Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 1

20/05/201314:21(Xem: 10087)
Phần 1

Hư Tâm Học Đạo

HT Thích Thiện Siêu

---o0o---

Phần 1

CHỮ TU TRONG ĐẠO PHẬT

Chắc ai cũng hiểu rằng, từ khi mới lọt lòng ra cho đến khi hơi thở cuối cùng, trong đời thường chẳng hưởng đặng mấy lần vui. Cơn vui vừa thoáng qua, cơn buồn đã kéo đến. Đã đành sanh, già, chết là bốn cái đại hoạn, không ai tránh khỏi, mà những nỗi đói nghèo áp bức, oán thù gặp gỡ, ân ái xa lìa, hoàn cảnh lôi kéo cũng đủ làm cho chúng sanh đau khổ vô cùng.Nước mắt chảy ra ngập tràn cả đại thiên thế giới, mà vẫn còn dâng lên mãi nếu lòng tham lam dục vọng, nơi mỗi cá nhân cũng như toàn thể, không được vùi dập phần nào, hành vi xấu xa độc ác, ích kỷ hại người không đặng san bằng tiêu diệt do lòng từ bi rộng lớn biết nghĩ đến mình đến người theo công lý và chính đạo. Chúng ta chỉ ngó ngay vào cảnh tượng ngày nay cũng thấy rõ đó là biển nước mắt đau thương bởi cơn cuồng vọng của loài người gây tạo.Thế nên chúng ta tin chắc rằng tất cả đau khổ chỉ có một con đường ra là mọi người biết nhìn nhau bằng cặp mắt từ bi, hay nói một cách khác là mọi người biết tu theo đạo chính đáng giác ngộ.

Xưa nay các bậc Thánh nhân, các vị đã giác ngộ như chư Phật, chư Bồ -tát không vị nào mà không trải qua con dường ấy; cho đến khi dạy người, dạy đời cũng chú trọng ở điều đó.Vậy bất luận người nào ở trong xã hội cũng cần lấy tu làm gốc, nếu không thì tự mình đã hư hỏng, mình đã làm tổn hại cho mình, thì mong giúp ích cho ai nữa?

Đời còn như thế, huống chi đạo Phật, một đạo chú trọng mục đích tự giác giác tha, tự lợi lợi tha hơn cả mà lại không quan tâm đến sự tu sao được. Phật dạy trong kinh Lăng Nghiêm rằng: “ Nhưtuy lch kiếp, c trì NhưLai bí mt diu nghiêm, bt nhưnht nht tu vô lu nghip”. Đại ý nói tuy nhiều kiếp học rộng nghe nhiều nhớ hết tất cả pháp môn của hằng sa chư Phật chỉ dạy, chẳng bằng một ngày chuyên tu nghiệp vô lậu xuất thế. Ấy là lời Phật khuyến cáo Tôn giả A-nan mà cũng là khuyến cáo cái tai hại không tu của chúng ta vậy. Nếu chỉ học mà không tu thì khác nào như người thuộc lòng tấm bản đồ rồi ngồi lỳ một chỗ, chẳng đến đâu được cả.

Thế thì biết Tu la một điều cần yếu. Nhưng hiện nay, nhiều người trong hàng Phật tử chúng ta cũng như một số đông ở ngoài vẫn còn ôm mối nghi ngờ sai lạc. Có người nghĩ rằng Tu là một việc làm quá khó, phải xa gia đình, xã hội để ép mình trong một khuôn khổ hẹp hòi, bít mắt bưng tai trước mọi hoàn cảnh, vứt bỏ bao nhiêu ước mong khoái lạc mà tu hành ủy mị, hằng ngày nghĩ tưởng đến việc gì xa xăm huyền ảo, ỷ lại thần quyền để cầu mong tương lai trường sanh, bất tử hay hưởng quả phúc đời đời. Tu như vậy phỏng có ích lợi gì cho ai? Giả sử tu như vậy mà thành Thánh, thành Thần, hưởng quả phúc thì lối tu ấy cũng chỉ thích hợp với hạng người thiếu nghị lực, hạng ông lão bà già !

Hạng người thứ hai thì trái lại, họ nghĩ rằng Tu là một việc rất hay, là nền tảng cho nhân tâm thuần hậu, cho hòa bình an lạc, vững bền, song khi nào hòa bình đã lan khắp, sanh hoạt được dễ dàng mới có thì giờ nghĩ đến việc tu dưỡng, chứ nhằm lúc đao binh loạn lạc, đói khát tung hoành, chính là lúc phải ra sức dẹp loạn an dân, nỗ lực làm lụng để vãn hồi no ấm, đợi bao giờ tâm thần ổn định mới lo đến chuyện tu.

Những điều nghi hoặc đối với sự tu vẫn còn nhiều nữa, song tóm lại cũng không ngoài hai điều vừa kể trên. Cũng vì như vậy, mà bây giờ hễ nghe nói đến chữ Tu thì người ta đã tưởng tượng ngay một hình dáng yếu hèn, một việc làm quái dị lạc hậu, không phải thời.

Xét kỹ thì hai lối tưởng đó nhiều phần không đúng, song không sai mấy đối với hạng người mệnh danh là tu, mà kỳ thật áp dụng lầm điều không chính đáng! Nếu bây giờ muốn bổ cứu những khuyết điểm trên đây để đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho khỏi phụ lòng tin Phật của chúng ta, thì tưởng cũng nên cùng nhau tìm hiểu rõ chữ Tu trong đo Pht,trước để tránh khỏi cái nạn xưng càn một khi mình không tu chi cả, sau để khỏi bị e ngại bởi những lời mỉa mai nông cạn có thể làm trở ngại bước đường tu tập chính đáng của chúng ta.

Lẽ dĩ nhiên là ở đây chúng ta hiểu chữ Tu trong đạo Phật, chứ ngoài lối tu của đạo Phật ra trên xã hội nầy còn baonhiêu lối tu khác, mà tiếc vì phạm vi bày nầy không cho phép chúng tôi đem ra bàn cãi, chỉ có thể nói đại khái rằng các lối tu ấy đều chưa diệt tận nguồn gốc thống khổ, nên chưa phải là phương pháp đưa người đến chỗ giải thoát an vui chơn thật.

Thế nào là nghĩa chữ Tu trong đo Pht? Định nghĩa một cách tóm tắt thì tunghĩa là sa.Xấu xa sửa lại cho tốt đẹp, tà vạy sửa lại cho chính đáng, độc ác sửa lại cho hiền lành, mê mờ sửa lại cho sáng suốt…Như người ta thường nói ngọc có dũa mài mới thành đồ hữu dụng, người có học tập mới trở nên người hay, ấy đều là cắt nghĩa chữ Tu vậy.

Có nhiều người hay nói: “ Phật tức tâm, tâm tức Phật, tôi chỉ tu cái tâm cũng đủ”. Mới nghe qua in tuồng như phải, mà xét kỹ thí đó chỉ là câu nói bướng bỉnh để chối từ việc tu hành mà thôi.Nếu thử hỏi lại tâm vì sao phải tu và tu bằng cách thế nào? Thì ít ai trả lời được. Thậm chí có người khi đã biết đạo cũng như khi chưa biết đạo, cứ giữ nguyên tánh xấu xa cố cựu, không chút gì đổi mới hay ho !

Đã đành rằng “ Tâm tức Phật” nhưng hiện nay còn làm chúng sinh thì quyết chắc tâm của ta còn mê lầm, vọng tưởng, ích kỷ, biếng lười, chưa được như tâm Phật: sang suốt, chân thật, rộng rãi, từ bi. Đứng về phương diện lý tánh bình đẳng thì tâm ta không khác chi tâm Phật, nhưng đứng về phương diện sự tướng sai biệt thì ta và Phật hai đàng mê, ngộ, khổ,vui khác nhau như trời và vực, không thể nói suông ma có thể mong được giải thoát. Trái lại cần phải thành thật cố gắng kiểm điểm lại mình, nghiệm xét nơi mình để thấy rõ cái gì xấu xa, cái gì tà vạy, cái gì độc ác, cái gì mê lầm mà lần lần sửa đổi tu hành cho đến khi hoàn toàn viên mãn. Trong lúc tu hành ấy hễ sửa bao nhiêu điều hư quấy, tức là diệt được bấy nhiêu nguyên nhân thống khổ. Sự khổ sẽ tách dần ra mà sự an vui lần hồi phát hiện, bao giờ hoàn toàn thanh tịnh ấy là chứng đủ bốn đức Thường,Lạc, Ngã, Tịnh, không bị điều chi làm hệ lụy. Cho nên kinh có câu “Nhược năng chuyn vt, tc đng NhưLai”. Như Lai hay Phật là vị đã chuyển được mọi vật, bên trong không bị tánh tình ô nhiễm làm mờ tối, và bên ngoài không bị hoàn cảnh sắc, thanh, danh, lợi quyến rũ chi phối. Tự mình làm chủ mình, làm chủ hoàn cảnh.

Nếu bây giờ chúng ta muốn được an vui, thì phải tự chủ, mà muốn được tự chủ thì cần nương theo Phật pháp để sửa đổi hành vi, tánh tình, quan niệm hẹp hòi sai lạc đã lâu đời lâu kiếp bám chắc nơi chúng ta.

Sửa đổi hành vi tức là sửa đổi những điều độc ác của hành động và lời nói. Thân thường hai sát hại, trộm cắp, dâm ô; miệng thường hay nói dối, dèm pha, nịnh hót v.v…ấy là hành vi có hại mà ít ai tránh khỏi. Nếu chúng được bồi đắp, lan rộng ra hoài thì nhân loại chúng sanh càng bị xô mau đến chỗ tiêu diệt. Hãy xem như một nghiệp sát, mấy năm lại đây không nơi nào là không do nghiệp sát gieo họa gớm ghê, làm cho sự sống, một điều mật thiết quan trọng hơn cả của mọi vật, không còn chút gì bảo đảm. Đã bao giờ như ngày nay, toàn nhân loại chỉ sống trong hồi hộp lo âu, nơm nớp sợ hãi khi thấy mạng mình nhẹ hơn cát bụi bên vệ đường, không phút nào yên tâm với bàn tay tàn nhẫn của nghiệp sát đang hung hăng chực chờ dọa nạt. Vậy là chưa kể đến tai nạn các hành vi trộm cướp, nói dối v.v…cũng gieo họa gớm ghê không kém.

Nếu ai nấy cũng nhận chân sâu sắc, các hành vi ác độc kể trên là nguyên nhân trực tiếp gây ra đau khổ giữa người và mình – vì gieo nhân sát hại thì hoặc cách này hay cách khác cũng phải gặt lấy kết quả bị sát hại; để sửa đổi, tu hành diệt trừ dần đi mới mong có ngày sống đặng an toàn trong hòa vui thân mật được.

Đã sửa đổi hành vi cũng phải sửa đổi tánh tình, vì tánh tình xấu xa mới thật nguy hại nhiều hơn. Tham lam, sân hận, si mê, kiêu mạn, nghi ngờ là những tâm tánh xấu xa cố cựu của chúng sanh.

Vẫn biết đã có thân thì ai lại không tham muốn sống còn, nhưng lắm người vì chất chứa lòng tham vô đáy, điều gì hay ho đều muốn thâu góp về phần mình, chỉ muốn đời sống của mình được vinh quang sung sướng, đầy đủ, quý trọng hơn hết thảy mọi người, nên dù việc gì đê hèn hay độc ác mà hễ đưa lại lợi lộc về mình thì không bao giờ từ chối,mặc ai thiếu thốn, khổ não,kêu la, cũng không hề đoái nghĩ! Thậm chí xem tiền tài, danh vọng hơn trăm,ngàn, ức, triệu tánh mạng sanh linh đồng loại chỉ vì tham chút lợi danh mà làm cho đời sống nhân loại bị điêu đứng.

Niệm tham lam vô hình mà tai hại không phải ít, ở trong gia đình có một kẻ tham – tham ăn chẳng hạn – thì sự sống của gia đình mất hòa thuận, đến giữa xã hội hễ lòng tham nẩy nở mạnh mẽ ở đâu, thì ở đấy không sao tránh khỏi cảnh tình xô xát thảm mục thương tâm; vì đã tham tất nhiên có sân, đã sân thì tất nhiên tranh giành xâu xé…

Than ôi! Một tánh tham đã làm cho ai nấy cháy ruột nung gan, huống còn thêm bao nhiêu tánh xấu xa khác nữa.

Song muốn sửa đổi tâm tánh xấu xa một cách dễ dàng đến tận gốc thì đồng thời phải sửa đổi quan niệm hẹp hòi ích kỷ.

Tất cả sự vật đều sanh sanh, hóa hóa trên một bản thể chung cùng hòa hợp, không có sự vật nào được tồn tại ra ngoài bản thể chung cùng ấy.Chính chúng ta cũng phải nhờ sự liên quan hỗ trợ của tất cả mà có ra. Vậy mà chúng sanh mê mờ, tự phân biệt, tưởng tượng chấp riêng một cái Ta, xây ranh giới mà chắn ngang giữa mình và mọi người mọi vật, luôn luôn đặt cái Ta ra trước, lên trên, lấy cái Ta làm định chuẩn cho mọi hành động, nói năng, suy nghĩ. Bởi vậy nên thường bị hẹp hòi, sai lầm, khổ sở. Suy rộng ra nào vinh, nào nhục, nào thị nào phi, không có gì là tuyệt đối. Cái vinh của người này tức là cái nhục của người kia, cái vinh của người kia tức là cái nhục của người này. Ở đời cũng lắm chuyện để cho ta thấy rõ trường đời là nơi đấu tranh nhỏ hẹp ở trong sự phê phán xây nắn của cái Ta hẹp hòi giả dối. Vậy cần phải mở mang trí tuệ thật rộng rãi, phá lần quan niệm sai lầm chấp có bản ngã mới thấy đời rất rộng rãi để khoan hòa đối với mọi loài, mọi vật.

Như vừa nói ở trên, đó là sửa đổi hành vi hung ác, sửa đổi tánh tình xấu xa, sửa đổi quan niệm chấp có cái ta hẹp hòi, ấy là nói về ngăn ngừa cái xấu, diệt trừ cái xấu, đừng để cho nó đâm chồi mọc nhánh ra hoài. Tu như vậy có thể cho là lối tu tiêu cực, trái lại tích cực hơn là phát huy cái tốt, khuếch trương cái tốt làm cho cái tốt càng ngày càng rộng rãi lớn lao.

Hiện tiền nơi chúng ta không những có rất nhiều điều tà vạy ô nhiễm, mà cũng có rất nhiều điều hay, cần nên bồi đắp, tu dưỡng, như bố thí, nhẫn nại, khoan hòa, sáng suốt, bình đẳng, xét ra chẳng ai không có, nếu biết cố gắng vun bồi thì không việc lợi ích gì mà chúng ta không làm được.

Tóm lại hai phương diện tu hành trên, một đàng lo diệt trừ cái tánh hại người hại mình, một đàng lo phát huy cái tánh lợi mình lợi người. Đã nhận thấy lòng tham lam có hại mà lo diệt bớt lòng tham là tu, diệt trừ lòng giận là tu, diệt trừ lòng kiêu mạn, ích kỷ là tu. Trái lại, nhận thấy bố thí là hay, chăm làm bố thí là tu, từ bi cứu vật là tu, khoan hòa rộng rãi là tu.Cho đến bất luận hành động gì tốt đẹp, có nhiều lợi ích cho người mà cố gắng quên mình để thực hành theo cũng đều gọi là tu cả.

Tu như vậy đâu có phải là hẹp hòi hay nhu nhược, tu như vậy đâu có phải là việc riêng của một nhóm người nào hay của một thời đại nào. Chỉ vì có nhiều người chưa hiểu chữ tu có một phạm vi rộng rãi đó, nên tưởng rằng tu là việc chuyên môn của người tu sĩ, của kẻ chán đời, ẩn dật, hay của hạng môn đồ đạo nầy hoặc đạo khác mà thôi, ngoài ra không liên quan với đại đa số người còn đang lăn lóc,chống chọi, hoạt động sống với đời sống không xa thực tế hơn. Ôi, đâu biết rằng cái quan niệm sai lầm ấy không khác nào cái quan niệm của mấy người tưởng phép vệ sinh là phạm vi chuyên môn của mấy ông thầy thuốc, hay của mấy người đã mắc bệnh truyền nhiễm.

Đành rằng phương diện điều trị thân xác có nhiều điều ngóc ngách khó khăn mà thầy thuốc phải gia công tầm cứu, phải cần cho mình một hoàn cảnh sạch sẽ hợp vệ sinh hơn, nhưng trong hạng người không phải là thầy thuốc mà không cần biết vệ sinh, tự do ăn nhớp ở nhúa thì không chỉ tai hại cho mình, còn lây sang mọi người xung quanh, khiến họ phải sống chung trong một cảnh ngộ nguy hiểm.

