Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tứ y pháp (四 依 法 , Catuḥpratisaraṇa, The four reliances)

19/10/202408:41(Xem: 851)
Tứ y pháp (四 依 法 , Catuḥpratisaraṇa, The four reliances)

 
hoa sen dep-4


Tứ y pháp

Catuḥpratisaraṇa

The four reliances

(2024)

***

Nội dung

1. Y pháp bất y nhân.

          1) Hành giả nương tựa theo Phật pháp (= Chánh pháp).

                     1. Chân lý Duyên khởi      2. Đạo đức Duyên khởi

          2) Hành giả chẳng nương tựa theo người.

2. Y nghĩa bất y ngữ.

          1) Hành giả nương vào nghĩa lý.

          2) Hành giả không nương vào ngôn ngữ.

3. Y trí bất y thức.

          1) Hành giả nương theo trí.

          2) Hành giả không nương theo thức.

4. Y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh.

          1) Hành giả nương theo kinh liễu nghĩa.

          2) Hành giả không nương theo kinh bất liễu nghĩa.

NBS:  Minh Tâm (10/2024)

 

Tứ y pháp (四依法;  S: Catuḥpratisaraṇa;  E: The four reliances) là 4 pháp phương tiện quan trọng theo quan điểm của Phật giáo Bắc truyền, với mục đích giúp hành giả rõ biết pháp nào nên hoặc không nên nương tựa, nhằm thành tựu giác ngộ, giải thoát.

Tứ y được xem là lấy ý tưởng về sự nương tựa từ kinh Pali SN 45.2: Upaḍḍhasutta và kinh Sanskrit là Āryakalyāṇamitrasevanasūtra.

Tứ y gọi đầy đủ là Tứ y 四依 Tứ bất y 四不依, tức bốn điều nên y cứ (依據 = nương tựa theo) và bốn điều không nên y cứ. Đây là giáo lý được chỉ ra  trong các kinh như: Đại Bát Niết Bàn kinh, q.6; Đại Phương Đẳng Đại Tập kinh, q.29; Đại Phương Tiện Phật Báo Ân kinh, q.7; Đại Trí Độ luận, q.9 … (theo Từ điển Phật học Huệ Quang, Thích Minh Cảnh, tr.4904).

Tứ y pháp bao gồm:  Y pháp, bất y nhân; Y nghĩa, bất y ngữ; Y trí, bất y thức; Y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh. Cũng gọi là Tứ y tứ bất y, là bốn điều mà một người tu cần nương tựa và bốn điều không nên nương tựa. 

1. Y pháp bất y nhân. 

Y pháp bất y nhân (依法不依;  S: Dharma-pratisaraṇena bhavitavyaṃ na pudgala-pratisaraṇena;  E: To rely on logic and not on the person giving the teaching):  Cũng gọi là Tuỳ pháp bất tuỳ nhân 隨法不隨人, có nghĩa là hành giả nương tựa theo Phật pháp (= Chánh pháp), chẳng nên nương tựa theo người.

1) Hành giả nương tựa theo Phật pháp:  Đó là nương tựa theo Chân lý Duyên khởi do chính đức Phật đã chứng ngộ, và nương tựa theo Đạo đức Duyên khởi là nguyên tắc mà đức Phật đã vận dụng từ Chân lý Duyên khởi để ứng dụng hài hòa vào thế giới sống này.

         1. Chân lý Duyên khởi:  Là vũ trụ quan của đạo Phật. Chân lý Duyên khởi gồm 2 nội hàm chân đế là Vô ngã và Vô thường.

         - Vô ngã (không thực thể), với ý nghĩa rằng mọi sự vật là một hợp Duyên (yếu tố mang tính điều kiện). Theo đó, mọi sự vật không có tự tính (tự ngã tính, tự hữu, tự có). Vô ngã mang tính không gian.

         - Vô thường (không mãi tồn tại), với ý nghĩa rằng ở mọi sự vật, các Duyên (nội Duyên và ngoại Duyên) luôn liên tục tương tác thay đổi trong từng sát-na. Theo đó, mọi sự vật sẽ không mãi tồn tại (hằng hữu), nghĩa là không mất đi mà luôn biến đổi từ dạng này sang dạng khác. Vô thường mang tính thời gian.

