Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Sự khác biệt giữa Phật giáo và phi Phật giáo

19/02/201105:23(Xem: 9328)
5. Sự khác biệt giữa Phật giáo và phi Phật giáo

PHẬT HỌC CĂN BẢN
Thích Giải Hiền

5. Sự khác biệt giữa Phật giáo và phi Phật giáo

5.1. Hữu thần và vô thần

Phật gíao là tôn giáo vô thần luận nhưng không phải là duy vật luận. Phật giáo chủ trương hết thảy mọi hiện tượng ở đời đều do nhân duyên sinh khởi và huỷ diệt. Sự hình thành của thế giới chúng ta đang sống là do sự chiêu cảm của tất cả các nghiệp báo của những chúng sinh được sinh ra trong thế giới này tạo ra từ nhiều đời kiếp. Được gọi là „ nghiệp quả“ hay „nghiệp báo thể“. Cùng chung một hoàn cảnh là do cộng nghiệp sở cảm, còn thân tâm và hoàn cảnh riêng là do sở cảm của biệt nghiệp tạo ra. Tất cả đều do chúng sinh tự tạo mà không do thần thánh dựng lên, nên là tôn giáo vô thần luận. Nhưng Phật giáo không phủ nhận sự hiện hữu của quỷ thần. Chỉ khác là Phật giáo xem những quỷ thần ấy cũng là một loại chúng sinh mà không phải là chủ tể của vũ trụ.

Ngoại trừ Phật giáo ra các tôn giáo khác đều là tôn giáo thần luận gồm ba dạng.

5.1.1. Tín ngưỡng nguyên thuỷ đa thần

Cho rằng mọi hiện tượng trong vũ trụ đều do những vị thần khác nhau nắm giữ như thần núi, thần sông, thần biển, thần cây, thần cỏ, thần bếp núc, thần nhà cửa... Tất cả mọi sự vật hiện tượng đều do thần linh chi phối, các vị thần này không phụ thuộc nhau và không có lãnh tụ.

5.1.2. Hình thức tín ngưỡng đa thần trung ương tập quyền

Nghĩa là sẽ có một vị thần đứng trên thống nhiếp tất cả các thần khác như đạo Giáo của Trung Quốc có Nguyên Thuỷ Thiên Tôn chính là Ngọc Hoàng Thượng Đế hay Bà La Môn giáo của Ấn Độ có Phạm Thiên.

5.1.3. Tôn giáo duy nhất thần luận

Tin rằng vị thần mà mình đang tin theo là người duy nhất có khả năng sáng tạo và huỷ diệt vũ trụ, là Đấng sáng thế, là vị Chúa tể của muôn loài, còn tất cả những vị thần khác đều là ma quỷ như niềm tin của Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo (Thiên Chúa giáo, Tin Lành), Hồi giáo.

5.2. Sự khác biệt giữa tịnh hoá
với thần hoá và tục hoá

Thần hoá là đặc trưng của tất cả các tôn giáo ngoại trừ Phật giáo. Họ tin tưởng rằng có Đấng bậc thần linh nắm giữ chi phối mọi hoạ phúc ở đời và người tín đồ đem cả vận mạng của mình giao phó cho bậc thần thánh đó. Có tôn giáo tin rằng thần của họ có năng lực toàn năng có thể cho họ lên thiên đàng và cũng có thể đày họ xuống địa ngục, không phải do làm thiện được lên thiên đàng hay tạo tội đoạ đường ác, mà được xét duyệt trên căn bản có tuyệt đối tin và phục tùng theo vị thần đó hay không. Người tin theo thì được sinh lên trời, người không tin theo thì đắc tội và sẽ bị đoạ vào địa ngục. Lại có tôn giáo cho rằng dựa vào sức mạnh và sự gia trì của thần linh thì sẽ tu luyện thành Thần, thành Phật. Tất cả những tôn giáo này có thể giải quyết một phần nào những vấn đề trước mắt còn những vấn đề phát sinh sau đó hay vấn đề cơ bản nhất thì không thể giải quyết được.

