Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Thất giác chi (Saptabodhyaṅgāni)

19/02/201108:10(Xem: 5893)
07. Thất giác chi (Saptabodhyaṅgāni)


Phat thuyet phap 7

PHẬT PHÁP CĂN BẢN

Thích Đức Thắng
Ban Tu Thư Phật Học 2006

THẤT GIÁC CHI

(Saptabodhyaṅgāni)



Thất giác chi là hành pháp thứ sáu thuộc bảy hành pháp trong ba mươi bảy phẩm trợ đạoThất giác chi còn gọi là Thất Bồ-đề phần, Thất đẳng giác chi, Thất biến giác chi, Thất giác phầnThất giác ý, Thất giác chí, Thất giác chi pháp ... Thất giác chi (Saptabodhyaṅgāni): Sapta ở đây là chỉ cho số bảy thuộc về số điếm; Bodhy có nghĩa là giác ngộtỏ rõ, hiều rõ; aṅgāni là chỉ cho chi phần. Vậy theo nguyên ngữ của Saptabodhyaṅgāni thì được định nghĩa như là bảy pháp có khả năng làm trợ duyên trong việc triển khai trí tuệ giác ngộ cho hành giả để đạt đến Niết-bàn an vui giải thóat. 

Thất Giác chi cũng là một hành pháp rất quan trọng đối với việc trợ duyên cho việc đưa hành giả từ chỗ khổ đau đến chổ an vui giải thóat, sự quan trọng của nó không kém gì các hành pháp trên. Ở đây qua bảy pháp giác chi này chúng ta thấy có những pháp trùng hợp với những chi tiết của các hành pháp trên như: Niệm, tinh tấnđịnh giác chi chúng đã từng hiện diện trong những hành pháp trên .... Nhưng vì chúng mang tính phổ quát, nên sự cần thiết của chúng trong mỗi hành pháp không thể không có được, nên sự hiện diện của chúng trở thành cần thiết cho mỗi hành pháp nói riêng và cho tính phổ quát của chúng nói riêng.

Vì vậy, nên để tùy theo từng loại căn cơ của các hữu tình chúng sanh mà, đức Đạo sư chế ra nhiều hành pháp để làm trợ pháp trong phương pháp tu tập cho hành giả; vì nếu trong mỗi hành pháp mà thiếu chúng thì sẽ không hiện khởi để đưa đến việc thành tựu trong tu tập của hành giả và, sẽ không đưa đến kết quả như chúng ta mong đợi được; nên để tùy căn cơ từng người, hành giả hợp với pháp môn nào theo tên gọi của các hành pháp thì, có thể theo đó mà tu tập; tuy đứng về chi tiết có khác nhau, nhưng trên đại thể, về nội dung thì có nhiều chỗ giống nhau.

Vì vậy, nên chúng ta sẽ thấy trong pháp môn “Thất giác chi" có nhiều chi tiết giống như các chi tiết trong các hành pháp khác; không những các chi tiết riêng trong hành pháp Thất giác chi tự chúng đã có sự sắp xếp vị trí khác nhau như trong Kinh-luận Đại tạng. Theo Kinh Tạp A-hàm 26, Kinh Phật thuyết Đại thừa tuỳ chuyển tuyên thuyết chư pháp quyền 2 (T. 15, p. 0777b) và Luận A-tỳ-đạt-ma Uẩn Túc quyển 9 (T.26, p. 494c) thì sự sắp xếp các chi trong hành pháp giống nhau, nhưng trong một số kinh-luận khác lại có sự sắp xếp khác nhau về vị trí.

Có lẽ đây cũng là do sự sắp xếp tuỳ theo căn cơ đối tượng người nghe hay, đó là sự sắp xếp theo các quan điểm phát triển sau này của Phật giáo qua các bộ phái. Ở đây người viết theo sự sắp xếp của một số đông Kinh-Luận và, theo tiến trình hợp logic của tư tưởng mà giải thích chúng. Theo kinh Tạp A-hàm 26 kinh 707 trang, 189c đức Đạo sư đã tóm tắc chức năng công hiệu của hành pháp Thất giác chi trong việc đối trị những thối thất, chướng ngại che phủ tâm hành giả trong lúc thực hành tu tậpđức Phật dạy:

“Có năm chướng, năm cái, phiền não nơi tâm, có thể làm sút giảm trí tuệ và làm phần chướng ngại, chẳng phải minh, chẳng phải chánh giác, chẳng chuyển hướng Niết-bàn. Những gì là năm? Đó là tham dục cái, sân cái, thùy miên cái, trạo hối cáinghi cái. Năm cái này là che kín, là bao phủ, phiền não ở tâm, khiến cho trí tuệ bị suy giảm, là phần chướng ngại, chẳng phải minh, chẳng phải đẳng giác, chẳng chuyển hướng Niết-bàn.

“Nếu là bảy Giác chi, thì chẳng che kín, chẳng bao phủ, chẳng phiền não nơi tâm, tăng trưởng trí tuệ, là minh, là chánh giácchuyển hướng Niết-bàn.

Những gì là bảy? Đó là Niệm giác chiTrạch pháp giác chitinh tấn giác chiHỷ giác chiKhinh an giác chiĐịnh giác chiXả giác chi. Như bảy Giác chi này chẳng che kín, chẳng bao phủ, chẳng phiền não nơi tâm, tăng trưởng trí tuệ, là minh, là chánh giácchuyển hướng Niết-bàn.”

