lần trùng tu năm 1930, trải qua hai cuộc chiến tranh cận đại, ngôi chánh điện Chùa Phúc Lâm ngày càng xuống cấp trầm trọng mà chưa có cơ hội nào để tu bổ hay xây lại. Cho đến khi chúng con/chúng tôi có được duyên lành trao đổi tin tức Phật sự với những cư sĩ có lòng ở Mỹ, ngôi cổ tự Phúc Lâm này mới được giới thiệu rộng rãi trên mạng truyền thông, rồi từ đó, có sự quan tâm ủng hộ của chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử khắp nơi, trong và ngoài nước. Và như chúng ta thấy, Chùa Phúc Lâm đã khởi sự vận động vào ngày 09 tháng 9 năm 2014 qua bài viết “Lặng Lẽ 400 năm, Chùa Xưa tỉnh Thái Bình” của nhà văn Vĩnh Hảo; tiếp đó, tiến hành Lễ Khởi Công Xây Cất ngôi chánh điện vào ngày 01 tháng 3 năm 2015 (nhằm 11 tháng Giêng năm Ất Mùi); và cuối cùng, sau 8 tháng ròng rã xây dựng, chúng ta đã có được ngôi Đại hùng Bảo điện huy hoàng trang nghiêm như ngày hôm nay.

 

Kính bạch chư tôn đức Tăng Ni,

Kính thưa quý liệt vị,

Thành tựu hôm nay không do sức một người nào mà có được. Ngôi chánh điện này là thành quả chung của tất cả chúng ta; là sự kết hợp của đạo tình và hồn nước; là sự kết tinh tâm nguyện hành đạo của người con Phật trong nước, ngoài nước; là sự kết tụ ân đức bao đời của tiền nhân để lại; là sự đơm hoa trổ quả từ nguyện vọng chung của nhiều thế hệ nhân dân và Phật tử sinh ra và lớn lên từ mảnh đất thương yêu nầy.

Công đức của tất cả chư liệt vị dành cho ngôi cổ tự ở làng xã nông nghiệp heo hút nầy, chúng con/chúng tôi thật vô cùng cảm kích, không biết dùng lời lẽ nào để biểu lộ hết niềm hoan hỷ và tri ân. Một cách khiêm tốn nhưng thật trân trọng, chúng con/chúng tôi đã chạm khắc lên các bia đá phương danh của chư tôn đức Tăng Ni trong và ngoài nước, cùng toàn thể quý đồng bào, thiện nam tín nữ đã ủng hộ tịnh tài và hiện vật cho công trình xây dựng chánh điện Chùa Phúc Lâm. Đây là nghĩa cử tối thiểu mà chúng con/chúng tôi có thể biểu hiện được để nói lên niềm cảm kích tri ân của mình, đồng thời lưu lại kỷ niệm cho các thế hệ đi sau cảm nhận được tấm lòng cao đẹp của Thầy-Tổ, Cha-Ông của mình.

Và cuối cùng, chúng con/chúng tôi không thể nào quên tán thán đạo tâm và nhiệt tình của tất cả quý đạo hữu và nhân dân địa phương, những người vô danh, từ cụ già cho đến các cháu thiếu niên, từ người lành lặn cho đến người khuyết tật, đã tận tụy đem công sức và thời giờ của mình để đóng góp hàng nghìn giờ công quả cho công trình kiến thiết nầy suốt 8 tháng qua. Mồ hôi và sự lao nhọc của quý vị đã tan trôi theo mưa nắng, không lưu lại dấu vết nào, nhưng công đức của quý vị thì vô lượng vô biên, không thể nào tính hết.  Bao lâu Chùa Phúc Lâm còn tồn tại, công đức của quý vị tiếp tục tăng trưởng không khác gì công đức của những vị có tên trên các bia đá kia.

 

Kính bạch chư tôn đức,

Kính thưa liệt quý vị,

Qua nét mặt của mọi người đang hiện diện, chúng con/chúng tôi có thể cảm nhận được niềm vui chung của tất cả. Với niềm hoan hỷ vô biên trong ngày trọng đại khó quên nầy, một lần nữa chúng con/chúng tôi xin thay mặt Ni chúng và bổn đạo Chùa Phúc Lâm, tâm thành kính lễ, thâm tạ chư tôn đức Tăng Ni trong và ngoài nước, hết lòng tán dương công đức đóng góp của toàn thể chư thiện nam tín nữ gần xa; và xin long trọng tuyên bố khai mạc Lễ Khánh Thành Ngôi Đại Hùng Bảo Điện Chùa Phúc Lâm hôm nay.

