Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Tóm tắt lời giảng của HT Thích Thanh Từ

16/01/201202:11(Xem: 10367)
05. Tóm tắt lời giảng của HT Thích Thanh Từ

TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC
Tuệ Minh Đạo Nguyễn Đức Can

CHƯƠNG II
TÓM TẮT LỜI GIẢNG CỦATHIỀN SƯ THÍCH THANHTỪ

THIỀN TÔNG: Cốt dạy người làm Phật, làm Tổ chứ không phải chỉ dạy tu phước đức cõi trời, Làm Tổ, làm Phật đâu phải là việc dung dị. Cho nên người bước vào cửa Thiền phải là Sư Tử con, phải gầm, phải hét, không phải như những con nai tơ nhút nhát kia...

Người tu theo Thiền Tông cốt nhận được bản tâm, thấy được bản tánh của mình. Khi nhận được bản tâm mới tin “TÂM tức PHẬT”. Khi nhận được bản tánh mới tin “TÁNH MÌNH ĐẦY ĐỦ TẤT CẢ” xưa nay vẫn thanh tịnh Nhưng tâm tánh ở đâu? Thế nào? Tất cả người tu Phật đều thắc mắc vấn đề này. Khi đặt câu hỏi Tâm Tánh ở đâu? Thế nào? thì khác gì “Người cỡi trâu tìm trâu, vác Phật đi cầu Phật”, biết bao giờ thấy được Phật?

Thật không xa nếu chúng ta can đảm tin nhận, thì nó sờ sờ trước mắt. Bởi từ lâu chúng ta cứ để cho bao nhiêu vọng tưởng hư ảo giả dối như: Lo lắng, phiền não, tham muốn, thương ghét, tốt xấu bám víu bản tâm làm lu mờ TÁNH GIÁC nên chúng ta không thấy được mặt thật của nó. Chúng ta phải mạnh dạn gạt bỏ những chướng ngại đó, ví như đám mây đen che mất ánh sáng mặt trăng khả dĩ mới trực nhận “CHÂN TÂM, PHẬT TÁNH” chính mình. Thiền Tông lấy bản tâm làm chủ nên sự tu thiền là sống trở lại với Ông Chủ của mình trong mọi hành động, mọi thời gian.

Tất cả hình thức bên ngoài đối với người tu thiền không có gì là quan trọng. Huống nữa, quên tâm mình chạy theo hình thức bên ngoài càng tu càng xa đạo, càng không thấy Phật. PHẬT là GIÁC, nếu chúng ta cầu Phật mà quên Tâm, thử hỏi bao giờ thấy Phật? Vì Tâm là Phật, khi chúng ta khởi một niệm ác, khởi một niệm Thiện thì Phật biết liền, hơn nữa khởi một niệm là TẠO MỘT NGHIỆP. Chúng ta sợ nghiệp thì phải dứt niệm, luôn sống với bản tâm thanh tịnh của mình.

Những hình tượng Phật, Bồ Tát thờ bên ngoài, chỉ là phương tiện gợi lại cho chúng ta nhớ BẢN TÂM mình. Nếu chúng ta không chịu nhớ lại bản Tâm, cứ cầu cạnh, vái van nơi hình tượng bên ngoài thật là một việc làm trái đạo. Vì không có sự giác ngộ nào ngoài Tâm mà có.

Chơn Tâm hằng lộ liễu trong mọi hành động của ta. Nếu trực nhận là thấy. Người học đạo không chịu ngay nơi hành động trực nhận chân Tâm, mãi cầu thiện trí thức chỉ dậy cho thể hội. Nhưng làm sao chỉ dậy được, vừa nói ra là đã sai rồi. Tu Thiền nên chú ý hành động hàng ngày:

Cái NGHE, cái THẤY, cái BIẾT cái XÚC CHẠM, do sáu căn tiếp xúc sáu trần thể hiện cái dụng của CHƠN TÂM rồi, Cái Thể của CHƠN TÂM là ĐỊNH, có ĐỊNH thì HUỆ mới hiện.