Qua những lời dạy trên thì hành pháp Thất giác chi trên tính phổ quát của giá trị có những khả năng không những chỉ đối trị các bệnh như che kín, bao phủ, tạo phiền não nơi tâm mà, còn làm tăng trưởng trí tuệchuyển hướng hành giả đến Niết-bàn nữa. Và tiếp theo đức Đạo sư đưa ra những kết quả của giá trị thực tiễn khi hành giả thực hành Thất giác chi này, theo thứ tự trước sau để loại bỏ từ từ tất cả những pháp vô minh cấu uế làm mê mờ chướng ngại hành giả trong bước đường tiến đến thanh tịnh giải thóat như Kinh 711 trong Tạp A-hàm 26 đức Đạo sư đã dạy Vương tử Vô Úy:

“Nếu Bà-la-môn nào có một niệm thù thắngquyết định thành tựu; những việc đã làm từ lâu, những lời nói từ lâu, có thể tùy theo nhớ nghĩ, ngay lúc ấy tu tập Niệm giác chi. Khi Niệm giác chi đã tu tập rồi, thì niệm giác đầy đủ. Khi niệm giác đã đầy đủ rồi, thì có sự lựa chọnphân biệttư duy, lúc bấy giờ tu tập Trạch pháp giác chi. Khi đã tu tập Trạch pháp giác chi rồi, thì trạch pháp giác đầy đủ. Khi đã lựa chọnphân biệt, suy lường pháp rồi, thì sẽ nỗ lực tinh tấn; ở đây, tu tập Tinh tấn giác chi. Khi đã tu tập Tinh tấn giác chi rồi, thì tinh tấn giác đầy đủ.

Khi đã nỗ lực tinh tấn rồi, thì hoan hỷ sẽ sanh, xa lìa các tưởng về thức ăn, tu hỷ giác chi. Khi đã tu Hỷ giác chi rồi, thì hỷ giác đầy đủ. Khi Hỷ giác chi đã đầy đủ rồi, thì thân và tâm khinh anlúc ấy tu Khinh an giác chi. Khi đã tu Khinh an giác chi rồi, thì khinh an giác sẽ đầy đủ. Khi thân đã khinh an rồi, thì sẽ được an lạc và khi đã an lạc rồi thì tâm sẽ định; khi ấy tu Định giác chi. Khi đã tu Định giác chi rồi, thì định giác sẽ đầy đủ, Khi định giác chi đã đầy đủ rồi, thì tham ái sẽ bị diệt và tâm xả sanh ra; khi ấy tu Xả giác chi. Khi đã tu Xả giác chi rồi, thì xả giác sẽ đầy đủ. Như vậy, này Vô Úy, vì nhân này, duyên này mà chúng sanh thanh tịnh.”

Ở trên theo đức Đạo sư thì, khi hành giả tu tập Thất giác chi theo thứ tự thì những kết quả chúng sẽ theo sau những thực hành đó. Nếu hành giả tu tập thực hành một cách liên tục miên mật không gián đọan đầy đủ rồi thì theo đó chúng ta sẽ đạt được những kết quả như mong muốn ngay trong hiện tại. Nhưng cũng có một số kinh-luận mỗi giác chi trong Thất giác chi có giá trị của riêng chính nó trong việc thực hành chứ không cần phải thực hành hết bảy giác chi theo thứ tự mới đưa đến kết quả như trong kinh Tạp A-hàm ở trên. Theo kinh Phật thuyết pháp thừa nghĩa quyết định 2, T. 17, p. 0657b đức Đạo sư dạy:

Thế nào là Thất giác chi? Phật dạy: Đó là Trạch pháp giác chiniệm giác chitinh tấn giác chikhinh an giác chiđịnh giác chixả giác chihỷ giác chi

Thế nào là trạch giác chi? Là đối với các pháp, mà có thể lựa chọny chỉ tư duyy chỉ ly dụcy chỉ tịch diệt, nhiếp phục tranh cãi.

Thế nào là niệm giác chi? Đối các pháp, chánh niệm tu tậpy chỉ tư duyy chỉ ly dụcy chỉ tịch diệt, nhiếp phục tranh cãi.

Thề nào là định giác chi? Là thường phát khởi diệu huệ thanh tịnhy chỉ tư duyy chỉ ly dụcy chỉ tịch diệt, nhiếp phục tranh cãi.

Sao gọi là tinh tấn giác chi? Đối với việc hành thiện, siêng năng không giải đãi, y chỉ tư duyy chỉ ly dụcy chỉ tịch diệt, nhiếp phục tranh cãi.

Thế nào là khinh an giác chi? Đối với các pháp xa lìa thô trọng, điều phục thân tâmy chỉ ly dụcy chỉ tư duyy chỉ tịch diệt, nhiếp phục tranh cãi.

Thế nào là xả giác chi? Đối với các pháp xa lìa phóng dật, khiến tâm tịch tịnhy chỉ tư duyy chỉ ly dụcy chỉ tịch diệt, nhiếp phục tranh cãi.

Thế nào là hỷ giác chi? Đối với các pháp mà sinh hỷ thọy chỉ tư duyy chỉ ly dụcy chỉ tịch tịnh, nhiếp phục tranh cãi.

