Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Có phải tiêu chỉ “Cư Trần Lạc Đạo” của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông vẫn luôn thích hợp trong việc tu tập cho Người Phật Tử thời đại công nghệ ?

03/04/202417:01(Xem: 1585)
Có phải tiêu chỉ “Cư Trần Lạc Đạo” của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông vẫn luôn thích hợp trong việc tu tập cho Người Phật Tử thời đại công nghệ ?


tt nguyen tang 2020
Có phải tiêu chỉ  “Cư Trần Lạc Đạo” của Điều   Ngự Giác Hoàng Trần  Nhân Tông  vẫn luôn thích hợp trong việc tu tập  cho Người Phật Tử thời đại công nghệ ?

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Lời nói đầu

 

Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni.

Kính thưa quý đạo hữu Phật Tử,

 

Từ khi học được lý trùng trùng duyên khởi  của Hoa Nghiêm, con mới biết mỗi một sự vật đều được kết nối nhau trong một thế giới sống động và đa dạng phi thường.

 

Các pháp không đâu đến

Cũng không có tác giả

Cũng không từ đâu sanh

Thức chẳng thể phân biệt.

 

Tất cả pháp không đến

Vì thế nên không sanh

Vì là không có sanh

Nên cũng không có diệt.

 

Tất cả pháp vô sanh

Tất cả pháp vô diệt

Nếu biết được như vậy

Người này thấy được Phật.

 

Vì các pháp vô sanh

Nên không có tự tánh

Phân biệt biết như vậy

Người này đạt thâm nghĩa”

 

(Kệ trong phẩm Dạ Ma  thứ 20 / Kinh Hoa Nghiêm )

 

Quả đúng vậy, chỉ vì một ý nguyện  muốn đền đáp ân  hội ngộ và duyên được cộng tác với Trạng  nhà Quảng Đức do TT Thích Nguyên Tạng Trụ trì Tu Viện  Quảng Đức kiêm  và Tổng Thư Ký GHPGVNTN tại Hải ngoại Ức Châu & Tân Tây Lan làm chủ biên  mà một lần nữa con có đại duyên con được tham khảo lại toàn bộ Cư Trần Lạc Đạo khi  đoc qua chi tiết về Tu Viện Quảng Đức để rồi tìm lại một sưu tập cũ thật quý giá có liên quan đến bài Cư Trần Lạc Đạo khiến con suy ngẫm và tư duy nhiều đêm nên cuối cùng  kính xin mượn bài viết để nhận sự chỉ dạy của quý Ngài.

 

Kính bach quý Ngài

 

Chi tiết dẫn đến đại duyên hôm nay đó là .....“Ngày 10 tháng 12 năm 2000, Tu viện đã tổ chức lễ Đặt Viên Đá đầu tiên để tiến hành công trình xây dựng. Sau ba năm dài kiến thiết, ngôi chánh điện và hội trường sinh hoạt được xây dựng hoàn thành với tổng chi phí là 2 triệu Úc Kim..

 

Tiếp đó là Đại lễ khánh thành Tu Viện Quảng Đức đã được long trọng tổ chức vào ba ngày 10, 11 và 12 tháng 10 năm 2003, đánh dấu một chặng đường mười ba năm có mặt Tu Viện Quảng Đức trên xứ Úc. Trong dịp lễ đặc biệt này cũng là Đại hội Bất thường Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và lễ suy tôn Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang lên ngôi vị Đức Đệ Tứ Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại quê nhà.”

 

Kính bach quý Ngài, chỉ nhờ chi tiết đó mà con phải đợi đến hơn 20 năm sau, trong một dịp sưu tập lại những tài liệu quý báu mới lưy tâm đến  nguyên văn bản THÔNG ĐIỆP CƯ TRẦN LẠC ĐẠO - XUÂN NHÂM NGỌ -2002 từ Viện  Tăng Thống / GHPGVNTN mà trong dó Đức Ngài  Đẹ Tứ Tăng Thống HT. Thích Huyền Quang viết rằng “ Từ nơi lưu đày quạnh hiu ở Quảng Ngãi,  vẫn an nhiên vui hưởng “ Cư Trần Lạc Đạo”  và Ngài nhấn mạnh … đó chính là tiêu chỉ của nguồn thiền Trúc Lâm  Yên Tử  do Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.

