Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm nghĩ về mái chùa... (TN Như Tuyết)

10/11/201318:53(Xem: 28619)
Cảm nghĩ về mái chùa... (TN Như Tuyết)

TVQD_Toan Canh tu xa_2


Vài cảm nghĩ về
MÁI CHÙA QUẢNG ĐỨC



Mái chùa thắm đượm tình thương
Là nơi muôn loại đồng nương tựa về
Những người con Phật xa quê
Mái chùa sưởi ấm vỗ về tâm linh

Mái chùa nói chung là nơi sưởi ấm tinh thần, vừa là điểm tựa nuôi dưỡng tâm linh. Mái chùa bao giờ cũng gần gũi thân quen đối với mọi người dân Việt. Ở đâu có ngôi chùa là ở đó có những người con Phật quy tụ về. Hay nói ngược lại, ở đâu có người dân sinh sống là ở nơi đó có ngôi chùa thân thương xuất hiện. Nếu sự xa vắng thiếu thốn mái ấm của ngôi chùa thì đó cũng là sự trống trải, lạnh nhạt thiếu thốn của tâm linh.

Ngày xưa, ngôi chùa ở làng quê thường là “ ngôi chùa chung” ngôi nhà gia đình cho tất cả những người dân làng sống ở đó, thường thì không phải riêng một người sáng lập, mà hầu như của tất cả người dân làng xây dựng nên. Vì vậy tục ngữ dân gian có câu: “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”.

Ngày nay ở hải ngoại có khác đi nhiều, người sáng lập khai sơn tức là vị Trụ Trì trọng trách rất lớn, phải lo việc đối nội, đối ngoại, nhất là ký sổ nợ ngân hàng từ 10 năm, 20 năm hoặc là hơn thế nữa, mới hoàn tất một ngôi chùa.

Tuy nhiên không phải ngôi chùa nào cũng được xây dựng theo lối kiến trúc chạm trổ hoa văn, chùa mái cong lợp ngói đỏ, có cả Phụng Rồng uốn lượn một cách dễ dàng như ở quê nhà.

Như ở Melbourne vùng Fawkner, đặc biệt có TT Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức, trong suốt thời gian 20 năm đã trải qua nhiều khó khăn thử thách. Bằng tất cả tâm huyết và hoài bão Thầy đã sáng lập một ngôi Già Lam khang trang rộng lớn và ngôi Bảo Tháp Tứ Ân uy nghiêm thanh tịnh mang đậm nét đặc thù của văn hóa quê hương.

Quả thật, Thầy không ngại gian nan, không từ khó nhọc để hoàn thành bổn nguyện và hạnh nguyện: “ Hoằng pháp vi gia vụ, Lợi sanh vi bổn hoài”, nên Thầy đã dấn thân vào con đường Bồ Tát hạnh, vì lợi lạc cho tất cả chúng sanh. Bên cạnh đó TT Phó Trụ Trì cũng là một sứ giả của Như Lai đã kề vai gánh vác, chia sẻ mọi trọng trách trên con đường hoằng hóa lợi sanh nơi xứ người. Khi một cây đại thọ rợp tàng che mát thì không thể thiếu những cành lá xum xuê. Đó là những bàn tay và khối óc lẫn tài sức của hầu hết những Phật tử gần xa, và đặc biệt là những vị cận sự. Họ là những cánh lá dẽo dai, là hạt mầm rắn chắc đã được gieo trồng suốt quãng đường dài 20 năm. Thầy trò gần gũi, sát cánh đồng cam cộng khổ, vượt mọi khó khăn để tạo dựng một sản phẩm Y Báo trang nghiêm cao rộng. Họ đến với chùa bằng tất cả tấm lòng, xem mái chùa là tổ ấm gia đình, cùng nhau hộ trì góp phần công quả. Thật đúng với câu:

Chùa là tổ ấm ta về
Chung tay vun đắp chẳng nề hà chi
Công phu, công quả, hộ trì
Già Lam hưng thịnh phước gì lớn hơn”

( Chân dung người Phật Tử)

Chùa chiền phát triển, thiền môn hưng thịnh một phần do những hộ pháp tín tâm, đắc lực. Họ biết xả thân trong công việc, không nề hà cực khổ. Có lần tôi được nghe Thầy Trụ Trì tâm sự là ở đây có những bác lớn tuổi, chân tay yếu đuối, thế mà vẫn thức khuya dậy sớm cuốn từng cuốn chả, gói từng chiếc bánh để góp phần trong công tác xây dựng.