Qua Kinh này cho chúng ta thấy sự sắp xếp các chi của chúng không giống như thứ tự của một số kinh luận khác. Mặc khác chúng cũng tự hòan thành kết quả cho chính cách tu tập của tự chúng. Còn theo A-tỳ-đạt-ma Uẩn túc luận 9, thì sự liên hệ chi tiết giữa các hành pháp trong Ba mươi bảy phẩm trợ đạo là cần thiết vì tính phổ quát của chúng nên ở đây, trong hành pháp Thất giác chi vẫn sử dụng các pháp niệm, tinh tấn, định như những pháp đã được trình bày trong các hành pháp trước, để nhờ đó làm pháp đối trị tùy theo những chi tiết cần thiết của chúng mà ứng dụng. Theo những lời dạy của đức Đạo sư.

1/ Niệm giác chi (: Theo A-tỳ-đạt-ma Uẩn túc luận 9 thì Niệm giác chi trong Thất giác chi, khi hành giả muốn tu tập thì phải dùng đến pháp quán Tứ niệm trụ (Tứ niệm xứ), Theo đức Đạo sư thì đệ tử của bậc Thánh đối trong thân, ngoài thân, trong ngoài thân phải trụ vào thân mà quán. Nếu ở đây chánh cần, chánh tri, chánh niệm đầy đủ thì, sẽ trừ được tham ưu thế gian, cùng nội ngoại của Thọ, tâm, pháp cũng đầy đủ như thân thì, sẽ có được sự tương ưng giữa vô lậu và tác ý. Các niệm theo niệm, chuyên niệmức niệm, không quên không mất, không trái, không lọt, không mất pháp tánh, tâm sáng tánh ghi nhớ, tất cả nói chung đều là niệm, cũng gọi là niệm căn, cũng gọi là niệm lực, cũng gọi là giác chi, cũng gọi là chánh niệm, chúng có khả năng chấm dứt khổ.

Các bậc hữu học đối với các hành như sở kiến của mình mà tư duy quán sát sẽ đạt cứu cánh, đối trong các hành thấy rõ lỗi lầm, đối niết-bàn vĩnh viễn thấy rõ công đức. Nếu là A-la-hán cùng tâm giải thóat, tư duy qúan sát, khiến đạt cứu cánh và sẽ có được sự tương ưng giữa vô lậu và tác ý, các niệm tùy niệmcho đến tâm minh, tánh nhớ đó gọi là Niệm giác chi. Khi hành giả đã nhờ Tứ niệm trụ quán sát thân, thọ, tâm và pháp trong ngoài bằng vào chánh cần chánh tri, chánh niệm biết rõ được bộ mặt thật của các pháp, nên vấn đề tu tập phải có sự lựa chọn tiếp theo đó trong pháp tu của hành giả.

2/ Trạch pháp giác chiTiếp theo là đệ tử của bậc Thánh, phải thường biết như thật pháp nào thiện, pháp nào bất thiện; pháp nào có tội, pháp nào không tội; pháp nào đáng tu, pháp nào không đáng tu; pháp nào hạ liệt, pháp nào thắng diệu; pháp nào đen, pháp nào trắng; pháp đối địch, pháp duyên sinh. Nếu ở đây hành giả biết tất cả pháp là như thật, pháp nào thiện, pháp nào bất thiện cho đến pháp duyên sinh thì sẽ có được sự tương ưng giữa vô lậu và tác ý; đối với sự lựa chọn đến chỗ kỳ cùng, không còn lựa chọn được nữa; hiểu rõ, tỏ gần tỏ xa, thông đạt tất cả, quán sát thông tuệ, tuệ hạnh sáng tỏ, gọi chung là tuệ, cũng gọi là tuệ căn, cũng gọi là tuệ lực, cũng gọi là trạch pháp giác chi, cũng gọi là chánh kiến.

Đối với Thánh đệ tử chúng có khả năng diệt hết khổ; đối với các hàng hữu học các hành như sở kiến của mình mà tư duy quán sát sẽ đạt cứu cánh; đối trong các hành thấy rõ lỗi lầm, đối niết-bàn vĩnh viễn thấy rõ công đức. Nếu là A-la-hán cùng tâm giải thóat, tư duy quán sát, khiến đạt cứu cánh và sẽ có được sự tương ưng giữa vô lậu và tác ý, đối các pháp lựa chọncho đến Tỳ-bát-xa-na (vipaśyanā: quán pháp) là dùng trí tuệ nhất tâm quán pháp, đó gọi là Trạch pháp giác chi. Sau khi hành giả đã lựa chọn pháp tu cho mỗi người rồi thì, cần phải có sự siêng năng nổ lực trong pháp tu của mình.


3/: Tinh tấn giác chi: Tiếp đến đệ tử bậc Thánh, sau khi đã biết lựa chọn, biết pháp nào thiện pháp nào ác rồi trong thực hành chỉ ác hành thiện thì phải tinh tấn dùng phương pháp Tứ chánh cần để tu tập. Vì muốn đọan trừ các pháp ác, bất thiện đã sinh ra, nên siêng năng tinh tấn kiểm sóat tâm, giữ gìn tâm. Vì muốn cho các pháp ác bất thiện chưa sinh sẽ không sinh, nên phải khởi lòng siêng năng tinh tấn kiểm sóat tâm, giữ gìn tâm. Vì muốn pháp lành chưa sinh khiến sinh, nên phải khởi lòng siêng năng tinh tấn trong việc khởi lên ý nghĩ nên hay không nên và, đem áp dụng vào trong việc làm nên hay không nên trong việc kiểm sóat tâm và giữ gìn tâm.