Nam mô Thành Tựu Trang Nghiêm Công Đức Phật

Phật lịch 2559, ngày 11 tháng 10 năm Ất Mùi

Tỳ khưu ni Thích Đàm Gấm

Trụ trì Chùa Phúc Lâm

Thành tâm kính bái.

 

HÌNH ẢNH LỄ AN VỊ PHẬT

CHÙA PHÚC LÂM

  

(Ngày 01/11/2015)

 le an vi phat chua phuc lam thai binh (1)Ngôi chánh điện đã hoàn tất, chỉ còn sơn tường và trang trí bên trong


le an vi phat chua phuc lam 01a

Bàn thờ Phật (tính từ trên xuống): trên cùng là Tam Thế Phật;

kế là Tây Phương Tam Thánh (Di Đà, Quán Âm, Thế Chí);

tiếp theo là Bồ Tát Chuẩn Đề; rồi 7 tượng Phật Dược Sư.

Bậc thứ 2 đang trống, sẽ tôn trí Đức Bổn Sư Thích Ca (bằng gỗ, cao 1 mét), đang tạc

và sau cùng là tòa cửu long (9 rồng phun nước tắm Phật sơ sinh)

 

le an vi phat chua phuc lam 01b

Đại đức Thích Nguyên Trực, trụ trì Chùa Bùi Xá, xã Tân Lễ, cùng huyện Hưng Hà,

quang lâm chứng minh Lễ An Vị Phật Chùa Phúc Lâm, ngày 01/11/2015

 

le an vi phat chua phuc lam 01c

Sư Thầy Thích Đàm Gấm (giữa) và các đệ tử

 



 

HÌNH ẢNH TRONG LỄ KHÁNH THÀNH CHÁNH ĐIỆN CHÙA PHÚC LÂM

(NGÀY 22/11/2015 - nhằm 11 tháng Mười năm Ất Mùi)

 
Le Khanh Thanh Chua Phuc Lam Thai Binh (91)Le Khanh Thanh Chua Phuc Lam Thai Binh (93)

 





CẢM TẠ

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
 
Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni,
Kính thưa quý đạo hữu,
 
Ngôi chùa cổ 400 năm tuổi tại xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, do Vĩnh Hảo viết bài giới thiệu và vận động xây dựng từ tháng 9 năm 2014; đã khởi công xây cất vào Tết Nguyên Đán Ất Mùi (tháng 2/2015), nay đã hoàn tất và Chùa đã tổ chức Lễ Khánh Thành vào ngày 22/11/2015 vừa qua.
 
Mặc dù Chùa Phúc Lâm vẫn còn phải mang một phần nợ sau khi tiến hành việc xây cất kịp thời theo thời gian của giấy phép và hợp đồng, nhưng thành quả cụ thể là công trình đã hoàn mãn, để Ni chúng và bổn đạo địa phương có được nơi thờ tự trang nghiêm, đẹp đẽ hôm nay.
 
Sự thành tựu này phần lớn là nhờ sự thương tưởng và tích cực ủng hộ của chư tôn thiền đức cũng như các phật tử hải ngoại. Chúng con xin được thành kính cảm tạ chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni tại nhiều quốc gia đã trực tiếp yểm trợ hoặc vận động ủng hộ công trình xây cất nầy: HT. Thích Tánh Thiệt (Pháp), HT. Thích G.N .(Mỹ), TT. Thích Quảng Hiền (Thụy Sỹ), TT. Thích Tâm Hòa (Canada), TT. Thích Tâm Tường (Mỹ), TT. Thích Nhật Quán (Canada), TT. Thích Nhật Trí cùng một số phật-tử Chùa Pháp Vũ (Mỹ), TT. Thích Tâm Phương & TT. Thích Nguyên Tạng cùng một số phật-tử Tu viện Quảng Đức (Úc), TT. Thích Nguyên Lộc (Pháp), TT. Thích Giác Tín (Úc), TT. Thích Đức Trí (Mỹ), ĐĐ. Thích Huệ Thuận (Mỹ), Ns. Thích Nữ Diệu Trạm (Pháp) cùng một số phật-tử Âu châu, Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện (Mỹ), Ni sư Thích Nữ Tiến Liên (Mỹ), Sư cô Thích Nữ Huệ Thảo (Mỹ), Sc. TN Viên Quang (Mỹ), Sc. TN Nhuận Hạnh (Mỹ), Sc. TN Chúc Nam (Mỹ), Sc. TN Lệ Thuần (Mỹ), Sư cô TN Hạnh Bình (Đức), Sc. TN Tâm Nghĩa (Pháp), Sc. TN Diệu Phước (Đan Mạch), Sc. TN Tuệ Đàm Hương (Đức), Sc. TN Tịnh Hiền (Pháp), Sc. TN Diệu Hòa (Pháp), Sc. TN Tâm Hương (Pháp)...
 
