Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hiến Chương Giáo Hội

10/05/201521:14(Xem: 9026)
Hiến Chương Giáo Hội

    GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HẢI NGOẠI TẠI ÚC ĐẠI LỢI - TÂN TÂY LAN
   The Unified Vietnamese Buddhist Congregation of Australia - New Zealand


 HIẾN CHƯƠNG GIÁO HỘI


PHẦN MỞ ĐẦU 

Kế thừa truyền thống phụng sự hòa bình, an lạc của Đạo Phật hơn hai nghìn sáu trăm năm qua, Tăng Ni, Phật tử Việt Nam tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan nguyện thực hiện lý tưởng hoằng dương chánh pháp, lợi lạc quần sanh. 

Các tông phái, hệ phái Phật giáo Việt Nam đang sinh hoạt tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan đồng kết hợp thành một cơ chế để xiển dương đạo pháp, theo tinh thần phụng sự Dân Tộc và Đạo Pháp của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan không đặt sự tồn tại của mình trong vị thế cá biệt, mà đặt mình trong sự tồn tại của dân tộc và nhân loại. 

Thực hiện hạnh nguyện từ bi, lợi tha, lục hòa, hàng Tăng Ni, Phật tử bảo tồn và phát huy Phật Giáo Việt Nam tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan.


CHƯƠNG MỘT
DANH HIỆU - HUY HIỆU - GIÁO KỲ - ĐẠO CA - KHUÔN DẤU

Điều 1: Các tông phái, hệ phái, đoàn thể Phật Giáo Việt Nam tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan kết hợp thành một tổ chức lấy danh hiệu là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan, gọi tắt là Giáo Hội, viết tắt là GHPGVNTNHN tại UĐL-TTL, tên Anh ngữ là The Unified Vietnamese Buddhist Congregation of Australia - New Zealand. 

Điều 2: Huy hiệu Giáo Hội là hình Pháp luân (có 12 căm theo hình). 

 

 

Điều 3: Giáo kỳ của Giáo Hội là cờ Phật Giáo quốc tế.

 

 

Điều 4: Đạo ca là bài Phật Giáo Việt Nam (nhạc sĩ Lê Cao Phan). 

 

 

 

 

Điều 5: Khuôn dấu Giáo Hội được quy định trong Nội quy

 

CHƯƠNG HAI
MỤC ĐÍCH – VĂN PHÒNG ĐIỀU HÀNH - THÀNH VIÊN

 Điều 6: Mục đích của Giáo Hội là điều hợp các tông phái, hệ phái Phật Giáo Việt Nam tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan để hoằng dương chánh pháp, phục vụ dân tộc và nhân loại. 

Điều 7: Văn Phòng Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội đặt tại tự viện của vị Hội Chủ đương nhiệm.

 Điều 8: Thành viên  Giáo Hội:

- Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, là thường trú nhân hay công dân Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan

- Tự Viện, Phật Học Viện, Tu Viện, Thiền Viện, Tịnh Xá, Tịnh Thất, Niệm Phật Đường v.v...

- Các đoàn thể Cư sĩ Phật tử

 chấp nhận và thực thi Hiến Chương này.

 Điều 9: Giáo Hội yểm trợ tinh thần các thành viên trong mọi sinh hoạt hợp đạo pháp và luật pháp, nhưng không chịu trách nhiệm về mọi hành vi phạm pháp.

CHƯƠNG BA
HỆ THỐNG TỔ CHỨC - ĐIỀU HÀNH - NHIỆM KỲ 

Điều 10: Giáo Hội có bốn cơ cấu: Hội Đồng Chứng Minh, Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương, Hội Đồng Tăng Ni, Hội Đồng Điều Hành. 

Điều 11: Hội Đồng Chứng Minh là chư tôn Hòa Thượng thuộc Phật Giáo Việt Nam do Đại Hội Khoáng Đại cung thỉnh.

Điều 12:

a) Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương có 11 vị, là chư tôn từ 30 tăng lạp trở lên, do Hội Đồng Tăng Ni suy cử  và được Đại Hội Khoáng Đại cung thỉnh .

b) Thành viên Hội Đồng Giáo Phẩm hòa hợp đảm nhận trách vụ điều hướng mọi hành hoạt của Giáo Hội, luôn thể hiện nguyên tắc tương kính và ý hòa toàn diện, không ủy thác trách vụ cho cá nhân.

c) Thành viên Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương tuyển thỉnh vị Tăng Giáo Trưởng và Chánh Thư Ký, để điều phối các sinh hoạt của Hội Đồng .

