Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

30 Trách nhiệm tinh thần

21/11/201018:34(Xem: 6325)
30 Trách nhiệm tinh thần



ĐỨC PHẬT VÀ PHẬT PHÁP
Đại Đức Narada Maha Thera, 1980 - Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1998
Nguyên tác: "The Buddha and His Teachings"
Buddhist Publication Society, Sri Lanka

CHƯƠNG 30

Trách nhiệm tinh thần

"Chính ta làm cho ta ô nhiễm,
Chính ta làm cho ta trong sạch." 

Kinh Pháp Cú

Có phải chính người hành động (tạo nghiệp) gặt quả trong kiếp tương lai? [1]

Nói một cách tuyệt đối rằng chính người gieo nhân sẽ gặt quả là một cực đoan, mà nói rằng người gieo nhân và người gặt quả là hai người hoàn toàn khác biệt là rơi vào một cực đoan khác. Tránh hai cực đoan trên, Đức Phật truyền dạy một Giáo Pháp "Trung Đạo" căn cứ trên lý Nhân Quả:

"Không tuyệt đối là một người, cũng không phải là hai người hoàn toàn khác biệt" (Naca so, naca anno), Đại đức Budhhaghosa viết như vậy trong sách Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi Magga). Sự biến thể của loài tằm có thể là một thí dụ. Khởi đầu là một cái trứng. Trứng nở ra tằm. Tằm thành nhộng, nhộng thành bướm và bướm đẻ trứng.

Trong trường hợp nầy, sự biến thể diễn tiến trong một kiếp sống. Và trong một kiếp sống, bướm không tuyệt đối giống tằm, mà cũng không hoàn toàn khác. Chỉ có một luồng sống, một diễn tiến của đời sống, hay một sự liên tục.

Để giải thích điểm nầy, Đại đức Nagasena dùng thí dụ ngọn đèn dầu thấp trong đêm tối. Ánh sáng của ngọn đèn lúc đầu không tuyệt đối giống hệt ánh sang của nó lúc về khuya. Tuy nhiên, ánh sáng lúc đầu hôm và lúc khuya vẫn tùy thuộc nơi cây đèn. Trường hợp nầy cũng vậy, trong ánh sáng có một sự liên tục. Mỗi giai đoạn trong sự liên tục ấy tùy thuộc nơi giai đoạn trước kế đó.

-- Nếu không có một linh hồn trường cửu, có thể có trách nhiệm tinh thần không?

Có thể có, bởi vì có sự liên tục, hay nói cách khác, có sự giống nhau trong tiến trình biến đổi.

Một em bé trở nên một người trưởng thành. Người kia không hoàn toàn là em bé, bởi vì các tế bào trong thân thể người ấy đã hoàn toàn đổi mới, tuy nhiên người kia và em bé cũng không phải tuyệt đối là hai người, bởi vì cả hai chỉ là hai giai đoạn khác nhau trong tiến trình của một đời sống. Mặc dầu vậy, cá nhân người kia phải chịu trách nhiệm về tất cả những hành động của em bé. Dầu tiến trình của đời sống chấm dứt ở một nơi và biểu hiện lại ở một nơi khác, hay tiến trình ấy diễn tiếp trong một kiếp sống, yếu tố chánh vẫn là sự liên tục. Thí dụ như người kia là ông A trong kiếp sống trước và ông B trong kiếp nầy. Với cái chết của ông A, hiện tượng vật chất và tinh thần do đó nghiệp lực biểu hiện đã tiêu tan. Với cái sanh của ông B một môi vật mới xuất khởi. Hình thể bề ngoài tuy có biến đổi, nhưng luồng tâm trôi chảy liên tục (citta santati), không bị cái chết làm gián đoạn, vẫn tiếp tục diễn tiến, và mang theo tất cả cảm giác do ngũ quan đã thâu nhận.

Một cách mặc ước, ta tự hỏi phải chăng ông B bị bắt buộc phải chịu trách nhiệm về hành vi của ông A ở kiếp trước?

Vài người cũng có thể phản đối, cho rằng ông B không nhớ gì về hành động của ông A hết, sao lại phải chịu trách nhiệm củavề hành vi của ông A?

