Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Đức Phật nhập diệt

24/02/201116:04(Xem: 8552)
9. Đức Phật nhập diệt

PHÁ MÊ KHAI NGỘ
Lê Sỹ Minh Tùng

9. Đức Phật nhập diệt

Trong cuộc đời hành đạo 49 năm của Đức Phật, Ngài đã không ngần ngại đi khắp mọi nơi từ đông qua tây, từ bắc xuống nam, hết nước nầy đến nước khác để hoằng dương đạo pháp. Hể nơi nào có bước chân Ngài đến là ánh đạo vàng bừng tỏa huy hoàng. Hạt giống từ bi được Ngài tinh tấn gieo khắp các nơi ở Ấn Độ và Tây tạng. Ngài đã được mọi người từ nghèo đến giàu, từ vua chúa đến thứ dân, từ thiện nam đến tín nữ, từ già đến trẻ đều vui vẻ được tắm gội trong ánh sáng trí tuệ và nước từ bi do Ngài tưới xuống. Bất cứ ở đâu có ánh đạo vàng đến thì tà giáo và ngoại đạo phải tránh xa, tan biến như những làn mây, như những bóng tối trước ánh bình minh đang lên.

Khi giác hạnh của Phật đã viên mãn thì Ngài đã 80 tuổi. Cũng giống như mọi người trên thế gian nầy, sắc thân tứ đại của Ngài cũng theo luật vô thường mà biến đổi. Mặc dầu biết trước ba tháng trước ngày nhập diệt, Ngài vẫn không nghĩ ngơi mà vẫn tiếp tục đi truyền đạo.

Một ngày kia, Đức Phật nói với ông A Nan:

“Đạo ta nay đã viên mãn. Như lời nguyện xưa, nay Ta đã có đủ bốn hạng đệ tử: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu-bà-tắc (thiện nam), Ưu-bà-di (tín nữ). Nhiều đệ tử có thể thay Ta chuyển xe pháp, và Đạo Ta cũng đã truyền bá khắp nơi. Bây giờ Ta có thể rời các ngươi mà ra đi. Thân hình Ta, theo luật Vô thường, bây giờ như một cổ xe đã mòn rã. Ta đã mượn nó để chở Pháp, nay xe cũng vừa mòn mà Pháp cũng đã lan khắp các nơi, vậy Ta còn mến tiếc làm gì cái thân tiều tụy nầy nữa? A Nan! Trong ba tháng nữa Ta sẽ nhập diệt”.

Một ngày nọ trên đừơng đi thuyết pháp, Ngài gặp một người làm nghề đốt than tên là Thuần Đà (Cunda) mời Ngài về nhà để cúng dường. Ông ta dâng cho Ngài một tô cháo nấm heo rừng, vì thứ nấm nầy rất được giống heo rừng ưa thích.

Sau khi dùng cháo xong, Đức Phật cảm thấy trong người đau đớn vô cùng vì Ngài đã nhiễm bịnh ly huyết rất trầm trọng. Mặc dầu cơn đau đang hành hạ thân thể, nhưng Ngài vẫn cố gắng đi bộ khoảng 9 cây số để đến cho kỳ được Câu Thi Na (Kusinagara). Vì đoạn đường đi quá xa và cơn đau hành hạ nên Ngài phải dừng chân nghĩ tới 25 lần. Lý do mà Ngài phải đến Kusinagara là vì ba điều kiện:

1) Ngài muốn thuyết pháp một lần chót cho chúng tăng để sống một cuộc đời đạo hạnh.

Phật dạy rằng: ”Này! Các người phải tự thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của Ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của Ta mà tu giải thoát! Đừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các ngươi!”

Rồi Phật lại dạy tiếp: ”Này! Các ngươi đừng vì dục vọng mà quên lời Ta dặn. Mọi vật ở đời đều không có gì quý giá. Thân thể rồi sẽ tan rã. Chỉ có đạo Ta là quý báu. Chỉ có chân lý của đạo Ta là bất di, bất dịch. Hãy tinh tấn lên để giải thoát, hởi các người rất thân yêu của Ta”.

Một điều rất quan trọng khác mà chính Đức Phật muốn dạy cho tất cả đệ tử của Ngài trước khi Ngài nhập diệt là “Tứ Y Pháp”.

Phật dạy rằng: ”Tứ y pháp có mục đích chính là giúp cho phật tử sau nầy dễ dàng phân biệt đâu là chánh pháp và đâu là tà pháp từ mặt hình thức cho đến nội dung”. Tứ y pháp gồm có: Y pháp bất y nhân, y nghĩa bất y ngữ, y liễu nghĩa bất y liễu nghĩa và y trí bất y thức.

Trước hết ý Phật muốn nói gì về “y pháp bất y nhân”?