Điều 13: Hội Đồng Tăng Ni là những Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni thành viên Giáo Hội, từ mười lăm (15) tăng lạp trở lên, sinh hoạt thường xuyên với GH ít nhất hai nhiệm kỳ.

Điều 14: Hội Đồng Điều Hành gồm có:

-         Hội Chủ
-         Phó Hội Chủ Điều Hành
-         Phó Hội Chủ Ngoại Vụ
-         Phó Hội Chủ đặc trách Tân Tây Lan
-         Tổng Thư Ký
-         2 Phó Tổng Thư Ký
-         Chánh Thủ Quỹ
-         Phó Thủ Quỹ
-         Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tăng Sự
-         Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Tăng Sự
-         Vụ Trưởng Vụ Ni Bộ (Trực thuộc Tổng Vụ Tăng Sự)
-         Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp
-         Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Hoằng Pháp
-         Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Văn Hóa Giáo Dục
-         Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Văn Hóa Giáo Dục
-         Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên - Gia Đình Phật Tử 
-         Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Thanh Niên - Gia Đình Phật Tử
-         Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội
-         Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội
-         Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tài Chánh
-         Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Tài Chánh
-         Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Cư Sĩ
-         Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Cư Sĩ
-         Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Nghi Lễ
-         Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Nghi Lễ 

Điều 15:

a)      Hội Chủ và hai (2) Phó Hội Chủ do Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương tuyển thỉnh trong số các thành viên thuộc Hội Đồng.

b)      Các chức vụ khác do Đại Hội Khoáng Đại bầu cử, nếu cần do Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương mời và Đại Hội Khoáng Đại biểu quyết.

c)      Tổng Thư Ký, Chánh Thủ Quỹ và các Tổng Vụ Trưởng do Tăng Ni đảm nhiệm.
d)      Các chức vụ khác do Tăng Ni hay Cư sĩ đảm nhiệm.

 Điều 16: Văn Phòng Thường Trực của Hội Đồng Điều Hành gồm:

-         Hội Chủ
-         Các Phó Hội Chủ
-         Tổng Thư Ký 

Điều 17: Nhiệm kỳ :

a)              Hội Đồng Chứng Minh: không giới hạn số lượng và thời hạn, do Đại Hội Khoáng Đại cung                thỉnh. Thành viên Hội Đồng Chứng Minh không kiêm nhiệm chức vụ thuộc các Hội Đồng khác.    

b)            Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương: bốn (4) năm.
c)      Hội Đồng Điều Hành: bốn (4) năm. Các thành viên trong Hội Đồng có thể được tái cử.
d)      Hội Đồng Tăng Ni được thiết lập tại mỗi kỳ Đại Hội Khoáng Đại của Giáo Hội, các vị Tăng Ni thành viên hợp thức hiện diện, để tác pháp yết ma theo Hiến Chương đúng tinh thần Giới luật.

CHƯƠNG BỐN
NHIỆM VỤ - QUYỀN HẠN 

Điều 18: Hội Đồng Chứng Minh: Chứng minh về mặt tinh thần, tiêu biểu đạo phong trang nghiêm Giáo Hội.
Điều 19: Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương:

-         giám sát, bảo vệ tinh thần thực thi Hiến Chương
-         duyệt xét, tấn phong, chế tài hàng giáo phẩm Tăng Ni trong Giáo Hội
-         chuẩn y kết quả các Đại hội của Giáo Hội
-         chứng minh các kỳ Đại hội, Đại lễ, Đại Giới Đàn
-         ban hành những quyết nghị ấn định đường hướng hoạt động của Giáo Hội
-         thành lập và duy trì tư cách pháp nhân của Giáo Hội. 

Điều 20: Hội Đồng Tăng Ni có nhiệm vụ duy nhất là suy cử các thành viên Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương tại mỗi kỳ Đại Hội Khoáng Đại của Giáo Hội. 