Phương diện trị thân xác đã vậy, thì phương diện cải tạo tinh thần không kém chi. Muốn diệt hết bao nhiêu tâm niệm xấu xa còn lại, và phát huy tất cả tâm niệm tốt đẹp rộng rãi them lên lại càng rất khó, nếu không phải là người có quyết tâm với mục đích ấy, nếu không có một hoàn cảnh thuận tiện cho sự tu hành thì khó mong kết quả hoàn toàn. Bởi vậy, trong đạo Phật, các vị Tăng già, các hàng tu sĩ phải xuất gia để bớt ngoại duyên phiền nhiễu, phải ở nơi nhân tịch mới thấy rõ nguồn gốc sâu xa của tội lỗi mà gột rữa tiêu trừ. Nhưng nếu hiểu thêm rằng không phải là chỉ mấy vị ấy mới tu đặng, mấy vị ấy mới cần tu, mà tất cả các hạng người ở vào địa vị nào trong thời loạn cũng như thời bình, đều có thể tu, đều cần nên tu cả; nếu không tu tức là tự do để cho thói tham lam, bóc lột, ích kỷ hại người đứng lên làm chủ, gây tai ương không bờ không bến.

Vậy ta có nên xem chuyện Tu là việc ngoài phận sự của mình không? Ta có thể không nhận rõ nghĩa chữ Tu đặng không? Hãy nên nhận chân cho rõ, xem đó là một phương châm của đời sống ngay thật mà không trao đưa cho ai cả, chỉ tự mình gắng thực hành lấy và khuyên lơn người khác biết mà thực hành, để cùng nhau gây nên một cảnh sống yên vui bền vững, tạo cảnh Cực lạc giữa Ta – bà nầy. Nếu được như vậy tức là đã hiểu và đã thực hành đúng nghĩa chTu trong đo Pht.

CẢM ỨNG ĐẠO GIAO

Trên đường giáo hóa của đức Phật, Ngài đã thuyết pháp cho nhiều hội chúng trong đó có hội Pháp Hoa. Kinh này đức Phật nói cho hàng đệ tử căn cơ cao và đã thuần phục, trong đó có kinh Phổ Môn. Trong kinh Phổ Môn,Ngài nói nhiều về hạnh nguyện của đức Quán Thế Âm Bồ - tá. Các đệ tử thường thường niệm danh hiệu: Nam mô Đại từ bi tầm thanh cứu khổ cứu nạn linh cảm Quán Thế Âm Bồ- tát, tức là niệm danh hiệu đã được chỉ dạy trong kinh Phổ Môn. Vì trong kinh đó đức Phật nói rằng: “Thin nam t, nhượchu vô lượngbách thiên vn c chúng sanh thchưkhnão văn kỳ Quán ThếÂm B-tát, Quán ThếÂm B- tát tc thi quán kỳ âm thanh giai đc gii thoát”.Nghĩa là: Nếu có vô lượng trăm ngàn vạn ức chúng sinh đang lâm vào cảnh khổ não mà nghe niệm đến danh hiệu Quán Thế Âm Bồ- tát thì Quán Thế Âm Bồ- tát liền nghe tiếng niệm đó mà hiện đến cứu khổ cho. Sự linh nghiệm khi niệm danh hiệu đức Quán Thế Âm Bồ- tát mà từ trước tới nay,biết bao nhiêu người khi niệm danh hiệu của Ngài, có sự linh nghiệm cảm ứng đạo giao. Nhiều người đã nhờ sức niệm danh hiệu của Ngài mà có sự linh nghiệm như gặp lửa lửa không cháy, gặp nước nước không trôi, gặp tai nạn thì đều qua khỏi…

Đức Phật Quán Thế Âm Bồ- tát đã có nhiều cách cứu vớt chúng sanh khác nhau. Ở tại Việt Nam ta xưa, có một lần Ngài hóa hiện làm công chúa Diệu Thiện, là công chúa thứ ba con của vua Diệu Trang Vương, vua Diệu Trang Vương này có ba người con gái: Người thứ nhất là Diệu Thanh, người thứ hai là Diệu Âm, và người thứ ba là Diệu Thiện. Hai người con gái trước đều lấy chồng, nhưng cô con gái thứ ba thì dứt khoát không chịu lấy chồng, một mực đòi đi tu cho được.Vua cha lấy làm khó chịu, bực tức lắm và dọa rằng: “Được, ngươi không lấy chồng thì ta cho mi đi tu, mi ra ngoài vườn mà tu”. Ông sai lính làm một cái chòi cho cô tu một mình nơi chỗ hẻo lánh, cực khổ để cho cô thối chí. Nhưng Diệu Thiện không nản lòng. Kế đó không thành, vua bèn nghĩ kế thứ hai: Một hôm ông sai đem DiệuThiện tới nơi chùa Thanh Tước, giao cho các Ni tăng ở đó để cai quản và giám sát cô. Ông nén cơn giận mà lẩm bẩm: “Ưng tu thì ta cho tới đó mà tu!” Ông dặn các Ni tăng ở chùa Thanh Tước rằng phải làm thế nào ,hoặc là khuyên lơn, hoặc là hành hạ, hoặc là khủng bố để cho Diệu Thiện trở về lấy chồng. Nếu không làm đuợc như vậy thì ông sẽ đốt chùa.

Khi Diệu Thiện đến ở đó, các vị Ni tăng khuyên răn hết lòi, nói nhỏ nói to, nói ngọt nói ngào để cho Diệu Thiện trở về lấy chồng. Khuyên không được trở qua hành hạ đủ cách, bắt gánh nước suốt ngày,bắt nấu cơm phục dịch không hở, bắt tụng kinh liên tục để cho Diệu Thiện chán nản và thối chí mà quay trở về. Nhưng Diệu Thiện quyết tâm trì chí làm theo mọi việc chứ không chịu trở về. Khi vua cho người tới dò hỏi, các vị Ni tăng đã khuyên Diệu Thiện trở về được chưa? Nhưng họ thưa lại rằng không có kết quả gì hết, nên vua sai quân lính tới phóng hỏa để đốt chùa. Trong khi vừa ra lịnh phóng hỏa thì sấm sét ầm ầm nổi lên, mưa gió trút xuống ào ào nên chùa không đốt được. Ông sai bắt Diệu Thiện trở về để giết nàng. Khi đem ra giữa pháp trường để hành hình, người đao thủ phủ vừa cất đao lên chém thì ông Hổ xuất hiện nhảy bổ vào và cắp Diệu Thiện mang đi mất. Hổ mang đến nơi chùa Hương tích bỏ công chúa ở đó cho cô tu. Chùa Hương tích ở miền Bắc có thờ tượng Quán Thế Ấm một phần cũng là do tích này. Khi bị bỏ lại ở đây, cô quyết chí tu hành không xao lãng, ngày đêm kinh kệ, trong thời gian tu hành cô thực hành hạnh từ bi của đức Phật nên sau một thời gian thì đắc đạo.

Lại nói chuyện vua cha ở nhà khi nàng vắng mặt, phụ vương nàng bị mắc bịnh nan y, ngứa ngáy khắp người không ai chữa khỏi. Diệu Thiện ở chùa tu hành đắc đạo nên quán thấy cha mình bị mắc bệnh trầm kha không ai cứu chữa được, liền hóa hiện một vị Hòa thượng để vào thăm vua. Khi vào thăm vua, Hòa thượng đó mách rằng: Bịnh này của Ngài chỉ có đôi mắt, đôi tay của người con hết sức chí hiếu mới có thể chữa được mà thôi. Vua liền hỏi: Làm sao có được người con chí hiếu mà cho được con mắt, đôi tay để chữa khỏi bịnh được, tìm đâu cho ra. Trẫm chỉ có ba người con, hai đứa con ở nhà chả có chí hiếu gì cả, còn đứa thứ ba xét ra nó có chí hiếu thật đó, nhưng bị hổ cắp tha mất rồi, làm sao có được. Hòa thượng nói với vua rằng: Không, thưa đức vua, người con thứ ba tên là Diệu Thiện đó còn sống và đang tu ở động Hương tích, nếu ngài cho người đến đó mà tìm chắc chắn người đó sẽ hi sinh tính mạng, móc mắt, cắt tay để đem về chữa bệnh cho ngài thì bệnh ngài sẽ khỏi. Ông vua nghe vậy liền cùng với quan quân thân hành tới đó thì quả nhiên thấy Diệu Thiện bằng xương bằng thịt đang tu ở đây. Cha con gặp nhau thì mừng lắm, ân cần thăm hỏi và vua cũng tỏ ý hối hận về việc làm không đúng của mình đối với Diệu Thiện, đồng thời nói bịnh hiểm nghèo của mình đang mắc phải.

Khi biết bịnh nan y của cha như vậy thì Diệu Thiện phát tâm móc mắt, cắt tay để chữa bịnh cho cha. Nhờ đó mà phụ thân của nàng lành bệnh. Khi vua cha đã lành bệnh rồi liền đi tới nơi đó để thăm con thì con đã thành đạo, tức đức Phật Quán Thế Âm, cho nên mới có câu rằng:

Chơn nhưđo Pht nhim mu

Tâm trung cha hiếu nim đu chnhân

Hiếu là đđượcđng thân

Nhân là vt khi trm luân mi loài

Thn thong nghìn mt nghìn tay

Cũng trong mt đim linh đài mà ra

Ngm trong bnuc Nam ta

Phmôn có đc Pht ba Quan Âm

Nim Ngài hưởng nim pháp âm.

Đó là câu thơ tả về đức Phật Quan Âm Diệu Thiện. Niệm ngài thường niệm tại tâm, tức là lời dặn dò cho chúng ta cầu khẩn tới ngài, mong ngài cứu chúng ta tai qua nạn khỏi.

Niệm nơi miệng không bằng niệm nơi tâm là vì sao? Niệm nơi miệng vì miệng không làm chủ được bản thân mà tâm mới làm chủ được bản thân. Tâm bắt miệng niệm, tâm có thành thì miệng mới thành, tâm không thành thì miệng không thành. Cho nên tâm thành thì cảm ứng đạo giao mới đầy đủ, còn tâm không thành mà miệng niệm thì không có cảm ứng đạo giao được. Thế thì khi niệm bằng tâm là niệm thế nào? Niệm bằng tâm là niệm một cách hồn nhiên, chứ không phải niệm có suy tính. Ví dụ bây giờ niệm Nam mô Quán Thế Âm Bồ- tát, con niệm Ngài, Ngài cứu cho con với.Ngài cứu cho con bằng cách nọ hay bằng cách kia. Khi niệm Ngài mà có tính toán như vậy thì tâm không nhất, đó là niệm bằng trí thức chứ không phải niệm bằng tâm. Niệm bằng trí thức là sao? Ví dụ: Ta gặp một em bé mà không phải là con em của mình, nó té ngã giữa đường, mình muốn cứu vớt nó. Nhưng khi cứu thì nghĩ đi nghĩ lại, thôi đỡ nó lên kẻo tội, không biết con ai mà bị té như thế này. Hay có nhớ ra thì nói: Nó là con ông A nhà bên cạnh, thôi cố gắng đỡ nó dậy kẻo tội nghiệp. Trong khi đưa tay đỡ đứa bé dậy là đỡ với sự tính toán rằng : Nó là đứa con ông bạn nhà hàng xóm bên cạnh, đỡ dậy một chút kẻo tội. Đó là cách đỡ để làm phước, nhưng cái làm phước đó có sự tính toán bằng trí bằng thức. Còn nếu khi con mìng bị té như vậy thì đưa tay đỡ liền, không có tính toán gì cả. Khi té như vậy thì cha mẹ tự trong tâm chủ động đưa tay ra đỡ ngay, không tính toán gì cả. Cho nên nói: Niệm Ngài thường niệm tại tâm,tức niệm với một tâm hồn hồn nhiên, một tinh thần gắn bó chặt chẽ như tình thương của cha mẹ dành cho con.

Khi chúng ta có một tâm hồn nhiên niệm Ngài như vậy thì Ngài cũng đem một sức từ bi hồn nhiên mà cứu vớt để độ chúng ta và muôn loài. Còn niệm theo cách tính toán thì không có tác dụng bao nhiêu, vì tính toán thì không nhất tâm. Trong khi niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ - tát mà suy cách này hay tính cách kia như vậy thì trong tâm không thuần túy nên sự cảm ứng không đầy đủ. Nên người xưa đã khuyên: Niệm Ngià niệm ở tại tâm.

Hôm nay là ngày kỉ niệm vía đức Quán Thế Âm Bồ - tát, chúng tôi xin nhắc lại hạnh nguyện của Ngài để cho các Phật tử biết và mong các Phật tử hãy hướng về đức Quán Thế Âm để niệm danh hiệu của Ngài.. Ngoài ý nghĩa cứu khổ, đức Quán Thế Âm Bồ- tát còn có nghĩa là Đại Từ bi. Ngài sở dĩ được gọi như vậy vì Ngài luôn luôn cứu độ chúng sanh, giúp đỡ cho chúng sinh tai quan nạn khỏi bằng một tâm lực từ bi. Nếu không có đức từ bi thì Ngài không có cứu độ ai hết. Không từ bi thì không có sức cứu độ. Cho nên nhiều người gọi Quán Thế Âm Bồ- tát là Quán Từ bi. Cho nên niệm Ngài là niệm Đại Từ bi. Mà niệm Đại Từ bi thì tâm của chúng ta cũng đồng hành theo hạnh Đại Từ bi đó, như nước có trong thì trăng mới hiện, nước không trong thì trăng không hiện. Đức Quán Thế Âm Bồ- tát như mặt trăng, lòng của chúng ta như hồ nước. Hồ nước có trong thì trăng mới hiện xuống, hồ nước không trong thì bóng trăng không hiển hiện. Nước lờ mờ thì trăng hiện lờ mờ, nước trong suốt như gương thì trăng hiện mới đẹp. Tâm của chúng ta là nước, bóng trăng là Ngài. Tâm ta trong thì bóng Ngài hiện ra một cách toàn diện. Đó là cảm ứng đạo giao. Như vậy là trăng không đi tới với nước mà trong nước vẫn có trăng.

Đức Quán Thế Âm luôn luôn hiện ra cùng khắp, nơi nào Ngài cũng hiện hết, vì thế ở phương đông, phương tây, phương nam, phương bắc cùng một lúc niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ- tát thì cũng cùng một lúc có được đức Quán Thế Âm Bồ- tát thần thông thị hiện khắp nơi, cho nên gọi là Phổ môn. Phổ là khắp, môn là pháp môn. Ngài dung đủ pháp môn để độ cho tất cả chúng sanh. Phổ cũng có nghĩa khác là ngài đi đến gõ cửa khắp mọi nhà để độ chúng sanh, không kể lớn, không kể nhỏ, không kể trai hay gái, không kể chức quyền hay ngu dốt, không kể giàu hay nghèo, hễ có niệm cầu là có sự ứng cảm của ngài, cho nên gọi là Phổ môn thị hiện. Ngài thị hiện đến độ cho chúng sanh, đó là công hạnh của đức Quán Thế Âm, và đó cũng là ý nghĩa niệm danh hiệu đức Quán Thế Âm.

Hôm nay là ngày lễ vía đức Quán Thế Âm, tôi xin nhắc lại sơ lược công hạnh của Ngài như vậy để mong các Phật tử luôn luôn chú tâm thành kính tưởng niệm ngài bất cứ lúc nào, chưa gặp nạn ta vẫn tưởng, khi gặp nạn rồi cần phải tưởng niệm nhiều hơn nữa để được cảm ứng đạo giao bất khả tư nghì. Trong kinh có dạy hễ có nhơn thì có quả, chúng ta có niệm Ngài thì sẽ cảm ứng được đạo giao nan tư nghì nơi Ngài.

Nam- mô Tầm thanh Cứu khổ Cứu nạn Linh cảm Quán Thế Âm Bồ- tát.

RỪNG LỘC UYỂN

Sau khi đức Phật thành đạo bên cội Bồ- đề, Ngài bước ra khỏi cội Bồ- đề đi đến với trần gian để giáo hóa chúng sanh. Trước tiên Ngài đến rừng Lộc Uyển để hóa độ cho 5 vị Tỳ - kheo, đứng đầu là A- nhã Kiều- trần- như. Rừng này gọi là vườn Nai { Lộc uyển}. Nhưvy lch srng Lc uyn bt đu ni tiếng tkhi đc Pht đi tìm 5 ngươìđng tu khhnh. ChLc uyn hay Sarnath chính là chca các loài nai. Ngui đi sau g5oi tt là thành Sarnath. Trong kinh tng Pàli thung dung chMigadàya hay Isipatana, có khi dung chai là Migadàya và Isipatana ChSanskrit nghĩa là chtrú ca các vn sĩ.Sau này Ngài Pháp Hin dch là chca các ngài n sĩ tnh tu. Theo stích thì đây còn có mt chi tiết quan trng là thi xưa có mt sBích- chi Pht xung {vun Nai} nhp dit trên hưkhông, ri thân thrơi xung min đt này. Du thếnào, Isipatana cũng là mt khu vc quan trng, gm cMigadàya { vun Nai}. Các vtu sĩ thung đây đtu tp thin quán. Còn chMigadàya nghĩa là Lc uyn, là chVua Ba-la-ni đcho loài lc được sng tdo, không ai đuc săn bn giết hi. Do đó chnày là chlý tung cho nhng vn sĩ mun xa lánh thành thvđây ttp Thin quán.