 

Từ lâu con đã nghe rất nhiều bài giải thích về bài kệ này. Đây chính là kệ kết thúc trong bài Phú cùng tên Cư Trần Lạc Đạo gồm 10 hội mà HT Thích Nhất Hạnh đã dịch ra văn xuôi và cho rằng “Đây là trái tim của Trúc Lâm Đại Sĩ, và trong địa vị văn học, đây là sáng tác tiếng Nôm đầu tiên tại Việt Nam.

 

Bài Phú này trình bày phương pháp tu tập của Trúc Lâm Đại Sĩ theo những điều căn bản của người đệ  tử Phật với tâm thanh tịnh, chân thật.mà  KỆ KẾT THÚC đã được giảng dạy và nhắc đến nhiều nhất.

 

“Cư trần lạc đạo thả tùy duyên.

Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên.

Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch;

Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.”

 

Dịch là

 

Ở đời vui đạo hãy tùy duyên,

Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền.

Trong nhà có báu thôi tìm kiếm

Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền.

 

Thật ra,  con cũng đã học và ghi chú lại nhiều lời giảng của nhiều Thầy trong nước và ở hải ngoại , nhưng riêng với thông điệp của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang đã làm con xao xuyến,xúc động mãi không thôi đồng thời như một lời sách tấn khuyến tu để phát Bồ đề tâm dõng mãnh bước vào con đường Đạo mà Đức Thế Tôn đã khai thị từ hơn 2565 năm nay.

 

Được biết:  Tác phẩm “Cư trần lạc đạo phú” được viết theo lối phú luật hay phú cận thể của thời thịnh Đường, gồm 10 hội dài bằng chữ Nôm và một bài kệ bằng chữ Hán kết thúc bài. Mười hội dài phô diễn những quan điểm của người tu giữa chốn trần ai, cùng các điểm khai ngộ lý thiền. Thi kệ yết hậu chính là phần kết luận của bài phú, tóm lược lại tất cả những tinh yếu của toàn bài..Đại ý của bài kệ này nói rằng: “Mỗi con người hãy nên sống hòa mình với đời, không câu chấp; Hành động tùy duyên, tức là làm việc cần làm, đúng lúc phải làm và không trái quy luật tự nhiên; Tự tin vào mình, trở về khơi dậy tiềm lực của chính mình, không tìm cầu tha lực; Không nô lệ vào bất cứ cái gì, dù Thiền hay Phật.”

 

Một điều đáng quan tâm,hơn hết của  “Cư trần lạc đạo phú” bởi đây chính là một tác phẩm bằng chữ Nôm tiêu biểu đánh dấu quá trình phát triển của hệ thống văn tự Việt Nam, chuyển từ chỗ sử dụng chủ yếu chữ Hán của Trung Quốc sang coi trọng và chủ động sử dụng chữ Nôm (chữ viết do người Việt Nam tạo ra để ghi âm tiếng Việt).Những lời thuyết pháp được viết bằng chữ Nôm ấy không phải là dịch trực tiếp từ kinh Phật viết bằng chữ Hán hay bằng chữ Phạn (một loại chữ Ấn Độ cổ), mà đó là những tổng kết ngắn gọn dưới dạng thơ, phú hoặc là những diễn giải tư tưởng Phật học dưới lăng kính của người Việt Nam. Trong số này tiêu biểu có tư tưởng nhập thế, tự lực và tùy duyên của Vua Trần Nhân Tông thể hiện trong bài phú "Cư trần lạc đạo" của mình..

 

Tư tưởng đó được đúc kết trong một bài kệ theo thể Thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán. Và bây giờ

kính mời xem lời diễn giải rất ngắn gọn của Sư ông Làng Mai qua từng hội như sau:

 

-Hội thứ nhất “người tu Bụt yêu chuyện đọc kinh xem luận, cho nếp sống thanh thản còn quý giá hơn cả hoàng kim”

 

-Hội thứ hai :  Cái quan trọng nhất là làm cho tâm mình thảnh thơi, ngoài ra không có pháp môn tu học nào mầu nhiệm như thế. Gìn giữ tính sáng thì mới mong đem tới cho ta an lạc. Ngăn ngừa vọng niệm thì vọng niệm không thể nào không dừng lại.