Điều 21: Hội Đồng Điều Hành:
-       thi hành Hiến Chương và Nội Quy Giáo Hội
-       đôn đốc, khuyến khích, nâng đỡ Tăng Ni, Phật tử hành đạo, tu tập
-       thực thi các Quyết Nghị của các Đại Hội Giáo Hội
-       ban Thông Bạch vào các dịp đại lễ Phật Đản, Vu Lan, Tết Nguyên Đán v.v...
-       Hội Chủ, Tổng Thư Ký và Chánh Thủ Quỹ thay mặt Hội Đồng Điều Hành duy trì chủ quyền, tài khoản, tài sản của Giáo Hội. 

CHƯƠNG NĂM
CHẾ TÀI - GIẢI NHIỆM - ĐIỀN KHUYẾT 

Điều 22: Thành viên Giáo Hội có thể bị chế tài: 

a)      Nếu là thành viên Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương hay Hội Chủ, Phó Hội Chủ, thì sự chế tài chỉ thực hiện khi ít nhứt có ba (3) thành viên Hội Đồng gởi thư đề nghị lên Giáo Phẩm Trung Ương. Chánh Thư Ký của Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương phải triệu tập một phiên họp Hội Đồng trong vòng một tháng để giải quyết.

b)     Nếu là thành viên Hội Đồng Điều Hành thì sự chế tài chỉ thực hiện khi có ít nhất năm (5) thành viên Hội Đồng gởi thư đề nghị lên Hội Đồng Điều Hành. Văn Phòng Thường Trực xét thấy nếu cần thiết, ủy nhiệm Tổng Thư Ký triệu tập một phiên họp Hội Đồng Điều Hành trong vòng một tháng để giải quyết.

c)     Thành viên Tăng Ni nếu vướng phải pháp luật, hay vi phạm giới luật, khi nhận được sự yêu cầu, Văn Phòng Thường Trực Hội Đồng Điều Hành tùy nghi thực hiện hình thức chế tài.

d)      Thành viên Cơ sở hay thành viên Đoàn thể có thể bị Hội Đồng Điều Hành thực hiện hình thức chế tài thích hợp, nếu có sự yêu cầu.

Điều 23: Trường hợp thành viên Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương, Hội Đồng Điều Hành khuyết tịch hoặc bị giải nhiệm thì Hội Đồng liên hệ điền khuyết vị khác.

CHƯƠNG SÁU
TÀI SẢN 

Điều 24: Tài sản của Giáo Hội:

-         Động sản và bất động sản hiến cúng cho Giáo Hội
-         Động sản và bất động sản do Giáo Hội tự tạo.

Điều 25: Các thành viên của Giáo Hội có tư cách pháp lý riêng, độc lập về hành chánh và tài chánh. 

CHƯƠNG BẢY
ĐẠI HỘI  BẤT THƯỜNG - HỘI NGHỊ ĐỊNH KỲ - ĐẠI HỘI KHOÁNG ĐẠI 

Điều 26: Đại Hội Bất Thường có thể được Hội Chủ triệu tập, trong vòng 1 tháng, nếu nhận được thư yêu cầu ít nhất phân nửa số thành viên Hội Đồng Điều Hành hay phân nửa số Cơ sở Tự Viện.

Điều 27: Tổng Thư Ký đạt thư mời Hội Đồng Điều Hành tham dự Hội Nghị Định Kỳ mỗi năm hai (2) lần vào dịp thuận tiện.

Điều 28: Đại Hội Khoáng Đại do Hội Chủ triệu tập bốn (4) năm một lần:

-         kiểm điểm Phật sự trong nhiệm kỳ qua
-         đặt kế hoạch và chương trình hoạt động cho nhiệm kỳ tới
-         cung thỉnh thêm thành viên Hội Đồng Chứng Minh
-         cung thỉnh Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương và công cử Hội Đồng Điều Hành nhiệm kỳ mới. 

Điều 29: Thành phần tham dự Đại Hội gồm có:

-         Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương
-         Hội Đồng Điều Hành
-         Toàn thể thành viên Tăng Ni trong Giáo Hội
-         Đại biểu các thành viên Cơ sở và Đoàn thể. 