Tu thiền phải dẹp sạch bản ngã, dù bản ngã Thánh cũng không còn thấy sở đắc là còn bản ngã, chưa thật giải thoát. Ví dụ ngồi thiền tôi thấy tướng lạ, thấy ánh sáng, thấy hình Phật, thấy hào quang, nghe âm thanh hay, ngửi mùi thơm v.v... đó là tướng sở đắc, còn bản ngã. Được không dính mắc mới tự tại giải thoát, còn dính mắc một chút quả vị nào cũng là chưa tự tại, chưa thực sự giải thoát. Thế mà người tu thiền hiện nay ngồi là mong được nhiều giờ, mong thấy cái này, mong chứng quả kia. Khởi Tâm vọng cầu như vậy làm sao không lạc vào cảnh giới ma? Làm sao tránh khỏi Tâm bị cuồng loạn?

tmd-tongiao-10

Cư Sĩ Nguyễn Đức Can PD Tuệ Minh Đạo đến thăm HT 
Thích Thanh Từ tại Trúc Lâm Thiền Viện Đà Lạt.

Ngồi Thiền, Tâm được thanh tịnh, an ổn, đừng KHỞI NGHĨ tôi được an ổn thanh tịnh, đó là bệnh. Trong nhà Thiền hay nói “ĐẦU THÊM ĐẦU” là vậy. Thanh tịnh biết mình thanh tịnh là đủ. Vọng tưởng biết có vọng tưởng cho nó qua luôn, lâu ngày Tâm thuần thục, vắng lăïng, bóng trăng Phật của mình sẽ chiếu rọi, đến đó sẽ biết tất cả giáo lý của Phật, vì KHO TÀNG KINH ĐIỂN TAM TẠNG GIÁO LÝ cũng trong tâm mà ra. Đọc kinh sách Phật, đọc tới đâu hiểu tới đó, không cần ai giảng dạy, đấy là VÔ SƯ TRÍ phát hiện. những kẻ lý thuyết giỏi, giảng kinh hay, chỉ là TRÍ HỮU SỰ, trí này do nói lời kinh của Phật dậy, lời giảng của các bậc cao tăng rồi nhớ nói ra thì có giới hạn.

Mong quý vị Phật tử tu thiền nên nhớ trở về Tâm mình, là ÔNG CHỦ của mình, gạt bỏ những phàm tình, những vọng tưởng hư dối, có ngày sẽ thấy được CHƠN TÂM (ông Phật của mình).

Phải gan dạ chịu đựng
Và xem thường tất cả
Hãy giữ vững niềm tin
Bền chí tất sẽ được.

Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi
Mà khó vì lòng người ngại núi e sông.
Ca dao.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 3696)
Để thảo luận vấn đề thường được nhiều người hỏi: sự khác nhau giữa đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy là gì? Để hiểu được điều này chính xác, chúng ta hãy ôn lại lịch sử của đạo Phật và tìm nguồn gốc của đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy.
02/04/2013(Xem: 5312)
Nhìn lại thân thể của mình mỗi ngày là một trong những phương pháp thực tập rất căn bản của thiền học. Tiếp xúc với thân thể của ta bằng con mắt thiền quán, ta thấy sự có mặt của thân thể đối với ta là sự có mặt của một thực tại mầu nhiệm.
28/03/2013(Xem: 6611)
Phật dạy chúng sanh trong sanh tử vô minh từ vô thủy kiếp đến nay, gốc từ vô minh, do vô minh nên thấy biết và tạo nghiệp sai lầm. Biểu hiện của thấy biết sai lầm thì rất nhiều, trong đó sự thiếu sáng suốt và lòng tự mãn là biểu hiện nổi bật nhất. Đây cũng là căn bệnh trầm kha của đa phần những con người bảo thủ, sôi nổi, nhưng lại nhìn chưa xa, trông chưa rộng. Từ đó, cuộc sống của họ khung lại trong cái vị kỷ nhỏ hẹp, phiêu bồng trôi giạt theo từng bước vong thân.
27/03/2013(Xem: 4037)
Một vị vua là một người cai trị thuộc dòng dõi hoàng gia. Đức Phật xác định, một vị vua là “vị thủ lĩnh của những người đàn ông”. Các tôn giáo khác nhau có những lý luận khác nhau về nguồn gốc và bản chất của một vị đế vương.
27/03/2013(Xem: 5770)
Phật giáo, giống như những tôn giáo khác, nhấn mạnh vào những giá trị tinh thần hơn là vào những giá trị vật chất; vào việc buông xả những tài vật của thế gian hơn là chấp chặt vào chúng; và vào khía cạnh tâm linh của đời sống hơn là vào khía cạnh trần tục của nó. Tuy nhiên, Phật giáo không hoàn toàn không quan tâm đến phương diện đời sống vật chất và thế tục.
26/03/2013(Xem: 4371)
Tốt và xấu là những tiêu chí để đánh giá đạo đức. Thông thường, một người tốt được nghĩ là một người có đạo đức, và ngược lại. Cũng như vậy, những hành vi được xem là tốt khi hành vi ấy tuân theo những nguyên tắc đạo đức nào đó; và ngược lại, những hành vi được coi là xấu khi chúng chệch ra khỏi những nguyên tắc đạo đức.
07/03/2013(Xem: 4834)
Luận Phật Thừa Tông Yếu là tùy thuận theo thời cơ lược nói về tông bản và cương yếu của Phật pháp. Thế nên bộ luận này cũng có tên là Khái Luận Về Phật Pháp Hiện Đại.
16/02/2013(Xem: 5467)
Pháp Duyên khởi, tiếng Phạn là Pratīya-samutpāda. Pratīya, là sự hướng đến: Nghĩa là cái này hướng đến cái kia và cái kia hướng đến cái này. Hán dịch Pratīya là Duyên và Anh dịch là Condition. Trong Māhyamika, Ngài Nāgārjuna giải thích chữ Pratīya như sau: Utpadyate pratītyemān itīme pratyayaḥ kīla (1). Nghĩa là, do làm điều kiện cho cái kia sinh khởi, những cái này người ta gọi là Duyên. Samutpāda có nghĩa là tập khởi, đồng khởi, sinh khởi, tương khởi, cộng khởi… Do những ý nghĩa trên, mà Pratīya-samutpāda được các nhà Hán dịch là Duyên khởi hay Duyên sinh, tức là sự khởi sinh của vạn pháp cần phải có điều kiện (pratīya), nếu không có điều kiện, thì các pháp không thể sinh khởi.
31/12/2012(Xem: 5422)
Theo nghĩa hẹp, nhẫn nhục là nhịn chịu mọi nhục nhã và mọi khó khăn trở ngại, và vượt qua chúng một cách bình ổn. Nhà Phật gọi những chướng duyên làm ngăn trơ ûsự tiến tu là ma chướng, gồm ngoại ma (trở ngại do người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài gây ra)và nội ma (trở ngại từ chính thân tâm mình)
28/12/2012(Xem: 26465)
Là người mới bắt đầu học Phật, tôi nhận thấy quyển sách nhỏ này thể hiện tốt tinh thần vừa giáo dục vừa khai sáng. Mặc dù đạo Phật có bề dày lịch sử phong phú, đầy những giá trị, điều cần thiết đối với người học Phật ngày nay vẫn là làm thế nào để ứng dụng lời đức Phật dạy vào đời sống hàng ngày. Quyển 100 điều đạo đức tại gia này giúp tôi hiểu tầm ảnh hưởng của đạo Phật đối với cuộc sống thường nhật của con người. Nó có thể được xem như quyển sổ tay hướng dẫn chúng ta sống cuộc đời theo chánh pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]