Vượt thoát được ý niệm ta và người thì thật tướng kim cương của tâm biểu hiện, chuyển hóa được hết tham sân thì mới thấy được diệu tâm viên giác.

 

Tịnh độ chính là tự tâm thanh tịnh của ta, không cần phải hỏi rằng có hay không có tịnh độ ở Tây phương. Di đà là tự tính sáng soi của ta, không cần phải nhọc nhằn tìm về một cõi Cực lạc ở đâu đó nữa.

 

-Hội thứ ba: Một khi đạt được cái thấy biết, thì mọi lầm lỗi trong quá khứ sẽ biến thành hư không, và các phép luyện tập về ba học giới định tuệ sẽ được thông suốt. Gìn giữ được tính sáng của chân tâm, thì không còn lạc vào con đường tà đạo, và do đó con đường tu học sẽ là con đường chính tông.

 

Tuy còn sống trong cõi trần tục mà ta vẫn thành công được trong sự tu tập, niềm hạnh phúc ấy ta yêu chuộng hết lòng. Dù có ở chốn núi rừng mà chưa có được tuệ giác, thì tai họa vẫn còn, thật chẳng đáng cho ta uổng phí công phu.

 

Nếu hết lòng phát nguyện cầu được thân cận minh sư, thì cho quả vị Bồ đề có thể trong nội một đêm mà chín, Có phúc được gặp gỡ người thiện tri thức, thì đóa hoa Ưu Đàm chẳng cần mấy kiếp cũng có thể đơm bông.

 

-Hội thứ tư: Biết chất chứa nhân nghĩa, biết tu tập đạo đức, ai trong chúng ta mà lại không phải là Bụt Thích Ca? Biết nghiêm trì giới hạnh, biết chặt đứt ghen tham, những kẻ ấy không ai không là Bụt Di Lặc.

 

-Hội thứ năm: cần Hộ trì tám loại tâm thức (nhãn thức, nhĩ thức, v.v..), chống được với tám ngọn gió (lời, lỗ, nhục, vinh, khen, chê, khổ, sướng) không phải bằng cách đè nén chúng. Làm bật trong huyền môn, trình bày ra ba yếu chỉ, bằng cách mài dũa và cắt xén từ từ.

 

-Hội thứ sáu: chỉ cần thực tập vô tâm là tự nhiên ta được đi vào con đường chính đạo. Biết làm thanh tịnh ba nghiệp thì mới có được bình yên ở thân và tâm, tới được chỗ nhất tâm thì mới có thể thông đạt lời dạy của chư Tổ.

 

-Hội thứ bảy : Nhớ ân nghĩa các bậc thánh tăng, yêu thương mẹ cha, theo chí thờ thầy mà học đạo. Yêu chuộng đức độ của Bụt Gotama, tránh con đường hưởng thụ, một lòng giữ giới và ăn chay

 

Cảm được đức từ bi, kiếp kiếp nguyền xin cho thân cận. Nhớ mãi công cứu độ, dù có phải đời đời chịu đựng đắng cay.

 

-Hội thứ tám : Xem kinh, đọc lục, làm cho cả hai cái (thấy) và (biết) đều được ngang nhau. Kính Bụt, tu thân, đừng xem thường những điều nhỏ nhặt. Chỉ nên tập rèn, đừng bỏ học hỏi.

 

-Hội thứ chín : Các phép thiền cơ mà chư Tổ đem dạy, tuy có nhiều đường, nhưng cũng không khác nhau bao nhiêu gang tấc,

 

-Hội thứ mười : Đam mê danh lợi, thổi phồng nhân ngã, đó đích thực là những kẻ phàm phu. Mến chuộng đạo đức, chuyển hóa thân tâm, đây quyết định đưa về thánh trí..