Trong kinh có một chuyện tiền thân rất hay gọi là Nigro-dhamiga, có liên qun đến chỗ này, và hàm nhiều ý nghĩa giáo dục,mà ngài Huyền Trang thuật lại như sau:

Chính chổ này, ở trong một khu vườn rộng, có một ngọn tháp uy nghi còn sót lại và là chỗ Đề- bà- đạt- đa cùng với Bồ- tát trong một kiếp đều làm vua của loài Nai. L1uc ấy giữa một khu rừng rất lớn, có hai bầy nai,mỗi bầy có 500 con và do hai con Nai chúa nói trên chỉ huy. Một của tiền thân Bồ- tát {đức Thích Ca}, và một đoàn khác do Đề- bà- đạt- đa cai quản. vua trong nước Ba- lai- nại thường hay đi săn bắn khắp nơi. Một hôm Bồ- tát {Lộc vương} đến gặp đức vua và tâu rằng: Thưa Đại vương, nếu Đại vương đốt cháy những khu vực săn bắn của Đại vương và bắn chết những thuộc hạ chúng tôi trong đêm tối. Chúng tôi sẽ chết thối chết ươn, trước khi mặt trời mọc và như thế thịt chúng tôi không thể dung làm đồ ăn tươi tốt được. Vậy mong Đại vương để cho chúng tôi, mỗi ngày cung hiến một con Nai để Đại vương dung. Như vậy Đại vương luôn luôn có thịt tươi và chúng tôi có thể kéo dài sự sống. Nhà vua chấp thuận lời đề nghị này, và bảo đánh xe trở về cung. Từ đó mỗi ngày một con Nai từ một bầy đi đến chỗ Vua ở và chịu chết. Lần lượt bầy này rồi đến bầy khác. Lúc bấy giờ trong bầy của Đề- bà- đạt- đa, một con có mang đến lượt phải chịu chết. Con Nai này đến trước Nai chúa của mình tức Đề- bà- đạt- đa mà tâu rằng: Dẫu tôi bằng lòng chịu chết, nhưng chưa phải đến phiên con tôi trong bụng phải chịu chết, vậy ngài hãy cho một con khác thay tôi, khi nào con tôi lớn, chúng tôi sẽ đem hai thân để chịu chết. Nai chúa tức giận quát rằng: đây có ai mà chẳng biết quí mạng sống? Con Nai cái thở dài trả lời : Nhưng tâu Bệ hạ, Bệ hạ thật không nhân đạo tí nào, thiếu tình thương đồng loại, nếu Bệ hạ giết những gì chưa sanh, Đề- bà- đạt- đa vẫn nhất định không nghe. Con nai này liền đến tỏ cảnh ngộ khốn cùng của mình cho Bồ- tát nói với một giọng dịu hiền:Cao quí thay trái tim của người mẹ thương những gì chưa được sống. Hôm nay ta sẽ chịu chết thế cho ngươi. Vì ta không có quyền bắt buộc ai khác phải chịu số phận này…

Rồi Nai chúa đi đến cung Vua và đặt đầu mình trên bàn đợi người đồ tể cắt cổ ! Những người đi đường hay chuyện ấy, truyền tin cho nhau và nói rằng: Nai chúa thật là kỳ diệu. Dân chúng cùng các quan viên vội vã đến xem. Khi nghe tin này, Vua không tin la sự thật. Nhưng đến khi người thị vệ vào tâu lại sự thật là thế, nhà vua mới tin. Đoạn Vua hỏi Nai chúa rằng: Tại sao ngươi lại đến đây? Nai chúa tâu : Một con Nai có mang đến lượt phải chết, tôi không nỡ lòng nào để một con nai chưa sinh phải chịu chết oan, nên tôi đến thay thế cho con nai có mang ấy. Vua nghe rồi thở dài và nói rằng : Ta thật có một thân người, nhưng không giống như con nai, trái lại con nai này tuy mang thân nai nhưng có những điểm khác lạ hơn loài người. Nhà Vua thương xót cảm động và tha cho Nai chúa, không bắt buộc mỗi ngày phải nạp một con nai nữa. Vua để cả khu rừng cho loài nai ở và vì thế khu rừng này được gọi là khu rừng của loài nai { Lộc uyển}.

Do nguyên nhân đó mà đàn nai sống từ thế hệ này sang thế hệ khác đều tự do tự tại trong bầy đàn của nó ở trong khu rừng này. Và chính chỗ này, các vị tu hành năng đến đó để tu tập, cho nên rừng đó gọi là rừng nai. Rừng nai cắt nghĩa theo chữ Hán là rừng Lộc Uyển, Uyển là rừng, Lộc là nai, tức Rừng Nai là vì lý do đó.

Trước có 5 vị Tỳ - kheo cùng tu khổ hạnh với Phật, sau thấy đức Phật thọ thực họ nói rằng, đức Phật đã thối chí rồi nên tách riêng đến đó để tu hành. Khi đức Phật thành đạo, Ngài đến đó trước tiên để độ cho họ. Lần lượt từ đó trở đi trong 45 năm từ phương này đến xứ khác, từ nước nọ qua nước kia, cứ ngày đi đêm nghỉ, gặp cơ duyên nào thì tùy theo đó mà hóa độ cho chúng sanh thoát khỏi luân hồi sanh tử. Đó gọi là Rừng nai.

Câu chuyện trên cho ta rõ nguyên thủy tên gọi của chỗ này. Thật la xứng hợp. Từ đó khu rừng này trở thành một địa điểm tốt đẹp, an lành của loài Nai, cho đến thời đức Phật. Những tượng tả các sự tích trong đời sống đức Phật đều có vẽ hai con nai hai bên, ở giữa là Pháp luân. Hiện nay còn có một đàn nai ở sau chùa Mulagandhakuti.

Như đã nói trên, đức Phật An cư 3 tháng đầu tiên tại chỗ này, sau khi Ngài đắc đạo, Sarnath hình như không phải là chỗ thường trú của đức Phật và các đệ tử thân tính của Ngài. Có thể Ngài chỉ đến thăm hai hay ba lần sau khi Chuyển Pháp luân. Nhưng các đệ tử Ngài thường đến tu hành tại chỗ này. Điều chắc chắn là cuối thế kỷ thứ IV trước T.L Sarnath trở thành một nơi rất quan trọng. Khi vua A- dục lên ngôi, chỗ này trở thành một điạ điểm rất thạnh hành của Phật giáo. Vua A- dục có dựng nhiều trụ đá để kỷ niệm, nhưng tiếc hiện nay không tìm thấy, trừ trụ đá đã nói trên kia. Sau vua A- dục chúng ta không được biết llịch sử nối tiếpcủa Sarnath. Chỉ khi ngài Pháp Hiển đến thăm vào thế kỷ thứ V, chúng ta mới biết được them. Theo ngài Pháp Hiển, Sarnath là một nơi phồn thịnh. Như vậy chắc một vài thế kỷ trước cuộc chiêm bái của ngài,chỗ đó là nơi phồn thịnh, nhưng có lẻ thời kỳ phồn thịnh nhất là vào khoảng giữa thế kỷ thứ ba và thứ bảy {250 650 sau Tây Lịch} như những tượng đá và phần nhiều những đồ chạm khắc đều thuộc về thời đại trên.Hầu hết những tháp chưa được đào lên đều chứng tỏ các vật dụng dung làm chùa thápcùng các bia ký tìm được cũng đều thuộc về thời đại này. Chỉ trừ cột trụ của vua A-dục là dựng lên vào năm 250 trước T.L và ngôi chùa của bà Kumara Devi là dựng lên vào năm 1192 sau T.L.

Vào thế kỷ thứ sáu, Mihircula, giặc Hung nổi lên, tàn phá chổ này, nhưng theo ký sự của Huyền Trang thì hình như vào thế kỷ thứ bảy, chổ này được sửa sang lại tất cả, vì ngài không nói gì đến những dấu vết tàn phá. Những thế kỷ sau, cũng không có gì đáng kể, chắc chổ ấy vẫn được thịnh vượng. Đến thế kỷ thứ 10, Sarnath bắt đầu bị suy tàn, và dầu có nhiều Phật tử cố gắng phục hưng, nhưng không có ảnh hưởng mấy. Bà- la- môn cành ngày cành bành trướng mạnh, và đồ đệ Bà-la-môn giáo bắt đầu lập những đền thờ tại chỗ này. Đến thế kỷ thứ hai, lại bị vua Mahumud Gaznavi đến cướp phá và cuối cùng là bị ông Kutbuđdin, một tướng của của vua Mahmud Ghrori đến cướp phá những gì còn lại của Sarnath. Từ đó Sarnath hoàn toàn bị hoàn cảnh chi phối nên các Phật tử bỏ phế, các tháp chùa bị phá đổ, chỉ trừ hai tháp chính nói trên.Từ thế kỷ ấy đến thế kỷ thứ 17, chúng ta không biết gì đến lịch sử Sarnath, chắc chỗ ấy hoàn toàn bị hoang phế, dân chúng không giám lai vãng. Năm này qua năm khác, những trận cuồng phong mang cát bụi đến chồng chất lên, bao phủ Sarnath. Cây cối mọc lên đến nổi toàn cảnh bị chon lấp dưới một lớp cỏ cây um tùm. Đến khi những nhà khảo cổ đến đào bới để tìm di tích, chúng ta mới được biết đến Sarnath. Đầu năm 1834, Tướng Makenzie đến đào lại chổ ấy gặp nhiều di tích. Rồi đến nhà khảo cổ Alexander Cunningham, người đã phải xuất tiền riêng để đài thọ cuộc tìm kiếm. Những vật ông ta tìm đươc cất tại Viện bảo tang ở Calcutta. Nên biết rằng thời ấy một số tượng cùng gạch đá ở Sarnath đều đem về làm trường Queen College, cầu Duncan và nhà ga Benarès. Chỉ một cầu Duncan cũng đã dùng đến 48 tượng đá lắm rồi. Bắt đầu năm 1851, ông Kittoe đến đào, tìm lên được ngôi chùa và đặt tên là chùa Kittoe. Năm 1905, Viện Bác cổ đào lên những di tích đã được nói trên. Nhưng tất cả công nghiệp trên chỉ khiến cho một số học giả được biết đến Sarnath, còn dân chúng nhất là Phât tử bốn phương, không một ai nghĩ đến Phật tích quan trọng này. Phải đợi đến khi ngài Dharmapala đến tại chổ này, vào năm 1891, mới có một cuộc phục hưng Phật giáo thật sự. Khi ngài đến, Sarnath là một chổ đầy những cây dại, và là chỗ nuôi súc vật, nhớp nhúa đến nổi ngài không giám đặt chân vào. Ngài quyết định phục hưng lại chổ này. Trước hết ngài mua một mảnh đất, do mẹ ngài bà Kakkika hewavitarne Lamtani cúng tiền, để làm chổ dựng chùa hiện tại, rồi ngài lại mua thêm một miếng nữa do vua Raja Bhinga cúng tiền. Ngài còn có ý định mở một lớp giáo dục tân tiến, kỹ nghệ hóa để chấn chỉnh nông nghiệp. Nhưng các sự nghiệp của ngài phần lớn bị thất bại, vì lúc bấy giờ dân chúng phản đối những gì mới mẻ do ngài chủ trương. Tuy nhiên ngày nay chúng ta thấy ngài đã dựng được ngôi chùa Mulàganhakuti, lập đuợc nhiều trường học cho dân chúng, mở nhà thương thí v.v…Chính những công nghiệp này thức tỉnh các Phật tử tự tích cực hoạt động mãi cho đến ngày nay và phục hồi một phần nào những hưng thịnh ngày xưa. Ai nấy đều công nhận công trình đầu tiên của ngài Dhamapala thật lớn lao đối với cuộc phục hưng Phật giáo ở Ấn Độ. Trên đây là những điều mà tôi và Hòa thượng Minh Châu khi viếng thăm các Thánh tích Phật giáo nổi tiếng ở Ấn năm 1994 nghe kể lại.

CHIẾC DÉP CỦA ĐẠT MẠ TỔ SƯ

Nhìn hình ảnh của ngài Đạt Mạ, chúng ta thấy ngài vác một cây gậy đầu có treo một chiếc dép. Chúng ta ai cũng đi dép hai chiếc mà tại sao ngài Tổ lại đi một chiếc? Ngài Tổ nhìn bề ngoài có vẻ không nghiêm chỉnh gì hết vậy? Còn một chiếc nữa ngài bỏ đi đâu rồi? Đó là chuyện tôi muốn giải thích hôm nay sau khi có một số Phật tử đặt câu hỏi.

Sau khi ngài truyền pháp cho Huệ Khả an tâm rồi thì ngài tịch diệt. Sau ba tháng thì có ông Tấn Công đời nhà đường thế kỷ 16 bên Trung Hoa, đi sứ ở Tây Vức về thì thấy ngài Đạt Mạ quảy một chiếc dép trên gậy mà đi về hướng đó. Tấn Công hỏi ngài đi đâu? Ngài nói ta về Tây. Đến khi vị sứ về triều đình báo tin lại : Ngài Đạt Mạ tổ sư mà tôi vừa gặp, tôi hỏi ngài đi đâu vậy? Ngài nói Ta về Tây. Ở nhà lấy làm lạ nói: Đạt Mạ tổ sư đã viên tịch 3 tháng nay, chôn cất rồi tại sao lại có Đạt Mạ tổ sư nào đi về Tây? Khi ấy khui quan tài ra xem thì trong hòm chỉ còn một chiếc dép. Còn ngài với nhục thân thật của ngài quảy một chiếc dép đi mất. Chính cái tượng thờ quảy một chiếc dép là tượng của ngài đó. Câu chuyện của ngài Đạt Mạ hiện vẫn còn mang nhiều tính bí ẩn.

Có người hỏi tôi: Vậy chuyện đó có thật không? Có phải ngài chết bỏ trong hòm sau đó ngài ngồi dậy ra đi mang theo một chiếc dép không? Thật ra , nói về ý nghĩa cao siêu thì nhiều chuyện lắm. Tôi liền nói: Chuyện đó cũng giống như chuyện hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội . Hồ Hoàn Kiếm khi vua Lê Lợi đánh thắng quân Minh rồi, khi về đi ngang qua đó ngài vứt cái kiếm xuống hồ , thì bỗng có con rùa thò đầu lên ngậm cái kiếm lặn xuống nước sâu nên gọi là hồ Hoàn Kiếm. Chuyện Đạt Mạ tổ sư cũng na ná như chuyện hồ Hoàn Kiếm của nước ta vậy . Nhưng nếu ai nói chuyện hồ Hoàn Kiếm không thật thì sẽ bị quần chúng lên án ngay vì nó đã đi vào lòng quần chúng rồi và được quần chúng yêu mến giữ gìn như giữ gìn báu vật. Câu chuyện Đạt Mạ cũng đã được Phật tử chấp nhận nên bổn phận chúng ta là phải giữ gìn nó vì đó là câu chuyện đẹp. Truy nguyên câu chuyện đến cùng thì tôi cũng chỉ biết đến đó.

Khi Lương Võ Đế hỏi Đạt Mạ tổ sư rằng: Trẫm lâu nay đúc chuông, tạo tượng, xây chùa thế có công đức gì không? Ngài nói : Không có phước đức gì hết. Ngài trả lời nhhư vậy, ông Lương Võ Đế cũng bực lắm. Bây giờ giả sử chùa hư, các thầy kêu gọi đóng góp tịnh tài sửa chùa để kiếm công đức, mà ngài nói không có công đức gì cả. Vậy tiền của bỏ ra đều uổng cả sao. Lần sau kêu gọi ai mà cúng.

Thật ra câu nói đó là môt câu nói có nhiều ý ẩn bên trong. Bởi ngài thấy ông Lương Võ Đế chỉ biết cỏ cây mà không biết lõi cây. Phật pháp thậm thâm vi diệu chứ đâu phải làm cái chuyện đúc chuông, tạo tượng, xây chùa, cúng dường mà ông cho là đủ, nên ông cứ mê mãi trong chuyện đúc chuông, tạo tượng…là bao hàm toàn bộ Phật pháp rồi, ngoài ra không có gì hơn nữa. Còn Giới, Định, Huệ phải tu tập để trở thành giác ngộ thì ông không quan tâm tới. Cho nên ngài nói câu ấy là để phá tính chấp nơi cua Lương Võ Đế.

