Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giải thoát trong Phật giáo

05/01/201112:41(Xem: 8013)
Giải thoát trong Phật giáo
phat-ngoc_111

GIẢI THOÁT TRONG PHẬT GIÁO
HT. Thích Thiện Siêu

Giải thoát

Giải thoát là một thắng đức trong ba đức của Phật: Pháp Thân,Bát Nhã, Giải thoát. Nếu như ba thắng đức ấy hoàn toànviên mãn thì gọi là Phật. Vậy nên giải thoát hoàn toànvà tuyệt đối là sự chung kết của Phật Đà, cũng là chỗxu hướng chung của mọi loài chúng sanh. Không những nhân loại mà loại nào cũng thế vì đang ở trong mê lầm đau khổ nênđều có quan niệm lánh khổ tìm vui, mong cầu giải thoát.Cũng vì vậy người đời thường gọi Đạo Phật là đạogiải thoát chung cho tất cả chúng sanh, hay gọi là tôn giáocủa chúng sanh đau khổ.

Nhưngtrừ các bậc đã cứu cánh giác ngộ, thì chúng sanh mấy aiđặng giải thoát? Tuy hết sức mong cầu mà vẫn luôn luônsống trong cảnh ngộ ngang trái khổ đau. Nguyên do vì chúngsanh chỉ biết tìm giải thoát nơi bên ngoài mà không tìm giảithoát chính ở nơi mình. Chính ta là nguyên nhân, là hình ảnhcủa đau khổ, mà ta cũng là nguyên nhân là hình ảnh củagiải thoát. Nếu không thâm nhập sự thật ấy thì chưa thểgiải thoát chơn thật hoàn toàn. Thế nên bản hoài của Phậtxuất thế là cốt dạy chúng sanh diệt bỏ mê lầm, giác ngộchân lý, và đem an vui đến cho mọi loài. Ngài không quan tâmđến sự khoái lạc huy hoàng của một đế vương, không dừngchân trong rừng khổ hạnh, cũng không thỏa mãn với nhữngcõi trời Tứ thiền, Tứ không mà các hàng ngoại đạo đềucho là nơi rốt ráo cuối cùng của đạo họ. Bao nhiêu nỗivui đẹp ở những chỗ ấy đối với Ngài đều là cái vuitrá hình, chưa phải là dứt hẳn được mê lầm, giải thoátngoài vòng luân hồi sanh tử.

Mụcđích của người theo đạo Phật là sự giải thoát nên Phậttử không được chú trọng việc cầu tài, cầu phúc, cầuquả báo tốt đẹp ở nhân thiên. Mà cần phải phát tâm hướngmạnh về giải thoát, thì sự tu hành mới càng lâu càng bền,càng khó càng dai và có ngày mới đạt được mục đích cuốicùng như chư Phật. Trái lại như Ngài Lục Tổ nói trong KinhPháp Bảo Đàn: "Nếu tự tánh chân thật đang mê thì phướcnào cứu đặng?" Nhưng giải thoát hoàn toàn là thế nào? Muốnhiểu, trước cũng nên biết thế nào là giải thoát chưa viênmãn.

Giải Thoát Hoàn Cảnh

Hoàncảnh bên ngoài vẫn gây nên đau khổ, cho nên tất cả chúngsanh đều cần đến sự giải thoát cho mình trong đời sốnghiện tại, nghĩa là được sống với quyền sống rộng rãithiêng liêng của mình đang ở giữa cõi trần này, mà khôngbị kềm hãm trong sự bất công mạnh hiếp yếu, khôn hiếpdại, lớn hiếp bé v.v... Có hai cách giải thoát khỏi nhữngràng buộc đau khổ của hoàn cảnh đối với bản thân:

1.Cải tạo hoàn cảnh vật chất cho thật hết sức tốt đẹpnhư xứ Bắc Câu Lô Châu theo trong kinh Phật dạy. Nhân loạiở đây chẳng có đâu bằng, vì ở đây nhân loại đã đếntrình độ văn minh vật chất cực điểm. Đồ ăn mặc khídụng lúc nào cũng sẳn sàng để cho người ta dùng tùy ý,không cần làm việc mà không thiếu thốn, không lập cơ quancai trị mà vẫn đặng thuận hòa an ninh, cho đến sanh con đẻcái chỉ do công chúng nuôi, không nhọc nhằn cha mẹ cấp dưỡng.Họ đẹp đẽ, họ mạnh mẽ, họ giàu sang, họ trường thọ,không bị điều chi đau khổ. Nhưng Phật kết luận sanh vềBắc câu lô châu là một cái nạn, vì ở đấy người chỉbiết đắm say theo vật dụng không phát đạo tâm và thườngphải sa đọa.

