Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giải thoát trong Phật giáo

05/01/201112:41(Xem: 7982)
Giải thoát trong Phật giáo
phat-ngoc_111

GIẢI THOÁT TRONG PHẬT GIÁO
HT. Thích Thiện Siêu

Giải thoát

Giải thoát là một thắng đức trong ba đức của Phật: Pháp Thân,Bát Nhã, Giải thoát. Nếu như ba thắng đức ấy hoàn toànviên mãn thì gọi là Phật. Vậy nên giải thoát hoàn toànvà tuyệt đối là sự chung kết của Phật Đà, cũng là chỗxu hướng chung của mọi loài chúng sanh. Không những nhân loại mà loại nào cũng thế vì đang ở trong mê lầm đau khổ nênđều có quan niệm lánh khổ tìm vui, mong cầu giải thoát.Cũng vì vậy người đời thường gọi Đạo Phật là đạogiải thoát chung cho tất cả chúng sanh, hay gọi là tôn giáocủa chúng sanh đau khổ.

Nhưngtrừ các bậc đã cứu cánh giác ngộ, thì chúng sanh mấy aiđặng giải thoát? Tuy hết sức mong cầu mà vẫn luôn luônsống trong cảnh ngộ ngang trái khổ đau. Nguyên do vì chúngsanh chỉ biết tìm giải thoát nơi bên ngoài mà không tìm giảithoát chính ở nơi mình. Chính ta là nguyên nhân, là hình ảnhcủa đau khổ, mà ta cũng là nguyên nhân là hình ảnh củagiải thoát. Nếu không thâm nhập sự thật ấy thì chưa thểgiải thoát chơn thật hoàn toàn. Thế nên bản hoài của Phậtxuất thế là cốt dạy chúng sanh diệt bỏ mê lầm, giác ngộchân lý, và đem an vui đến cho mọi loài. Ngài không quan tâmđến sự khoái lạc huy hoàng của một đế vương, không dừngchân trong rừng khổ hạnh, cũng không thỏa mãn với nhữngcõi trời Tứ thiền, Tứ không mà các hàng ngoại đạo đềucho là nơi rốt ráo cuối cùng của đạo họ. Bao nhiêu nỗivui đẹp ở những chỗ ấy đối với Ngài đều là cái vuitrá hình, chưa phải là dứt hẳn được mê lầm, giải thoátngoài vòng luân hồi sanh tử.

Mụcđích của người theo đạo Phật là sự giải thoát nên Phậttử không được chú trọng việc cầu tài, cầu phúc, cầuquả báo tốt đẹp ở nhân thiên. Mà cần phải phát tâm hướngmạnh về giải thoát, thì sự tu hành mới càng lâu càng bền,càng khó càng dai và có ngày mới đạt được mục đích cuốicùng như chư Phật. Trái lại như Ngài Lục Tổ nói trong KinhPháp Bảo Đàn: "Nếu tự tánh chân thật đang mê thì phướcnào cứu đặng?" Nhưng giải thoát hoàn toàn là thế nào? Muốnhiểu, trước cũng nên biết thế nào là giải thoát chưa viênmãn.

Giải Thoát Hoàn Cảnh

Hoàncảnh bên ngoài vẫn gây nên đau khổ, cho nên tất cả chúngsanh đều cần đến sự giải thoát cho mình trong đời sốnghiện tại, nghĩa là được sống với quyền sống rộng rãithiêng liêng của mình đang ở giữa cõi trần này, mà khôngbị kềm hãm trong sự bất công mạnh hiếp yếu, khôn hiếpdại, lớn hiếp bé v.v... Có hai cách giải thoát khỏi nhữngràng buộc đau khổ của hoàn cảnh đối với bản thân:

1.Cải tạo hoàn cảnh vật chất cho thật hết sức tốt đẹpnhư xứ Bắc Câu Lô Châu theo trong kinh Phật dạy. Nhân loạiở đây chẳng có đâu bằng, vì ở đây nhân loại đã đếntrình độ văn minh vật chất cực điểm. Đồ ăn mặc khídụng lúc nào cũng sẳn sàng để cho người ta dùng tùy ý,không cần làm việc mà không thiếu thốn, không lập cơ quancai trị mà vẫn đặng thuận hòa an ninh, cho đến sanh con đẻcái chỉ do công chúng nuôi, không nhọc nhằn cha mẹ cấp dưỡng.Họ đẹp đẽ, họ mạnh mẽ, họ giàu sang, họ trường thọ,không bị điều chi đau khổ. Nhưng Phật kết luận sanh vềBắc câu lô châu là một cái nạn, vì ở đấy người chỉbiết đắm say theo vật dụng không phát đạo tâm và thườngphải sa đọa.