 

Tóm tăt những diều đã học trên khiến con rất vui mừng khi đọc đi đọc lại THÔNG ĐIỆP CƯ TRẦN LẠC ĐẠO - XUÂN NHÂM NGỌ -2002 từ Viện  Tăng Thống / GHPGVNTN và cuối cùng kính xin trích đoạn  nguyên văn thông điệp được gửi từ Văn Phòng Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống PL 2545-Quảng Ngãi, Xuân Nhâm Ngọ 2002 .

 

Thay mặt Hội đồng Lưỡng viện GHPGVNTN  :

 

“ Cư Trần lạc đạo có nghĩa là hiện diện nơi trần thế mà hành đạo, vui đạo, sống đạo, dựng đạo, hưng đạo chứ không lánh xa trần thế đầy khổ nhục làm thú riêng cho bản thân.

 

Hiện diện nơi trần thế, nói lên con đường hành động cứu nhân độ thế của Phật Giáo Việt Nam. Việc ấy đã thực hiện , đã chứng tỏ, suốt lịch sử hai nghìn năm Phật Giáo, đặc biệt dưới các triều đại tự chủ và độc lập, từ thuở Hai Bà Trưng cho đến thời hiện đại . Sự thành bại không đáng quan tâm cho bằng ý chí kim cương bất hoại của người Phật Tử. Ý chí ấy còn, Đạo Phật còn, dân tộc sẽ trường tồn trong cường thịnh, vinh quang và thái hoà, nhân loại sẽ bước vào kỷ nguyên huynh đệ,  đại đồng.

 

Chính nhờ lời chỉ dạy này, dựa vào ý nghĩa này con đã sáng tác một bài thơ bằng sự tự thể nghiệm như sau:

 

Hãy đến với nhau!

Phải chăng …

vào  tuổi thu đông mới chiêm nghiệm được ?

Nhân loại luôn đối xử bằng tình cảm tương thân,

Ngoại lệ đôi khi gặp

sự lạnh lùng không cảm xúc vài cá nhân,

 

CHẤP NHẬN: mỗi người đều 

mang trong mình thành kiến, sự ràng buộc!

PHẢI TẬP SỐNG:

Giữ được sự quân bình và sáng suốt !

 

Vì mỗi bản thân

là một mắt xích trùng trùng duyên khởi của cõi trần

Cứ luân hồi mãi chịu theo cuộc xoay vần

ĐẾN MỘT LÚC kiếm tìm hạnh phúc nhận ra :

Đó chỉ là “miếng mồi ngon của nghiệp chướng” !

 

Hãy hành xử bằng cách:

đến với nhau mà không bị ảnh hưởng,

Từ sự đố kỵ, so sánh, mù quáng không có lòng tin

Nào cùng nhau trực  diện nội tâm….hành xử với nhân sinh

Nguyện nguyện hứa theo tiêu chuẩn “ Cư Trần Lạc Đạo”

 

Thành bại không đáng quan tâm,

cốt sao gội nhuần tạo hoá !

Bằng  ý chí kim cương bất hoại,

dù cuộc đời như trải một giấc mơ dài

Khói mù mưa bụi khiến  lệ hoen lúc chia tay

 

Thế  nhân ơi …

Thả trôi những hận thù, dừng gót phiêu du

“Giữ chân tâm vào nơi không trụ!”

Đến với nhau như đứa trẻ ban sơ, nụ hoa vừa nhú !

Còn nữa trong thông điệp này, Đệ Tứ Tăng Thống HT. Thích Huyền Quang đã nhấn mạnh: “Theo đúng tinh thần Cư Trần Lạc Đạo như thế, người Phật Tử mới bảo toàn được Phật tính con người trên mặt đất, đồng lúc bảo vệ phẩm giá đồng bào và nhân loại, đồng lúc bảo vệ sự toàn vẹn tâm linh nơi mỗi cá nhân”..

Và con đã rơi lệ khi dọc câu này “SỰ TOÀN VẸN TÂM LINH CON NGƯỜI CHẲNG KHÁC CHI SỰ TOÀN VẸN LÃNH THỔ MỘT QUỐC GIA “ ….