2.Không chú trọng đến hoàn cảnh bên ngoài như những ngườixuất gia trong Phật giáo, họ ẩn mình vào nơi thanh vắng củachùa chiền, rừng núi, thâu hẹp đời sống vật chất màmở rộng đời sống tinh thần. Vật chất phồn hoa đối vớihọ là mồi ngon của dục vọng, trợ lực của cạnh tranh,và nhân đó chúng sanh sẽ gieo trồng ác nhân mà sẽ nhậnlấy ác quả, vật chất đã không hay nên cần phải xa lìađể huân tu về đạo lý. Đến khi đời sống vật chất trởnên món đồ phụ thuộc hẳn, thì không cần lợi danh vinhnhục gì bên ngoài đến ràng buộc và lay chuyển. Sánh vớihạng trên thì hai đàng khác nhau, một bên tìm sống trong vậtchất đầy đủ, một bên không quan tâm đến vật chất bênngoài. Cả hai đều mới đến phương diện của giải thoát,giải thoát về hoàn cảnh.

GiảiThoát Về Tự Tâm

Tuyđã vượt khỏi những ràng buộc của hoàn cảnh chi phốibên ngoài nhưng bên trong còn bao nhiêu giống phiền não si mêthì vẫn chưa thoát hết nỗi thống khổ lớn lao và vữngchắc do chúng gây nên, đấy là vì thấy có ta và có mọivật. Tại sao mà giận? Tại thấy có ta và có mọi vật, tứcđã nhận không làm có, nhận giả thành chơn nên mới có đaukhổ. Chúng sanh hàng ngày, suốt từ sáng đến tối, thứccũng như ngủ chỉ sống với giả tướng giả danh chứ chưabao giờ được chứng nhập với sự thật. Trái lại còn chobao nhiêu giả ảnh ấy là thật, dùng ý thức phân biệt, đểđòi hỏi tham lam, giận hờn và nghi hoặc. Không nhận sựvật một cách khách quan lại thêm vào chủ quan và tư kiếnnên mãi mãi mê lầm. Tất cả phiền não từ đó mà ra thìtất cả buộc ràng đau khổ cũng từ đó mà sanh trưởng,nếu quan sát biết rõ ràng tất cả, dù hiện tượng, trừutượng, khái niệm v.v... đều là giả dối, biến tướng củathức tâm, thì mê lầm bị tiêu diệt, trí tuệ hiện ra ứnghợp với thật lý thật sự, và đồng thời những đứa conđẻ của mê lầm như phiền não, như nghiệp, như khổ đềubị tiêu tan mà giải thoát luân hồi sanh tử. Nghĩa là giảithoát tất cả nhiễm ô trược ác, tất cả những gì củatam giới chúng sanh hiện đang chịu...