Về phần quý bạn đạo tại hải ngoại, sự nhiệt tâm của quý vị không thể nói hết, cũng không thể nêu danh đầy đủ nơi đây; chỉ xin gửi đến quý vị  niềm tùy hỷ công đức vô cùng sâu xa của Vĩnh Hảo.
Và do không gian cách trở, không đủ nhân duyên để đảnh lễ và kính lời cảm tạ đến từng tôn đức và quý phật-tử, Vĩnh Hảo xin kính gửi đến quý ngài và quý bạn bài Diễn Văn Khai Mạc Lễ Khánh Thành Ngôi Chánh Điện Chùa Phúc Lâm do Sư cô trụ trì Thích Đàm Gấm tuyên đọc trong buổi lễ (ngày 22/11/2015) vừa qua, thay cho lời cảm tạ của Chùa Phúc Lâm kính gửi đến quý ngài và quý bạn đạo.
Hình ảnh và nội dung các văn bản khác, xin quý vị bấm vào các links đính kèm bên dưới (sau bài Diễn văn nầy).
Một lần nữa, xin thành kính tri ân chư tôn đức và quý bạn đạo.
Kính thư,
Vĩnh Hảo
Tái bút: Nhân có vị hỏi về ngôi chùa cũng thuộc tỉnh Thái Bình mà trước đây cũng có nghe vận động, Vĩnh Hảo cũng xin mạn phép trả lời nhanh nơi đây rằng đó là Chùa Thiên Phước thuộc thôn Tân Hóa, xã Quỳnh Hội, huyện Quỳnh Phụ, cũng do Vĩnh Hảo viết lời giới thiệu và vận động vào năm 2010, đã hoàn tất và khánh thành vào năm 2012. Chùa Phúc Lâm là chùa thứ nhì trong tỉnh Thái Bình mà Vĩnh Hảo giới thiệu vận động. Cả hai chùa đều là chùa xưa, bị hư sập dột nát cần trùng tu hoặc xây lại. Chùa Thiên Phước thì 100 năm, Chùa Phúc Lâm thì đã 400 năm. Xin bấm vào link sau đây để xem về Chùa Thiên Phước:
http://www.vinhhao.info/

TrangPhatGiao/Phat%20su/ChuaThienPhuocThaiBinh/ThuCamTaHoanTatChuaThienPhuoc%20(TN%20Quang%20Phat).htm






 

 

Thích Đàm Gấm

(Nguyễn thị Gấm)

Chùa Phúc Lâm, xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Số điện thoại của Chùa: 0363980959

