Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

51. Nho Giáo

24/02/201116:04(Xem: 9931)
51. Nho Giáo

PHÁ MÊ KHAI NGỘ
Lê Sỹ Minh Tùng

51. Nho Giáo

Nho giáo hay còn được gọi là Khổng giáo đã được khai sinh vào thời Xuân Thu bởi Đức Khổng Tử, hoặc Khổng Phu Tử. Đức Khổng Tử sanh năm 551 trước Tây lịch tại tỉnh Sơn Đông (miền Đông Bắc nước Tàu) và là dòng dõi của Vi Tử Điền từ đời nhà Thương (1775 năm trước Tây lịch). Đến đời tổ thứ sáu của Ngài thì được vua ban cho họ Khổng và sau đó gia đình Ngài tới định cư tại nước Lổ (miền Tây Nam nước Tàu).

Vì không có con để nối dõi tông đường, nên Phụ mẫu của Ngài lên núi Ni Khưu để cầu tự. Sau đó thân mẫu của Ngài nằm mộng thấy một con kỳ lân đến trước mặt bà, nhìn bà rồi quỳ xuống nhả ra một cây thước bằng ngọc trên có đề mấy chữ: “Thủy tinh chi tử, kế suy Châu vi tố vương” có nghĩa là con của vì sao Thủy tinh, đến nối truyền cho nhà Châu đã suy vong mà làm vua không ngôi. Khi Ngài mới sinh ra thì có rồng bay đến bao quanh nhà. Để nhớ lại Ngài là con cầu tự ở núi Ni Khưu nên Ngài được đặt tên là Trọng Ni. Tướng mạo của Ngài thì lạ thường: môi Ngài như môi trâu, bàn tay như bàn tay cọp, vai như vai chim uyên và xương sống như xương sống rùa. Vì thế người đời nói Ngài có tướng ngũ lộ: mặt lớn, răng hô, tai to, mũi rộng và hàm lộ.

Khi Đức Khổng Tử lên ba thì thân phụ của Ngài qua đời thành thử Ngài lớn lên trong sự nhọc nhằn nuôi nấng của mẹ. Tuy nhiên Ngài là người rất hiếu học cho nên khi mới lên 15 tuổi thì Ngài đã nổi tiếng trong ngành văn học. Đến năm 20 tuổi thì Ngài đã bước chân vào chốn quan trường. Vì sanh vào thời Xuân Thu nên đây là giai đoạn có Ngũ Bá tranh hùng đã làm cho dân tình khốn khổ và đạo đức càng thêm bại hoại. Chính Đức Khổng Tử đã giúp cho vua Lổ Định Công xây dựng một nước Lổ được cường thịnh. Đối với Ngài thì mỗi việc đều dùng lễ mà trị. Ngay cả đến việc dạy dân trị nước, nếu thiếu lễ là dân yếu nước hèn. Sau khi bỏ nước Lổ, Ngài đi chu du khắp thiên hạ từ nước chư hầu nầy sang nước kia để tìm cách giúp đời. Môn đệ theo Ngài thì càng ngày càng nhiều nhưng nổi tiếng hơn cả là thầy Tăng Sâm. Ngài Tăng Sâm sau lại truyền cho Khổng Cáp và Khổng Cáp truyền lại cho Mạnh Tử. Thầy Mạnh Tử là một nhà hiền triết của nước Tàu. Chính ông đã làm sách Mạnh Tử để bàn về sự trọng nhân nghĩa, khinh công lợi và cho rằng bản tính con người vốn làm lành do đó ai cũng có thể trở thành Nghiêu Thuấn (hai vị vua hiền từ đức hạnh, thương dân như thương mình) được.

Với tất cả tài ba lỗi lạc của Ngài, chỉ cần Ngài nói một câu thì tiền tài, danh vọng sẽ đem đến dâng cho Ngài. Nhưng Ngài vẫn giữ chữ thanh bần cho tròn Nhân, Nghĩa, Tín, Thành. Ngài thường nói:”Mặc dầu cơm lạt nước trong, lấy tay làm gối mà ta vẫn có niềm vui. Còn tiền tài, của cải và danh vọng có được bởi sự bất chánh, đối với ta, cũng như mây bay gió thoảng”. Ngài lấy tam cương ngũ thường làm chuẩn để dạy con người cách ăn ở với nhau trong đời. Đến lúc già, Ngài trở về nước Lổ và soạn ra những bộ Ngũ Kinh và Tứ Thư.

Ngũ kinh thì gồm: kinh Lễ, kinh Dịch, kinh Thư, kinh Thi và kinh Xuân Thu.

Tứ Thư thì có: bộ Luận ngữ, Trung Dung, Đại học và Mạnh Tử.

Ngài mất vào đời Châu Kinh Vương tức năm 479 trước Tây lịch, thọ 72 tuổi.

Chủ trương của Ngài là chỉ lấy những điều hợp với bản tính của con người mà dạy người chứ không dạy những điều u uẩn huyền diệu khác với đạo thường. Vì thế Ngài nói rằng: ”Đạo bất viễn nhân, nhân chi vi đạo nhi viễn nhân, bất khả di vi đạo” có nghĩa là ”Đạo không xa cái bản tính của con người. Hễ đạo mà xa cái bản tính ấy, thì không phải là đạo”.

Tôn chỉ của Nho giáo là lấy chữ Hiếu, Để, Trung, Thư làn gốc và lấy sự sửa mình để làm căn bản mà dạy người. Ngài chỉ dạy người về sự thực tế hiện tại còn những điều viễn vông ngoài những sự sinh hoạt của trần thế thì Ngài không bàn đến. Còn nói đến sự sống chết thì Ngài bảo rằng:”Vi trí sinh, yên trí tử” có nghĩa là “Chưa biết hết được sự sống, làm sao biết được việc chết”.