Như vậy chúng ta phải biết Phật pháp không chỉ dừng ở nơi cái chuyện đúc chuông, tạo tượng, xây chùa, cúng dường mà Phật pháp còn chỉ rõ con đường giải thoát cho mọi người tu tập, để mọi người cùng được giải thoát, cùng được giác ngộ như đức Phật. Đó là mục đích của ngài khai cho chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến.

Còn chuyện đúc chuông tạo tượng là một phương tiện, một cái duyên để cho chúng ta tích lũy thêm phước đức hầu sau này sẽ có một đời sống hạnh phúc hơn chứ chưa phải là cứu cánh, là toàn diện của Phật pháp. Mà toàn diện của Phật pháp vừa là làm phước vừa là tu huệ.Làm phước tu huệ viên mãn như trong kinh nói: “ Phuc hulung toàn phuơng tác Pht” { Cả phước cả huệ đều viên mãn mới là Phật}. chứ còn đúc chuông, tạo tượng, xây chùa, cúng dường mới là tích phước. Nếu tích phước mà thiếu huệ cũng không khác nào như con chim một cánh thì không bay được, hay con người một chân sao mà đi được. Nhắm vào ông Lương Võ Đế, mà ngài nói thẳng là ông làm nhiều như vậy nhưng không có phước đức chi hết, chứ không phải vì cái việc đúc chuông, làm chùa, tạo tượng không có phước. Đó là ngài cố ý nói để phá cái kiến chấp của ông Lương Võ Đế, vì ông Lương Võ Đế cho cái đó là Phật pháp rồi, không có gì hơn nữa. Ngài cố phá cái kiến chấp hẹp hòi đó nên ngài nói không phước đức gì hết là vậy.

Trong “ Truyn Đăng Lc”quyển 30 có kể về Đạt Mạ Tổ sư như sau : Pháp sư { Bồ- đề- Đạt- mạ} là con thứ ba của một vị đại vương Bà – la- môn ở Nam Thiên Trúc thuộc Tây Vức. Thần huệ sáng thông, nghe đâu ngộ đó. Ông nuôi chí cầu pháp Đại thừa, trút lớp áo trắng Cư sĩ, khoác lên mảnh nâu sòng , quyết làm hưng thịnh hột giống Thánh. Thoải mái trong lòng, thông suốt thế sự, trong ngoài sáng rỡ, đức hạnh vượt ngoài khuôn mẫu thế gian. Ông đau lòng trước cảnh suy vi của Thánh giáo ở các nước ngoài, bèn băng núi vượt biển, qua du hóa ở Trung Hoa nước Ngụy. Kẻ hằng tâm ai cũng tin theo, còn người thiển cận sanh lòng chê trách. Thời ấy có hai ông Đạo Dục và Huệ Khả tuy thuộc hàng hậu sinh, tuổi nhỏ mà tuấn tú, chí lại cao xa, duyên may gặp được Pháp sư, bèn ở đó phụng sự nhiều năm, hết lòng tu học, chỉ mong sư chỉ bảo. Pháp sư thương họ tinh thành bèn chỉ cho chân đạo: đây là phép an tâm, đây pháp hạnh, đây là phép thuận vật, đây là phương tiện, đó là pháp an tâm của Đại thừa giáo, cẩn thậnchớ hiểu lầm. An tâm, đó là phép bích quán: phát hạnh đó là tứ hạnh: thuận vật, đó là phòng ngừa sự chê gièm; phương tiện, đó là khiến mình đừng chấp trước, đó là sở do lược thuật lại như vậy. Phàm vào đạo có nhiều đường, nhưng nói cho cùng không ngoài hai đường này Lý nhập và Hạnh nhập.

a.Lý nhp :Là nương theo giáo { kinh điển} để ngộ vào tâm { yếu chỉ}; tin sâu rằng tất cả sinh linhđều chung đồng một chân tánh, chỉ vì khách trần bên ngoài và vọng tưởng bên trong che lấp nên chân tánh không hiển lộ được. Nếu bỏ vọng theo chân, tinh thần ngưng tụ trong cái định bích quán, thì không thấy có ta và có người, Thánh phàm một bực như nhau. Nếu một mực kiên cố không lay chuyển, rốt ráo không lệ thuộc vào giáo, đó tức là ngầm hợp với lý, hết tâm tưởng phân biệt. Tịch nhiên vô vi gọi là lý nhập.

b.Hnh nhp :Là nói về bốn hạnh, ngoài ra các hạnh khác đều bao gồm trong ấy. Bốn hạnh là gì?

1.Báo oán hạnh. 2. Tùy duyên hạnh. 3. Vô sở cầu hạnh. 4. Xứng pháp hạnh.

1.Sao gi là báo oán hnh?Người tu hành khi gặp cảnh khổ nên tự nghĩ như vầy : Ta từ bao kiếp trước buông lung không học, bỏ gốc theo ngọn, trôi dạt theo vật chất, nặng lòng thương ghét, gây hại không cùng. Đời nay tu ta không phạm lỗi nhưng nghiệp dữ gieo từ trước nay kết trái chin, điều ấy nào phải do trời hoặc người tạo ra đâu, vậy ta đành nhẫn nhục chịu khổ, đừng nên oán trách. Kinh nói: gặp khổ không buồn, vì sao vậy? Vì thấu suốt { luật nhân quả}. Vậy khi tâm niệm ấy pháp ra, ấy là ứng hợp với lý mượn oán mà hành đạo nên nói là hạnh trả oán.

2.Tùy duyên hnh :Chúng sanh đều do duyên nghiệp mà chuyển thành, chẳng có tội. Mọi nỗi khổ vui đều do nhân duyên sinh. Nếu nay được quả báo tốt hưởng đủ vinh dự, ấy là do nhơn lành thuở trước, nên nay mọi thứ được như vậy, Hễ duyên hết thì lại hoàn không, mừng vui nổi gì? Được mất gì đều tùy theo duyên nhưng tâm người không vì vậy mà được thêm hoặc bớt mất gì. Nếu thấu đáo được như vậy thì gió vui chẳng động, lặng lẽ mà thuần đạo, nên nói là hạnh tùy thuận theo duyên nghiệp vậy.

3.Vô scu hnh:Người đời mãi đắm mê việc gì cũng tham trước, thế gọi là cầu. Bậc trí nghĩ lẽ chân, chuyển người thế tục, nên an tâm trụ ở vô vi, thân hình tùy nghi mà vận chuyển, muôn vật đều là không. Có gì vui mà cầu được. Hễ có công thì liền có hắc ám đuổi theo, ở lâu trong ba cõi khác nào như trong nhà lửa, có thân có khổ được gì mà vui? Thông suốt được như vậy buông hết sự vật, dứt tưởng chẳng cầu. Kinh nói còn cầu còn khổ, hết cầu mới được vui. Xét biết không cầu mới là đạo hạnh, nên nói là hạnh vô cầu mong.

4.Xng pháp hnh : Cái lý thanh tịnh của tự tánh gọi là pháp{ tánh tịnh chi ly, mục chi vi pháp}tin hiểu lý ấy thì mới là hình tướng hóa thành không, không nhiễm không trước, không bỉ không thử. Kinh nói: Pháp không có chúng sanh, hãy lìa chúng sanh cấu: pháp không có tướng ngạ, hãy lìa ngã cấu. Bậc trí vì tin hiểu được vậy thì tùy xứng theo pháp mà hành. Bổn thể của vốn không tham lận cho nên dầu đem thân mạng và của cải ra mà bố thí vẫn không hối tiếc. Thấu rõ ba cái không, thì không còn ỷ lại và chấp trước. Chỉ cần gạn trừ trần cấu, tùy nghi mà giáo hóa chúng sanh, nhưng không mắc phải hình tướng, thế tức là tự hành, đã lợi người lại thêm trang nghiêm đạo Bồ- đề. Bố thí đã vậy thì năm độ { Bát – nhã} khác cũng thế, vì dứt trù vọng tưởng mà hành pháp tu sáu độ, nhưng thật không gì gọi là hành trả, nên nói là hạnh tùy xứng theo pháp. { Theo: “Truyn Đăng Lc” quyển 30}.

Theo “Truyn Đăng Lc”quyển 30 kể: Ngày kia có ông Tăng tên là Thần Quang đến viếng sư, nhiệt thành cầu được khai ngộ phép thiền, nhưng Đạt Ma lạnh lùng không nhìn tới. Thần Quang không vì thế mà ngã lòng, nghĩ rằng những bậc chí thánh đại hiền ngày xưa phải trãi qua đủ thứ thiên ma bách chướng mới thành được bổn nguyện. Đêm kia ông đứng dầm mình trong tuyết chờ Đạt –ma để ý đến cho đến khi tuyết rơi đầm đìa chôn vùi ông đến đầu gối. Bây giờ sư mới quay đầu lại hỏi:

-Ông muốn cầu gì?

Quang khóc bạch:

-Ngưỡng mong Hòa thượng từ bi mở cửa cam lồ, rộng độ chúng sanh.

Sư nói :

-Diệu đạo vô thượng của chư Phật phải nhiều kiếp tinh cần khó làm làm được, khó nhịn nhịn được, hàng đức nhỏ trí cùn, lòng đầy khinh mạng há có thể chịu nỗi nhọc nhằn lao khổ cầu pháp chân thừa sao?

Quang nghe quở bèn rút dao bén đoạn lìa cánh tay trái đưa lên trước mặt sư. Sư biết gặp được pháp khí, bèn nói:

-Chư Phật lúc phát tâm cầu đạo vì pháp bỏ thân, nay ông chặt tay trước mặt ta vì muốn cầu gì?

Nói xong sư bèn đổi tên Thần Quang ra Huệ Khả, Huệ Khả bạch:

-Pháp ấn của chư Phật có thể nghe chăng?

Sư nói:

-Pháp ấn của chư Phật không thể nhờ vào người khác.

Khả bạch:

-Nhưng tâm con không an,thỉnh sư an tâm cho.

Sư nói:

-Đưa tâm ngươi đây ta an cho.

Khả bạch:

-Con kiếm mãi mà chẳng thấy tâm ở đâu cả

Sư nói:

-Thế là ta đã an tâm cho ngươi rồi đó.

SỐNG ĐẠO ĐỨC NHƯ LỜI PHẬT DẠY

Sau khi đức Thế Tôn giác ngộ, ngài suy tư có nên ra thuyết pháp bây giờ hay chưa? Vì Ngài nghĩ: Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu sắc, khó thấy, khó chứng, tịch mịch, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Đối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục thật khó mà thấy được định lý Y tánh duyên khởi pháp: thật khó mà thấy được định lý tất cả các hành là tịch tịnh, tất cả các sanh y được từ bỏ, ái được đoạn tận, ly dục, ái diệt,Niết- bàn. Nếu ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu Ta, thời như vậy thật khổ não cho Ta !

Cho nên đức Phật ngần ngại không muốn thuyết pháp. Phạm thiên Sahamepati đến ân cần thỉnh cầu Phật ba lần, xin Phật thuyết pháp với lời tha thiết rằng: Xin đức Thế Tôn hãy thuyết pháp , mở rộng cửabất tử cho chúng sanh được nghe Pháp. Đấng Đại hung hãy đứng lên, bậc chiến thắng chiến trường, Vị trưởng đoàn lữ khách, Đấng thoát ly nợ nần, xin Thế Tôn hãy thuyết pháp, có người nhờ nghe Pháp sẽ hiểu diệu nghĩa và sẽ được an lạc.

Sau lời thỉnh đó, đức Phật mới rời cội Bồ- đề đi đến vườn Nai để thuyết pháp cho 5 vị Tỳ - kheo, là những người trước đó đã cùng đức Phật tu khổ hạnh trong 6 năm. Tại đây Ngài thuyết giáo pháp Tứ Diệu đế, đó là giáo lý đầu tiên và là lần Chuyển pháp luân đầu tiên, mở đầu cho công cuộc giáo hóa độ sanh của Ngài tại cõi Ta-bà này. Sau khi thuyết Tứ Diệu đế xong, đức Phật lần lượt đi các nơi khác, tùy căn cơ của chúng sanh mà hóa độ.

Một lần, sau giờ thọ trai xong. Ngài đang nghỉ ở côi cây bóng mát, có ba mươi thanh niên hớt hãi chạy đến thưa hỏi Ngài, rằng Ngài có thấy người đàn bà đi ngang qua đây không? Ngài hỏi lại : Các anh là ai? Người đàn bà đó thế nào? Các anh hỏi bà ta làm gì? Các chàng thanh niên trả lời rằng: Chúng tôi là 30 nhạc sĩ đem theo một kỵ nữ để giúp vui, không ngờ lúc chúng tôi đang ngủ say thì người đàn bà ấy đã vơ vét hết bạc vàng, tài sản của chúng tôi trốn đi mất. Chúng tôi đang đi tìm người ấy. Xin ngài có thấy thì chỉ giúp cho. Đức Phật hỏi lại : Này các chàng trai, các anh đi tìm người đó hơn hay là các anh đi tìm chính các anh hơn, điều nào hay hơn? Các chàng trai nhạc sư chưa hiểu hết ý nghĩa của câu Ngài hõi nên đồng thanh xin Phật giảng rõ hơn. Đức Phật nói: Được, các anh về tinh xá, Như Lai sẽ giảng cho các anh rõ. Cả ba mươi thanh niên kéo nhau về tinh xá nghe Phật giảng.

Về tới tinh xá, Phật biểu họ ngồi xung quanh tịnh xá và Ngài nói với họ rằng: Một trong số các anh lấy cây đàn nguyệt biểu diễn một khúc cho Ta nghe coi. Vị ấy vâng lời và cầm đàn nguyệt khảy một khúc rất hay. Vừa lúc ấy, Phật bảo: Thôi, hãy đưa cây đàn cho Ta, và Ngài liền gãy một khúc rất thâm trầm, âm thanh tuyệt diệu, gió nhưng ngừng thổi để nghe, Thần trong hang động đều rời khỏi chổ để ra thưởng thức. Các vị nhạc sư lấy làm kinh ngạc. Khi Phật đàn xong họ đồng lên tiếng thưa: Bạch Ngài, chúng con lâu nay tự coi mình là những tay thiện nghệ nhất thế gian về kỹ xảo biểu diễn âm nhạc, nhưng so với Ngài thì tiếng đàn của chúng con như con dã can so với tiếng rống của Sư tử. Nhân đó Ngài nói: Các anh tưởng các anh đã tự biết các anh, nhưng kỳ thật các anh chỉ biết các anh một cách mơ hồ. Rồi các nhạc sư yên lặng lắng nghe lời Phật dạy về chuyện vua Bát –ma-ca hy sinh thân mình để cứu an bá tánh trong nước Ngài. Và cuối cùng Ngài khuyên: Các con hãy dùng trí tuệ của các con để cứu vớt quần sanh ra khỏi chốn u đồ hơn là đi tìm một cô gái vô tích sự như vậy. Khi đó các nhạc sư đồng xin xuất gia theo Phật, sau đó cả thầy trò cùng nhau trực chỉ đến Ưu- lâu- tần- loa.

Một lần nọ đức Phật ở giữa dân chúng Koliya một số người đến đảnh lễ đức Phật, bạch rằng: Bạch đức Thế Tôn, chúng con là những người tại gia hưởng thọ đầy đủ các dục, sống hệ phược với vợ con, mang chuỗi ngọc,tràng hoa, xoa son đánh phấn, xin Thế Tôn hãy thuyết pháp cho những hạng người như chúng con. Ngài thuyết thế nào mà pháp ấy sẽ đem lại cho chúng con hạnh phúc an lạc ngay trong hiện tại và cũng đem lại hạnh phúc an lạc cho tương lai. Đức Phật dạy: Này các gia chủ, có 4 điều đem lại hạnh phúc ngay trong hiện tại là: Điu thnht là phi đy đstháo vát.Phàm làm một nghề gì để sinh sống; như làm ruộng, dạy học, đi buôn, làm bác sĩ hay làm nhân viên nhà nước… thì phải chuyên cần, chăm chỉ, tìm hiểu nghiên cứu sâu trong lãnh vực nghề nghiệp của mình đang theo đuổi để cho được tinh xảo, để có thê tự mình làm và chỉ vẽ cho người khác làm. Điêù thhai là đy đsphòng h.Bằng sức mạnh, bằng mồ hôi nước mắt để thu nhập của cải một cách đúng pháp thì phải cố gắng giữ gìn phòng hộ của cải đó đừng để vua quan tịch thu, trộm cướp mang đi, lửa cháy thiêu hủy, nước cuốn trôi, gió thổi tan và phải dạy dỗ, căn dặn những người con thừa tự chớ có dại dột, hoang đàng phá phách cướp đoạt. Điu thba là phi bo vtài sn mình kiếm đuc.Người con thừa kế luôn luôn là sự mong đợi của dòng họ để trao truyền và giữ gìn gia sản của mình trong khi mình đang sống và sau khi mình qua đời.