Những hình ảnh này khiến tôi xúc động chợt nhớ hai câu thơ mà Ôn Từ Đàm đã dạy:

Cực Lạc, cực khổ song song
Hai đường đều cực biết dong đường nào”

Người tu hành “ Tam thường bất túc” chay lạc đạm bạc, đời sống giản dị. Cực để tu, để học, để hành, thì cái cực đó sẽ đưa đến cái Lạc, cái an vui giải thoát Niết Bàn. Còn người thế gian, vì không biết tu, không được soi sáng bởi giáo lý của Đức Phật, đêm ngày tất bậc làm việc cực nhọc, nhưng cuối cùng rồi cũng khổ, cũng luân hồi trong lục đạo. Do vậy tôi cảm nghĩ những Phật tử tại gia hiện nay được nhiều diễm phúc, gặp Thầy hiền bạn tốt soi đường chỉ lối, nhờ đó mà hiểu được Phật pháp, tin sâu nhơn quả, phát khởi tâm thù thắng dõng mạnh để vun trồng thiện căn, tích chứa phước đức; và giờ đây những hạt giống Bồ Đề đã sinh sôi nẩy nở, đơm bông kết trái tỏa ngát hương thơm.

Hôm nay vào mùa Xuân tiết trời ấm mát, không khí trong lành, hoa lá chen nhau đua nở, chim chóc ríu rít hót ca hòa cùng niềm hân hoan, phấn khởi của muôn người con Phật. Nơi Bảo Điện uy nghiêm, hương trầm quyện tỏa, ai ai cũng tràn ngập sự vui mừng hướng về Đức Từ Phụ tỏ lòng thành kính, cúi đầu đảnh lễ:

“Đàn con dại từ lâu vất vưởng
Hôm nay trông thấy đạo huy hoàng...”

Ánh Đạo vàng chiếu rọi khắp mọi nơi, giọt mưa pháp thấm nhuần tất cả chỗ. Cúi lạy Đức Từ Tôn, trên lộ trình dài chúng con nguyện sẽ làm hành giả tiếp tục đi và đi nữa, đi theo bước chân xuất thế của Ngài, về đến nơi Bảo Sở là quê hương thật sự an vui vĩnh hằng.

“Đã một ngày gần, nguyện xin gần mãi
Theo gót Ngài muôn kiếp Thế Tôn ơi”
.