         2. Đạo đức Duyên khởi :  Là nhân sinh qua của đạo Phật. Đây là hệ luận mang tính tục đế, được áp dụng từ nhận thức Chân lý Duyên khởi, làm chuẩn mực cho việc xử thế.  Nguyên tắc đạo đức này vượt mọi không gian và thời gian, được mô tả như sau:

Mọi hành động đem lại lợi mình-lợi người, được xem là tốt, là thiện,lành.

Mọi hành động đem lại lợi mình-hại người hay hại mình-lợi người hay hại mình-hại người, được xem là xấu, là ác, là dữ.”

2) Hành giả chẳng nương tựa theo người:  Đó là chẳng nên nương tựa vào người nói pháp, giảng pháp mà không thấu đáo Phật pháp, chỉ đề cặp đến các ý tưởng chủ quan phiến diện hay cực đoan, chứa đựng những bất thiện Tham-Sân-Si, đó là ngã chấp trái với  Phật pháp.

Những ý tưởng gần với điều nương tựa này là:

Trong kinh Kalama, thuộc Tăng Chi Bộ Kinh, tập I, điều 3 và 10, có ghi:

Ba là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.

Mười là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.

Ngày nay, phần lớn người tìm cầu tu học có căn cơ hạn chế nên cần dựa vào cả kinh sách và người hướng dẫn tu học. Việc cần lưu ý là hành giả không quá thần tượng vào người hướng dẫn, và luôn sáng suốt gắn liền hiện thực với Chánh pháp.

Thiền sư Đạo Xuyên, tức Xuyên thiền sư, đời thứ 3 sau Lục Tổ sống vào thời kỳ Nam Tống Trung Quốc, đã nhắc nhở các hành giả hãy tỉnh táo đối với người dạy đạo:

Người chánh nói pháp tà, tà pháp trở về chánh.

Người tà nói pháp chánh, pháp chánh trở thành tà.

Chánh nhân thuyết Tà pháp, Tà pháp tất qui chánh

Tà nhân thuyết Chánh pháp, Chánh pháp tất qui tà          

正人說邪法,邪法必歸正;邪人說正法, 正法必歸邪

2. Y nghĩa bất y ngữ.

Y nghĩa bất y ng (依義不依語;  S: Artha-pratisaraṇena bhavitavyaṃ na vyañjana-pratisaraṇena;  E: To rely on the meaning and not on the words): Cũng gọi là Tuỳ nghĩa bất tuỳ tự có nghĩa là hành giả nương vào nghĩa lý, chẳng nên nương vào ngôn ngữ.

1) Hành giả nương vào nghĩa lý:  Đó là hành động nương vào sự hiểu rõ sự lý của Phật pháp, là Chân lý và Đạo đức. Hành giả cần thấy rằng, ngôn ngữ, văn tự chỉ là công cụ phương tiện diễn đạt Chân lý và Đạo đức  –  “Văn dĩ tải đạo * 文以载道”, giúp hành giả nhận thực ra Chân lý và Đạo đức để hành trì và thân chứng.

2) Hành giả không nương vào ngôn ngữ:  Đó là hành động không bám víu và quá cố chấp vào văn tự.  Bởi ngôn ngữ và văn tự là các sản phẩm của quy ước, của khái niệm mang tính chủ quan, chỉ có tính tương đối. Vì thế, hành giả không nên quá nương vào ngôn ngữ, văn tự mà sinh ngã chấp, dẫn đến phiền não.

Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật nói: “Phàm là lời nói đều không có nghĩa thật”.  

Trong kinh Viên Giác, chương 6, Bồ-tát Thanh Tịnh Huệ thưa hỏi về giáo pháp và chân lý, đức Phật đã dạy rằng:

"Kinh giáo như ngón tay chỉ mặt trăng chân lý, nếu thấy được mặt trăng thì biết rõ ngón tay rốt ráo không phải là mặt trăng. Tất cả ngôn giáo của Như Lai khai thị cho Bồ-tát cũng như thế". 