Số điện thoại di động: 01686169868

Chủ tài khoản: Nguyễn thị Gấm

Số tài khoản là 47110000615823

Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) tỉnh Thái Bình

Swift code (để chuyển khoản từ nước ngoài): BIDVVNVX

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/01/2012(Xem: 5279)
Những ngày cuối năm thật giá rét. Lá vàng như những cánh bướm chưa kịp đập cánh, đã phải tung bay rào rào theo những cơn gió bụi. Mưa lất phất đến rồi đi, để lại trên mặt đường những làn nước mỏng. Cây bạch đàn cao lớn phía sau nhà rung chuyển mạnh, tất cả nhánh lá cùng xuôi về một hướng, phần phật reo lên tựa hồ một cánh buồm trong gió. Hương bạch đàn phảng phất trong tiết lạnh mùa đông. Chợt nhớ những ngôi chùa ven rừng.
28/10/2011(Xem: 3776)
Điểm đặc biệt là người dân từ miền Bắc vào Thuận Hóa làm ăn, nhưng ngược lại tất cả các ngài truyền bá Phật pháp, dựng thảo am và lập chùa chiền thì đều Đàng Trong ra. Tất cả các ngài đến truyền bá Phật pháp đều dựng tháo am trong bóng cây rừng rậm rịt đầy cọp, beo, và rắn độc ấy cả. Tìm cho ra được mối liên hệ giữa tinh thần, trí tuệ của các ngài sơ Tổ với môi trường thiên nhiên “đẹp man dại” đó, chúng tôi nghĩ là chúng ta đã tìm được sắc thái đặc trưng của chùa chiền và Phật giáo vùng Huế vậy.
05/09/2011(Xem: 3622)
Dốc lên lưng chừng Thiền viện Từng dòng phồn tạp áo hoa Vô thanh hòa ngàn âm giọng Trực Tâm ngưỡng A Di Đà
21/07/2011(Xem: 3725)
Không có con sông nào chảy ngang chùa. Cũng không phải là ngôi chùa gỗ được thiết kế như một chiếc thuyền trên sông. Nhưng chính nơi tên chùa, và tên của thôn xã địa phương, đã diễn tả một cảnh sông nước thơ mộng, mênh mông trong trí người đọc: Chùa Huệ Hà, thôn Ngân Hà, xã Ninh Thủy (Hà là sông lớn. Thủy là nước, trong một số trường hợp, chữ này cũng được dùng để nói về sông sâu, biển rộng). Thôn Ngân Hà, xã Ninh Thủy này thuộc huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
24/06/2011(Xem: 2193)
Cuộc khai quật khu vực chùa Báo Ân (xã Dương Quang, Gia Lâm, HN) kéo dài 3 năm trên tổng diện tích 1000m2, được xem là công trình khảo cổ rộng lớn và tập trung bậc nhất của Hà Nội, chỉ sau cuộc khai quật Hoàng thành Thăng Long. Từ đây đã có thể khẳng định sự tồn tại của chùa Báo Ân thời Trần, một trong những Trung tâm lớn nhất của Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam.
23/06/2011(Xem: 2121)
Cho đến bây giờ, hướng về Yên Tử ai cũng nghĩ đây là chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm, nơi Đầu đà Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông, vị tổ khai sáng ra dòng thiền này đắc đạo thành Phật chính.
13/06/2011(Xem: 3563)
Chùa Báo Thiên và tháp Đại Thắng Tư Thiên là do vua Lý Thánh Tông đứng ra chủ trì việc xây dựng. Nói cách khác là do nhà nước đứng ra làm “chủ đầu tư” theo cách nói hiện nay. Chùa và tháp là hai biểu tượng của Phật giáo, nhưng do là một người theo Phật, vua đã cho xây chùa năm 1056 và dựng tháp năm 1057.
14/05/2011(Xem: 8069)
Chùa Thiên Liên toạ lạc tại số 244 Võ Duy Linh thị xã Gò Công, do Hoà ThượngThích Hoằng Minh và các Mạnh Thường Quân, cùng Phãt tử sáng lập năm 1955. Khithành lập , chùa được xây dựng bán kiên cốvới chánh điện và nhà trù,(nhà ăn), nhà khách thô sơ cho đến nay.
08/05/2011(Xem: 9469)
In the long way history of Buddhism, an ancient and profound religion which has been constantly developing and modernising, Buddhist architecture has been changing increasingly both in form and content. From small buts for some monks in early times, they have gradually become large monasteries or Pagodas for a community of monks, together with dome-shaped or multi-faceted stupas enshrining holy Buddhist relics, subordinate structures, stele houses, statues, religious decorations and musical instruments….Today, one can see in a typical pagoda a harmonious and original combination of various characteristic of Buddhist architecture.
07/01/2011(Xem: 3938)
Chùa Tây Thiên, tuy mới được kiến tạo từ năm Nhâm Dần, 1902 nhưng qua quá trình hình thành và phát triển suốt nửa đầu thế kỷ XX thì ngôi chùa mới này cũng đã đóng giữ một vai trò trọng yếu trong công cuộc chấn hưng Phật giáo tại miền Trung; đã góp phần đánh thức nhiều thế hệ Tăng, tín đồ Phật giáo Việt Nam, sau hơn một thế kỷ ngủ vùi trong suy vi, đình đốn, làm cho tất cả đều đứng dậy và vươn lên mạnh mẽ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567