Nhưng nếu người con thừa kế đó không được giáo dục, cha mẹ sanh ra thì có mà nuôi thì không hoặc nuôi thì có mà dạy thì không, để đi theo bạn bè xấu ác, tập nhiễm những hành động phi pháp, tâm tình hoang đàng nghịch ngợm. Đối với cha mẹ chẳng những đã không giữ gìn được tài sản để lại mà ngược lại còn hỗn hào xấc láo, gây khổ cha mẹ nữa là khác. Muốn tài sản được gìn giữ tất nhiên người làm cha, làm mẹ phải có bổn phận giáo dục con cái mình ngay từ lúc tuổi còn đang nhỏ. Giáo dục con cái bằng đủ cách như cho tiền con cái đúng pháp, dạy dỗ nó bằng lẽ phải, bằng tình thương, bằng đạo đức. Phải để ý hướng dẫn con cái đi đến những nơi hấp thụ, được điều hay lẽ phải, đạo đức nhân nghĩa, không nên bỏ con cái đi lêu lỏng, để cho con cái muốn làm gì thì làm. Nhiều Phật tử chúng ta chỉ biết rằng: Đạo Phật là hay. đạo Phật là đúng, đạo Phật là sáng suốt rồi tự một mình đi chùa lễ Phật, còn con cái tha hồ làm gì thì làm, đi đường nào thì đi. Như thế thì con cái là những kẻ thừa tự, có hy vọng ở nơi nó bảo vệ được tài sản của mình không? Điu thtưlà phi gn gũi vi thin., Ở xóm này hay ở xóm kia, nếu ở đó có người hiền thiện, những người có lòng tin chính đáng, có sự bố thí rộng rãi, có đức hạnh, có trí tuệ, thì ta nên gần gũi họ để bàn bạc, học hỏi điều hay lẽ phải về đạo đức luân thường để mà sống theo. Điu thnăm là phi sng thăng bng điu hòa.Ngày nay ta thu được bao nhiêu tiền, chi ra bao nhiêu còn lại bao nhiêu. Rồi ngày khác ta thu được bao nhiêu, chi ra bao nhiêu, còn lại bao nhiêu tiền. Nếu thu nhập ít ỏi mà tiêu hoang phí đàn vô bổ, thì người đó sẽ bị thiên hạ chê cười, đó là những kẻ ăn của cải của mình mà không biết phòng xa. Ngược lại nếu thu nhập khá nhưng lại bỏn xẻn, keo kiệt, hà tiện không giám tiêu, không giám làm việc phải, thì người đó cũng sẽ bị thiên hạ chê cười, kẻ đó là kẻ sẽ chết đói trên đống của cải.

Có 4 điều làm cho của cải tiêu tán và cũng chính điều đó làm cho của cải được duy trì và phát triển, đó là : Đam mê cbc là điu thnht,làm cho của cải đội nón ra đi mtộ cách khoẻ khoắn. Đam mê ruu chè là điu thhai.Đây là cách đẩy của cải ra khỏi nhà. Đam mê sc dc là điu thbaĐó là một cách không muốn giữ của cải trong gia đình nữa, và giao du vi bn ác là điu thtư.Đây là cách mời giặc về nhà để mang của ra đi. Bốn điều trên là những điều thông thường nhưng hết sức thâm thúy, những điều thông thường này xãy ra hàng ngày nên không ai nghĩ tới quá thông thường nên không ai sống với. Cho nên khi giao du bạn ác mà không biết rằng mình giao du bạn ác, để người trong gia đình mình giao du bạn ác mà không biết rằng gia đình mình đã có người giao du với bạn ác. Thế là mở cửa để cho của cải trong nhà đi ra. Ngược lại nếu không đam mê cờ bạc, không đam mê rượu chè, không đam mê sắc dục, không giao du bạn ác thì của cải ta làm được sẽ được bảo trì một cách vững vàng không bị mất mát.

Tóm lại, đức Phật dạy những điều vừa nói là những điều đem lại hạnh phúc an vui ngay trong hiện tại. Các Phật tử chúng ta thực hành theo những lời dạy đó thử coi, nó có được an vui hay không? Tôi đoan chắc rằng khi chúng ta thực hành những lời dạy đó của đức Phật thì chúng ta sẽ được an vui.

Họ lại hỏi tiếp: Những pháp nào đức Phật nói ra sẽ đem lại an vui hạnh phúc trong tương lai nếu được áp dụng. Điu thnht là đy đlòng tin.Chúng ta nghèo khổ bao giờ cũng ướ c ao được giàu có, chúng ta sống trong một cái thân mạng ngắn ngủi thì bao giờ cũng ước ao được sống lâu dài. Chúng ta thiếu từ bi ước ao được sống trong từ bi, chúng ta dốt nát ao ước được trí tuệ sáng suốt. Chúng ta sống triền phược ước ao được sống tự do giải thoát. Chính những ao ước đó dắt dẫn chúng ta bước lên, đi tới cảnh giới rộng rãi, tự tại an vui. Nhưng muốn được như thế thì phải có lòng tin. Có lòng tin đặt đúng chỗ gọi là chánh tín. Một người học trò muốn học giỏi phải tin tưởng lời dạy của người thầy giáo, nếu không tin tưởng ở ông thầy giáo và lời dạy của ông, thì người học trò đó sẽ không giỏi được. Một người bệnh đến bác sĩ chữa bệnh, tin tưởng ở người thầy thuốc, tin tưởng thứ thuốc bác sĩ cho có thể chữa lành bệnh được. Cũng vậy, bây giờ chúng ta ao ước được Từ bi, chúng ta phải tin tưởng vào Đấng có từ bi viên mãn đó là đức Phật. Chúng ta ao ước trí tuệ thì chúng ta phải tin tưởng vào đức Phật là đấng sáng suốt và trí tuệ giác ngộ như danh từ đã gọi. Phật nghĩa là giác, có thêm chữ đại giác nữa gọi là sự giác ngộ lớn lao. Giờ chúng ta đang bị vô minh, chúng ta ao ước, mơ ước được giác ngộ thì chúng ta phải tin vào Đấng Giác ngộ thì ta mới giác ngộ được.Chúng ta đang sống trong triền phược, bó buộc, bó buộc ở ngoại cảnh và bó buộc trong chính nội tâm chúng ta. Chúng ta muốn được tự tại giải thoát thì phải tin tưởng vào Đấng Tự tại giải thoát đó là đức Phật. Tin vào đức Phật một cách đúng đắn, tin vào lời dạy của đức Phật một cách đúng đắn, tin vào các bậc chân Tăng xuất gia tu hành theo đạo Phật một cách đúng đắn, đó là ba niềm tin quí báu của người Phật tử chúng ta, là những người đang mong mỏi bước lên con đường giác ngộ giải thoát và từ bi của đức Phật.Thhai là đy đgii đc:Giới đức tức là những điều răng dạy, những điều luật để kiềm chế thân của chúng ta đừng làm bậy, miệng của chúng ta đừng nói bậy, tâm của chúng ta đừng nghĩ bậy, Mỗi người chúng ta phải sửa cho được thân không làm bậy, đó gọi là giới luật, là những điều răng dạy của Phật. Những người sơ cơ tại gia Phật tử có 5 điều răn dạy mà đức Phật dạy cho người tại gia cố gắng giữ gìn, thì tự nhiên có đức hạnh. Năm điều căn bản của giới tại gia tạo nên đạo đức là: 1. Không sát sanh; 2.Không trm cp; 3. Không tà hnh trong các dc; 4.Không nói di; 5. Không ung ruu.. Đó là căn bản của đạo đức, của lẽ phải. Chúng ta thử hỏi, ta muốn sống, người khác cũng muốn sống thì đừng vì ta mà giết hại kẻ khác. Đó là một sự hợp tình thuận lý. Nếu giữ được cái hợp tình hợp lý đó thì gọi là đạo đức, trái lại làm một việc phi tình phi lý thì gọi là vô đạo đức. Không trộm cắp là biết tôn trọng của cải của người khác trong xã hội, đó là một việc hợp tình hợp lý gọi là đạo đức. Không tà dâm, giữ nhân cách, nhân phẩm cho đứng đắn vững vàng đó cũng là đạo đức mà xã hội con người không thể thiếu được, Không nói dối cũng là môt cách giữ gìn đạo đức, nhưng điều này hơi khó.

Các Phật tử lên chùa nghe các thấy khuyên đừng nói dối, đó là lời khuyên hay và có lợi vô cùng, nhưng đến khi ra giữa chợ đời thì chịu. Một thước vải chị bên này bán 10 ngàn, chị nọ 12 ngàn, chị kia 15 ngàn, chị khác 11 ngàn. Trong khi đó thước vải xuất xưởng đúng giá chỉ có 9 ngàn thôi. Nếu mình nói thước vải này 10 ngàn thì người ta cho là vải xấu. Nói thách 15 ngàn đó là vải ngoại họ cho là vải tốt. Còn 11 ngàn thì cho là vải nội hóa không ra gì, không thèm mua. Cho nên that khó nói. Như vậy mình là Phật tử, nói thật thà thì không nên đi buôn và cũng đừng nên làm chuyện gì hết , bởi trong giới nào cũng có sự nói láo cả,không nhiều thì ít, nhất là trong sự buôn bán nói láo nhiều hơn ai hết. Vậy làm sao vừa giữ giới được vừa buôn bán được? Nếu là người năng đi buôn ,các vị tìm cho một cách vừa giữ giới được vừa buôn có lời ! Các vị có làm được không?

Tôi đã nghĩ ra cách này không biết các Phật tử có chịu không? Trong thước vải đó, người bên này nói 12 ngàn thì mình cũng nói 12 ngàn. Đúng ra là nói láo rồi đó, láo 3 ngàn so với 9 ngàn là giá chính thức. Nếu gặp một người từ quê ra, cực khổ, lâu nay gom góp được 12 ngàn đồng, lên chợ mua tưởng vải chưa trượt giá, họ tính nếu mua một thước 6 ngàn hai thước 12 ngàn thì may được 1 cái áo. Chừ nó trượt giá 12 ngàn một thước nhưng họ cũng đàng nhắm mắt mua. Chị bán hàng bên này không đi chùa, chị không giữ giới bất vọng ngữ, nên chị nói 12 ngàn, chị từ quê ra đồng ý mua và trả tiền lấy vải về. Khi mua được vải đó đem về tốt xấu chị ta không thèm để ý. Còn mình là Phật tử nói 12 ngàn và chị ta cũng đưa 12 ngàn nhưng mình nói nhỏ với chị ta, tuy nói là nói vậy, nhưng tôi bớt cho chị 2 ngàn lấy 10 ngàn thôi. Thế là mình cũng nói láo, bán được có lời, nhưng nói láo đó là nói láo phương tiện, không mắc tội ,không phạm giới. Đó là tôi đề nghị như vậy để các vị tham khảo vì tôi không đi buôn, nếu còn giải pháp nào hay hơn thì các Phật tử tìm cách suy nghĩ thêm, miễn sao buôn bán có lời mà không mắc tôi nói láo là được.

Nói đến giới bất vọng ngữ này thì căn bản của nó là nền tảng của đạo đức. Trong chúng ta nếu ai cũng cố gắng giữ đừng nói láo, hay có nói láo thì nói ít ít thôi, 10 nói ra 11 chứ đừng nói ra 20, Như vậy chợ nó bớt ồn, thì giờ bớt mất, đồ đạt của vải bán ra cũng rất mau. Còn nói láothách nhau nhiều quá nhất định chợ sẽ ồn, bán rất chậm, vì sao? Vì một thước vải 9 ngàn mà nói 20 ngàn nhất định họ phải trả giá thôi. Trả tới trả lui, trả lên trả xuống…một giờ mà chưa mua được một thước vải nào và người bán cũng không bán đuợc một thước vải nào. Đó là hậu quả của sự nói láo quá mức, đã mất thì giờ cho mình mà còn lại mất thì giờ cho người mua , thậm chí đôi khi xảy ra xích mích, cãi lộn rồi đánh nhau nữa. Xã hội nào nói láo nhiều thì xã hội đó sẽ bất an. Nếu nói láo ít thì đó là một xã hội an lạc.

Tôi thấy vì nói thách quá nhiều nên có người đi cả buổi chợ rồi quay trở về chứ không mua đuợc gì hết. Ở nhà nghe nói một thước vải 5 ngàn, lên chợ hỏi chỗ này 7 ngàn, chỗ kia 9 ngàn, thậm chí 11, 15 ngàn nên không mua đuợc vải mà lại mất toi một ngày. Bên kia cũng không bán được, bên này cũng không mua đuợc. Cho nên giới không nói láo tưởng đơn sơ nhưng đó là căn bản của an lạc, trật tự của xã hội. Nếu một xã hội mà người nói láo nhiều thì đâm ra mất trật tự và nguy hiểm vô cùng. Tôi ví dụ, chúng ta tới mua vé xe, nếu họ bán thật giá thì khách sẽ mua và lên xe đi ngay, còn nói thách thì khách sẽ đắn đo, so sánh nên chưa vội mua ngay. Đáng ra vé xe đi 5 ngàn, bây giờ họ nói 10 ngàn nên khách phải trả giá, vô tình họ làm mất thì giờ cho khách mà xe cũng không thể chạy được. Như vậy là bên này kẻ mất buôn, bên kia kẻ mất bán, xã hội vì vậy mất trật tự nên không có đạo đức. Cho nên Phật chế giới cấm nói láo là rất hay, nếu chúng ta suy nghiệm kỹ thì lời dạy của đức Phật thâm thúy vô cùng, nếu đem áp dụng đuợc giới không nói láo vào trong đời sống thì sẽ đem lại sự an lạc cho xã hội ngay tức thời.

Không ung ruu là điêu thnăm:Ở giữa xã hội kinh tế thị trường này, là một người Phật tử lên chùa mà không uống rượu, tôi nghĩ, các Phật tử chẳng qua khi nghe lời các thầy khuyên không nên uống rượu thì dạ dạcho qua chuyện mà thôi,chứ ở ngoài đời nói không uống rượu thì khó quá. Xã hôi ta bây giờ ở đâu đông người là ở đó có uống rượu. Ngồi hai người họ cũng uống. Bình thường không có người họ cũng bày ra độc ẩm. Quán nào cũng có rượu cả. Nếu Phật tử khi lên chùa các thầy khuyên đừng uống rượu thì e cũng có người nói: Thôi thôi các thầy ơi, các thầy cho tôi quá 70 tuổi rồi tôi sẽ nghĩ uống, chứ bây giờ còn trẻ nghỉ uống sao được, tu cái giới này chưa đuợc, khó quá ! Thực tình ra đức Phật dạy những giới điều như vậy, Ngaì nói chu đáo nhưng sự thực hành bao giờ cũng từ từ, chứ không phải khuyên các Phật tử không giữ. Tôi ví dụ: Nếu hôm trước chúng ta uống 10 lít một ngày thì bây giờ thọ giới rồi uống 9 lít thôi. Hoặc tháng sau hay tháng sau nữa lên chùa lạy Phật, xin Ngài cho con bữa nay uống 8 lít thôi. Tháng sau tháng sau nữa lên lạy Phật nói, thưa Ngài cho con bữa nay uống 7 lít thôi, cứ như thế từ từ mà bỏ. Chính đó là thọ giới không uống rượu, chứ không phải lên thọ rồi là bỏ liền, nên các đạo hữu đừng sợ. Như thế thì ai đang uống rượu đó cũng có thể xin thọ ngũ giới được, chứ không phải nói tôi đang uống tôi thọ không được. Nhưng vị ấy phải có quyết tâm bỏ từ từ, như tháng này tôi bỏ một ly, tháng sau tôi bớt một ly, cứ như thế từ từ mà bỏ dần, đó là điều thứ nhất. Điều thứ hai là khi đã thọ giới không uống rượu thì không được đem rượu mời nài ép người khác uống. Có nhiều khách tới nhà liền đem rượu tới nài ép. Mời anh uống với tôi một chén cho vui. Người kia nói: Không, tôi thọ giới rồi t6oi không uống rượu. Người kia nài nỉ: Thôi anh à, hôm nay anh xã giới một bữa, anh cụng với tôi một ly cho vui . Như thế là mình không biết giữ cho mình mà cũng không biết giữ cho người khác. Như vậy là giữ giới bất ẩm tửu không trọn vẹn. Nên khi giữ thì phải giữ cho mình và cũng giữ cho người khác nữa, chứ mình không uống mà cố ép người khác uống một chén cho vui, vì mấy khi anh đến nhà tôi. Ép người ta như vậy thì mai mốt làm sao ta lên chùa để thọ giới không uống rượu được, vô tình mình chận con đường hành đạo của mình và còn chận con đường tu đạo của người khác mà không biết. Cho nên việc chế giới của Phật thâm thúy vô cùng, mình phải tìm hiểu và thực hành thì bản thân mình mới được thanh thản an vui. Nếu không ý thức được như vậy, thì việc uống rượu tràn lan trong xã hộinhư hôm nay là một tai hại rất lớn. Có biết bao nhiêu người chết vì rượu và có biết bao gia đình tan nhà nát cửa cũng vì rượu.