Đạo của Ngài thật là cao siêu nhưng về đường thực tế thì chỉ chú trọng ở luân thường đạo lý. Cái đạo lý mà có thể truyền từ đời nầy sang đời khác và làm cái căn bản cho một xã hội yên vui trật tự và thái bình. Còn đối với người thì Ngài dạy: ”Kỳ sở bất dục, vật thi ư nhân” tạm dịch là “Điều gì mà mình không muốn người ta làm cho mình thì mình đừng làm cho họ”.

Khi Nho giáo được phát triển mạnh ở bên Tàu thì tại đất Giao Châu chúng ta vẫn còn lệ thuộc nước Tàu cho nên người mình cũng vì thế mà ảnh hưởng theo. Nhưng có lẽ Nho giáo thịnh hành nhất bắt đầu từ đời nhà Trần (1225-1400) trở đi trong khi Phật giáo thì thịnh từ đời nhà Đinh (968-980), nhà tiền Lê (980-1009) và đặc biệt là nhà Lý (1010-1225).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/11/2010(Xem: 4414)
ánh"không" (S. 'Suunyataa, P. Su~n~nataa) là một trong các học thuyếtquan trọng bậc nhất của Phật giáo và cũng là học thuyếtbị người khác đạo hiểu sai lầm nhiều nhất. Các tác giảchống Phật giáo thường không hiểu rõ hay ngộ nhận ý nghĩacủa hai chữ sắc và không trong đạo Phật. Họ lẫn lộnhoặc lợi dụng vào hiện tượng đồng âm dị tự trong tiếngViệt và Hán Việt, đánh đồng hai khái niệm hoàn toàn khácnội dung làm một, để bôi bác giáo lý của đạo Phật.
06/11/2010(Xem: 9851)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
28/10/2010(Xem: 3731)
Hỏi:Một lần, tôi có đọc được một đoạn của bài viết trong báo Giác Ngộ như sau “Khi được hỏi con người ở thế giới này từ đâu có, trong một bản kinh Phật trả lời: có những vị Trời sắp hết phước, họ nhìn xuống thế giới này thấy có ánh sáng liền tìm đến. Tới nơi, họ ăn thử trái cây nơi đây thấy ngon, liền mất thần thông nên ở lại luôn, làm tổ tiên loài người…”. Xin cho biết xuất xứ của đoạn kinh trên và tóm tắt ý chính của kinh. Quan điểm của Phật giáo về nguồn gốc loài người có sự khác biệt như thế nào so với các lý thuyết khoa học đương đại?
23/10/2010(Xem: 10442)
Trên đời này có những người có chánh kiến, tin rằng sự bố thí cúng dường sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp; các hành vi thiện ác đều dẫn đến quả báo; đồng thời cũng tin rằng có những người chân chánh hành trì Chánh pháp, tuyên bố những điều do tự mình thể nghiệm và chứng ngộ. Do nguyên nhân chánh kiến này mà một số loài hữu tình sau khi mệnh chung được sinh vào thiện thú, cõi đời này (Trung Bộ kinh I)
16/10/2010(Xem: 3739)
Đạo Phật tồn tại trên thế gian cách đây hơn 2.500 năm. Ngoài nền tảng giáo lý vượt thời gian và không gian, thích ứng với cuộc sống con người trong giai đoạn mới thì yếu tố để hình thành nên phẩm chất đạo đức con người chính là sự góp phần bằng Đạo hạnh của người tu sĩ, mà công hạnh ấy được xây dựng trên nền tảng căn bản của giới luật.
11/10/2010(Xem: 6119)
BA PHÁP ẤN - Edward CONZE - Bản dịch Hạnh viên
03/10/2010(Xem: 6437)
Bernard Glassman, Viện trưởng của Cộng đồng Thiền ở New York, và Trung tâm Thiền ở Los Angeles. Tốt nghiệp tiến sĩ Toán Ứng Dụng, ông là kỹ sư không gian của hãng McDonnell-Douglas, trong chương trình gửi người lên Mars những năm 1970. Khi tôi bắt đầu học Thiền, thầy tôi cho tôi một công án, một câu hỏi Thiền để tôi trả lời: “Làm sao đi xa hơn đầu ngọn cờ một trăm thước?” Ta không thể dùng lý trí để trả lời công án này hay bất cứ câu hỏi Thiền nào một cách logic. Tôi quán chiếu một thời gian dài, rồi thưa với thầy: “Câu trả lời là phải sống một cách trọn vẹn”.
25/09/2010(Xem: 5302)
Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ), Đức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sanh ra...Nghiệp là gì? Theo từ nguyên, nghiệp, tiếng Sanskrit gọi là karma, Pàli gọi là kamma, có nghĩa là hành động cótác ý (volitional action). Nói cách khác, nghiệp luôn luôn được bắt nguồn từ những tạo tác của tâm (ý) thông qua những hoạt động của thân, miệng và ý, gọi chung là tam nghiệp. Do đó, một hành động (tạo tác) nếu không phát sinh từ tâm thì không thể gọi là nghiệp, mà hành động ấy chỉ được gọi là hành động hay hành động duy tác (kriyà). Và như vậy, định nghĩa của nghiệp là: hành động có tác ý, hay hành động được phát sinh từ tâm.
22/09/2010(Xem: 9378)
Ở trong chánh điện thờ Phật, chỉ có cái ý thờ Phật mà thôi, nhưng Phật có tam thân là Pháp thân, Báo thân và Ứng thân. Cách bài trí các tượng Phật ở chánh điện theo đúng ý nghĩa ấy...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]