Nếu y theo kinh điển để giải nghĩa, để tìm chân lý trong những giòng chữ, thì đó chính là chỉ biết nhìn ngón tay mà chưa biết nhìn mặt trăng. Nhưng rời bỏ hẳn kinh điển đi thì lại có thể rơi vào những điên đảo vọng tưởng.

Trong kinh Hoa Nghiêm, đức Phật dạy: “Trong suốt 49 năm thuyết pháp, Như Lai chưa từng nói một lời nào””.

Trong kinh Lăng Già, đức Phật cũng dạy: “Từ đêm được Chánh giác tối thượng cho đến đêm nhập Niết-bàn, trong khoảng thời gian ấy, Như Lai chưa hề thuyết một chữ nào, cũng chưa từng đã thuyết hay sẽ thuyết”.

Chư Tổ còn lưu ý cho hành giả tu học:  "Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan; ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết  * 依經解義,三世佛冤;  离經一字,即同魔說" có nghĩa là chấp chặt nơi văn tự mà giải nghĩa, thì oan cho ba đời chư Phật; mà rời bỏ kinh điển thì lại lạc vào những tà thuyết của ma vương

Trong Nam Hoa kinh, chương Ngoại vật, Trang Tứ viết:

Có nơm là vì cá,

Được cá hãy quên nơm.

Có dò là vì thỏ,

Được thỏ hãy quên dò.

Có lời là vì ý,

Được ý hãy quên lời.

Ta tìm đâu được người biết quên lời

Hầu cùng nhau đàm luận.

Thuyên giả sở dĩ tại ngư; đắc ngư nhi vong thuyên. Đề giả sở dĩ tại thố, đắc thố nhi vong đề. Ngôn giả sở dĩ tại ý, đắc ý nhi vong ngôn. Ngô an đắc phù vong ngôn chi nhân nhi dữ chi ngôn tai. 筌者所以在魚 得魚而忘筌  蹄者所以在兔 得兔而忘蹄  言者所以在意 得意而忘言  吾安得夫忘言之人而與之言哉.

3. Y trí bất y thức.

Y trí bất y thức (依智不依識;  S: Jñāna-pratisaraṇena bhavitavyaṃ na vijñāna-pratisaraṇena;  E: when in doubt to rely on the essential understanding one has achieved oneself and not merely on knowledge one has heard from others):  Cũng gọi là Tuỳ trí bất tuỳ thức, có nghĩa là nương theo trí, không nương theo thức cố chấp.

1) Hành giả nương theo t:

Trí = Tuệ tri 慧知 = Tuệ giác 慧覺 (E: Wisdom of enlightenment → Vô phân biệt trí). 

Hành giả nương theo trí là nương vào sự thấy biết sự vật đúng theo lẽ thật Duyên khởi. Đó là sự thấy biết sự vật “như nó đang là”, nghĩa là thấy biết sự vật đang không ngừng biến chuyển theo sự tương tác của các Duyên (nội duyên và ngoại duyên).

2) Hành giả không nương theo thức.

Thức 識 = Vọng thức妄識 (E: Wrong consciousness → Phân biệt trí) là thấy biết sự vật trái với lẽ thật Duyên khởi. Sự vật vốn là giả tạm (E: temporary) hay giả ảo (E: virtual) do tưởng tượng mà cho là thật.

 Hành giả không nương theo thức, nghĩa là hành giả không nương theo các thấy biết sự vật theo các khái niệm (quan niệm) phân biệt đúng-sai, tốt-xấu, cao-thấp, hay-dở, ... một cách cực đoan. Vì như thế, hành giả đã rơi vào những dính mắc ngã chấp.

Chỉ có tuệ giác mới nhận chân được Chân lý thực tại, còn Vọng thức là thấy biết có tính tương đối dễ dẫn đến mê chấp. Với tuệ giác, hành giả mới đầy đủ công năng quét sạch phiền não, thanh tịnh ba nghiệp. Còn thức dẫu thông minh, nhạy bén và lanh lợi đến đâu đi nữa cũng vẫn là vô thường sinh diệt, hư vọng dễ dẫn đến phiền não.  Vì vậy, “Duy tuệ thị nghiệp * 唯慧是業” trong kinh Bát Đại Nhân Giác chính là phương châm tu học của hành giả.