Chúng ta sanh ra vào thời không có Phật, nếu muốn công phu tu tập được vững chắc thì chúng ta phải dựa vào chánh pháp để mà tu. Chánh pháp là dựa vào kinh điển bởi vì kinh điển là lời Phật dạy. Nếu trái với kinh điển mà là kiến giải của riêng người ấy sáng chế thì chúng ta không thể nghe theo. Nói một cách khác chánh pháp là Phật pháp, có nghĩa là tăng đoàn phải lấy tam bảo làm trung tâm chớ không lấy một cá nhân đặc biệt nào làm đối tượng cả. Nhưng sau khi Đức Phật nhập diệt thì khuynh hướng đó được xoay qua thành “trọng người nhẹ Pháp”. Điều đó có nghĩa là trọng vị tăng hơn là giáo pháp vì thế tam bảo được thay thế bằng tăng bảo. Thật đáng tiếc.

Còn thế nào là y nghĩa bất y ngữ?

Toàn bộ kinh điển của Phật giáo mà ngày nay chúng ta thấy đã được phiên dịch nhiếu lần bằng nhiều dịch giả khác nhau từ tiếng Phạn sang tiếng Hán và sau đó sang tiếng Việt. Phật dạy rằng cho dù là ai có nói hay viết cách gì đi chăng nữa, nếu họ vẫn giữ được ý nghĩa những lời Phật dạy trong kinh thì vẫn là chánh Pháp. Trong Phật giáo nếu chúng ta tu theo Thiền tông thì cứu cánh là Minh tâm kiến tánh. Còn phía Tịnh Độ thì họ gọi là Nhất tâm bất loạn. Nhưng phía Giáo Môn thì họ gọi là Đại Khai viên giải. Cho dù chúng ta gọi nó là Minh tâm kiến tánh, Nhất tâm bất loạn hay là Đại khai viên giải thì ý nghĩa của nó cũng như nhau. Đó là thấy được tánh giác của mình vậy.

Vậy thế nào là y liễu nghĩa bất y liễu nghĩa?

Liễu nghĩa là thoát ra khỏi vòng sanh tử và không còn còn bị chi phối trong lục đạo luân hồi.

Quý vị thường nghe câu “có cầu tất có ứng”. Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường hay cầu cho mình được nhiều tiền lắm của, có kẻ cầu cho mình được có con trai hay con gái. Còn kẻ khác lại cầu cho mình sớm được thăng quan tiến chức. Tất cả những điều cầu xin nầy chỉ liên quan đến một đời nầy của chúng ta mà thôi nhưng chính nó không giúp cho chúng ta thoát ra khỏi lục đạo luân hồi thì Phật gọi là bất liễu nghĩa”.

Đức Phật dạy chúng ta chỉ nên quan tâm đến Liễu nghĩa để có cơ hội giải thoát cho mình ra khỏi lục đạo luân hồi mà thôi. Đây là cứu cánh duy nhất của kẻ tu hành.

Sau cùng là y trí bất y thức?

Trí là trí tuệ còn thức là cảm tình. Thông thường trong vấn đề giao tế nếu chúng ta dùng cảm tình để xử sự với mọi người thì dễ dàng bị lầm lỗi bởi vì tình cảm là mê muội, không sáng suốt. Phật khuyên chúng ta nên lấy lý trí sáng suốt mà hành sự thì không sợ bị sai lầm.

Sau đó Ngài truyền cho ông Ca Diếp được thừa hưởng Y, Bát của Ngài và khuyên tất cả đệ tử phải lấy giới luật làm thầy.

2) Ngài muốn thâu nhận người đệ tử sau cùng tên là Tu Bạt Đà La (Subhadda) bởi vì ngoài Đức Phật ra không còn ai có thể cảm hóa nổi ông ta.

3) Ngài muốn nhục thân Xá Lợi chia thành 8 phần cho 8 vị Quốc vương lớn ở Ấn Độ.

Sau khi dặn dò cặn kẻ xong, Ngài tắm rữa lần cuối cùng trên dòng sông Kakuttha, rồi bảo ông A Nan làm chiếc giường cho Ngài nghĩ. Đầu Ngài hướng về phía bắc và Ngài nằm nghiêng giữa hai cây Long Thọ. Ngài lặng lẽ nhập định, tuần tự trải qua các cấp thiền từ thấp tới cao, rồi từ cao tới thấp và cuối cùng chủ động để nhập diệt. Lúc bấy giờ là nhằm nữa đêm ngày rằm tháng hai âm lịch. Rừng cây Long Thọ (Sal-trees) tuôn hoa đỏ thắm phủ lên thân Ngài.