CHƯƠNG TÁM
NỘI QUY - HIẾN CHƯƠNG - TU CHÍNH - BAN HÀNH - ÁP DỤNG

Điều 30: Nội Quy Giáo Hội do Hội Đồng Điều Hành soạn thảo, theo tinh thần Hiến Chương hiện hành; được cập nhật khi có nhu cầu, và thông qua tại Đại Hội Khoáng Đại hay các Hội nghị định kỳ; do Hội Chủ ban hành.

Điều 31: Thành viên Giáo Hội có thể đề nghị tu chính Hiến Chương nhân các kỳ Đại Hội.

Điều 32: Các đề nghị tu chính Hiến Chương, phải gởi đến Ban Tu Chính Hiến Chương một tháng trước kỳ Đại Hội; phải được hai phần ba tổng số Đại Biểu Đại Hội thông qua. 

Điều 33: Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương duyệt y và ban hành Hiến Chương đã tu chính trong vòng một tháng sau Đại Hội. 

Điều 34: Bản Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân  Tây Lan có tám (8) chương, ba mươi bốn (34) điều, được tu chính tại Đại Hội Khoáng Đại kỳ V của Giáo Hội từ ngày 8 - 10 tháng 05 năm 2015, được ban hành và có hiệu lực áp dụng từ ngày ký.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                         

Phật Lịch 2558

Nay ban hành

HỘI ĐỒNG GIÁO PHẨM TRUNG ƯƠNG

 Melbourne, ngày 10 tháng 05 năm 2015

Đồng ký tên

 

 

   HT Thích Huyền Tôn                               HT Thích Như Huệ                                  HT Thích Bảo Lạc

 

   HT Thích Quảng Ba                                 HT Thích Trường Sanh                              HT Thích Minh Hiếu

 

  TT Thích Nguyên Trực                               TT Thích Nhật Tân                                  TT Thích Tâm Phương



Buddha_4

Unified Vietnamese Buddhist Congregation in Australia and New Zealand
CONSTITUTION OF THE CONGREGATION
PREAMBLE


Inheriting a Buddhist tradition of 2,600 years of peace, tranquility and liberation, Vietnamese Buddhists are committed to the ideal of propagating the Dharma, for the happiness of all sentient beings.

The different schools and lineages of Vietnamese Buddhism active in Australia and New Zealand have agreed to unite forming a structure to expound the Dharma, in a spirit of service to the Vietnamese people and the Buddha’s Teachings following the traditions of the Unified Vietnamese Buddhist Church in Vietnam.

The Unified Vietnamese Buddhist Congregation in Australia and New Zealand does not hold itself apart from but as part of the Vietnamese people and humankind.

The Congregation aspires to a spirit of true compassion, alturism and harmony for both the Sangha and the Laity in order to develop and maintain Vietnamese Buddhism in Australia and New Zealand.

Section 1

TITLE - EMBLEM - FLAG - ANTHEM - OFFICIAL STAMPS

Article 1:    The Schools, Lineages and Organisations of Vietnamese Buddhism in Australia and New Zealand unite under the title of the Unified Vietnamese Buddhist Congregation in Australia and New Zealand (abbreviated as “UVBC”), hereinafter titled the “Congregation”. The Vietnamese title is Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan, (abbreviated as GHPGVNTNHN UDL-TTL).

Article 2:    The Emblem of the Congregation shall be the Dharma
Wheel (Dharmachakra) (with 12 spokes as illustrated)

 

Article 3:    The Flag of the Congregation shall be the International
Buddhist Flag.

 

Article 4:    The Anthem of the Congregation shall be Phật Giáo Việt Nam
by Maestro Lê Cao Phan.

Article 5:    The Official Stamps of the Congregation shall be used in accordance with the Rules of the Congregation.

Section 2

PURPOSE - EXECUTIVE OFFICE - MEMBERSHIP

Article 6:    The Purpose of the Congregation shall be to co-ordinate the Schools and Lineages of Vietnamese Buddhism in Australia and New Zealand in propagating True Buddha Dharma and in serving the people.

Article 7:    The Office of the Congregation’s Executive Council shall be located wherever the current Head of the Congregation presides.