Trong kinh Nhập Lăng Già, phẩm Vô thường, đức Phật đã nói với Bồ-tát Đại Huệ: “Đại Huệ, sinh diệt là thức, chẳng sanh diệt là trí”, hay ở phẩm Tu tập tất cả pháp:  “Phàm phu thì phân biệt, bậc thánh thì không

Trong kinh Kim Cương, Đoạn 21: Phi Thuyết Sở Thuyết (Chẳng phải thuyết, sở thuyết) có chép:  “Này Tu-bồ-đề!, nói pháp, tức không pháp có thể nói, ấy gọi là nói pháp * Tu-bồ-đề! Thuyết pháp giả, vô pháp khả thuyết, thị danh thuyết pháp * 須菩提!說法者,無法可說,是名說法”.

4. Y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh.

Y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh (依了義經不依不了義經;  S: Nītārtha-sūtra-pratisaraṇena bhavitavyaṃ na neyārtha-sūtra-pratisaraṇena;  E: to rely on scriptures of definitive meaning and not on scriptures of provisional meaning):  Cũng gọi là Tuỳ liễu nghĩa kinh, bất tuỳ bất liễu nghĩa kinh, có nghĩa là nương theo các kinh điển liễu nghĩa, chẳng nên nương theo các kinh điển không liễu nghĩa.

Theo quan điểm của Phật giáo Bắc truyền, kinh điển được Phật tuyên thuyết tùy căn cơ chúng sanh nên có cao thấp, khác biệt. Trên tinh thần phương tiện thì những kinh điển đươc chia ra:

- Kinh liễu nghĩa (了義經;  E: The sutras containing the whole truth, ... the deep Buddhism) là kinh có nội hàm mang tính chân đế (chân lý tuyệt đối), nội hàm này giúp hành giả đoạn trừ phiền não, đi đến giác ngộ giải thoát.

- Kinh bất liễu nghĩa (不了義經;  E: The sutras containing the relative truth) là kinh có nội hàm mang tính tục đế (chân lý tương đối), nội hàm này khuyên hành giả hành thiện tránh ác, nên hãy còn phiền não do thức phân biệt.

Ví dụ:

- Nếu nói Như Lai nhờ sự ăn mà sống còn, đó là lời không liễu nghĩa. Nếu nói Như Lai thường trụ, đây gọi là lời liễu nghĩa.

- Nếu nói Như Lai nhập Niết-bàn như củi hết lửa tắt, đó là lời không liễu nghĩa. Nếu nói Như Lai nhập Pháp tính, đây gọi là lời liễu nghĩa.

1) Hành giả nương theo kinh liễu nghĩa.

Hành giả nương theo kinh liễu nghĩa có nghĩa là hành giả hành trì theo các kinh điển hướng về Vô thượng Bồ-đề, thành tựu giác ngộ giải thoát. Đó là hành giả có căn cơ cao.

2) Hành giả không nương theo kinh bất liễu nghĩa.

Hành giả không nương theo kinh bất liễu nghĩa có nghĩa là hành giả không nên hành trì theo các kinh điển hướng về thể nhập Nhân thừa và Thiên thừa.

Vì căn cơ chúng sanh cao thấp khác biệt, nên tác dụng và hiệu lực của từng kinh liễu nghĩa hay bất liễu nghĩa (hay từng pháp môn khác nhau) dùng để trị những căn bệnh khác nhau. Ở đây, từ bản chất, không có sự chống trái nhau giữa các kinh và các pháp môn tu tập, mà chỉ có sự ứng dụng thực hành của hành giả thích hợp hay không thích hợp mà thôi.

Trong kinh Duy Ma Cật có khuyên các hành giả khi hành trì theo kinh cần phải hiểu rõ mục đích của các kinh: “Hết thảy các pháp đều như nhau, không quý không tiện. Người sáng suốt trí tuệ, biết dùng pháp, dùng đúng thì khỏi bệnh, dùng sai pháp thì bệnh nặng thêm, cho nên dùng pháp phải cẩn thận”. 