Vì muốn những việc thiện đã phát sinh trong việc nuôi lớn vững bền thêm không khiến tâm quên, và muốn làm tăng trưởng rộng lớn trí tuệ tác chứng nên hành giả phát khởi lòng mong muốn siêng năng nổ lực tinh tấn kiểm sóat tâm mình, giữ gìn tâm mình lúc nào cũng thanh tịnh. Khi hành giả theo pháp tu Tứ chánh cần thì sẽ có được sự tương ưng giữa vô lậu và tác ý; những nổ lực tinh tấn, mạnh mẽ, kiên cường, hừng hực khó kiềm, gắng ý không dừng, tất cả đều gọi là tinh tất cả, cũng gọi là tinh tấn căn, cũng gọi là tinh tấn lực, cũng gọi là tinh tấn giác chi, cũng gọi là chánh cần.

Đối với Thánh đệ tử chúng có khả năng diệt hết khổ; đối với các hàng hữu học, các hành như sở kiến của mình mà tư duy quán sát sẽ đạt cứu cánh; đối trong các hành thấy rõ lỗi lầm, đối Niết-bàn vĩnh viễn thấy rõ công đức. Nếu là A-la-hán cùng tâm giải thóat, tư duy qúan sát, khiến đạt cứu cánh và sẽ có được sự tương ưng giữa vô lậu và tác ý, mọi nổ lực tinh tấncho đến gắng ý không dừng nghỉ, đó gọi là Tinh tấn giác chi.


4/ Hỷ giác chi: Khi Thánh đệ tử đã nổ lực tinh tấn thực hành những pháp mà mình đã chọn rồi qua chỉ ác hành thiện rồi nhờ lúc cùng nhau niệm Phật như vậy thì tham không trói buộc tâm, sân không trói buộc tâm, si không trói buộc tâm. Đối với Như laitâm hành giả ngay thẳng thì sẽ đạt được nghĩa và pháp oai thế; đối với Như lai có khả năng dẫn khởi hân hoan, nhờ hân hoan nên sinh tâm hoan hỉ; khi được hoan hỉ thì thân an; thân an thì sẽ hưởng lạc; được an lạc nên tâm định. Khi tâm hành giả định rồi thì đối với các loài hữu tình không bình đẳng sẽ trụ vào bình đẳng, đối với các loài hữu tình có não hại sẽ trụ vào không não hại và, sẽ được dự vào dòng pháp mà tu tập tùy theo niệm đối với chư Phật, cho đến tác chứng cứu cánh Niết-bàn. 

Lại nữa hành giả khi cùng nhau niệm chánh pháp, tức là chỉ cho chánh pháp của Phật khéo nói hiện tạimát mẻ đúng thời, hướng dẫn trực quán khiến bậc trí giả nội chứnghành giả nhờ đó lúc cùng nhau niệm pháp như vậy thì tham không trói buộc tâm, sân không trói buộc tâm, si không trói buộc tâm. Đối với chánh pháp tâm hành giả ngay thẳng, nhờ tâm ngay thẳng nên được nghĩa và pháp oai lực; đối với chánh pháp có khả năng dẫn khởi hớn hở, nhờ hớn hở nên sinh tâm hoan hỉ; nhờ hoan hỉ nên thân an; nhờ thân an nên hưởng lạc; nhờ an lạc nên tâm định. Khi tâm hành giả định rồi thì đối với các loài hữu tình không bình đẳng sẽ trụ vào bình đẳng, đối với các loài hữu tình có não hại sẽ trụ vào không não hại và, sẽ được dự vào dòng pháp. Đối với chánh pháp, nhờ tu tập tùy niệm nên cho đến có thể tác chứng cứu cánh Niết-bàn.

Lại nữa, hành giả khi cùng nhau niệm Tăng già, tức là chỉ cho đệ tử của đức Phật đã thọ cụ túc giới, đầy đủ diệu hạnh, hành động chất trựcthực hành như lý, thực hành pháp theo pháp Phật dạy, thực hành hòa kính. Hơn nữa đệ tử của Phật có hướng đến dự lưu, có quả dự lưu, có quả nhất lưu, có hướng đến không trở lại (bất hòan), có quả bất hòan, có hướng đến A-la-hán, có quả a-la-hán. Như vậy gồm có Tứ song, Bát chích, Bổ-đặc-già-la. Cũng vậy Tăng già, đầy đủ giới, đầy đủ định, đầy đủ tuệ, đầy đủ giải thóat, đầy đủ giải thóat tri kiến, đáng thỉnh đáng đê đầu, đáng cung kính ruộng phước vô thượng, nơi đởi nên cúng dường.

Đệ tử của bậc Thánh nhờ lúc cùng nhau niệm Tăng như vậy thì tham không trói buộc tâm, sân không trói buộc tâm, si không trói buộc tâm. Đối với Tăng già tâm hành giả ngay thẳng, nhờ tâm ngay thẳng nên được nghĩa và pháp oai lực; đối với chánh pháp có khả năng dẫn khởi hớn hở, nhờ hớn hở nên sinh tâm hoan hỉ; nhờ hoan hỉ nên thân an; nhờ thân an nên hưởng lạc; nhờ an lạc nên tâm định. Khi tâm hành giả định rồi thì đối với các loài hữu tình không bình đẳng sẽ trụ vào bình đẳng, đối với các loài hữu tình có não hại sẽ trụ vào không não hại và, sẽ được dự vào dòng pháp. Đối với Tăng già nhờ tu tập tùy niệm, nên cho đến có thể tác chứng cứu cánh Niết-bàn.