Article 8:    Membership of the Congregation is open to the following who wish to accept this constitution and put it into effect:–

              • Sangha Members: monks and nuns (i.e. bhikkhus and Bhikkunis) who are Australian or New Zealand citizens or permanent residents,

              • Institutional Members: the constituent bodies of Buddhist temples, institutes, monasteries, retreat houses, prayer halls, etc…, and

              • Laity Organisation Members: constituent bodies of lay Buddhist organisations.

Article 9:    The Congregation will provide spiritual support to members in their activities which conform with the Dharma and the law of the land, but will bear no responsibility for any illegal action.

Section 3

ORGANISATION - MANAGEMENT - TERM OF OFFICE

Article 10:  The Congregation shall comprise four (4) elements: the Board of Patrons, the Central Sangha Council, the SanghaConvocation, and the Executive Council.

Article 11:  The Board of Patrons shall comprise Most Venerable Members of the Sangha (Maha-Thera) invited by a General Congress of the Congregation to act as Patrons of the Congregation.

Article 12:

(a)     The Central Sangha Council comprises eleven (11) members of the Sangha with at least thirty (30) years seniority, who are nominated by the Council of Clergy and invited to serve by a General Congress.

(b)     Members of this Council elect a Chief Secretary to co-ordinate the activities of the Council.

(c)     All other members of this Council may also hold other offices on the Executive Council.

Article 13:  The Council of Clergy comprises Monks and Nuns (Bhikkhus and Bhikkunis) who are members of the Congregation, have five (5) or more years seniority and practise the Way in Australia and New Zealand.

Article 14:  The Executive Council shall comprise:

•                The Head of the Congregation

•                Deputy Head of the Congregation

•                Deputy Head of the Congregation for New Zealand

•                General Secretary

•                Deputy General Secretary

•                Treasurer

•                Deputy Treasurer

•                Commissioner for Clergy Affairs

•                Deputy Commissioner for Clergy Affairs

•                Head of the Bhikkuni Affairs Office (of the Clergy Affairs Commission)

•                Commissioner for Dharma Propagation

•                Deputy Commissioner for Dharma Propagation

•                Commissioner for Culture and Education

•                Deputy Commissioner for Culture and Education

•                Commissioner for Buddhist Youth Groups and Youth Affairs

•                Deputy Commissioner for Buddhist Youth Groups and Youth Affairs

•                Commissioner for Social Welfare and Charities

•                Deputy Commissioner for Social Welfare and Charities

•                Commissioner for Finance

•                Deputy Commissioner for Finance

•                Commissioner for Laity Affairs

•                Deputy Commissioner for Laity Affairs

•                Commissioner for Protocol and Ritual

•                Deputy Commissioner for Protocol and Ritual

Article 15:  (a)   The Head and the two (2) Deputy Heads of the Congregation shall be selected by the Central Sangha Council from among its members.

                   (b)   All other office bearers shall be elected by a General Congress of the Congregation or, if necessary, appointed by the Central Sangha Council to fill the office, such appointment to be approved by a vote of a General Congress of the Congregation.

                   (c)   The positions of General Secretary, Treasurer and Commissioner shall be filled by members of the Sangha.

                   (d)   Other positions may be filled by members of either the Sangha or Laity.

Article 16:  The Standing Committee of the Executive Council shall comprise:

•                         the Head of the Congregation,

•                         the Deputy Heads of the Congregation,

•                         the General Secretary,

Article 17:  Terms of Office:

                   (a)   The General Congress of the Congregation selects the members of the Board of Patrons whose terms of office and number are not fixed or limited; Patrons may not hold any office on any Council or Convocation of the Congregation.

                   (b)   The terms of office for members of the Central Sangha Council shall be four (4) years.

                   (c)   The terms of office for members of the Executive Council shall be four (4) years, with members of the Council being eligible for re-appointment.

                   (d)   At each General Congress of the Congregation a Sangha Convocation is convened attended by the delegates to the Congress who are members of the Sangha in order to ensure that this Constitution is followed in accordance with the Sangha’s Buddhist Precepts.

Section 4

RESPONSIBILITIES - AUTHORITY

Article 18:  The Board of Patrons ensures correct spiritual, moral and religious conduct and decorum of the Congregation.