2.Không chú trọng đến hoàn cảnh bên ngoài như những ngườixuất gia trong Phật giáo, họ ẩn mình vào nơi thanh vắng củachùa chiền, rừng núi, thâu hẹp đời sống vật chất màmở rộng đời sống tinh thần. Vật chất phồn hoa đối vớihọ là mồi ngon của dục vọng, trợ lực của cạnh tranh,và nhân đó chúng sanh sẽ gieo trồng ác nhân mà sẽ nhậnlấy ác quả, vật chất đã không hay nên cần phải xa lìađể huân tu về đạo lý. Đến khi đời sống vật chất trởnên món đồ phụ thuộc hẳn, thì không cần lợi danh vinhnhục gì bên ngoài đến ràng buộc và lay chuyển. Sánh vớihạng trên thì hai đàng khác nhau, một bên tìm sống trong vậtchất đầy đủ, một bên không quan tâm đến vật chất bênngoài. Cả hai đều mới đến phương diện của giải thoát,giải thoát về hoàn cảnh.

GiảiThoát Về Tự Tâm

Tuyđã vượt khỏi những ràng buộc của hoàn cảnh chi phốibên ngoài nhưng bên trong còn bao nhiêu giống phiền não si mêthì vẫn chưa thoát hết nỗi thống khổ lớn lao và vữngchắc do chúng gây nên, đấy là vì thấy có ta và có mọivật. Tại sao mà giận? Tại thấy có ta và có mọi vật, tứcđã nhận không làm có, nhận giả thành chơn nên mới có đaukhổ. Chúng sanh hàng ngày, suốt từ sáng đến tối, thứccũng như ngủ chỉ sống với giả tướng giả danh chứ chưabao giờ được chứng nhập với sự thật. Trái lại còn chobao nhiêu giả ảnh ấy là thật, dùng ý thức phân biệt, đểđòi hỏi tham lam, giận hờn và nghi hoặc. Không nhận sựvật một cách khách quan lại thêm vào chủ quan và tư kiếnnên mãi mãi mê lầm. Tất cả phiền não từ đó mà ra thìtất cả buộc ràng đau khổ cũng từ đó mà sanh trưởng,nếu quan sát biết rõ ràng tất cả, dù hiện tượng, trừutượng, khái niệm v.v... đều là giả dối, biến tướng củathức tâm, thì mê lầm bị tiêu diệt, trí tuệ hiện ra ứnghợp với thật lý thật sự, và đồng thời những đứa conđẻ của mê lầm như phiền não, như nghiệp, như khổ đềubị tiêu tan mà giải thoát luân hồi sanh tử. Nghĩa là giảithoát tất cả nhiễm ô trược ác, tất cả những gì củatam giới chúng sanh hiện đang chịu...