 

Ngài kêu gọi nam nữ Cư sĩ Phật Tử trong và ngoài nước, trong tinh thần và chí nguyện Cư Trần Lạc Đạo hãy phát Bồ Đề Tâm, dõng mãnh bước lên con đường Đạo cứu khốn trừ nguy mà Đức Thế Tôn đã khai thị, cùng lịch đại Tổ Sư đem lại an lạc cho người con Phật.

 

Lời kết:

Kính bạch quý Ngài,

 

Con đã học từ quý cao Tăng rằng “Khi mới tu, thường hiểu Kinh Điển theo một lối mòn vạch sẵn thì chẳng thấy gì cả, về sau tự mình khám phá Sự Thật qua trải nghiệm, chiêm nghiệm , lắng nghe, học hỏi pháp ngay trong đời sống chính mình mà thấy ra, lúc đó đọc lại Kinh Điển mới thực sự thấu hiểu, thì ra lời Phật dạy thật tuyệt vời”,

 

Với lời kêu gọi hào hùng của Đệ Tứ Tăng Thống “ Từ  nơi lưu đày hiu quạnh , tôi vẫn cư trần lạc đạo” khiến hậu bối chúng con nhớ lại Cụ Phần Bội Châu khi bị giam lỏng tại Cố Đô Huế , “một mình một bóng, mình nói mình nghe “ đã tìm sự an định trong câu kinh tiếng kệ, vui với cảnh Thiền ( trong bài thơ Đêm ngồi một mình 1933) mà càng quyết tâm nghe theo lời dạy của Đệ Tứ Tăng Thống vậy

 

“Năm canh chuông mõ nghe đâu Phật

Bốn mặt non sông vắng ngát người” ….

 

Hoặc:

 

“Vẫn ung dung tự tại

 không vì một miếng đỉnh chung

Ba gian nhà dột, trời soi bóng

Mấy tấm rèn thưa gió chọc đầu

Sớm tưới cành hoa, mây tới phủ

Đêm đêm kinh Phật , Nguyệt vào hầu “

 

 

Vơi trí óc thô thiển của con và đã từng nghe lời dạy của Ôn Làng Mai HT Nhất Hạnh con đã tự ghi vào cẩm nang mình như sau :

 

Muốn Cư Trần lạc đạo được như Đệ Tứ Tăng Thống, muốn thực tập theo tinh thần Cư Trần Lạc Đạo, tức là ở trong chốn bụi bặm mà có hạnh phúc với chánh pháp thì phải biết áp dụng nguyên tắc tùy duyên, phải biết chấp nhận và hạnh phúc với những điều kiện sẵn có, gọi là tùy duyên. Chỉ cần biết chấp nhận là thấy khoẻ liền, là lạc đạo liền. Nếu không biết chấp nhận thì đi đâu ta cũng không có hạnh phúc. Đó là nguyên tắc đầu của Cư Trần Lạc Đạo.

 

Chúng ta cần vững chãi, cần thảnh thơi, cần an lạc, thì  phải biết bản chất và phương pháp nào để làm thỏa mãn những nhu yếu đó . Khi nào buồn thì ta biết làm thế nào để cho bớt buồn, khi nào giận thì ta biết làm thế nào để cho bớt giận, khi nào cô đơn thì ta biết làm thế nào để cho hết cô đơn, khi nào thiếu vững chãi thì ta biết làm thế nào để đem vào tâm hồn mình những chất liệu vững chãi…

 

Đừng có chạy đi đâu để tìm kiếm nữa hết vì những cái ta cần đã có sẵn ở trong ta rồi. Những gì xảy ra trong cuộc sống hằng ngày của ta thì ta phải biết đáp ứng lại với những sự kiện đó bằng thái độ vô tâm, . Nếu ta muốn thật sự có hạnh phúc, có tự do thì ta phải có thái độ vô tâm

 

Vô tâm ở đây có nghĩa là không vướng mắc cũng không chán ghét. Tức là ta không bị vướng vào trong hai cực: tham đắm và chán ghét mà phải luôn luôn chánh niệm nghĩa là là cái gì đang xảy ra thì ta biết là cái gì đang xảy ra, đang xảy ra trong lòng ta hay đang xảy ra xung quanh ta, và ta phải ý thức được nó..”