Article 19:  The Central Sangha Council:

  • supervises and ensures the correct implementation of theConstitution;
  • reviews, promotes and sanctions members of the Sangha belonging to the Congregation;
  • ratifies the results of General Meetings and Congresses;
  • acts as witness to General Meetings and Congresses, major ceremonies and Grand Convocations (Mahamandaras);
  • promulgates resolutions defining the courses and directions for the activities of the Congregation; and
  • establishes and maintains the Congregation as a legal entity.

Article 20:  The Sangha Convocation has the unique task of selecting members of the Central Sangha Council at each General Congress of the Congregation.

Article 21:  The Executive Council:

  • puts into effect the Articles of the Constitution and the Regulations of the Congregation;
  • motivates, encourages and supports members of the Sangha and Buddhist Laity to practice and study their religion;
  • implements resolutions of General Congresses of the Congregation;
  • issues Religious Messages for major ceremonies at Lunar New Year and Vesak, Ullambana, etc…; and
  • nominates the Head of the Congregation, the General Secretary and the Treasurer to act on behalf of the Executive Council in maintainingthe Congregation’sfinancial authority andproperty ownership rights.

Section 5

DISCIPLINARY ACTION - DISMISSAL

Article 22:  Congregation Members may be subject to disciplinary action as follows:

                   (a)   A member of the Central Sangha Council, the Head of the Congregation, or a Deputy Head of the Congregation may be subject to disciplinary action only after at least three (3) members of the Council have sent letters to the Central Sangha Council proposing disciplinary action. The Chief Secretary must then convene a meeting of the Central Sangha Council within one (1) month to resolve the matter.

                   (b)   A member of the Executive Council may be subject to disciplinary action only after at least five (5) members of the Executive Council have sent letters to the Executive Council proposing disciplinary action. If the Standing Committee of the of the Executive Council considers it necessary to pursue the complaint the General Secretary must then convene a meeting of the Executive Council within one (1) month to resolve the matter.

                   (c)   A member of the Sangha who becomes involved in an illegality or breaks Buddhist Precepts, if requested by the Standing Committee of the of the Executive Council may appropriately consider disciplinary action.

                   (d)   Institutional Members or Laity Organisation Members may be subject to appropriate disciplinary action by the Exectutive Council if requested.

Article 23:  When a member of the Central Sangha Council or the Executive Council dies or is dismissed, the relevant Council will appoint a replacement.

Section 6

PROPERTY AND ASSETS

Article 24:  The property and assets of the Congregation include:

  • Assets and real property donated to the Congregation; and
  • Assets and real property created by or acquired by the Congregation.

Article 25:  Members of the Congregation are separate legal entities and are financially and administratively independent.

Section 7

EXTRAORDINARY GENERAL MEETINGS, COUNCIL MEETINGS, GENERAL CONGRESS

Article 26:  An Extraordinary General Meeting of the Congregation must be convened by the Head of the Congregation within one (1) month of receiving written request(s) from at least one half (1/2) of the members of the Executive Council or at least one half (1/2) of the Buddhist institutions or organisations which are members of the Congregation.

Article 27:  The General Secretary will send written invitations to Executive Council members to attend Council Meetings held twice a year at convenient opportunities.

Article 28:  A General Congress of the Congregation is convened once in every four (4) years by the Head of the Congregation to:

  • Review Buddhist activities over the previous term of office;
  • Set in place Plans and Programmes of Activities for the next term of office;
  • Invite members to supplement the Board of Patrons; and
  • Invite members to sit on the Central Sangha Council; and elect the Executive Council for the next term of office.

Article 29:  Participants at a General Congress include:

  • the Central Sangha Council,
  • the Executive Council,
  • All Sangha Members of the Congregation,
  • Delegates for Institutional Members and Laity Organisation Members.

Section 8

RULES, CONSTITUTION,  AMENDMENTS, PROMULGATION,  APPLICATION

Article 30:  The Rules of the Congregation are compiled by the Executive Council in accord with the Constitution as existing at the time; they are updated as required and passed by a General Congress or General Meetings and promulgated by the Head of the Congregation.

Article 31:  Members of the Congregation may propose constitutional amendments to General Meetings and Congresses.

Article 32:  Motions to amend the Constitution must be sent to the Constitutional Amendments Committee one (1) month prior to a General Meeting or Congress and must be passed by two thirds (2/3) of the total number of delegates attending the General Meeting or Congress before being incorporated into the Constitution.