Tuy nhiên, trạng thái giống hệt nhau cũng như trí nhớ có phải là yếu tố chánh yếu trong vấn đề trách nhiệm tinh thần không? Thí dụ như người kia cố ý giết chết một người và sau đó mất trí, không còn nhớ gì đến chuyện ấy hết. Người ấy có chịu trách nhiệm về hành động sát nhân hay không? Sự mất trí nhớ không giúp cho người kia tránh khỏi trách nhiệm của hành động cố ý sát nhân. Ta lại hỏi: "Hình phạt một người đã mất trí nhớ thì có ích gì? Người ấy không còn nhớ rằng mình chịu hình phạt nầy vì đã phạm tội kia. Vậy đâu là công lý?"

Người Phật tử tin tưởng nơi lý nhân quả, công bình và hợp lý, báo ứng một cách tự nhiên, khách quan, tự động. Lý nhân quả căn cứ trên Nhân và Quả. Ta không thể coi đó là một hình thức thưởng hay phạt. Nếu người kia làm một chuyện gì trong lúc ngủ, chẳng hạn như trong lúc đang ngủ mà đứng dậy đi ra ngoài hành lang, rồi đi trên lan can. Tức nhiên là ông ta sẽ té xuống đường và trong những trường hợp tương tợ, có thể gãy tay hay gãy chân. Khi nằm trên giường bệnh, ông không còn nhớ gì đến sự đi trên lan can, vừa đi vừa ngủ, nhưng dĩ nhiên, ông phải biết hậu quả của việc làm ấy.

Sự kiện ông không còn nhớ gì đến hành động trước không thay đổi một tí nào hậu quả của hành động ấy. Cánh tay gãy, hay một cái chân què, làm cho ông đau đớn vô cùng. Vì lẽ ấy người Phật tử cố gắng không đi trên lan can hay một nơi nguy hiểm nào khác, trong lúc ngủ hay lúc thức, để tránh việc làm tổn thương cho chính mình hay gây thương tích cho người khác ở dưới đất nếu ta té vào người.

Sự quên mất dĩ vãng của mình không gây trở ngại nào cho sự nhận định khôn ngoan về lối báo ứng của định luật Nghiệp Báo. Chính nhờ sự hiểu biết lý nhân quả, đã gieo nhân thì phải gặt quả, lúc nào cũng trong vòng luân hồi, mà người Phật tử cố gắng tu dưỡng tâm tánh mình.

Chú thích:

[1] Xem "The Questions of Milinda", phần 1, trang 111; và Dr Dahike, "Budhism and Science", trang 64.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/10/2010(Xem: 5622)
BA PHÁP ẤN - Edward CONZE - Bản dịch Hạnh viên
03/10/2010(Xem: 6032)
Bernard Glassman, Viện trưởng của Cộng đồng Thiền ở New York, và Trung tâm Thiền ở Los Angeles. Tốt nghiệp tiến sĩ Toán Ứng Dụng, ông là kỹ sư không gian của hãng McDonnell-Douglas, trong chương trình gửi người lên Mars những năm 1970. Khi tôi bắt đầu học Thiền, thầy tôi cho tôi một công án, một câu hỏi Thiền để tôi trả lời: “Làm sao đi xa hơn đầu ngọn cờ một trăm thước?” Ta không thể dùng lý trí để trả lời công án này hay bất cứ câu hỏi Thiền nào một cách logic. Tôi quán chiếu một thời gian dài, rồi thưa với thầy: “Câu trả lời là phải sống một cách trọn vẹn”.
25/09/2010(Xem: 4944)
Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ), Đức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sanh ra...Nghiệp là gì? Theo từ nguyên, nghiệp, tiếng Sanskrit gọi là karma, Pàli gọi là kamma, có nghĩa là hành động cótác ý (volitional action). Nói cách khác, nghiệp luôn luôn được bắt nguồn từ những tạo tác của tâm (ý) thông qua những hoạt động của thân, miệng và ý, gọi chung là tam nghiệp. Do đó, một hành động (tạo tác) nếu không phát sinh từ tâm thì không thể gọi là nghiệp, mà hành động ấy chỉ được gọi là hành động hay hành động duy tác (kriyà). Và như vậy, định nghĩa của nghiệp là: hành động có tác ý, hay hành động được phát sinh từ tâm.
22/09/2010(Xem: 8750)
Ở trong chánh điện thờ Phật, chỉ có cái ý thờ Phật mà thôi, nhưng Phật có tam thân là Pháp thân, Báo thân và Ứng thân. Cách bài trí các tượng Phật ở chánh điện theo đúng ý nghĩa ấy...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567