Một lần có một Phật tử chở tôi bằng xe Honda tôi ngồi sau hỏi: Sao Bác, mấy hôm rày làm ăn ra sao? Anh ta trả lời: Thưa thầy, dạ kinh tế con không lo, nhưng khổ quá. Tôi hỏi Bác khổ chuyện gì vậy? Thưa thầy, nhà tôi mấy đứa con nó say sưa cả ngày, đánh lộn cãi vã nhau hoài, xử mãi xử hoài, xử một chặp tôi mệt quá, lần sau nghe la lối to tiếng là tôi phải bỏ đi chổ khác, qua nhà hàng xóm ngồi. Như vậy là nhà mình giao cho con uống rượu phá phách, còn mình qua nhà hàng xóm ngồi. Vậy là tại ai mà xảy ra chuyện bất hạnh như vậy? Tại mình không giao dục con cái mình chứ không phải khổ vì ngoại cảnh bên ngoài đem lại. Cho nên chúng ta phải ý thức cho được lời đức Phật dạy không uống rượu là mốt điều rất hay, rất là đạo đức.

Ở ngoài xã hội chúng ta cho chuyện đó là chuyện thông thường, không quan trọng, nhưng nhìn ra ngoài xã hội, nhìn lại trong gia đình của mình chúng ta sẽ thấy đó là mốt điều hết sức hợp lý và rất hay. Nếu giữ được thì sẽ đem sự hạnh phúc cho gia đình xã hội.

Điu th3 là đy đsbthí.Thường thường khi nghe nói bố thí chúng ta hay quan niệm rằng: Có của mới bố thí chứ tôi nghèo xơ nghèo xác thì làm sao mà bố thí được. Ngày chỉ cần đủ được hai ba bữa ăn là tốt lắm rồi chứ lấy đâu ra của mà bố thí. Như vậy là cái bụng chưa no thì làm sao mà bố được. Khi nào no mới bố chứ, chứ giờ đây chưa no mà biểu bố cho ai được.Thế chắc Phật dạy bố thí là dạy cho mấy ông nhà giàu, còn hạng nghèo khổ, hạng đi ăn xin bố sao được. Có nhiều người nghĩ như vậy nên cho Phật chỉ chú trọng mấy ông nhà giàu, chứ không chú trọng mấy người nghèo khổ. Chứ nhà nghèo quá không đủ ăn lấy đâu mà bố với thí.

Thật ra bố thí là một cách mở rộng lòng mình, chan hoà sự sống của mình với người khác. Khi đã biết thu vào thì cũng phải biết thí ra. Hằng ngày chúng ta thở vào và thở ra để mà sống. Nếu chúng ta tham lam hơi thở, hít vào thật nhiều không tống nó ra, có được không? Chắc chắn là không được, chết ngay. Có cho ra rồi mới hít vào được, có hít vào rồi mới cho ra được. Từ đó suy ra, của cải cất cho nhiều để làm gì? Của cải để nuôi sống, không khí để làm gì? cũng để nuôi sống . Vậy khi hít không khí vào cũng chỉ vừa để nuôi sống mà thôi, nếu dư quá sẽ ngập tràn phổi cũng chết. Của cải nếu giữ mãi mà không đưa ra, lâu ngày nó không chết cách này thì cũng chết cách khác.

Sau giải phóng có một ông đạo hữu , tôi chắc ông này là đạo hữu nhưng cũng ít đi chùa, không bao giờ bố thí và không nghe Phật dạy cái luật vô thường, đến với tôi ông nói: Ôi chao thầy ơi! Thầy có cách chi thầy vẽ cho tôi sống với, chứ tôi hoảng quá thầy ạ ! Tôi nói: sao mà hoảng quá rứa bác? Ông nói; Thưa thầy, nhà cửa con họ lấy hết trơn. Tôi hỏi: họ lấy mấy cái? Dạ , họ lấy 9,10 cái lận. Tôi tiếp tục hỏi: Có còn cái nào không? Dạ, còn một cái. Còn nhà gì bác? Dạ, nhà lầu. Vậy giờ bác ở với ai? Dạ, hai vợ chồng già thôi. Tôi nói: Ôi chao, sao bác không chịu ngó xuống mà ở. Hai vợ chồng già rồi ở một cái nhà lầu mà bác nói hoảng. Một mai kia bác không có gạo ăn,bác bán cái nhà ấy rồi mua một cái nhà nho nhỏ , hai vợ chồng ở với nhau, tôi nghĩ bác sống đến 120 tuổi cũng tiêu chưa hết tiền! Khi đó bác ta kêu lên: À, à.

Thường thường chúng ta mê lầm lắm. Trong khi mình sướng mà không biết mình sướng, cứ nói mình khổ. Còn cái nhà lầu 3 tầng so với nhiều người còn ở nhà tranh, thậm chí có nhiều người không có nhà , ở bụi ở bờ thì mình sướng biết mấy mà không biết mình sướng. Cho nên khi ta biết sướng thì tự nhiên ta sướng, nếu không biết sướng thì tự nhiên ta khổ. Khổ đó phần lớn do mình đem tới chứ không do ai đem lại cả.

Đức Phật có một lần, Ngài ngồi yên tịnh bên gốc cây. Có người đi ngang qua hỏi: Ngài có hoan hỷ không Ngài? Ngài nói: ta được gì mà Ta hoan hỷ.Ngài không hoan hỷ chắc là sầu muộn hay sao mà ngồi một mình như vậy? Ngài nói: Ta mất chi mà Ta sầu muộn. Ông ta nói: Lạ chưa, không hoan hỷ thì sầu muộn, không sầu muộn thì hoan hỷ, chứ sao đây hoan hỷ cũng không mà sầu muộn cũng không? Đời không có ai có chuyện là như vậy bao giờ. Ngài mới nói: Sầu muộn chỉ đến với người có tâm hoan hỷ, hoan hỷ chỉ đến với người có tâm sầu muộn. { Bây giờ đang đói bụng quá, sầu hết sức; có ai đem cho một ổ bánh mì ăn thì hoan hỷ. Thế là từ trạng thái sầu muộn mà sinh ra hoan hỷ. Hôm nay có một lượng vàng bỏ trong túi, đi ra đường nó rớt mất. Vì có vàng la hoan hỷ lắm mà giờ nó rớt mất là sầu muộn}. Như lai là người đã dứt hết sầu muộn rồi lấy đâu mà hoan hỷ, Hoan hỷ chỉ đến với tâm người sầu muộn, mà đức Phật không còn sầu muộn, cho nên Ngài không sầu muộn cũng không hoan hỷ. Nhưng chính không sầu muộn không hoan hỷ đó là một cái hoan hỷ vượt lên trên mọi hoan hỷ và sầu muộn tầm thường đối đãi của thế gian, đó là một cái hoan hỷ , giài thoát tự tại, cho nên đức Phật khi nào miệng Ngài cũng mĩm cười luôn. Cười to như ngài Di-lặc hay mỉm cười như đức Thích-ca cũng là nụ cười bao giờ cũng hoan hỷ.

Khi nào các Phật tử lên chùa hỏi đức Di-lặc. Ngài có được cái gì không mà Ngài cười luôn như vậy? Ngài có trúng số độc đắc không mà Ngài cười hoan hỷ như vậy? Rồi đến vỗ vỗ nơi chân đức Thích –ca hỏi Ngài có được gì không mà Ngài mỉm cười như vậy.Nếu lên hỏi mà đức Di-lặc nói: ta không được gì cả mà Ta vẫn vui; hay đức Thích-ca cũng không được gì cả mà Ngài vẫn cười, vẫn hoan hỷ. Mình cũng bắt chước theo các Ngài rằng: Dù chúng ta không được gì cả thì chúng ta cũng cứ vui vẻ. Lẻ tất nhiên, cái vui của Phật không phải như cái vui của mình. Mình cười ha hả là trước mắt có cái vui cho chính mình. Tuy nhiên, cái vui cái cười của mình hiện ra rồi biến mất khiến mình lại buồn liền. Bởi vì mình đang ở trong cảnh vui vui buồn buồn của thế gian. Cái vui cái buồn của mình không phải tự chính trong mình có , mà nó tùy thuộc vào cái vật bên ngoài. Bây giờ nếu ai đem tới cho chúng ta một thỏi vàng mà còn ca ngợi chúng ta nữa, rứa là chúng ta vui, nhưng nếu chúng ta để mất thỏi vàng thì buồn liền. Như vậy là dựa theo thỏi vàng đó mà vui mà buồn, chứ trong tâm này không có. Đó là cái vui buồn theo ngoại cảnh.

Đức Phật không vui buồn theo thỏi vàng đó cho nên khi nào Ngài cũng mỉm cười, cũng vui hết. Ngài biết cái buồn vui theo thỏi vàng đó là cái buồn vui giả tạo, một cái buồn vui không bền vững, cho nên Ngài đã bỏ quốc thành thê tử để đi tu, hầu chứng ngộ một cảnh giới không buồn không vui gì cả, đó là Niết-bàn, nên dù cho ngồi dưới gốc cây Ngài cũng vui.

Sự bố thí mà đức Phật dạy rất thiết thực và thâm thúy lắm. Nếu tất cả chúng ta, hằng ngày có một ý nghĩ bố thí thôi, chứ chưa phải bố thí cho ai hết thì cũng đã có lợi rồi. Khi tâm của chúng ta nghĩ đến bố thí: Ví dụ ta nghĩ ước gì có một đồng bạc để bố thí cho người nghèo, thì khi ấy chúng ta sẽ không móng tâm ăn cắp ăn trộm nữa. Cho nên chỉ một việc suy nghĩ đến bố thí cũng đã có lợi rồi, chứ chưa nói đến việc đem tiền đem bạc đi bố thí. Khi tâm đã nghĩ đến bố thí thì sẽ không có tâm nào nghĩ đến ăn trộm ăn cắp nữa, như thế đã là có lợi và vui rồi. Nếu không bố thí thì tâm bỏn sẻn sẽ làm cho mình mù quáng không biết đâu là phải đâu là trái, đâu là hay đâu là dở. Khi ấy cái gì có lợi thì ta cho là đúng, không lợi thì cho là sai.

Có một bà già, bà này chuyên sống với tiền với bạc; nên ngày nào có tiền có bạc đem đến thì bà vui, ngày nào không có tiền đến thì bà buồn. Khi nào mở tủ ra mà thấy bạc chất từng chồng cao thì bà vui, còn chồng bạc lưng lưng thì bà buồn lắm. Suốt ngày chỉ nghĩ đến tiền, nên bà tìm đủ mọi cách để thu càng nhiều tiền càng tốt, vì vậy bà đã tìm đủ mọi mưu mô thủ đoạn, để vơ vét tiền bạc về cho mình và không từ một thủ đoạn nào. Vì thế, nếu có ai tới nói có lợi cho bà thì bà đãi cơm mời nước rất ân cần, còn người nào tới quyên tiền như nói: Bữa nay trên chùa có lễ, chị nên cúng cái này cái kia để làm phước, thì bà liền quay lưng từ chối lia lịa. Không cho mà lại ác cảm nữa.

Bên cạnh nhà bà có ông hiền sĩ, thấy tâm bà ác quá nên anh ta tìm cách thức tỉnh bà. Bữa nọ, anh ta qua nhà bà mượn một cái nồi nấu cơm. Anh nói, bà ơi, mấy lúc này tôi ở một mình nên nấu cái nồi một là đủ ăn, bữa nay có bạn bè tới thăm, nên bà cho tôi mượn cái nồi rưỡi về nấu vài hôm. Năn nỉ đủ cách bà mới cho mượn và còn nói: Cả đời tôi chưa cho ai mượn hết, bữa nay nể anh nên cho anh mượn, nhưng sáng mai phải đem trả sớm cho tôi. Sáng mai anh ta đem trả nồi rưỡi và trong còn có một cái nồi con nữa. Thấy vậy bà hỏi: Cái nồi con nầy đâu đây? Anh ta nói: Hồi hôm tôi rửa cái nồi rưỡi định sáng mai đem trả cho bà, không ngờ ban đêm nó đẻ ra cái nồi một này. Nghe nói vậy bà ta khoái trá nói: Phải, nồi tôi là nồi đặc biệt, bữa sau có mượn qua đây tôi cho mượn, với lại nếu anh mượn nồi gì tôi cũng cho anh mượn hết. Bà dặn dò như vậymấy lần nhưng lâu rồi không thấy anh ta qua mượn, Lâu lâu bà lại cho người qua nhắc, sao không thấy anh qua mượn nồi. Bà nhắc mãi nhắc hoài , bữa đó anh ta qua mượn.Anh xin mượn nồi rưỡi, bà nói không có, chỉ cho mượn nồi lớn thôi chứ nồi rưỡi tôi bận rồi.

Môt hồi lời qua tiếng lại, cuối cùng anh nói: Thôi bà cho mượn cái nồi gì cũng được.Bà đưa nồi lớn, anh nói: Nồi này to quá làm gì hết. Anh năn nỉ bà cho mượn nồi nhỏ thôi. Bà nói, thôi cho mượn nồi ba cũng được. Khi đó bà nghĩ thầm trong bụng. Nồi rưỡi đẻ ra nồi một thì bây giờ nồi ba nó sẽ đẻ ra nồi em nồi một. Bà vội vàng lấy nồi cho anh ta mượn. Anh ta mang nồi về. Khi đi ngang qua con sông cạnh nhà anh ta, anh liền vứt nồi xuống sông rồi về nhà nằm ngủ. Bà ở bên nhà cứ thấp thỏm sao đêm nay trời lâu sáng quá, canh một,canh hai, canh ba gà đã gáy nhưng trời vẫn chưa sáng. Bà mong cho mau sáng để anh ta qua trả nồi. Hy vọng anh đem trả nồi ba thế nào cũng có cái nồi nhỏ ở trong đó.

Nhưng một ngày qua vẫn không thấy anh ta đem trả. Ngày hôm sau mặt trời vừa lên quá đọt cau mà vẫn chưa thấy anh ta trả nồi, bà nóng lòng nên chạy qua nhà thì thấy anh ta đang vách râu nằm ngủ. Bà tới đập anh ta thì anh ta lăn qua lăn lại mà không thấy dậy. Bà lấy que đập đập vào người khi ấy anh ta mới dụi mắt thức dậy. Bà mắng anh ta và nói: Sao sáng nay không thấy anh đem nồi qua trả? Anh trả lời: Ôi chán quá bà ơi! Bà hỏi anh chán cái gì? Anh nói: Cái nồi bà hắn chết rồi. Bà nói: Anh nói hiện ngụy, có bao giờ nghe nồi chết đâu mà sao hôm nay anh nói lạ thế! Anh buồn rầu nói và khóc: Cái nồi nó chết nên tôi đem chôn hồi hôm rồi. Bà la lớn: Anh đừng nói hiện ngụy. Nồi mà nồi chết, xưa nay chưa nghe ai nói chuyện đó! Anh nói: Bà không biết sao, xưa nay đã có sanh thì có chết chứ sao. Bà dậm chân dậm cẳng la lối, nồi của tôi đâu rồi đem về cho tôi, còn không tôi sẽ đi kiện quan. Anh nói: Bà có đi kiện đâu thì kiện chứ hắn chết tôi cũng chịu thôi.

Bà chạy về nằm gác tay lên trán suy nghĩ, nếu muốn đi kiện quan thì biết viết đơn làm sao để đi kiện. Dù cho ông tiến sĩ cử nhân gì đi nữa làm sao viết được cái đơn này mà đi kiện. Thua buồn thua kiện nên bà về nhà nằm nghĩ. Nghĩ một hồi tinh thần hơi ổn định và nhớ lại: Khi kia mình nồi ba cũng có, chừ lại không! Nồi rưỡi cũng có giờ lại không? Tự ai gây ra cớ sự như thế này? Vua cũng không lấy , giặc cũng không cướp mà sao ta lại mất nồi! Tính đi tính lại té ra mình quá tham. Tham quá hoá u mê.

Câu chuyện nghe kể có vẻ ngớ ngẩn, bây giờ một em bé 15 tuổi cũng không tin cái nồi sanh cái nồi chết. Nhưng bà con chúng ta không tin cái nồi sanh nhưng lại tin cục vàng nó đẻ. Một cây nó có thể sanh ra bốn cây hay bảy cây một lần. Báo chí có nêu đây đó tỉnh này tỉnh kia, nạn chơi và bể hụi làm cho bao gia đình tan nhà nát cửa. Tôi có một người quen hiện bây giờ vợ bỏ chạy trốn vì sợ chủ nợ tới đòi, nên chồng phải treo bảng bán nhà, vì sao? Đó là vì nạn chơi hụi.Vàng không đẻ một ra ba cây mà cứ ép nó đẻ cho đến khổ. Nồi không đẻ mà cứ ép cho nó đẻ nên sinh ra khổ. Nếu có cái tâm bố thí, không bỏn sẻn, không tham lam thì đâu đến nổi như thế.