Tín ngưỡng tục hoá là lấy việc cúng lễ để lấy lòng thần linh đặng thần linh ban giáng cho những tài lợi mà mình cầu mong ở trên đời. Như cúng thần tài cầu phát tài, lạy Mẹ Sinh Mẹ Độ, Chú Sinh Nương Nương cầu con cái, tin Mã Tổ Thiên Hậu để thần biển độ đi biển bình an, bói toán cầu Hoàng Thạch Công, lạy Thổ Địa cầu trúng số, ngày lễ tết cúng vái tổ tiên, thần đình cầu gia hộ cho con cái bình an tất cả đều là tín ngưỡng tục hoá.

Phật giáo không phủ nhận lợi ích nhất định của tín ngưỡng tục hoá hay tôn giáo thần hoá nhưng nhấn mạnh và khẳng định lợi ích to lớn hơn của Phật giáo là tịnh hoá thế đạo nhân tâm. Phật giáo lấy Tam Bảo Phật Pháp Tăng để hoá đạo thế gian, lấy ngũ giới để tịnh hoá hành vi ngôn ngữ của chúng sinh. Lại lấy công phu thiền định để tịnh hoá hành vi tâm lý. Phật giáo càng chủ trương lấy trí tuệ để xử lý mình và làm lợi ích cho người. Nếu y theo giáo lý Phật giáo để tu tập thì với bản thân sẽ được thân tâm yên ổn, đối với tha nhân thì gia đình an vui hoà thuận, xã hội ổn định. Sự tịnh hoá trong Phật giáo dung nhiếp cả công năng của thần hoá cùng sức mạnh của tục hoá nhưng không vì thế mà tạo nên sự trói buộc cho bản thân hay làm mất quân bình trong xã hội.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/02/2011(Xem: 11558)
Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ vào hơn hai ngàn năm trăm năm (2500) trước. Sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt gần hai trăm năm mươi năm (250) thì trở thành tôn giáo mang tính thế giới...
02/02/2011(Xem: 11451)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
01/02/2011(Xem: 15610)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật Giáo (Buddhism) phát nguồn từ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh".
15/01/2011(Xem: 19865)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựa ở Đức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
14/01/2011(Xem: 9511)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
05/01/2011(Xem: 8770)
Giảithoát là một thắng đức trong ba đức của Phật: Pháp Thân,Bát Nhã, Giải thoát. Nếu như ba thắng đức ấy hoàn toànviên mãn thì gọi là Phật. Vậy nên giải thoát hoàn toànvà tuyệt đối là sự chung kết của Phật Đà, cũng là chỗxu hướng chung của mọi loài chúng sanh. Không những nhân loại mà loại nào cũng thế vì đang ở trong mê lầm đau khổ nênđều có quan niệm lánh khổ tìm vui, mong cầu giải thoát.Cũng vì vậy người đời thường gọi Đạo Phật là đạogiải thoát chung cho tất cả chúng sanh, hay gọi là tôn giáocủa chúng sanh đau khổ.
03/01/2011(Xem: 13664)
Thế nào gọi là Phật Lý Căn Bản? – Giáo lý chính yếu của Phật giáo, tóm lược các quan điểm trong ba tạng (Tripitaka).
11/12/2010(Xem: 15928)
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọng giới thiệu toàn bộ Phật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
13/11/2010(Xem: 4452)
ánh"không" (S. 'Suunyataa, P. Su~n~nataa) là một trong các học thuyếtquan trọng bậc nhất của Phật giáo và cũng là học thuyếtbị người khác đạo hiểu sai lầm nhiều nhất. Các tác giảchống Phật giáo thường không hiểu rõ hay ngộ nhận ý nghĩacủa hai chữ sắc và không trong đạo Phật. Họ lẫn lộnhoặc lợi dụng vào hiện tượng đồng âm dị tự trong tiếngViệt và Hán Việt, đánh đồng hai khái niệm hoàn toàn khácnội dung làm một, để bôi bác giáo lý của đạo Phật.
06/11/2010(Xem: 9976)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]