 

Lời cuối con kính trân trọng tri ân quý minh sư mà con đã được thân cận trong nhiều năm qua  đã tạo rất nhiều cơ duyên cho con  được gặp gỡ nhiều  thiện hữu tri thức khắp mọi miền Âu, Mỹ, Úc, Á .

 

Trong niềm hoan hỷ đó kính chúc quý Chư Tôn Thiền Đức và quý đạo hữu sớm đạt được quả vị bồ Đề nở chín cũng như Hoa Ưu Đàm có thể đơm bông trong kiếp này.

 

 Kính chúc sức khỏe quý Ngài và kính trân trọng chia sẻ..

 

Úc Châu 4/4/2024

Phật tử Huệ Hương

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2024(Xem: 12490)
Thưa quý Phật tử, Chư Tổ Sư đã dạy “Cần tu tập để giải thoát như cứu lửa đang cháy trên đầu”, vì thời gian trong đời mình còn lại quá ngắn ngũi, đừng hẹn đến ngày mai những gì mình có thể làm được hôm nay. Quý Ngài cũng nhắc nhở chúng ta “Thiên niên thiết thọ khai hoa dị, nhất thất nhơn thân tái phục nan”, có nghĩa là “Ngàn năm cây sắt ra hoa dễ, một khi mất thân người khó được lại thân”. Đối với người đệ tử Phật chúng ta, nếu ngày nay mình không phát tâm tu tập, thì đừng mong đời mình thăng tiến trên bước đường tâm linh. Mình tự hỏi chính mình là niềm tin của mình vào Chánh Pháp có vững chắc chưa, nội lực tu tập của mình đã được tăng tiến hay chưa? Nếu chưa được tăng tiến và viên mãn thì chúng ta hãy cố gắng phát nguyện, tinh tấn tu tập để sống trọn vẹn.
29/09/2024(Xem: 5353)
Sau 2 khóa tu Thanh Lọc Thân Tâm vào năm 2018 và năm 2023 do TT Thích Tâm Thành hướng dẫn tại Đạo Tràng Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu, rất hiệu quả (sức khỏe tăng trưởng và giảm cân có thể nhìn thấy được rõ ràng), trên tinh thần đó, sắp tới, Khóa Tu Thanh Lọc Thân Tâm lần thứ 3 được tiếp tục tổ chức tại Tu Viện Quảng Đức từ ngày 01/10 đến ngày 05 tháng 10/2024, do TT Tâm Thành đích thân hướng dẫn.
27/09/2024(Xem: 820)
Điện Thư Phân Ưu Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Tu Viện Quảng Đức vừa nhận được tin buồn: Thân Phụ của Đại Đức Thích Tâm Thiện (Huynh đệ môn hạ Chùa Thiên Phú, Vĩnh Ngọc, Nha Trang; hiện đang tu học tại Chùa Phật Đà, San Diego, Cali, Hoa Kỳ) là: Phật tử: ĐẶNG THANH BÌNH Pháp danh: VẠN CÔNG Sinh năm: 1961 (Tân Sửu) tại Tuy Phước, Bình Định, Việt Nam Mãn phần lúc: 01:30am sáng ngày 26/09/2024, Nhằm ngày 24/08/Giáp Thìn tại quê nhà Bình Định, Việt Nam Hưởng thọ: 63 tuổi Thay mặt Đạo Tràng Tu Viện Quảng Đức thành tâm chia buồn Đại Đức Tâm Thiện cùng toàn gia tang quyến. Nguyện cầu Phật quang tiếp triệu Hương Linh Phật tử Vạn Công Đặng Thanh Bình Vãng Sanh Cực Lạc Quốc Nay Thành kính Phân Ưu Hòa Thượng Thích Thông Mẫn Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Đại Đức Thích Đăng Từ Tri Sự Tu Viện Quảng Đức HTr. Tuệ Hoàng Trần Đức Huy Liên Đoàn Trưởng Gia Đình Phật Tử Quảng Đức
25/09/2024(Xem: 1071)