Đức Phật thọ 80 tuổi. Các vị đệ tử tẩm liệm xác Ngài vào kim quan và họ đợi 7 ngày sau khi ngài Ca Diếp trở về từ chuyến đi truyền đạo.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/11/2011(Xem: 19880)
Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình... HT Thích Bảo Lạc
12/10/2011(Xem: 4047)
ó bốn cách nghiệp sẽ chín trong những kiếp tương lai: Nghiệp Chín Hoàn Toàn: là loại tái sanh mà tâm thức ta sẽ nhận lãnh khi nó tách rời thân thể ta trong giờ phút lâm chung. Hành Động Tương Đương với Nguyên Nhân: tất cả những lời nói, ý nghĩ và hành động ta tạo ra trong bất cứ kiếp sống nào là do những thói quen trong quá khứ. Kinh Nghiệm Tương Đương với Nguyên Nhân: tất cả những gì người khác hay các chúng sanh khác đối xử với ta, hay những gì xảy ra cho ta. Nghiệp Quả Qua Môi Trường (Y báo): thế giới xung quanh ta ra sao: ô nhiễm, tươi đẹp, bị động đất v.v..., đều do cộng nghiệp của tất cả chúng sanh sống trong môi trường đó.
28/09/2011(Xem: 3890)
Tứ Tất Đàn, tiếng Phạn là catvari siddhanta; catvari có nghĩa là tứ và siddhanta phiên âm là tất đàn, có khi còn được phiên âm là “ Tất Đàm”, và dịch là “Tác Thành Tựu”, có nghĩa là làm cho công việc thuyết pháp của Đức Phật được thành tựu. Chữ siddhanta, Hán dịch là "thành tựu", nghĩalà nhờ dựa vào bốn phương pháp này, mà Đức Phật thuyết pháp và thành tựu được sự nghiệp hoằng hóa, giáo hóa chúng sinh, đưa chúng sinh từ mê lầm đến giácngộ, từ sinh tử đến Niết Bàn, từ phàm lên Thánh, từ mê lầm đến sự hiểu biết cao thượng.
25/06/2011(Xem: 3990)
Người tại gia tu theo đạo Phật, thông thường được gọi là Cư Sĩ. Như thế nào là một vị Cư Sĩ ? có điều gì khác với người tại gia bình thường ? Phật giáo Trung Quốc, có rất nhiều người tín ngưỡng Phật giáo, nhưng cũng có nhiều người hiểu sai về giáo lý đức Phật, họ cho rằng: “ Các Tự Viện thờ cúng tượng Phật, Tăng Ni tụng kinh cho người chết, đánh chuông, gõ mõ, vv… chính là đại diện cho Phật giáo”. Vì thế, nhiều người đã nhận định Phật giáo là tiêu cực, là trốn tránh hiện thực. Kỳ thật, những điều này chỉ là nghi thức Phật giáo của người xuất gia và truyền thống Phật giáo đã bị biến chất theo phong tục tập quán. Tín đồ Phật giáo chia làm hai hạng người: Xuất Gia và Tại Gia. Bổn phận của người Xuất Gia là tu đạo, truyền đạo và duy trì Phật giáo, cho đến thực hiện tinh thần Bồ-tát nhập thế, còn bổn phận của người Tại Gia là ở bên ngoài hộ trì Phật giáo.
12/06/2011(Xem: 3028)
Tám loại khổ (i) Sinh: * Có bao giờ ta nghĩ rằng: “Ước gì tôi chưa hề được sinh ra”? Bắt đầu từ khi chào đời, ta trải qua biết bao đau khổ. * Không những chỉ có sự đau đớn lúc chào đời mà thôi, ta còn trải qua những đau khổ của lão, bệnh và tử.
07/06/2011(Xem: 4173)
Vào ngày 2 tháng Tư, Lama Zopa Rinpoche đã ban bài giảng để khai mạc khóa tu kéo dài một tháng được tổ chức tại Bendigo, Úc châu trong Đại Bảo Tháp Bi mẫn Phổ quát. Lời khuyên dạy vô cùng phổ biến này được trích dẫn vì sự lợi lạc của tất cả những người không thể tham dự khóa tu:
30/05/2011(Xem: 9206)
Chương 183: Thời Kỳ Tiền Phật Giáo trên Thế Giới Pre-Buddhism Period in the World Chương 184:Lịch Sử Các Bộ Phái Phật Giáo Cổ History of Ancient Buddhist Sects Chương 185: Tông Phái Phật Giáo—Buddhist Schools Chương 186: Lục Sư Ngoại Đạo—The Six Heretical Masters Chương 187: Phật Giáo Thế Giới—Buddhism in the World Chương 188: Phật Giáo Việt Nam—Buddhism in Vietnam Chương 189: Những vị Cao Tăng Nổi Tiếng của Việt Nam Vietnamese Famous Buddhist Monks Chương 190: Những vị Cao Tăng Nổi Tiếng của Trung Hoa Chinese Famous Buddhist Monks
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567