Giáo lý Tứ y vạch ra những yếu tố quan trọng mà hành giả cần nương tựa và những yều tố không nên y cứ, nhằm vượt qua các chướng ngại để thành tựu Bồ-đề. Mặt khác, giáo lý Tứ y là một phương tiện tốt giúp cho hành giả vận dụng giáo pháp một cách thông minh, linh hoạt và đồng thời khai thác hết những tinh túy, đặc sắc của giáo lý để ứng dụng tu tập.

Giáo lý Tứ y cũng chỉ là một phương tiện trong vô vàn phương tiện khác của giáo pháp, vì thế khi ứng dụng giáo lý Tứ y cũng cần sự linh hoạt nhuần nhuyễn, nhất là cần phải hiểu một cách tinh tế chính xác.

Xem thêm

- Giáo pháp tứ y

-  Phẩm Thứ Tám: Tứ Y

- Giáo Lý Tứ Y Trong Đạo Phật

- Từ điển Phật học

VIDEO

- Tứ y - Sư Ông Làng Mai

- Tứ y phápThích Trí Huệ

- Pháp Tứ YThích Hạnh Tuệ

- TỨ Y PHÁP - Thích Đồng Thành

-------------

Chú thích:   Tứ y pháp trong Luật tạng là 4 chỗ nương tựa căn bản cho đời sống phạm hạnh. Vị Tỷ-kheo y theo đây mà xuất gia, thọ giới Cụ túc, để có được phẩm chất “Tỷ-kheo”, bao gồm:

1- Tỷ-kheo sống y trên y phấn tảo (y thô xấu được kết từ vải vụn bị vứt bỏ).

2- Tỷ-kheo sống y trên sự khất thực (xin ăn hàng ngày).

3- Tỷ-kheo sống y nơi gốc cây mà ngủ nghỉ (ở dưới gốc cây).

4- Tỷ-kheo sống y nơi các loại thuốc hủ lạn dược (những loại thuốc bào chế đơn giản, rẻ tiền).

Tứ y pháp còn gọi là Tứ Thánh chủng, tức là 4 hạt giống của bậc Thánh, “có công năng sinh ra chủng tử Thánh trong mỗi chúng sinh” (Phật Quang đại tự điển).

Tăng đoàn Nguyên Thủy sống dựa trên việc khất thực, bốn vật dụng thiết yếu là y phục, thức ăn, chỗ ở, thuốc men đều do nơi khất thực mà có, không có việc tư hữu. Khi Tăng đoàn hưng thịnh, các cư sĩ tại gia phát tâm hộ trì chúng Tăng nhiều hơn, điều gì họ xin phép mà Thế Tôn thấy hợp lý thì Ngài đồng ý bằng cách im lặng.

Xem thêm

- Chơn Lý số 21: Chánh Pháp

- Tứ Y - Tứ thánh chủng trong giới đàn truyền giới

VIDEO

- HT. Giác Giới - Tứ y pháp

- HT. Giác Pháp - Tu tập Tứ y pháp trong giai đoạn hiện nay

 



Hoan nghênh các bạn góp ý trao đổi!

Huy Thái: [email protected]