Article 33:  The Central Sangha Council will ratify and promulgate an amended Constitution within one (1) month after the General Meeting or Congress.

Article 34:  The Constitution of the Unified Vietnamese Buddhist Congregation in Australia and New Zealand, consisting of eight (8) sections and thirty-four (34) articles was amended at the Fifth General Congress of the Congregation held from the 8th to 10th day of May 2015 and promulgated to be effective from the date signed.

 

In the Buddhist Year 2558

Hereby promulgated by

THE CENTRAL SANGHA COUNCIL

Melbourne, the 10th day of May 2015

The Signatories

                 [Signed]                                   [Signed]                                    [Signed]

Mahathera Thích Huyền Tôn     Mahathera Thích Như Huệ        Mahathera Thích Bảo Lạc

                 [Signed]                                   [Signed]                                    [Signed]

  Mahathera Thích Quảng Ba   Mahathera Thích Trường Sanh   Mahathera Thích Minh Hiếu

                 [Signed]                                   [Signed]                                    [Signed]

   Thera Thích Nguyên Trực           Thera Thích Nhật Tân            Thera Thich Tâm Phương


---

Translated into English by: Đh.Chuc Binh (Philip Coen)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/10/2024(Xem: 1399)
Thiệp Xuân Ất Tỵ 2025 của Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu
01/10/2024(Xem: 12705)
Thưa quý Phật tử, Chư Tổ Sư đã dạy “Cần tu tập để giải thoát như cứu lửa đang cháy trên đầu”, vì thời gian trong đời mình còn lại quá ngắn ngũi, đừng hẹn đến ngày mai những gì mình có thể làm được hôm nay. Quý Ngài cũng nhắc nhở chúng ta “Thiên niên thiết thọ khai hoa dị, nhất thất nhơn thân tái phục nan”, có nghĩa là “Ngàn năm cây sắt ra hoa dễ, một khi mất thân người khó được lại thân”. Đối với người đệ tử Phật chúng ta, nếu ngày nay mình không phát tâm tu tập, thì đừng mong đời mình thăng tiến trên bước đường tâm linh. Mình tự hỏi chính mình là niềm tin của mình vào Chánh Pháp có vững chắc chưa, nội lực tu tập của mình đã được tăng tiến hay chưa? Nếu chưa được tăng tiến và viên mãn thì chúng ta hãy cố gắng phát nguyện, tinh tấn tu tập để sống trọn vẹn.
29/09/2024(Xem: 5422)
Sau 2 khóa tu Thanh Lọc Thân Tâm vào năm 2018 và năm 2023 do TT Thích Tâm Thành hướng dẫn tại Đạo Tràng Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu, rất hiệu quả (sức khỏe tăng trưởng và giảm cân có thể nhìn thấy được rõ ràng), trên tinh thần đó, sắp tới, Khóa Tu Thanh Lọc Thân Tâm lần thứ 3 được tiếp tục tổ chức tại Tu Viện Quảng Đức từ ngày 01/10 đến ngày 05 tháng 10/2024, do TT Tâm Thành đích thân hướng dẫn.
27/09/2024(Xem: 912)
Điện Thư Phân Ưu Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Tu Viện Quảng Đức vừa nhận được tin buồn: Thân Phụ của Đại Đức Thích Tâm Thiện (Huynh đệ môn hạ Chùa Thiên Phú, Vĩnh Ngọc, Nha Trang; hiện đang tu học tại Chùa Phật Đà, San Diego, Cali, Hoa Kỳ) là: Phật tử: ĐẶNG THANH BÌNH Pháp danh: VẠN CÔNG Sinh năm: 1961 (Tân Sửu) tại Tuy Phước, Bình Định, Việt Nam Mãn phần lúc: 01:30am sáng ngày 26/09/2024, Nhằm ngày 24/08/Giáp Thìn tại quê nhà Bình Định, Việt Nam Hưởng thọ: 63 tuổi Thay mặt Đạo Tràng Tu Viện Quảng Đức thành tâm chia buồn Đại Đức Tâm Thiện cùng toàn gia tang quyến. Nguyện cầu Phật quang tiếp triệu Hương Linh Phật tử Vạn Công Đặng Thanh Bình Vãng Sanh Cực Lạc Quốc Nay Thành kính Phân Ưu Hòa Thượng Thích Thông Mẫn Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Đại Đức Thích Đăng Từ Tri Sự Tu Viện Quảng Đức HTr. Tuệ Hoàng Trần Đức Huy Liên Đoàn Trưởng Gia Đình Phật Tử Quảng Đức