Lại nữa, hành giả khi cùng nhau niệm giới, tức là chỉ cho hành giả giữ giới thanh tịnh, không khuyết không thủng, không tạp không nhơ, có thể nhận sự cúng dường không rõ ràng, khéo cứu cánh, khéo thọ trì, được người trí khen ngợi, thường không hủy báng. Đệ tử bậc Thánh nhờ lúc cùng nhau niệm giới như vậy thì tham không trói buộc tâm, sân không trói buộc tâm, si không trói buộc tâm. Đối với giới tâm hành giả ngay thẳng; nhờ tâm ngay thẳng nên được nghĩa và pháp oai lực; đối với chánh pháp có khả năng dẫn khởi hớn hở, nhờ hớn hở nên sinh tâm hoan hỉ; nhờ hoan hỉ nên thân an; nhờ thân an nên hưởng lạc; nhờ an lạc nên tâm định. Khi tâm hành giả định rồi thì đối với các loài hữu tình không bình đẳng sẽ trụ vào bình đẳng, đối với các loài hữu tình có não hại sẽ trụ vào không não hại và, sẽ được dự vào dòng pháp. Đối với giới nhờ tu tập tùy niệm, nên cho đến có thể tác chứng cứu cánh Niết-bàn.

Lại nữa, hành giả khi cùng nhau niệm Bố thí, tức là hiện tại hành giả khéo được thắng lợi, tuy sống vô lượng nơi cáu bẩn triền phược trong chúng sanh, nhưng tâm xa lìa tất cả cáu bẩn, có thể thực hành bố thí. Tuy ở tại gia, nhưng có thể không đắm nhiễm vào của cải châu báu; ra tay bố thí, làm tế tự lớn, cúng dường ruộng phước, ban ân đầy đủ, ban vui khắp cả. Đệ tử bậc Thánh nhờ lúc cùng nhau niệm bố thí như vậy thì tham không trói buộc tâm, sân không trói buộc tâm, si không trói buộc tâm. Đối với giới tâm hành giả ngay thẳng; nhờ tâm ngay thẳng nên được nghĩa và pháp oai lực; đối với bố thí có khả năng dẫn khởi hớn hở, nhờ hớn hở nên sinh tâm hoan hỉ; nhờ hoan hỉ nên thân an; nhờ thân an nên hưởng lạc; nhờ an lạc nên tâm định. Khi tâm hành giả định rồi thì đối với các loài hữu tình không bình đẳng sẽ trụ vào bình đẳng, đối với các loài hữu tình có não hại sẽ trụ vào không não hại và, sẽ được dự vào dòng pháp. Đối với bố thí nhờ tu tập tùy niệm, nên cho đến có thể tác chứng cứu cánh Niết-bàn.

Lại nữa, hành giả khi cùng nhau niệm chư Thiên, tức là chỉ cho Tứ đại vương chúng thiên, trời Ba mươi ba, Dạ-ma-thiên, Đổ-sử-đa thiên, Lạc biến hóa thiênTha hóa tự tại thiênChư thiên như vậy, thành tựu tín, giới, văn, xả, tuệ nên mất từ chỗ này được sinh về những cõi trời kia hưởng mọi sự khoái lạc. Hành giả chúng ta cũng có tín, giới, văn, xả, tuệ, cũng sẽ được sinh về những chỗ kia, cùng các thiên chúng đồng hưởng khoái lạc. Các hành giả đệ tử của bậc Thánh nhờ cùng nhau niệm Thiên như vậy thì tham không trói buộc tâm, sân không trói buộc tâm, si không trói buộc tâm.

Đối với giới tâm hành giả ngay thẳng; nhờ tâm ngay thẳng nên được nghĩa và pháp oai lực; đối với chư thiên có khả năng dẫn khởi hớn hở, nhờ hớn hở nên sinh tâm hoan hỉ; nhờ hoan hỉ nên thân an; nhờ thân an nên hưởng lạc; nhờ an lạc nên tâm định. Khi tâm hành giả định rồi thì đối với các loài hữu tình không bình đẳng sẽ trụ vào bình đẳng, đối với các loài hữu tình có não hại sẽ trụ vào không não hại và, sẽ được dự vào dòng pháp. Đối với chư thiên nhờ tu tập tùy niệm, nên cho đến có thể tác chứng cứu cánh Niết-bàn.

Hành giả lúc tu tập lục tùy niệm như vậy rồi thì sẽ được sở hữu tương ưng giữa vô lậu và tác ý, tâm hân hoan tột cùng, hân hoan hiện hữu, tính loại hân hoanthích ý vui ý; tính loại hoan hỷ vui hòa hợp không còn phân biệt ... tất cả gọi chung đều là hỉ, cũng gọi là hỉ giác chi. Đối với Thánh đệ tử chúng có khả năng diệt hết khổ; đối với các hàng hữu học, các hành như sở kiến của mình mà tư duy quán sát sẽ đạt cứu cánh; đối trong các hành thấy rõ lỗi lầm, đối Niết-bàn vĩnh viễn thấy rõ công đức. Nếu là A-la-hán cùng tâm giải thóat, tư duy qúan sát, khiến đạt cứu cánh và sẽ có được sự tương ưng giữa vô lậu và tác ý, tâm hoan hỉ tột cùng, cho đến tánh hoan hỉ thì đó gọi là Hỉ giác chi.