Đức Phật dạy: Tham, sân, si là ba căn bệnh gây khổ đau cho chúng sinh.Làm sao bớt tham, bớt sân, bớt si thì mới có an lạc. Có ba cách bố thí để đem lại an lạc: Đó là bố thí tài vật, là cúng của, cúng tiền giúp áo giúp cơm. Ví dụ thấy bên nhà hàng xóm có một em bè học hành giỏi, tánh nết dễ thương nhưng nhà không đủ tiền nuôi con cho đi học thì mình tìm cách giúp cho em đó đi học. Đó là cách bố thí thiết thực nhất.

Xưa có một người ăn xin thấy đức Phật đi ngang qua, trong lòng ưng bố thí quá nhưng không biết lấy gì mà bố thí, đi xin còn không đủ ăn lấy đâu mà bố thí. Người ấy chạy tới nói: Bạch Phật, con muốn cúng cho Ngài nhưng cực quá không làm sao mà cúng cho Ngài được. Đức Phật đưa bình bát của Ngài cho người đó và nói: Ngươi đến nơi giếng múc cho ta mốt bát nước. Khi múc nước đem tới dâng Ngài, Ngài nói: Ngươi đã bố thí cho ta rồi đó.

Hiểu cái nghĩa bố thí rộng rãi như vậy thì bất cứ giờ nào chúng ta cũng bố thí được hết. Đi ra đường gặp môt người đẩy xe nặng ta đến đẩy phụ cho họ một chút cũng là bố thí, vì mình đã đem cái sức của mình giúp cho họ. Một người nằm bệnh viện cần ít máu, mình đến cho họ vài mili máu cũng là cách bố thí. Đó là bthí ni tài.Thứ hai là bthí pháp:Tức là bố thí điều hay lẽ phải, an ủi người đang khi sầu khổ.Học hỏi giáo lý của đức Phật để đem những lời dạy đó mà truyền trao lại cho người khác, mở mang khai sáng tâm trí cho họ cũng là một cách bố thí. Góp tiền in kinh ấn tống cúng dường để phổ biến giáo lý của đức Phật cũng là bố thí. Đó là bố thí tài vật. Hoặc giả tối hôm nay ở đây có nghe giảng, có thuyết pháp, mình rủ bạn bè đi nghe để cho họ hiểu giáo lý của đức Phật, đó cũng là một cách bố thí. Đây là bố thí pháp. Ông thầy giảng là bố thí đã đành, người đi nghe và rủ người khác cùng đi nghe cũng là bố thí pháp. Mình đi nghe pháp và rủ bạn cùng đi nghe tức là mình đã góp phần bố thí pháp cho họ. Hiểu bố thí như vậy thì bất cứ lúc nào ta cũng bố thí được cả. Không bố thí tài thì bố thí pháp, miễn rằng ta có tâm thì ta bố thí được. Thứ ba là vô úy thí : Là bố thí sự không sợ. Có nhiều người bình thường thì hiền lắm, nhưng khi nói với ai thì ưa trợn mắt phồng mang nguýt nguýt làm cho người ta khiếp vía, cốt để dọa cho những kẻ yếu bóng vía. Thế là họ đã bố thí cái sợ chứ không phải bố thí cái không sợ.

Thế thì Phật tử chúng ta phải chú ý bao giờ miệng cũng nói ôn hòa từ tốn, thân mật chứ không nên nói áp đảo làm cho người đối diện khó chịu. Đó cũng là cách bố thí không sợ sệt. Giữ giới không trộm cắp cũng là bố thí không sợ sệt. Đi tàu xe, nếu ngồi gần một người mà trước đây nghe báo đài nói anh ta là người ăn cắp có tiếng thì mình ngồi bên cũng sợ lắm. Thành vô tình anh ta bố thí cho mình cái sợ nên không giám ngủ, không giám đi đâu hết. Ngược lại nếu lên trên tàu ngồi bên một người Phật tử, họ là người có tu, rộng rãi, không bao giờ bớt xén của ai, có ai khó khăn thì liền giúp đỡ nên lòng rất an tâm, không sợ sệt gì cả, đi đâu cũng không sợ. Sự không sợ đó thì ai bố thí cũng được hết chứ không phải chỉ có Phật mới bố thí sự không sợ đó mà thôi. Cho nên người ta sợ và không sợ cũng tự nơi mình. Bố thí tài, bố thí pháp và bố thí không sợ là thế.

Điều thứ 4 là đầy đtrí tuệ : Phật là giác ngộ, ngược lại chúng sinh là vô minh. Vô minh là đau khổ. Đau khổ vì cái Ta, cái Tôi của chúng ta lớn quá, mong rằng bất cứ ai đụng tới nó. Anh có nói với tôi thì nói tử tế, ca ngợi tôi thì được nhưngchê tôi và nói xấu tôi là không được. Cái tôi của tôi lớn lắm. Cái tôi lớn như vậy nhưng hỏi cái tôi ở đâu thì chỉ không ra, đến nỗi một gốc cây đến khi thành tôi rồi là quan trọng lắm.

Khi cha mẹ mình đẻ ra thì đẻ cục thịt ra trước, nó không có tên có tuổi gì cả. Rồi sau mới đặt cho một cái tên rất đẹp như Thúy Nga, Ngọc Bích, Lan Hương, Thu Ba…tên nào tên nấy nghe dậy trời, kêu lên ai cũng tưởng người đó là đẹp như tiên, nhưng thực tế chưa chắc đã đẹp. Rồi cũng có khi cha mẹ vô tình đặt cho con một cái tên rất xấu. Thỉnh thoảng chúng ta thấy trên báo chí, có một số người được cha mẹ đặt cho cái tên cũng xấu lắm. Khi đặt tên đó rồi thì nó gắn chặt cả đời mình vào cái tên đó. Ví dụ: Cha mẹ đặt cho mình tên Kèo. Mới đầu ai kêu Kèo mình cũng không để ý, nhưng sau kêu mãi rồi mình tự nhận Kèo là mình,mình là Kèo. Một chặp nó đồng hóa hai thành một. Khi đã đồng hóa rồi thì đi đâu nó cũng gắn chặt với mình. Nếu lỡ một mai đi ngang qua xóm đó họ mất xe đạp, họ kêu tên Kèo ra chưởi trong khi mình định đi xa. Nhưng đè tên Kèo nó chưởi đúng như tên mình, khi đó mình đứng cự lại ngay. À, mụ kia, ai ăn cắp xe đạp của mụ mà mụ kêu tên tôi ra chưởi. Hai bên cãi qua cãi lại, cãi sáng chưa xong lại để chiều cãi, chiều cãi chưa xong mai lại cãi tiếp, nên chuyến đi xa đành bỏ dở, ăn cũng không mà uống cũng không.

Vậy có ai trói anh đâu mà cứ đứng mãiđó, cũng không ai giam anh ta mà anh ta vẫn cứ đợi mãi. Giả sử khi đó mấy ông công an có mặt chắc họ cũng không dại gì sờ tới. Cứ đứng đó chưởi chưa đã, còn về kéo bà con tới chưởi nữa. Nếu lỡ chưởi chưa xong mà hấp hối thì dặn con cái nhớ chưởi tiếp. Chưởi cho hết sức cũng vì cái tên Kèo. Thế thì tên Kèo khi cha mẹ sinh ra có hay không? Chắc là không có. Đã không mà chấp chặt lấy làm của mình. Vì chấp chặt tên Kèo là mình nên khi ai đụng tới cũng không được.Hễ ai chưởi thì phồng mang trợn mắt lên liền. Nhưng nếu có ai đó ca ngợi: Ồ, anh Kèo như rứa nhưng sống có đạo đức lắm, lại thông minh và có lòng giúp đỡ mọi người, mặc dù anh ta chưa giúp ai chút nào hết. Nhưng khi nghe ca ngợi là Kèo có đạo đức, hay giúp đỡ người thì thích lắm. Khi đã chấp cái giả làm thật như vậy rồi thì quyết sống chết với nó. Đó thật là vô minh mà không biết, cho nên cứ sống chết với nó.

Trái lại Phật là đấng giác ngộ, Ngài không chấp ta, của ta và vì ta nên Ngài được tự tại. Là Phật tử mình phải học cái trí tuệ của Ngài để chữa cái bệnh vô minh đó. Thứ đến là phải biết cái luật nhân quả, bởi vì mọi sự mọi vật giữa đời này là quay theo luật nhân nào quả ấy, giống như cây chua thì sinh trái chua, giống lúa thì trồng lên cây lúa, giống bắp thì trồng lên vây bắp. Như vậy thì hành động thiện thì đưa đến quả thiện, hành động ác thì đưa đến quả ác. Ai biết được luật nhân quả là người có trí tuệ. Thứ ba là biết được luật vô thường của vạn pháp là sự vật không đứng yên một chổ. Không đứng yên mtộ chổ cho nên đã có ngày sanh tức phải có ngày chết. Chứ nếu đứng một chổ chắc chắn bây giờ chúng sanh đứng chật ních cả vũ trụ , đứng yên một chỗ chứ không đi đâu được hết. Nhưng mà luật vô thường có sanh thì có diệt, nên chúng ta hiện còn có chổ để đi tới đi lui. Vô thường không phải trong từng kỳ hạn mà vô thường trong từng sát na. Ví dụ : Tóc trên đầu ta bạc từ khi nào đố ai biết được. Ai có biết tóc trên đầu mình nó bạc vào giờ nào, phút nào không? Không biết. Lâu lâu soi gương thấy nó bạc vài sợi mới biết tóc ta hôm nay bạc rồi, nhưng kỳ thật nó đang bạc mà mình không thấy. Nó bạc trong từng tích tắc, trong từng ly từng tí mà cứ ngỡ tóc mình còn xanh. Từ đó đâm ra kiêu ngạo chê tóc anh bạc, tóc tôi xanh, tôi xanh anh bạc, nhưng kỳ thật cả hai đều đang bị lão hóa, đang bị bạc dần, nếu hiểu rõ luật nhân quả, hiểu rõ luật vô thường, vô ngã, và cũng còn phải hiểu rõ cái thực tánh, thực tướng của sự vật,cái sai biệt, cái đồng nhất của sự vật nữa. Chúng ta biết sự vật đây là biết trên sự sai khác của nó mà thôi, như cái bông này trắng, bông kia xanh, bông nọ đỏ, bông kia cao, bông đó thấp. Người này gầy, người kia mập, cái đó dài, cái kia ngắn…chúng ta chỉ biết cái sai biệt nọ kia như vậy thôi, chứ không biết cái đồng nhất của vạn pháp, không biết cái bình đẳng của tất cả vạn pháp.

Đức Phật dạy cho chúng ta, mở mắt mở lòng cho chúng ta phải nhìn đủ cả hai phương diện: Sự sai biệt và đồng nhất của vạn pháp thì mới gọi là thấy đúng sự vật. Ví dụ : Tôi đưa ngón tay lên, xin hỏi quí vị ngón tay này dài hay ngắn? Có ai nói ngón tay này dài không? Có ai nói ngón tay này ngắn không? Chắc không ai nói ngón tay này dài, ngón tay này ngắn. Nhưng nếu để kèm vào đây một cái thước thì ta mới so sánh nói ngón tay ngắn và cái thước dài. Để kề bên một que diêm thì ta nói que diêm ngắn ngón tay dài. Thế là vì đem cái tâm so sánh nên người thì nói ngón tay ngắn, cái thước dài…Khi đó anh nói ngón tay ngắn thì cho mình đúng, còn anh nói ngón tay dài thì cho là sai, là không đúng. Ngón tay ngắn mà cứ nói dài là vô minh. Cả hai đều nói ngón tay dài ,ngắn nên sinh ra cãi vả, có khi dẫn tới đánh lộn nhau. Dẫu có cải vã dài ngắn gì đi chăng nữa thì ngón tay vẫn là ngón tay. Trong khi anh nói ngón tay dài thì ngón tay cũng không dài thêm một chút nào! Trong khi nói ngón tay ngắn thì ngón tay cũng không ngắn bớt một chút nào. Vậy thì ngón tay không dài cũng không ngắn, nhưng vì ta vô tình so sánh cái này qua cái khác rồi nói dài ngắn thành ra sinh sự xích mích với nhau. Thế là chúng ta sinh sự xích mích vì cái chúng ta tạo ra chứ không phải ngón tay dài ngắn gì hết. Cái đó trong nhà Phật gọi là Duy thc biến.Do cái thức biến này, cái tướng dài ngắn này là cái thức ta biến mà ta không biết cái thức ta biến, rồi ta chấp chặt, một bên thì nói nhất định dài, một bên nói nhất định ngắn, hai cái nhất định đó sẽ va chạm nhau. Nếu hiểu rằng cái dài cái ngắn đó chỉ là do thức biến, chứ ngón tay không dài không ngắn thì hết, khi ấy ta sẽ ngồi cười với nhau, hòa thuận không ai sinh sự với ai hết.

Do đó đầy đủ trí tuệ thì chúng ta sẽ mở mang cái tầm nhìn của mình đến sự vật, tức là chúng ta sẽ sống được một tâm hồn rộng mở. Khi đã sống rộng mở thì chúng ta sẽ có hạnh phúc an lạc.

Nói tóm lại, với 4 điều kiện: Đầy đủ lòng tin, đầy đủ giói đức, đầy đủ bố thí và đầy đủ trí tuệ là sẽ đem lại hạnh phúc an lạc cho tương lai. Cộng với đầy đủ tháo vác, đầy đủ sự phòng hộ, làm bạn với thiện và đầy đủ sự sống thăng bằng điều độ, không đam mê rượu chè, không đam mê cờ bạc, không đam mê sắc dục và không giao du bạn ác là những điều đem lại hạnh phúc an lạc cho tương lai, cho hiện tại.

Đây là một bài kinh đức Phật dạy rất thâm thúy, vừa cao vừa thấp, nếu chúng ta áp dụng vào trong cuộc sống thì sẽ đem lại hạnh phúc cho tương lai. Hàng Phật tử chúng ta hiểu được như vậy, cố gắng thực hành lời Phật dạy, tức nhiên chúng ta sẽ thấy mình được an lạc, dầu không được viên mãn cũng hơn là khi chúng ta chưa biết lời dạy đó.

Các Phật tử, tất cả những điều tôi nói trong buổi giảng hôm nay đều dẫn ra từ trong kinh đức Phật dạy. Nhưng lời dạy đó là một trong muôn ngàn lời dạy của Ngài mà thôi. Còn biết bao nhiêu trường hợp khác đức Phật còn dạy nhiều giáo lý thậm thâm vi diệu khác nữa, nếu chúng ta đủ cơ duyên thì chúng ta có thể học hỏi thêm, tu tập thêm để cho mỗi ngày chúng ta thấm nhuần được giáo lý của Phật, tự nhiên tâm hồn của ta, đời sống của ta được sống nhịp nhàng theo lời dạy của đức Phật để được an lạc giải thoát.

Tôi cầu mong tất cả Phật tử được bồ- đề tâm kiên cố, dõng mãnh và luôn luôn tiến bước trên đường giải thoát của đức Phật.

CHÀNG VÔ NÃO

Trong kinh Trung Bộ do Hòa thượng Minh Châu dịch, câu chuyện về chàng Vo Não được kể như thế này:

Khi Thế - Tôn ở tại Xá- vệ rừng Kỳ - đà, tinh xá của ông Cấp- cô- độc. Lúc ấy trong lãnh thổ Quốc vương Ba- tư- nặc nước Kiều-tát-la có tên cướp tên Angulimala { Vô Não}, một thợ săn tay vấy máu, sát hại, bạo tàn, không có lòng từ mẫn đối với chúng sanh. Vì nó mà các làng trở thành không làng, các thị trấn trở thành không thị trấn. Quốc độ trở thành không Quốc độ. Do nó luôn luôn giết người, nó mang mốt vòng hoa làm bằng ngón tay người.

Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, vào Xá- vệ để khất thực. Sau khi khất thực và ăn xong, trên đường trở về, dọn dẹp sang tọa, cầm y bát và đi trên con đường thì gặp tên cướp Vô Não. Những người chăn bò, chăn thú, người làm ruộng, khách bộ hành thấy Thế Tôn liền bạch: Thưa Sa-môn, Ngài chớ có đi trên con đường này vì đường này có tên cướp tên Angulimala là một thợ săn tay vấy máu, sát hại, bạo tàn, không có lòng từ mẫn đối với chúng sanh. Muốn đi trên đường này phải có mười, hai mươi, ba mươi hay bốn mươi người tụ họp rồi lại cùng đi . Tuy vậy đôi lúc cũng rơi vào tay của tên cướp Angulimala. Họ ngăn hai ba lần nhưng Thế Tôn giữ im lặng và vẫn tiếp tục đi.