Chùa Diệu Âm năm Canh dần (2010)
Thích Nữ Như Tuyết
( Xin gởi tặng những Phật tử nơi Tu Viện Quảng Đức)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/05/2024(Xem: 1938)
Quý vị đang cầm trên tay tập Kỷ Yếu Kỷ Niệm Chu Niên 32 Năm (1990-2022) Thành Lập Tu Viện Quảng Đức, lẽ ra tập kỷ yếu này đã ra mắt ngay sau Đại Lễ, nhưng do bận rộn nhiều Phật sự, nay mới chính thức ra mắt nhân dịp Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 22 của Giáo Hội, được tổ chức tại Tu Viện Quảng Đức từ ngày 6 đến ngày 13 tháng 7 năm 2024, như một món quà thành kính cúng dường đến Chư Tôn Đức Tăng Ni và gởi tặng đến quý ân nhân, thân hữu cùng Đồng Hương Phật tử gần xa. Tập Kỷ yếu này cũng được gởi biếu đến Thư viện quốc gia Úc tại Canberra, và các thư viện công cộng trên toàn liên bang Úc Châu như là một món quà khiêm tốn của Tu Viện Quảng Đức đối với quần chúng Úc-Việt.
14/05/2024(Xem: 1215)
Dù ở phương trời xa Con yêu mái chùa Thầy Tên Bồ Tát Quảng Đức Đã vị pháp thiêu thân Ngọn lửa thiêng bừng sáng Như lời kinh vang lừng Để đạo pháp trường tồn
09/05/2024(Xem: 852)
Nam Mô A Di Đà Phật, cảm ơn chị Kim Hoàng và ban Biên tập đài Vietface tivi Úc Châu đã có lời hỏi thăm về buổi lễ này. Thầy xin vắn tắt để quý khán giả khắp nơi biết thêm về chương trình Đại lễ. Tu Viện Quảng Đức do Hòa Thượng Viện Chủ Thích Tâm Phương khai sơn vào năm 1990 ở tại vùng Broadmeadows, chỉ là một ngôi nhà nhỏ 3 phòng, trước đó Ngài xuất thân từ Nha Trang, đệ tử xuất gia của đức Trưởng Lão HT Thích Như Ý, Ngài vào Sàigon học tới năm 1986 thì vượt biên tới Mã Lai , lưu trú 1 năm ở trại tị nạn Pula Bidong, sau đó Ngài Giáo Hội PGVNTN tại Úc bảo lãnh sang Úc định cư, lúc đó lãnh đạo GH là Thích Tắc Phước ở Chùa Phước Huệ Sydney ký đơn bảo lãnh sang Úc định cư vào đầu năm 1987, sau 1 tuần ở Sydney, Giáo Hội cử Ngài xuống Melbourne Trụ Trì Chùa Quang Minh. Ngài ở đó làm việc được 3 năm, từ 1987 đến1990, vì bệnh duyên nên không thể nào cáng đáng được, Chùa Hội Phật sự quá nhiều nên Ngài đổ bệnh và những hình ảnh Thầy Viện Chủ Thích Tâm Phương lúc đó bây giờ nhìn lại rất là tội,
04/05/2024(Xem: 2174)
Phật về sen nở vườn xanh Chim kêu ríu rít trên cành vô ưu Thiên thượng thiên hạ nhất như Độc tôn duy ngã, giác từ chính ta Thương chúng sanh cõi Ta bà Thị hiện truyền dạy Phật là chân tâm Sinh tử do bởi mê lầm Chấp thân này thật, chấp tâm vô thường
30/04/2024(Xem: 3541)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
11/04/2024(Xem: 3477)
Đến một lúc chợt bàng hoàng thảng thốt! Thì ra cuộc sống này phù du đến thế ư? Chỉ là bao gồm ý nghĩa của những danh từ “Tư tưởng, ý niệm, hành xử, cảm xúc” Trước đối tượng Cảnh, Người được ta liên tục nhận thức !
05/04/2024(Xem: 4808)
Là một con người hay bất cứ loài chúng sanh nào, cũng muốn được sống yên ổn và nhiều hạnh phúc. Biết như vậy nên mỗi người chúng ta hãy cố gắng nỗ lực hoàn thiện bản thân, sống không thù hận, không tị hiềm, ganh tị, không dối trá gạt lường, không tham ô, bốc lột, không tranh giành quyền lực qua nhiều thủ đoạn oán thù. Mà phải sống bằng trái tim biết đến nỗi khổ niềm đau của nhân thế, sống trong hiểu biết và bao dung, giúp đỡ những người thấp yếu hơn mình… Làm được như vậy thì chúng ta, những người con Phật hân hoan đón mừng ngày Phật Đản Sanh mới có ý nghĩa. Để cùng hòa chung niềm vui của những người con Phật, Đạo Tràng Tu Viện Quảng Đức long trọng cử hành Ngày Đại Lễ Phật Đản lần thứ 2648 vào lúc 11 giờ sáng ngày Chủ Nhật 19/05/2024 nhằm ngày 12/4/Giáp Thìn.
03/04/2024(Xem: 1590)
Quả đúng vậy, chỉ vì một ý nguyện muốn đền đáp ân hội ngộ và duyên được cộng tác với Trạng nhà Quảng Đức do TT Thích Nguyên Tạng Trụ trì Tu Viện Quảng Đức kiêm và Tổng Thư Ký GHPGVNTN tại Hải ngoại Ức Châu & Tân Tây Lan làm chủ biên mà một lần nữa con có đại duyên con được tham khảo lại toàn bộ Cư Trần Lạc Đạo khi đoc qua chi tiết về Tu Viện Quảng Đức để rồi tìm lại một sưu tập cũ thật quý giá có liên quan đến bài Cư Trần Lạc Đạo khiến con suy ngẫm và tư duy nhiều đêm nên cuối cùng kính xin mượn bài viết để nhận sự chỉ dạy của quý Ngài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]