GiảiThoát Hoàn Toàn

Dứtbỏ mọi điều triền phược nơi tự tâm, thoát khỏi chốnlao tù ba cõi là một công trình lớn lao thiết thực, nhưngchưa phải là tuyệt đối hoàn toàn, chưa phải đã phá hếtmê lầm thầm kín nhỏ nhiệm, đến đó chỉ phá được mêlầm về nhân ngã mà vẫn còn mê lầm về pháp ngã, nên phầntrí giải cũng như phần thực hành còn ở trong vòng tươngđối cả. Trí giải tương đối vì còn thấy có giải thoátvà chưa giải thoát, đau khổ và an vui, Niết bàn và sanh tử,thực hành tương đối chỉ vì cải thiện hành vi xấu xa nơimình mà tự giải thoát hành vi cá nhân còn e dè chướng ngại,chưa đủ năng lực tự tại ra vào chỗ uế trược khổ não,cũng như ra vào chỗ thanh tịnh an vui để hành động nhữngcông việc lợi lạc vị tha mà không bị nhiễm trước. Tráilại giải thoát hoàn toàn và tuyệt đối thì trí thức khôngcòn bị thời gian và không gian hạn chế, không còn bị tâmlý sanh lý tầm thường chi phối. Trí tuệ đã chứng nhậpnhân tướng của sự vật rồi nên tất cả cảnh giới đềuvô ngại hiện ra trong trí Bát nhã viên dung, ngoài trí khôngcó cảnh, ngoài cảnh không có trí , cảnh trí đều như nhưthì đối với uế cũng như với tịnh, ở trong sanh tử cũngtức an trú Niết bàn không thấy có chi sai khác phải bị buộcràng, hay tìm cách giải thoát ra ngoài ba cõi. Như kinh Duy MaCật nói: "Không xa lìa văn tự tức là tướng giải thoát".Nhưng được giải thoát ấy chỉ là các vị Pháp thân BồTát và các Đức Phật. Chư Phật tức như Chân như tự tánhmà luôn luôn khởi diệu dụng độ sanh, thi hành tất cả thiệnsự, dù ở địa ngục, dù ở chư Thiên, dù ở Niết bàn haysanh tử, cũng như hoa sen sinh ở trong bùn. Giải thoát tấtcả mà không thấy có tướng giải thoát, tự tại trong côngviệc lợi tha, không phân biệt thân sơ, không có nhân ngã,tuy hướng dẫn mọi người mà mọi người không nhục, trêntất cả chúng sanh mà chúng sanh không cảm thấy nặng nề,thế thì còn chi ràng buộc mà không phải là giải thoát hoàntoàn tuyệt đối? Trở lại với trên kia, thấy hạnh phúckhoái lạc của phàm phu chưa phải là giải thoát, cho đếncảnh giới của Niết bàn xuất ly sanh tử của nhị thừacũng chưa phải giải thoát hoàn toàn, chỉ duy có Đức Phậtmới được như thế. Nhưng nếu trong hành vi cũng như ý nghĩcủa ta mà có được đôi phần đức tính của cái chơn giảithoát ấy thì mới thật là ta có giải thoát, thiệt an vuivà lợi ích thực sự cho tất cả mọi người mọi loài.