***

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/08/2023(Xem: 4534)
CHÙA PHẬT LINH 248A Quốc lộ 51, Xã Tân Hòa Thị xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Điện thoại: 0254 – 3891583 Email: [email protected] Website: WWW.chuaphatlinh.com Facebook: facebook.com/Chùa Phật Linh Youtube: Thích Hạnh Định Đường nối kết trang youtube https://www.youtube.com/channel/UCXkVoGAVPcN6tvFJyH2LnKg/videos Biên soạn Tỳ kheo Thích Hạnh Định
19/05/2023(Xem: 6919)
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV, nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng đã kêu gọi đạo Phật ở thế kỷ 21, với sự nhấn mạnh không phải vào nghi lễ, cầu nguyện và lòng sùng mộ, đúng nghĩa hơn là nghiên cứu, tu học đặc biệt là các tác phẩm của 17 vị Luận sư vĩ đại thuộc Nalanda trường Đại học đầu tiên của Phật giáo. Để phù hợp với phương tiện thiện xảo của Đức Phật, nghiên cứu cần phải thích nghi với hoàn cảnh của thế kỷ 21, và phù hợp với các phương pháp truyền thống của Thời đại kỹ thuật số. Nhằm duy trì hiệu quả trong giáo dục Phật giáo, thì phải thích ứng với những nhu cầu thời đại, như nó đã luôn thực hành trong quá khứ. Đặc biệt là để tiếp tục truyền thống vĩ đại của giáo dục Phật giáo Nalanda, cần phải đáp ứng với các phương pháp giáo dục hiện đại, để cung cấp cho các thế hệ trẻ khả năng tiếp cận. Tôi xin dẫn chứng một số bối cảnh lịch sử để chứng minh rằng việc thích nghi với thời đại là phù hợp với truyền thống đạo Phật.
17/05/2023(Xem: 6838)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là trụ trì, trở nên vô cùng ngã mạn có những hành động, cử chỉ, lời nói khinh mạn tín đồ và tự cho mình đã chứng đắc có khi còn hơn cả Phật. Câu hỏi đặt ra là: Là trụ trì, hoặc thuyết pháp có cả triệu tín đồ đi theo, phát hành cả trăm băng đĩa, như thế đã là Phật chưa?
20/04/2023(Xem: 14525)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
18/03/2023(Xem: 9656)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
18/03/2023(Xem: 5767)
Công nghệ phát triển thay đổi cuộc sống con người, tuy nhiên sẽ thật ngây thơ khi tin rằng công nghệ chỉ mang lại lợi ích mà không phải trả giá. Một chủ đề lặp đi lặp lại trong lịch sử là sự ra đời của các công cụ và cơ bản công nghệ đổi mới, sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận bản thân và thế giới, cũng như trong đó có vai trò của chúng ta. Từ sự phát triển động cơ hơi nước, hàng không, xử lý máy tính và gần đây hơn là trí tuệ nhân tạo (AI), các công cụ và công nghệ đã cải thiện phúc lợi đáng kể và năng suất của con người nhưng không nhất thiết là phúc lợi của con người và các hệ sinh thái của thế giới.
15/03/2023(Xem: 5299)
Từ khi con người bắt đầu quy tụ sống thành nhóm, thành đoàn, và sau này phát triển đông đảo thành cộng đồng, xã hội, quốc gia, người ta đã biết tổ chức phân quyền, đưa ra những nguyên tắc luật lệ chung để mọi người dân sống trong cộng đồng quốc gia phải tuân theo. Những ai phạm tội phá rối trị an sẽ bị đem ra xét xử và trừng phạt theo nội quy luật lệ của quốc gia nơi họ cư ngụ. Có như thế thì mọi sinh hoạt trong cộng đồng xã hội mới giữ được trật tự, đời sống cá nhân mới được bảo đảm an toàn.
31/01/2023(Xem: 9933)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
23/12/2022(Xem: 22518)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
02/11/2022(Xem: 23054)
Đức Phật thuyết giảng giáo nghĩa Đại thừa vì tám lý do, được nêu lên ở trong bài kệ của Đại thừa trang nghiêm kinh luận: "Bất ký diệc đồng hành Bất hành diệc thành tựu Thể, phi thể, năng trị Văn dị bát nhân thành". Bài kệ này nêu lên tám lý do, tám bằng chứng kinh điển Đại thừa là do đức Phật nói chứ không phải là ai khác. Hàng Thanh văn không đủ khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Hàng Duyên giác không có khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Bồ tát cũng chưa đủ sự toàn giác để nói kinh điển Đại thừa. Còn đối với ngoại đạo thì đương nhiên không thể nói được một từ nào ở trong kinh điển Đại thừa. Có nhiều vị cố chấp, thiên kiến nói rằng kinh điển Đại thừa do ngoại đạo tuyên thuyết; nói như vậy là hồ đồ, không có luận cứ. Tu tập đến cỡ như hàng Thanh văn, hàng Duyên giác mà còn không nói được kinh điển Đại thừa thì làm gì cái đám ngoại đạo chấp ngã, chấp trước, chấp danh, chấp lợi mà nói được kinh điển Đại thừa. Cho nên nói kinh điển Đại thừa do ngoại đạo nói, đó
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]