5/ Khinh an giác chiTiếp tục hành giả nhờ tâm tánh hoan hỉ đang hiện cóhành giả nhập vào sơ thiềnngôn ngữ lúc bấy giờ dừng nghỉ. Nhờ duyên này mà các pháp khác cũng yên nghỉ, đó gọi là trạng thái thuận khinh an thứ nhất; khi nhập vào đệ nhị thiền, tầm và từ (giác, quán) yên nghỉ, nhờ duyên này mà các pháp khác cũng yên nghỉ, đó dọi là trạng thái thuận khinh an thứ hai; khi hành giả nhập vào đệ tam thiền; các hỉ ở đây bấy giờ cũng yên nghỉ, nhờ duyên này các pháp khác cũng lặng yên, đó là trạng thái thuận khinh an thứ ba; khi nhập vào đệ tứ thiềnhơi thở ra vào lặng yên, nhờ duyên này các pháp khác cũng an nghỉ, đó là trạng thái thuận khinh an thứ tư; tiếp tục lúc nhập vào diệt thọ tưởng định, ở đây tưởng thọ vắng bặt nhờ duyên này mà các pháp khác cũng không hiện hữu, đó gọi là trạng thái thuận khinh an thứ năm và, cũng có khinh an thượng diệu thứ sáu là tối thắng tối thượng.

Khinh an này là tối thượng tói diệu không có khinh an nào khác vượt qua nó. Vì sao vậy? Vì tâm từ tham lìa nhiễm mà giải thóat và, từ sân, si lìa khỏi nhiễm mà giải thóat, nên gọi đây là trạng thái thuận khinh an thứ sáu. Hành giả tư duy về trạng thái này thì sẽ sở hữu được mọi sự tương ưng giữa vô lậu và tác ý, tâm nhẹ nhàng, tánh nhẹ nhàng loại nhẹ nhàng, gọi chung là khinh an, cũng gọi là khinh an giác chi. Đối với Thánh đệ tử chúng có khả năng diệt hết khổ; đối với các hàng hữu học, các hành như sở kiến của mình mà tư duy quán sát sẽ đạt cứu cánh; đối trong các hành thấy rõ lỗi lầm, đối Niết-bàn vĩnh viễn thấy rõ công đức. Nếu là A-la-hán cùng tâm giải thóat, tư duy qúan sát, khiến đạt cứu cánh và sẽ có được sự tương ưng giữa vô lậu và tác ý; thân, tâm, tính, loại khinh an, đó gọi là khinh an giác chi.

6/ Định giác chiKhi hành giả nhờ vào sơ thiềnnhị thiềntam thiềntứ thiềnkhông vô biên xứthức vô biên xứvô sở hữu xứphi tưởng phi phi tưởng xứ và Diệt tận định thì sẽ diệt trừ tận gốc rễ của các lậu. Vì khi hành giả an trú vào sơ thiền thì trước hết nhờ vào tướng trạng các hành mà xa lìa pháp dục ác bất thiện, có tầm có từ và, nhờ xa lìa này mà hỉ lạc sinh ra. Nếu ở sơ thiền mà hành giả an trụ đầy đủ thì hành giả sẽ không còn tư duy về tướng trạng các hành nữa mà chỉ tư duy về chỗ đạt được, chỗ hướng về sắc, thọ, tưởng, hành và, thức mà thôi. Ở đây các pháp này não hại chúng sanh như là bệnh họan, như ung nhọt, như tên độc, chúng là vô thường, khổ, không, phi ngãHành giả đối với pháp này tâm vừa ghét vừa lo sâu xasợ hãi đình chỉ, sau đó nhiếp tâm đưa về giới vức cam lồtư duy cõi này là tịch tĩnh vi diệu, xả bỏ tất cả trên nền tảng ái hết lìa nhiễm, vĩnh viễn tịch diệt Niết-bàn.

Giống như xạ sư giỏi, hay học trò của ông, trước hết học bắn người bằng cỏ, đất bùn ở gần; sau đó mới có thể bắn vật kiên cố lớn ở xa được. Hành giả cũng vậy, trước phải nhờ tướng trạng các hành như vậy mà xa lìa pháp dục ác bất thiện, có tầm có từ; nhờ xa lia nên hỉ lạc sinh. Nếu hành giả an trụ vào sơ thiền đầy đủ thì sẽ không tư duy về các tướng trạng các hành như vậy mà chỉ tư duy về chỗ đạt được, chỗ hướng về sắc, thọ, tưởng, hành và, thức mà thôi. Ở đây các pháp này não hại chúng sanh như là bệnh họan, như ung nhọt, như tên độc, chúng là vô thường, khổ, không, phi ngã.

Hành giả đối với pháp này tâm vừa ghét vừa lo sâu xasợ hãi không tạo tác nhân, sau đó nhiếp tâm đưa về giới vức cam lồtư duy cõi này là tịch tĩnh vi diệu, xả bỏ tất cả trên nền tảng ái hết lìa nhiễm, vĩnh viễn tịch diệt Niết-bàn. Khi hành giả biết như vậy, thấy như vậy liền từ tâm dục lậu được giải thóat, cũng từ hữu lậu và vô minh lậu tâm được giải thóat; đã giải thóat rồi thì có thể tự nhận thức rằng: Ta được giải thóat, sự sanh của ta đã dứt, phạm hạnh đã lập, việc cần đã làm xong, không còn tái sinh đời sau nữa. Ở đây đề cập về an trụ nhị thiền thì, trước hết cũng nhờ vào tướng trạng các hành, nhưng tầm từ trở nên tịch tĩnh, bên trong tâm tịnh một mực hướng về tự tánh, lúc này không còn tầm từ nữa, nhờ định là hỉ lạc sinh ra.