25/09/2024(Xem: 1086)
Bài viết này như lời tâm sự của một người Mẹ VN sống ở Melbourne. Có hai con trai, không có con gái . Một Phật Tử gia đình ba đời theo Đạo Phật nhưng có con dâu người Ý theo đạo Công giáo. Quan hệ giữa Mẹ chồng VN và con dâu người Úc. Người cao tuổi có nên vào Viện Dưỡng Lão hay không? Hiện nay đang là một vấn đề lo lắng đối với người Úc người Mỹ gốc VN… Mình đã ở Melbourne được 42 năm. Giống như nhiều người VN mới đến Úc cuộc sống ban đầu nhiều khó khăn. Để dành tiền trả tiền thuê nhà, còn mặc quần áo mua ở các shop từ thiện. Sau vài năm mua được căn nhà đầu tiên với giá $40 000. Sống cần kiệm để trả nợ ngân hàng và nuôi hai con trai còn nhỏ. Dần dần đời sống gia đình mình được khá hơn
21/09/2024(Xem: 3134)
Con trộm nghĩ nếu câu Niệm Phật được thực hiện đúng, nghĩa là luôn được gắn chặt vào một suy nghĩ bất cứ lúc nào thì suy nghĩ duy nhất này sẽ đẩy ra tất cả những suy nghĩ khác thì đương nhiên tác động kỳ diệu của việc niệm Phật rất giống với Thiền.( một yếu tố bắt buộc trong việc học Phật .) Hơn thế nữa con được nghe rằng “ Học lịch sử mà không làm sống lại được nhân vật và hoàn cảnh lịch sử thì nào có bổ ích gì" nhấn mạnh rằng việc học lịch sử không chỉ đơn thuần là ghi nhớ các sự kiện, ngày tháng, hay tên tuổi mà còn phải hiểu rõ bối cảnh, tâm tư và động lực của những nhân vật trong lịch sử. Nếu chỉ học theo cách máy móc mà không thể thấu hiểu và cảm nhận được những giá trị ẩn sau sự kiện, ta sẽ bỏ lỡ những bài học quan trọng nhất.
14/09/2024(Xem: 1412)
LỄ HẰNG THUẬN 11:30am, Thứ Bảy 14/9/2024 Tại chánh điện Tu Viện Quảng Đức 🙏🙏🙏 Chúc nguyện: Chú rể: Danny Trần, pháp danh: Nguyên Quảng Trí Cô dâu: Lê Thị Thùy An trăm năm hạnh phúc trong Chánh Pháp. 🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
27/05/2024(Xem: 5064)
An cư kiết hạ là pháp hành quan trọng của người xuất gia, đó là thời điểm chư Tăng Ni dành thời gian cho việc tu học, thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới, Định, Tuệ, để tăng trưởng đạo lực sau những ngày tháng dấn thân hoằng pháp lợi sanh. Tại quê nhà, chư Tăng Ni thường tác pháp an cư kiết hạ từ ngày 16 tháng 4 đến ngày 16 tháng 7 âm lịch, đúng theo truyền thống “Tam nguyệt an cư, cửu tuần tu học”. Tuy nhiên khi PGVN truyền ra hải ngoại sau khúc quanh lịch sử 1975, vì hoàn cảnh, địa dư, thời tiết khác biệt với quê nhà nên khóa an cư cũng theo đó mà thay đổi để phù hợp với bối cảnh hiện tại. Theo tinh thần phiên họp định kỳ của Giáo Hội tại Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 21 tại Auckland, Tân Tây Lan, Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 22 năm nay của Giáo Hội được tổ chức tại: Địa điểm:Tu Viện Quảng Đức, số 85-105 Lynch Road, Fawkner, Vic 3060 Thời gian: từ ngày 06 đến ngày 13 tháng 07 năm 2024
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]