Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Quy y Tam Bảo

24/02/201116:04(Xem: 9321)
24. Quy y Tam Bảo

PHÁ MÊ KHAI NGỘ
Lê Sỹ Minh Tùng

24. Quy y Tam Bảo

Giáo lý nhà Phật là một giáo lý cao siêu nhất trên đời nầy. Cho dù đã trải qua mấy nghìn năm mà chưa có một giáo lý nào trên thế giới từ Đông qua Tây có thể so sánh nỗi. Chỉ có Đạo Phật mới có những tôn chỉ đặc sắc như sau:

1) Tôn trọng sự công bình và bình đẳng: Đức Phật đã dạy mọi người đều có Phật tính như nhau. Nếu chúng sinh biết phá mê khai ngộ thì ai ai cũng có thể thành Phật được. Có tôn giáo nào khác trên thế gian nầy cho phép tông đồ được ngang hàng với vị giáo chủ của họ chưa?

2) Nuôi dưỡng lòng từ bi: Đạo Phật lúc nào cũng khuyến khích mọi người hãy thương yêu tất cả mọi chúng sanh, bao gồm loài người cũng như loài vật. Bởi vì chúng sinh là Phật tương lai và cũng là cha mẹ trong quá khứ do đó chúng ta phải phát tâm Bồ-đề là như vậy.

3) Chịu trách nhiệm về việc mình tạo tác: khi đã biết rõ luật nhân hồi nhân quả thì chúng ta phải gánh chịu tất cả mọi nghiệp chướng mà mình đã tạo ra. Một khi thân nầy chết thì ngũ uẩn tan rã và lúc đó chỉ còn tất cả những nghiệp thức để dẫn chúng ta đi đầu thai vào kiếp khác. Chúng sinh càng tạo nghiệp thì càng đi lên đi xuống trong sáu đường và biết đến chừng nào họ mới thoát ra được. Hiểu như thế để giúp chúng sinh hoàn thiện và tránh làm những điều tội ác. Một khi chúng sinh đã hướng thiện thì chính họ có thể tự biến đổi tất cả nghiệp căn của họ từ ác nghiệp thành thiện nghiệp để có thể cứu cuộc đời của họ ra khỏi vòng sinh tử. Trong khi những tôn giáo khác thì tông đồ phải răm rắp tuân theo những thưởng phạt của bề trên như là một sự ban bố.

Do đó người tu theo đạo Phật cần phải Quy y Tam Bảo. Vậy thế nào là quy y?

Quy là trở về. Còn Y là nương tựa. Nhưng chúng ta phải quay về để nương tựa cái gì?

Trước kia chúng ta chưa biết Phật pháp thành thử chúng ta hành động trong mê mờ điên đảo. Bây giờ đã thấu hiểu những lời Phật dạy thì chúng ta từ trong điên đảo quay trở lại nương tựa vào cái trí tuệ chân thật và nương tựa vào cái Chánh Giác chơn chánh.

Còn thế nào Tam Bảo?

Tam Bảo có nghĩa Phật, Pháp, Tăng.

Vậy quy y tam bảo có nghĩa là quy y Phật, quy y Pháp, và quy y Tăng.

1) Quy y Phật: Chúng ta quy y Phật bởi vì Phật là Chánh Giác, Phật là đấng Giác Ngộ, và Phật là Trí tuệ. Nói một cách khác thì khi xưa chưa biết Phật thì chúng ta dùng cảm tình để xử sự đối với mọi người, mà cảm tình là mê muội. Bây giờ đã biết Phật pháp thì chúng ta phải dùng trí tuệ để đối đãi với người. Luôn luôn lấy lý trí làm chủ thì chúng ta không còn mê nữa. Một khi chúng ta biết nương tựa vào tự tánh giác và nương tựa vào trí tuệ thì đây chính là quy y Phật vậy.

2) Quy y Pháp: Khi xưa chúng ta nhìn, chúng ta nghĩ về vật thể, vũ trụ cũng như loài người, loài vật có nhiều điểm sai lầm, không chính xác, mà sai lầm là mê. Nay chúng ta từ trong cái sai lầm mê muội nầy mà quay đầu trở lại để nương tựa vào cách nhìn chính xác và cách nghĩ chính xác. Đây là chính tri chính kiến và cũng chính là quy y Pháp.

3) Quy y Tăng: Tăng ở đây có nghĩa là sự thanh tịnh. Thanh tịnh là cho đến một hạt bụi cũng không ô nhiễm. Mà cái gì là ô nhiễm? Đã là ô nhiễm thì có nhiều thứ chẳng hạn như: tinh thần ô nhiễm, tư tưởng ô nhiễm, kiến giải ô nhiễm và ngay cả chính thân cũng bị ô nhiễm. Khi đã thấu hiểu Phật pháp thì chúng ta phải tránh xa những thứ ô nhiễm nầy để quay về với thân tâm thanh tịnh. Làm như thế tức là chúng ta đã quy y Tăng rồi vậy.