GiảiThoát Hoàn Toàn

Dứtbỏ mọi điều triền phược nơi tự tâm, thoát khỏi chốnlao tù ba cõi là một công trình lớn lao thiết thực, nhưngchưa phải là tuyệt đối hoàn toàn, chưa phải đã phá hếtmê lầm thầm kín nhỏ nhiệm, đến đó chỉ phá được mêlầm về nhân ngã mà vẫn còn mê lầm về pháp ngã, nên phầntrí giải cũng như phần thực hành còn ở trong vòng tươngđối cả. Trí giải tương đối vì còn thấy có giải thoátvà chưa giải thoát, đau khổ và an vui, Niết bàn và sanh tử,thực hành tương đối chỉ vì cải thiện hành vi xấu xa nơimình mà tự giải thoát hành vi cá nhân còn e dè chướng ngại,chưa đủ năng lực tự tại ra vào chỗ uế trược khổ não,cũng như ra vào chỗ thanh tịnh an vui để hành động nhữngcông việc lợi lạc vị tha mà không bị nhiễm trước. Tráilại giải thoát hoàn toàn và tuyệt đối thì trí thức khôngcòn bị thời gian và không gian hạn chế, không còn bị tâmlý sanh lý tầm thường chi phối. Trí tuệ đã chứng nhậpnhân tướng của sự vật rồi nên tất cả cảnh giới đềuvô ngại hiện ra trong trí Bát nhã viên dung, ngoài trí khôngcó cảnh, ngoài cảnh không có trí , cảnh trí đều như nhưthì đối với uế cũng như với tịnh, ở trong sanh tử cũngtức an trú Niết bàn không thấy có chi sai khác phải bị buộcràng, hay tìm cách giải thoát ra ngoài ba cõi. Như kinh Duy MaCật nói: "Không xa lìa văn tự tức là tướng giải thoát".Nhưng được giải thoát ấy chỉ là các vị Pháp thân BồTát và các Đức Phật. Chư Phật tức như Chân như tự tánhmà luôn luôn khởi diệu dụng độ sanh, thi hành tất cả thiệnsự, dù ở địa ngục, dù ở chư Thiên, dù ở Niết bàn haysanh tử, cũng như hoa sen sinh ở trong bùn. Giải thoát tấtcả mà không thấy có tướng giải thoát, tự tại trong côngviệc lợi tha, không phân biệt thân sơ, không có nhân ngã,tuy hướng dẫn mọi người mà mọi người không nhục, trêntất cả chúng sanh mà chúng sanh không cảm thấy nặng nề,thế thì còn chi ràng buộc mà không phải là giải thoát hoàntoàn tuyệt đối? Trở lại với trên kia, thấy hạnh phúckhoái lạc của phàm phu chưa phải là giải thoát, cho đếncảnh giới của Niết bàn xuất ly sanh tử của nhị thừacũng chưa phải giải thoát hoàn toàn, chỉ duy có Đức Phậtmới được như thế. Nhưng nếu trong hành vi cũng như ý nghĩcủa ta mà có được đôi phần đức tính của cái chơn giảithoát ấy thì mới thật là ta có giải thoát, thiệt an vuivà lợi ích thực sự cho tất cả mọi người mọi loài.