Nếu an trụ đầy đủ vào nhị thiền thì bấy giờ hành giả không còn tư duy về tướng trạng các hành nói cũng giống như trên cho đến vô sở hữu xứ. Khi hành giả nhập vào vô sở hữu và an trụ đầy đủ vào vô sở hữu xứ thì lúc này không còn tư duy về tướng trạng các hành, mà chỉ tư duy về chỗ đạt được, chỗ hướng về thọ, tưởng, hành và, thức mà thôi, cho đến nói đầy đủ như trên và, đến tưởng định có thể hòan thành xong những việc đáng nên làm như vậy. Tiếp đến là Phi tưởng phi phi tưởng xứ cùng Diệt tận định, việc xuất nhập định trong tu tập của hành giả cũng như bảy định trên, lúc này cũng sẽ có được sự tương ưng giữa vô lậu và tác ý, an trụ tâm, an trụ bình đẳng cho đến tâm chỉ còn duy nhất một tánh cảnh, gọi chung là định, cũng gọi là định căn, cũng gọi là định lực, cũng gọi là định giác chi, cũng gọi là chánh định.

Đối với Thánh đệ tử chúng có khả năng diệt hết khổ; đối với các hàng hữu học, các hành như sở kiến của mình mà tư duy quán sát sẽ đạt cứu cánh; đối trong các hành thấy rõ lỗi lầm, đối Niết-bàn vĩnh viễn thấy rõ công đức. Nếu là A-la-hán như tâm giải thóat, tư duy qúan sát, khiến đạt cứu cánh và sẽ có được sự tương ưng giữa vô lậu và tác ýtâm an trụ bình đẳngcho đến tâm chỉ còn tánh cảnh duy nhất, thì đó gọi là định giác chi.


7/ Xả giác chiĐến đây, hành giả nhờ tư duy về đọan giới, ly giới, diệt giới trong những định trên và, cũng nhờ tâm phát khởi tính bình đẳng, tâm trở nên tánh chính trựctâm không còn kỉnh giác mà an trụ vào tính tịch tĩnh. Lúc bấy giờ hành giả tự nghĩ: “nay ta nên đối với các pháp thuận tham, thuân sân, thuận si mà xa lìa tham, sân, si, nhờ tâm phát khởi tính bình đẳng, tâm trở nên tính chánh trựctâm không còn kỉnh giác nữa, mà an trụ vào tính tịch tĩnh.“ Lại tự nghĩ: “Nay ta nên đối với các pháp tham, sân, si, tâm không còn nhiếp thọ; do tâm phát khởi tính bình đẳng, tâm trở nên tính chánh trựctâm không cảnh giác mà an trụ vào tính tịch tĩnh.“

Ở đây hành giả nhờ xem xét tư duy sáu pháp thuận xả mà có được sự tương ưng giữa vô lậu và tác ý, tâm trụ vào tính bình đẳng, tâm trụ vào tính chánh trựctâm không còn cảnh giác mà trụ vào tính tịch tĩnh, ở đây gọi chung là xả, cũng gọi là xả giác chi. Đối với Thánh đệ tử chúng có khả năng diệt hết khổ; đối với các hàng hữu học, các hành như sở kiến của mình mà tư duy quán sát sẽ đạt cứu cánh; đối trong các hành thấy rõ lỗi lầm, đối Niết-bàn vĩnh viễn thấy rõ công đức. Nếu là A-la-hán như tâm giải thóat, tư duy qúan sát, khiến đạt cứu cánh và sẽ có được sự tương ưng giữa vô lậu và tác ý, tâm trụ vào tính bình đẳng, tâm trụ vào tính chánh trựctâm không còn kỉnh giác mà trụ vào tính tịch tĩnh thì, đó gọi là xả giác chi.

Qua những kinh-luận mà chúng tôi đã trích dẫn trên, chúng cho hành giả chúng ta một cái nhìn duyên khởi hơn trong vấn đề tu tập để đối trị với ba độc tham, sân, si trên cơ bản bằng cách ly tham, sân, si để đưa đến giác nộ giải thóat bằng vào sự tu tập theo thứ tự từ giác chi thứ nhất cho đến giác chi thứ bảy trong liên đới hỗ tương cần thiết cho nhau; nhưng mặc khác mỗi giác chi tự chúng tự hòan thành riêng cho mỗi thứ trong tu tập chính chúng như chính đức Đạo sư đã dạy trong Tương Ưng V theo Tạng hệ Pàli: "Tu tập một giác chi đã có thể thành tựu mục đích của đời sống phạm hạnh, huống nữa là tu tập cả Thất giác chi". Vì chính ngay trong mỗi một giác chi chúng đã hiện diện nhân và duyên một cách đầy đủ qua sự cần thiết đủ để pháp đó hiện hữu một cách trọn vẹn bảy chi trong một chi; và ngược lại một chi trong bảy chi, nếu thiếu một trong bảy chi đó thì tự chúng không hiện hữu để hòan thành kết quả.

Ngay trong chánh niệm của niệm giác chi đã có trạch pháp giác chi đã có tinh tấn giác chi, đã có hỷ giác chi, đã có khinh an giác chi, đã có định giác chi và, đã có xà giác chi rồi; vì nếu thiếu xả thì không thể có được chánh niệm, thiếu trạch pháp giác chi thì sẽ không có chánh niệm, thiếu tinh tấn giác chi thì sẽ không có chánh niệm giác chi, thiếu hỷ giác chi thì sẽ không có chánh niệm giác chi, thiếu khinh an giác chi thì sẽ không có chánh niệm giác chi rồi, và cứ như thế nếu thiếu đi một trong bảy nhân và duyên của bày giác chi này thì chánh niệm giác chi không hiện hữu để đưa đến kết quả thành công.