Tóm lại, một khi chúng ta nhập môn theo đạo Phật thì truyền thọ tam quy chính là đem cái nguyên tắc của sự tu hành cũng như những cương lĩnh của sự tu hành mà truyền thọ lại cho chúng ta.

Vậy truyền thọ tam quy thì:

v Quy y Phật là giác mà không mê.

v Quy y Pháp là chánh mà không tà.

v Quy y Tăng là tịnh mà không nhiễm.

Ai có thể truyền thọ tam quy y cho chúng ta?
Bất cứ là người xuất gia nào mà đã thọ qua Đại giới đều có thể vì chúng sinh mà truyền thọ Tam quy. Bởi vì chúng ta quy y tam bảo là quy y với sự chứng minh của tăng đoàn để bắt đầu xây dựng cuộc đời tu Phật của chúng ta. Cũng như xây nhà, quy y là đổ nền móng cho thật vững chắc, không còn nghi ngại, mê lầm thì cái nhà công đức mới có hy vọng thành tựu được.

Khi quy y thì chúng ta phải thực lòng mà quay về chớ đừng xem tấm chứng chỉ quy y là quan trọng. Cũng như phải tìm cho được vị thầy nầy mới quy y thì chúng ta vẫn còn bị mê lầm, tà kiến. Nên nhớ tăng đoàn là tận hư không biến pháp giới bởi vì tăng đoàn không nhất thiết phải chỉ là ở trên trái đất của chúng ta hay là trên một quốc gia nào cả. Nhiều người đôi khi hiểu lầm là tôi thì quy y với thầy nầy chớ không quy y với thầy kia. Hiểu như vậy là hoàn toàn mê lầm. Bởi vì bất cứ thầy nào, ở đâu cũng thuộc tăng đoàn mà thôi không hơn, không kém.

Nguồn đốn ngộ tự tâm xưa nay thanh tịnh, vốn không có phiền não, trí tánh vô lậu sẳn tự đầy đủ. Tâm nầy tức là Phật. Y theo lối nầy mà tu thì gọi là thiền Tối Thượng Thừa, thiền Như Lai Thanh Tịnh hay là Nhất Hạnh Tam Muội.

Phật dạy: “Người đem tâm đời (danh, lợi, sân, si) mà làm việc đạo thì việc đạo biến thành việc đời. Trái lại, người đem tâm đạo (từ, bi, hỷ, xả) mà làm việc đời để giúp đỡ chúng sanh thì việc đời trở thành việc đạo.”
Phật lại dạy thêm: “Dầu thông suốt kinh luận mà không hạnh trì, cũng như kẻ mục đồng đếm bò cho kẻ khác. Người ấy không hưởng được hương vị giải thoát”.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/02/2011(Xem: 17419)
Đức Phật giáng sinh ở miền Trung Ấn Độ mà hiện nay được gọi là nước Nepal, một nước ở ven sườn dãy Hy mã lạp sơn, là dãy núi cao nhất thế giới và tiếp giáp với nước Tây tạng.
19/02/2011(Xem: 7835)
Những giáo pháp được đức Đạo sư nói ra không ngòai mục đích ban vui cứu khổ đưa đến an vui Niết-bàn giải thóat, cho dù là thiên kinh vạn quyển được triển khai từ những lời dạy cơ bản của Ngài...
19/02/2011(Xem: 11439)
Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ vào hơn hai ngàn năm trăm năm (2500) trước. Sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt gần hai trăm năm mươi năm (250) thì trở thành tôn giáo mang tính thế giới...
02/02/2011(Xem: 11116)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
01/02/2011(Xem: 15453)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật Giáo (Buddhism) phát nguồn từ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh".
15/01/2011(Xem: 19650)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựa ở Đức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
14/01/2011(Xem: 9337)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
05/01/2011(Xem: 8633)
Giảithoát là một thắng đức trong ba đức của Phật: Pháp Thân,Bát Nhã, Giải thoát. Nếu như ba thắng đức ấy hoàn toànviên mãn thì gọi là Phật. Vậy nên giải thoát hoàn toànvà tuyệt đối là sự chung kết của Phật Đà, cũng là chỗxu hướng chung của mọi loài chúng sanh. Không những nhân loại mà loại nào cũng thế vì đang ở trong mê lầm đau khổ nênđều có quan niệm lánh khổ tìm vui, mong cầu giải thoát.Cũng vì vậy người đời thường gọi Đạo Phật là đạogiải thoát chung cho tất cả chúng sanh, hay gọi là tôn giáocủa chúng sanh đau khổ.
03/01/2011(Xem: 13464)
Thế nào gọi là Phật Lý Căn Bản? – Giáo lý chính yếu của Phật giáo, tóm lược các quan điểm trong ba tạng (Tripitaka).
11/12/2010(Xem: 15758)
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọng giới thiệu toàn bộ Phật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]