TríchTập Văn Phật Đản, số 20, 1991

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/10/2022(Xem: 6729)
Nhận tin nhắn trễ trên Viber sau khi đã ra khỏi nhà, và mãi đến trưa con mới trở về nên con chỉ nghe lại bài phỏng vấn này do TT Thích Nguyên Tạng có nhã ý cho chúng đệ tử học hỏi thêm giáo lý Phật Pháp trước khi Ngài trở về trú xứ Hoa Kỳ sau 3 tuần tham dự Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư và Lễ Mừng 32 năm Khai Sơn Tu Viện Quảng Đức, vào trước giờ có pháp thoại của Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục của Giáo Hội Úc Châu cùng ngày. Tuy nhiên với sự ngưỡng mộ của con đối với bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt như Ngài, mà những lời Ngài trình bày qua những kinh nghiệm tu chứng hành trì, hạnh giải tương ưng thu thập được trong suốt hơn 46 năm qua đã khiến con phấn chấn tu tập hơn, hầu đạt được mục đích tối cao mà Đức Phật đã truyền trao nên con đã nghe lại đôi lần vào hôm nay để có thể uống được cam lồ qua những lời đáp trao đổi Phật Pháp. Thành kính tri ân TT Thích Nguyên Tạng và HT Thích Đồng Trí và kính xin phép cho con chia sẻ lại những gì con đã học được.
13/07/2022(Xem: 8841)
Phải nói là khi nhận được tin TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng sẽ có bài pháp thoại giảng tại Thiền Lâm Pháp Bảo hôm nay (12/7/2022) lại vừa nghe tin tức mưa lớn và lụt tràn về Sydney mấy ngày qua, thế mà khi nhìn vào màn ảnh livestream lại thấy khuôn viên thiền môn trang nghiêm thanh tịnh quá, dường như thời tiết khí hậu chẳng hề lay động đến nơi chốn này, nơi đang tập trung những người con cầu tiến muốn hướng về một mục đích mà Đức Phật hằng mong chúng ta đạt đến : Vô Sanh để thoát khỏi vòng sinh tử .
15/06/2022(Xem: 7853)
Tôi thật chưa tìm ra cuốn nào như cuốn này, tác giả viết từ những năm 50s, hữu duyên được dịch ra tiếng Việt vào những năm 80s… Tìm lại được bản thảo sau khoảng 33 năm (2021). Tốn thêm một năm hiệu đính trên đường ta bà, gọt dũa lại.
23/03/2022(Xem: 6549)
Tác ý là sự quyết định của tâm. Tác ý có thể xấu hay tốt, thiện hay bất thiện. Tác ý sanh lên trong lúc nào? Tác ý có thể sanh lên từ cảm giác nhưng cũng có thể sanh lên từ sự suy tưởng hay suy nghĩ của mình. Như vậy, làm thế nào để biết chắc chắn đó là tác ý? Tác ý là một cảm giác mạnh sinh khởi trong một con người. cảm giác mạnh này thôi thúc người đó phải hành động để giải quyết vấn đề. Cảm giác này được coi là tác ý vậy...
10/12/2021(Xem: 4524)
Trong một kiếp nhân gian, mọi chúng sinh đều khởi đầu từ sinh và kết thúc ở diệt. Có sinh, phải có diệt. Diệt là chấm dứt để trở về với cát bụi, khép kín một vòng sinh lão bệnh tử. Tứ là sự chết, sự kết thúc. Trong Kinh Tử Pháp ( Tạp A Hàm, quyển 6, số 121, 雜阿含經 第6卷,一二一,死法), Phật dạy các đệ tử chánh tư duy về vô thường trong sinh tử để không dính mắc, không chấp giữ mà đạt đến giác ngộ Niết Bàn.
27/11/2021(Xem: 2688)
Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải (1938 – 2003) đã để lại nhiều tác phẩm lớn, vừa có giá trị Phật học, vừa có giá trị văn học. Một tác phẩm trong những tháng cuối của cuộc đời Ni Trưởng là tập thơ Ngọa Bệnh Ca, được sáng tác trong thời gian nằm bệnh vào đầu năm 2003. Rồi cuối năm 2003, Ni Trưởng tử nạn trong một tai nạn giao thông. Bài viết nảy sẽ ghi lại những suy nghĩ về bài thơ “Người Gỗ” trong thi tập Ngọa Bệnh Ca của Ni Trưởng. Trong bài chỉ là các suy nghĩ rời, từ một người không có thẩm quyền nào, cả về Phật học và văn học.
24/11/2021(Xem: 3575)
Tôi nhớ lại có lần Nữ cư sĩ Clair Brown, Giáo sư Tiến sĩ từ Trường đại học California – Berkeley (UC Berkeley) đã đề cập với tôi về một thứ gọi là “Kinh tế học đạo Phật” (Buddhist economics).
23/11/2021(Xem: 5259)
Đề tài diễn giảng chuyên môn đầu tiên "Phật giáo và Tâm lý trị liệu" (佛教與心理療癒) của Kế hoạch nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đại học Phật Quang Sơn tổ chức tại sảnh Vân Thủy, ngày 17 tháng 11 vừa qua, tiếp đến chủ đề "Tu hành và Chuyển hóa - Đối thoại giữa Tu thiền và Tư vấn Tâm lý" (修行與轉化 禪修與心理諮商的對話), do Thạc sĩ Dương Bội (楊蓓), Chủ nhiệm Khoa Giáo dục đời sống thuộc Học viện Dharma Drum Institute of Liberal Arts (法鼓文理學院); Giáo sư Quách Triều Thuận (郭朝順), người Tổng chủ trì Kế hoạch nghiên cứu, Viện trưởng Học viện Phật giáo Phật Quang Sơn chủ trì. Gần 70 vị Giáo sư nổi tiếng, thuộc Khoa Phật học, Khoa Tâm lý học, Học viện Nghiên cứu Tôn giáo đã tham dự buổi tọa đàm đầy ý nghĩa.
14/11/2021(Xem: 16781)
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại xứ Sāvatthi, gần đến ngày an cư nhập hạ suốt ba tháng trong mùa mưa, chư Tỳ khưu từ mọi nơi đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, xin Ngài truyền dạy đề mục thiền định, đối tượng thiền tuệ thích hợp với bản tánh của mỗi Tỳ khưu. Khi ấy, có nhóm năm trăm (500) Tỳ khưu, sau khi thọ giáo đề mục thiền định xong, dẫn nhau đến khu rừng núi thuộc dãy núi Himavantu, nơi ấy có cây cối xanh tươi, có nguồn nước trong lành, không gần cũng không xa xóm làng, chư Tỳ khưu ấy nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau, chư Tỳ khưu ấy dẫn nhau vào xóm làng để khất thực, dân chúng vùng này khoảng một ngàn (1.000) gia đình, khi nhìn thấy đông đảo chư Tỳ khưu, họ vô cùng hoan hỉ, bởi vì những gia đình sống nơi vùng hẻo lánh này khó thấy, khó gặp được chư Tỳ khưu. Họ hoan hỉ làm phước, dâng cúng vật thực đến chư Tỳ khưu xong, bèn bạch rằng: – Kính bạch chư Đại Đức Tăng, tất cả chúng con kính thỉnh quý Ngài an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa tại nơi vùng này, để cho tất cả chúng con có
08/11/2021(Xem: 11810)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567