Bài viết này như lời tâm sự của một người Mẹ VN sống ở Melbourne. Có hai con trai, không có con gái . Một Phật Tử gia đình ba đời theo Đạo Phật nhưng có con dâu người Ý theo đạo Công giáo. Quan hệ giữa Mẹ chồng VN và con dâu người Úc. Người cao tuổi có nên vào Viện Dưỡng Lão hay không? Hiện nay đang là một vấn đề lo lắng đối với người Úc người Mỹ gốc VN… Mình đã ở Melbourne được 42 năm. Giống như nhiều người VN mới đến Úc cuộc sống ban đầu nhiều khó khăn. Để dành tiền trả tiền thuê nhà, còn mặc quần áo mua ở các shop từ thiện. Sau vài năm mua được căn nhà đầu tiên với giá $40 000. Sống cần kiệm để trả nợ ngân hàng và nuôi hai con trai còn nhỏ. Dần dần đời sống gia đình mình được khá hơn
21/09/2024(Xem: 2939)
Con trộm nghĩ nếu câu Niệm Phật được thực hiện đúng, nghĩa là luôn được gắn chặt vào một suy nghĩ bất cứ lúc nào thì suy nghĩ duy nhất này sẽ đẩy ra tất cả những suy nghĩ khác thì đương nhiên tác động kỳ diệu của việc niệm Phật rất giống với Thiền.( một yếu tố bắt buộc trong việc học Phật .) Hơn thế nữa con được nghe rằng “ Học lịch sử mà không làm sống lại được nhân vật và hoàn cảnh lịch sử thì nào có bổ ích gì" nhấn mạnh rằng việc học lịch sử không chỉ đơn thuần là ghi nhớ các sự kiện, ngày tháng, hay tên tuổi mà còn phải hiểu rõ bối cảnh, tâm tư và động lực của những nhân vật trong lịch sử. Nếu chỉ học theo cách máy móc mà không thể thấu hiểu và cảm nhận được những giá trị ẩn sau sự kiện, ta sẽ bỏ lỡ những bài học quan trọng nhất.
14/09/2024(Xem: 1330)
LỄ HẰNG THUẬN 11:30am, Thứ Bảy 14/9/2024 Tại chánh điện Tu Viện Quảng Đức 🙏🙏🙏 Chúc nguyện: Chú rể: Danny Trần, pháp danh: Nguyên Quảng Trí Cô dâu: Lê Thị Thùy An trăm năm hạnh phúc trong Chánh Pháp. 🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
27/05/2024(Xem: 5010)
An cư kiết hạ là pháp hành quan trọng của người xuất gia, đó là thời điểm chư Tăng Ni dành thời gian cho việc tu học, thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới, Định, Tuệ, để tăng trưởng đạo lực sau những ngày tháng dấn thân hoằng pháp lợi sanh. Tại quê nhà, chư Tăng Ni thường tác pháp an cư kiết hạ từ ngày 16 tháng 4 đến ngày 16 tháng 7 âm lịch, đúng theo truyền thống “Tam nguyệt an cư, cửu tuần tu học”. Tuy nhiên khi PGVN truyền ra hải ngoại sau khúc quanh lịch sử 1975, vì hoàn cảnh, địa dư, thời tiết khác biệt với quê nhà nên khóa an cư cũng theo đó mà thay đổi để phù hợp với bối cảnh hiện tại. Theo tinh thần phiên họp định kỳ của Giáo Hội tại Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 21 tại Auckland, Tân Tây Lan, Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 22 năm nay của Giáo Hội được tổ chức tại: Địa điểm:Tu Viện Quảng Đức, số 85-105 Lynch Road, Fawkner, Vic 3060 Thời gian: từ ngày 06 đến ngày 13 tháng 07 năm 2024
25/05/2024(Xem: 1617)
Lễ Phật Đản 2648 của cộng đồng Phật tử Nepal tổ chức tại Tu Viện Quảng Đức (Buddha Jayanti 2024 of Tamu Samaj Nepalese community at Quang Duc Monastery), Saturday 25/5/2024
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]