Do đó Sự thành tựu trong tu tập của hành giả qua một giác chi nào đó cũng chính là sự thành tựu của chính bảy giác chi đồng lúc. Đó chính là mặc sâu xa vi tế của bộ mặt duyên khởi hiện quán theo quan điểm đặc thù của Phật giáo theo bản thể luận còn theo mặt hiện tượng luận sai biệt của các pháp thì có bảy chi pháp, để từ đó hành giả cứ theo thứ tự thời gian mà hòan thành theo thứ lớp tuần tự của chúng. Đây chính là đặc điểm khế cơ khế lý trong phương pháp giáo dục và tu tập của đạo Phật.





 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/11/2010(Xem: 4411)
ánh"không" (S. 'Suunyataa, P. Su~n~nataa) là một trong các học thuyếtquan trọng bậc nhất của Phật giáo và cũng là học thuyếtbị người khác đạo hiểu sai lầm nhiều nhất. Các tác giảchống Phật giáo thường không hiểu rõ hay ngộ nhận ý nghĩacủa hai chữ sắc và không trong đạo Phật. Họ lẫn lộnhoặc lợi dụng vào hiện tượng đồng âm dị tự trong tiếngViệt và Hán Việt, đánh đồng hai khái niệm hoàn toàn khácnội dung làm một, để bôi bác giáo lý của đạo Phật.
06/11/2010(Xem: 9851)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
28/10/2010(Xem: 3723)
Hỏi:Một lần, tôi có đọc được một đoạn của bài viết trong báo Giác Ngộ như sau “Khi được hỏi con người ở thế giới này từ đâu có, trong một bản kinh Phật trả lời: có những vị Trời sắp hết phước, họ nhìn xuống thế giới này thấy có ánh sáng liền tìm đến. Tới nơi, họ ăn thử trái cây nơi đây thấy ngon, liền mất thần thông nên ở lại luôn, làm tổ tiên loài người…”. Xin cho biết xuất xứ của đoạn kinh trên và tóm tắt ý chính của kinh. Quan điểm của Phật giáo về nguồn gốc loài người có sự khác biệt như thế nào so với các lý thuyết khoa học đương đại?
23/10/2010(Xem: 10436)
Trên đời này có những người có chánh kiến, tin rằng sự bố thí cúng dường sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp; các hành vi thiện ác đều dẫn đến quả báo; đồng thời cũng tin rằng có những người chân chánh hành trì Chánh pháp, tuyên bố những điều do tự mình thể nghiệm và chứng ngộ. Do nguyên nhân chánh kiến này mà một số loài hữu tình sau khi mệnh chung được sinh vào thiện thú, cõi đời này (Trung Bộ kinh I)
16/10/2010(Xem: 3739)
Đạo Phật tồn tại trên thế gian cách đây hơn 2.500 năm. Ngoài nền tảng giáo lý vượt thời gian và không gian, thích ứng với cuộc sống con người trong giai đoạn mới thì yếu tố để hình thành nên phẩm chất đạo đức con người chính là sự góp phần bằng Đạo hạnh của người tu sĩ, mà công hạnh ấy được xây dựng trên nền tảng căn bản của giới luật.
11/10/2010(Xem: 6119)
BA PHÁP ẤN - Edward CONZE - Bản dịch Hạnh viên
03/10/2010(Xem: 6437)
Bernard Glassman, Viện trưởng của Cộng đồng Thiền ở New York, và Trung tâm Thiền ở Los Angeles. Tốt nghiệp tiến sĩ Toán Ứng Dụng, ông là kỹ sư không gian của hãng McDonnell-Douglas, trong chương trình gửi người lên Mars những năm 1970. Khi tôi bắt đầu học Thiền, thầy tôi cho tôi một công án, một câu hỏi Thiền để tôi trả lời: “Làm sao đi xa hơn đầu ngọn cờ một trăm thước?” Ta không thể dùng lý trí để trả lời công án này hay bất cứ câu hỏi Thiền nào một cách logic. Tôi quán chiếu một thời gian dài, rồi thưa với thầy: “Câu trả lời là phải sống một cách trọn vẹn”.
25/09/2010(Xem: 5302)
Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ), Đức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sanh ra...Nghiệp là gì? Theo từ nguyên, nghiệp, tiếng Sanskrit gọi là karma, Pàli gọi là kamma, có nghĩa là hành động cótác ý (volitional action). Nói cách khác, nghiệp luôn luôn được bắt nguồn từ những tạo tác của tâm (ý) thông qua những hoạt động của thân, miệng và ý, gọi chung là tam nghiệp. Do đó, một hành động (tạo tác) nếu không phát sinh từ tâm thì không thể gọi là nghiệp, mà hành động ấy chỉ được gọi là hành động hay hành động duy tác (kriyà). Và như vậy, định nghĩa của nghiệp là: hành động có tác ý, hay hành động được phát sinh từ tâm.
22/09/2010(Xem: 9378)
Ở trong chánh điện thờ Phật, chỉ có cái ý thờ Phật mà thôi, nhưng Phật có tam thân là Pháp thân, Báo thân và Ứng thân. Cách bài trí các tượng Phật ở chánh điện theo đúng ý nghĩa ấy...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]