TríchTập Văn Phật Đản, số 20, 1991

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/09/2021(Xem: 3734)
Thanh Lương là bút hiệu của Thích Thiện Sáng, một hành giả Thiền tông. Thế danh Trương Thượng Trí, sinh năm 1956, lớn lên trên cù lao Ông Chưởng, bên dòng sông Hậu giữa trời thơ đất mộng An Giang. Bản chất thông minh, mẫn tuệ, có trực giác bén nhạy, ngay từ thời còn bé nhỏ đã có những biểu hiện khác thường như trầm tư, ưa đọc sách đạo lý suốt ngày, thích ăn chay trường, thương súc vật và học hành ở trường lớp thì tinh tấn, luôn luôn dẫn đầu, xuất sắc.
03/09/2021(Xem: 5708)
Có những người làm gì cũng hay, viết gì cũng hay. Tôi luôn luôn kinh ngạc về những người như vậy. Họ như dường lúc nào cũng chỉ ra một thế giới rất mới, mà người đời thường như tôi có ngó hoài cũng không dễ thấy ra. Đỗ Hồng Ngọc là một người như thế.
30/08/2021(Xem: 5300)
Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công. Khi đạt được mục đích rồi, vẫn phải tiếp tục nhẫn nhục, bởi vì ở đời, đâu phải người ta chỉ chịu nhẫn nhục trên con đường xây dựng sự nghiệp không thôi, mà còn phải đối đầu với những ganh tỵ phá rối của những kẻ xấu hãm hại mình trên nhiều phương diện khác. Nếu không nhẫn nhục chịu đựng thì mình rất dễ dàng có những hành động không kiểm soát đưa tới nguy hại cho chính bản thân mình và những người liên hệ. Cho nên có thể nói đức tính nhẫn nhục cần đi theo với mình suốt cả cuộc đời.
28/08/2021(Xem: 3535)
Tác phẩm "Crossing the Threshold of Hope" (Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng) của Giáo Hoàng John Paul II ấn hành năm 1994. Nguyên tác bằng tiếng Ý, tới bây giờ đã dịch sang 53 ngôn ngữ. Trong sách, Giáo Hoàng có một số nhận định sai lầm về Phật Giáo.
07/05/2021(Xem: 16499)
Phật Điển Thông Dụng - Lối Vào Tuệ Giác Phật, BAN BIÊN TẬP BẢN TIẾNG ANH Tổng biên tập: Hòa thượng BRAHMAPUNDIT Biên tập viên: PETER HARVEY BAN PHIÊN DỊCH BẢN TIẾNG VIỆT Chủ biên và hiệu đính: THÍCH NHẬT TỪ Dịch giả tiếng Việt: Thích Viên Minh (chương 11, 12) Thích Đồng Đắc (chương 1, 2) Thích Thanh Lương (chương 8) Thích Ngộ Trí Đức (chương 7) Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4) Thích Nữ Diệu Như (chương 9) Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10) Lại Viết Thắng (phụ lục) Võ Thị Thúy Vy (chương 5) MỤC LỤC Bảng viết tắt Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập Lời nói đầu của Chủ biên bản dịch tiếng Việt GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu dẫn nhập Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa Giới thiệu về các đoạn kinhcủa Phật giáo Kim cương thừa PHẦN I: CUỘC ĐỜI ĐỨC
22/02/2021(Xem: 3468)
Với lịch sử 2500 năm, đạo Phật đã trải qua hàng trăm thế hệ nhân sinh mà mỗi thế hệ đều có dấu ấn của sự trải nghiệm riêng qua từng chặng đường lịch sử, xã hội, văn hóa và dân tộc. Hiện tại, lớp người trẻ trên thế giới này được mệnh danh là “Thế hệ Z” (Gen Z). Thế hệ Z là giới trẻ được sinh từ năm 1996 trở đi. Đây là thế hệ đầu tiên có cơ hội tiếp xúc với công nghệ điện tử ngay từ nhỏ. Thế giới khổng lổ và thay đổi từng giây nhanh như chong chóng của phương tiện truyền thông điện tử. Từ Facebook, Youtube, Tweeter, Instagram… đến mạng internet rộng lớn, thế hệ Z năng động, độc lập và tìm kiếm thông tin tính theo đơn vị phút trong khi thế hệ phụ huynh, cha ông phải tính theo ngày, theo tháng. Thế hệ Z thì đang đi với tốc độ máy bay mà thế hệ cha anh và ông bà thì vẫn còn đi với tốc độ xe hơi, xe má,y xe đạp hay thậm chí là đi bộ. Bởi vậy khoảng cách giữa các thế hệ càng ngày càng xa. Theo ước tính thì trong vòng khoảng 10 năm nữa (2030), thế hệ Z sẽ làm chủ thế giới về mọi
29/11/2020(Xem: 12477)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
13/03/2020(Xem: 17802)
Quyển "The Buddha and His Teachings" (Đức Phật và Phật Pháp) được ấn hành tại Sài gòn năm 1964 nhờ sự phát tâm bố thí của liệt vị Phật tử Việt Nam. Đạo hữu Phạm Kim Khánh, pháp danh Sunanda, đã dày công phiên dịch thiên khái luận nhỏ bé này ra tiếng mẹ đẻ với mục đích đáp lại phần nào lòng mong ước của những ai muốn hiểu Đức Phật và giáo lý của Ngài. Công đức này được hàng Phật tử Việt Nam ghi nhận. Trong hiện tình, nước Việt Nam không mấy được yên ổn. Bao nhiêu người đang đau khổ, về vật chất cũng như tinh thần. Không khí căng thẳng này quả không thích hợp với việc làm có tánh cách tinh thần và đạo đức
11/10/2018(Xem: 7416)
Khi chúng ta đã muốn được trong sạch thảnh thơi, muốn trút bỏ tội lỗi cho lòng được nhẹ nhàng, thư thái, thì tất nhiên chúng ta phải tìm phương pháp để trừ cho hết buị bặm, tẩy trừ cho hết tội lỗi. Trong Đạo Phật, phương pháp tẩy trừ ấy gọi là sám hối.
29/09/2018(Xem: 8800)
Thái tử Siddhãrtha Gautama (Pãli) hay Siddhattha Gotama (Sanskrist) hoặc Sĩ-Đạt-Ta (Tất-Đạt-Đa) Cồ-Đàm, sau khi thành đạo được các Phật tử tôn kính xem Ngài là một bậc đạo sư vĩ đại, vì Ngài là người đã giác ngộ viên mãn, là người tự biết mình thực sự thoát khỏi vòng quay luân hồi sinh tử, là người hiểu rõ được nguyên tắc vận hành khách quan của hiện tượng thế gian. Sau đó truyền bá kinh nghiệm giác ngộ của mình cho người hữu duyên không phân biệt giai cấp, tôn giáo, dạy họ phương pháp tu tập chấm dứt khổ đau phiền não trong cuộc sống thế gian, hầu kinh nghiệm được hạnh phúc tối thượng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567