Tên cướp Angulimala thấy Thế Tôn từ đằng xa đi lại liền nghĩ: Thật vi diệu, hy hữu thay! Con đường này, cho đến mười, hai mươi, ba mươi, bốn mươi thậm chí đến năm mươi người tụ hợp lại cùng đi, nhưng chúng vẫn rơi vào tay của ta. Nay Ông Sa-môn này , chỉ có một mình, không có người thứ hai cùng đi, hình như do một sự cố ý khiêu khích chăng? Vậy ta giết hại mạng sống của Ông Sa-môn này! Nghĩ vậy tên cướp Angulimala liền lấy kiếm và tấm khiên, đeo cung tên vào và đi theo sau lưng Thế Tôn. Rồi Thế Tôn hiện thần thông lựclàm cho tên cướp Angulimala dầu cho đi với tất cả tốc lực bình thường. Rồi nó suy nghĩ: Thật vi diệu, đáng khâm phục thay! Trước đây ta đuổi theo con voi, con ngựa, chiếc xe, con nai đang chạy và bắt kịp chúng, nay dẫu ta đi với tất cả tốc lực của ta cũng không thể bắt kịp Sa- môn này đang đi với tốc lực bình thường.

Bất đồ nó hô: Đứng lại. Nó thưa với Thế Tôn: Hãy đứng lại, Ông Sa-môn! Hãy đứng lại, Ông Sa-môn!

-Ta đã đứng rồi, này Angulimala.Và ngươi cũng hãy đứng lại!

Tên cướp liền suy nghĩ: Những Sa-môn Thích tử này là những người nói sự thật và chấp nhận sự thật. Và Sa-môn này dẫu cho đang đi lại nói: “ Ta đã đứng rồi, này Angulimala ! Và ngươi cũng hãy đứng lại”.Vậy ta hãy hỏi vị Sa-môn này xem sao.

Nguơi đi li nói: Ta đã đng ri

Ta đng, nguơi nói: Sao Ta không đng?

Sa-môn, ta hi vý nghĩa này,

Sao ngươi đng li, còn ta không đng?

Angulimala,Ta đã đng ri.

Vi mi chúng sanh, Ta btrượng, kiếm,

Còn ngui hu tình, không tkim chế,

Do vy Ta đng, còn nguơi chưa đng.

Đã lâu tôi kính, bc Đi Tiên nhân,

Nay Sa-môn này buc vào Đi Lâm,

Không lâu tôi sđon trác pháp,

Sau khi đuc nghe, pháp kca Ngài.

Nói xong tên cup lin quăng bkiếm,

Quăng bkhí gii xung vc thâm sâu,

Tên cup đnh l, dui chân Thin Th,

Ngay ti chy, xin được xut gia,

Đc Pht tbi, bc Đi Tiên nhân,

Đo sưNhân gii, cùng vi Thiên gii,

Ngài đã trli: Thin lai T- kheo,

Uy đc T- kheo, đuc Ngài xác chng.

Thế Tôn với Tôn giả Angulimala là Sa-môn tùy tùng, bắt đầu du hành đến Xá- vệ và ở đây. Bấy giờ,tại cửa nội cung của vua Ba – tư- nặc nước Kiều- tát- la, một số đại quần chúng tụ họp, cao tiếng, lớn tiếng nói: Tâu Đại vương, trong lãnh thổ Đại vương có tên cướp tên Angulimala là tên thợ săn bàn tay vấy máu, sát hại, bạo tàn, không có lòng từ mẫn đối với chúng sanh. Mong Đại vương hãy tẩn xuất nó.

Vua Ba-tư-nặc nướv Kiều-tát-la, với khoảng 500 con ngựa, sáng sớm đi ra khỏi Xá-vệ đến tinh xá. Rồi vua xuống xe đi bộ đến đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với vua: Thưa Đại vương, có phải vua Bình-sa-vương nước Ma- kiệt-đà tức giận với Đại vương, hay các người Licchavi ở Tỳ-xá-ly hay một dịch Vương nào khác? - Bạch Thế Tôn, không phải. Mà vì trong lãnh thổ của con có tên cướp tên là Angulimala, một tên thợ săn bàn tay vấy máu, sát hại, bạo tàn, không có lòng từ mẫn đối với chúng sanh. Bạch Thế Tôn, nhưng con không có thể tẩn xuất nó được.

-Thưa Đại vương, nếu Đại vương được thấy Angulimala cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ nói láo, ăn một ngày một bữa, sống Phạm hạnh, giữ giới, hành trì thiện pháp. Đại vương sẽ làm gì, đối với Angulimala?

-Bạch Thế Tôn, con sẽ đảnh lễ, hay đứng dậy, đưa ghế mời ngồi, lo liệu bốn sự cúng dường cho Angulimala tức là y phục, ẩm thực, sàng tọa và dược phẩm trị bệnh. Chúng tôi bảo vệ, hộ trì đúng pháp. Nhưng bạch Thế Tôn, từ đâu một người phá giới, làm các ác pháp lại có thể nào lại trở thành người giữ giới biết chế ngự như vậy/

Lúc ấy Tôn giả Angulimala ngồi không xa Thế Tôn bao nhiêu. Rồi Thế Tôn duỗi cánh tay mặt và nói với vua Ba-tư-nặc: Thưa Đại vương, đây là Angulimala.

Vua Ba-tư-nặc nước Kiều-tát-la liền hoảng sợ, run rẩy, lông tóc dựng ngược. Thế Tôn biết được vua Ba-tư-nặc hoảng sợ, khiếp sợ, lông tóc dựng ngược, bèn nói với vua rằng: Chớ có sợ hãi, thưa Đại vương. Ở đây không có gì đáng sợ hãi cho Đại vương. Rồi sự hoảng sợ, khiếp sợ, lông tóc dựng ngược của vua Ba-tư-nặc được tan biến. Vua liền đến gần Tôn giả Angulimala, thưa: Thưa Tôn giả, có phải Tôn giả là Angulimala?

-Thưa phải, Đại vương.

-Thưa Tôn giả, phụ thân Tôn giả thuộc dòng họ gì? Mẫu thân thuộc going họ gì?

-Thưa Đại vương, phụ thân thuộc going họ Gagga, mẫu thân thuộc giòng họ Mantani.

-Thưa Tôn giả, mong Tôn giả Gagga Mantaniputta được hoan hỷ. Tôi sẽ cố gắng lo bốn sự cúng dường y phục, ẩm thực, sàng tọa, y dược trị bệnh cho Tôn giả.

Lúc bấy giờ, Tôn giả Angulimala theo hạnh ở rừng núi, đi khất thực mà ăn, sống chỉ với ba y. Tôn giả Angulimala nói với vua Ba- tư nặc rằng: Thôi vừa rồi, thưa Đại vương tôi đã đủ ba y.

Vua Ba-tư-nặc đi đến gần Thế Tôn đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên bạch Thế Tôn: Thật vi diệu thay bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Làm sao mà Thế Tôn lại nhiếp nhục được người không thể nhiếp nhục, làm cho an tịnh được người không thể an tịnh, làm cho tịch diệt đuợc người không thể tịch diệt.Bạch Thế Tôn, đối với con người không thể nhiếp phục với gậy, với kiếm, Thế Tôn đã có thể nhiếp phục được với không gậy, không kiếm. Bạch Thế Tôn, nay chúng con phải đi. Chúng con có nhiều công việc, có nhiều trách nhệm phải làm.

-Thưa Đại vương, Đại vương hãy làm những gì Đại vương nghĩ là hợp thời. Rồi vua Ba-tư-nặc tư chổ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi đi.

Tôn giả Angulimala, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát đi vào Xá- vệ để khất thực. Trong khi đi khất thực từng nhà một ở Xá-vệ thì thấy một người đàn bà đang sanh đẻ, rất nguy kịch và đau đớn. Tôn giả suy nghĩ: Thật đau khổ thay các chúng sanh! Rồi Tôn giả Angulimala sau khi đi khất thực ở Xá-vệ trên con đường trở về liền đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Thế Tôn rồi thưa: Bạch Thế Tôn, con vào buổi sáng đi vào thành Xá- vệ để khất thực, con thấy một người đàn bà đang sanh đẻ, rất là nguy kịch, đau đớn, con suy nghĩ: Thật đau khổ thay các chúng sanh! Thật đau khổ thay các chúng sanh!

-Này Angulimala, ngươi hãy đi đến Xá- vệ nói với người đàn bà ấy như sau: Này Bà chị, vì rằng tôi từ khi sanh ra chưa bao giờ cố ý giết hại mạng sống của chúng sanh, mong rằng với sự thật ấy, ngươi được an toàn, ngươi sanh đẻ được an toàn.

-Bạch Thế Tôn, nếu làm vậy, thời con cố ý nói láo. Bạch Thế Tôn, con đã cố ý giết hại mạng sống rất nhiều chúng sanh rồi.

-Vậy thì ngươi hãy đi đến nói với người đàn bà ấy như sau: Này Bà chị, vì rằng tôi từ khi được thánh sanh, chưa bao giờ có ý giết hại mạng sống của chúng sanh, mong rằng với sự thật ấy, ngươi được an toàn, ngươi sanh đẻ được an toàn! – Thưa vâng,bạch Thế Tôn. Tôn giả vâng lời Thế Tôn, đến nói với người đàn bà ấy như sau: Thưa Bà chị, vì rằng tôi từ khi được thánh sanhnày, chưa bao giờ cố ý giết hại mạng sống của chúng sanh, mong rằng với sự thật ấy, ngươi được an toàn, ngươi sanh đẻ được an toàn. Và người đàn bà ấy sanh đẻ được an toàn. Rồi Tôn giả Angulimala, sống một mình, viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, và không bao lâu tự thân chứng ngộ A-la-hán: Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, từ nay không còn trở lui đời này nữa.

Tôn giả Angulimala buổi sáng đắp y, cầm y bát đi vào Xá-vệ để khất thực. Lúc bấy giờ, một cục đá do một người ném, rơi trên thân Tôn giả, rồi một cây gậy do một người khác quăng, rơi trên thân Tôn giả, rồi một hòn sỏi do một người khác quăng, rơi trên thân Tôn giả. Tôn giả Angulimala, lỗ đầu, chảy máu, bình bát bị bể, ngoại y bị rách, đi đến Thế Tôn. Thế Tôn thấy Tôn giả từ xa đi đến liền nói với Tôn giả: Hãy kham nhẫn, này Angulimala. Nhà ngươi đang gặt hái ngay trong hiện tại quả báo của nghiệp ấy, mà đáng lẽ ngươi phải chịu nấu sôi ở điạ ngục nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm.

Tôn giả Angulimala, sống độc cư, thiền định, cảm thọ đuợc giải thoát lạc, và trong lúc ấy nói lên lời cảm khái sau đây:

Ai truc phóng dt, sau không phóng dt,

Sáng chói đi nay, nhưtrăng thoát mây,

Ai làm ác nghip, nhthin chn li.

Sáng chói đi nay, nhưtrăng thoát mây.

Niên thiếu T-kheo, trung thành Pht giáo,

Sáng chói đi nay , nhưtrăng thoát mây.

Mong kđch ta, nghe ging Pháp thoi !

Mong kđch ta, trung thành Pht giáo!

Mong kđch ta, thlãnh chánh pháp,

{Thân tâm} an tnh,san smi ngui.

Mong kđch ta, tbc thuyết nhn,

Tbc tán than vô oán hn tâm.

Thi thi nghe pháp, y pháp hành trì.

Mt knhưvy, không có hi ta,

Cũng không làm hi mt ngui nào khác,

Vy schng,ti thung tch tnh,

Htrì mi ngui, ktham ngui không

Nhưngui dn nuc, huóng dn nuóc chy

Nhưklàm tên, ung cong thân tên,

Nhưngui thmc, un nn cây g.

Ktrí tmình, tđiu phc mình.

Có kđuc điu bi gy, roi,móc,

Riêng Ta đuc điu, không gy, không kiếm,

{ Bi bc nhưvy}

Ta tên Vô Hi, trước ta sát hi,

Nay đuc chánh danh, vì chng hi ai

Truc ta đuc tên, Angulimala,

Bnuóc thác cun, ta qui y Pht

Truc tay vy máu, danh xưng {Anguli} mala,

Xem ta qui y, đon giây sanh t,

Làm nghip nhưvy phi sanh ác thú,

Khi lãng nghip báo , không nta hung.

Kngu vô trí, đam mê phóng dt,

Nhưgitài sn, ti thung ti quý.

Chmê phóng dt, chmê dc lc.

Gikhông phóng dt, luôn luôn thin đnh,

Chng đc đi lc, qung đi vô lung.

Thin lai, ta đến, không đi lc hung,

Không ai khuyên ta, theo tưtung ác.

Gia các chân lý { đuc khéo} ging dy

Chân lý ta theo, chân lý ti thung.

Thin lai ta đến, không đi lc hung,

Không ai khuyên ta, theo tưtung ác:

Ba minh ta chng, Pht lý viên thành.”

Như vậy có thể nói Vô Não là một thanh niên tuấn tú, ham thần thông phép lạ, đến học với một vị thầy ngoại đạo Sằn-dạ-xà. Hôm nọ vị thầy đi vắng, người vợ của vị thầy đó thấy chàng thanh niên này trẻ đẹp, muốn người học trò này tư thông với mình, nhưng người học trò đó nhất mực từ chối. Bà ta lấy làm tức giận, thù hằn chờ cho đến khi chồng về , bà giả bộ làm ra vẻ buồn rầu, giận dỗi. Ông thầy hỏi: Lý do gì mà bà buồn bực như vậy? Người đàn bà ấy trả lời rằng: Ông dạy người học trò này sao mà vô lễ vô phép quá. Khi ông đi vắng, hắn sinh tâm xấu xa muốn làm nhục tôi. Vừa nghe đến đó ông thầy giận vô cùng, bèn nghĩ cách hại người học trò bằng cách cố tình đưa vào cảnh tù ngục.Cách ấy như vầy: Ông hỏi người học trò: Này con, con có muốn được thần thông phép lạ không? Chính người học trò ấy đi học là mong được thần thông phép lạ. Bây giờ ông thầy hỏi như vậy thì học trò hớn hở vô cùng và trả lời rằng: Thưa thầy, con mong lắm mà lâu nay chưa được thầy chỉ dạy cho. Ông thầy liền bảo, nếu con làm theo lời ta thì ta sẽ truyền bí quyết cho con.

“ Này con, nếu con giết được 100 người, lấy 100 ngón tay xâu thành chuỗi mang về đây thì ta sẽ truyền bí quyết ấy cho con”. Người học trò vì ham thích thần thông phép lạ , nên khi nghe lời dạy đó thì đâm ra mù quáng. Hắn ta bèn đi tìm những nơi hẻo lánh, chực chờ có ai đi ngang qua thì giết. Từ ngày này qua ngày khác, chàng hăm hở giết và tính ra đã giết được 99 người, còn thiếu một người là đủ trăm.Lúc bấy giờ bà mẹ ở nhà nghe tin đồn về con mình là kẻ sát nhân rất khủng khiếp, và trong làng không ai giám đi ngang các ngõ hẻm vắng vẻ. Bà mẹ của chàng Vô Não bị người ta nguyển rủa, gièm pha ngày càng nhiều rằng con mình đi giết người, con mình đang bị nhà vua tróc nã nên vội vàng đi tìm con. Khi cất bước ra ngõ thì thiên hạ mách, bây giờ nó đang ở phía đường ấy, bà liền tìm tới đó. Khi đến nơi, vừa thấy bóng bà thì Vô Não cầm dao chạy tới toan giết, thì bỗng nhiên đức Phật hiện ra cản đường. Khi ấy chàng Vô Não bỏ mẹ mình chạy theo đức Phật. Nhưng lạ quá, chàng thấy mình chạy thật nhanh mà sao không kịp đức Phật, liền nghĩ: Ngài đi cách gì mà nhanh quá vậy? Tức quá, chàng liên kêu: Này Sa-môn Cù Đàm, đứng lại. Đứng lại tôi hỏi chuyện này một tí. Kêu hai ba lần như thế, đức Phật trả lời rằng: Không, này Vô Não, trên đường tội ác Ta đã đứng lại từ lâu rồi, chỉ có ngươi là chưa chịu đứng lại mà thôi.Câu nói ấy như mũi tên đâm chúng cái tam hung ác của Vô Não. Tâm Vô Não lúc ấy như ngọn song thần xô xuống, nhưng phải vấp phải núi đá, làm cho ngọn song đó tan vỡ đi. Tâm Vô Não hung ác bị tan vỡ trước câu nói hiền từ của đức Phật. Vô Não là người cực thông minh và chợt thức tỉnh trước lời nói của đức Phật, liền buông dao cuối lạy đức Phật và xin theo Ngài đi tu. Đức Phật nhận Vô Não làm đệ tủ và đem về tinh xá để tu tập. Đó là câu chuyện tôi tóm tắt về chàng Vô Não.

KIẾN ĐẠO,TU ĐẠO VÀ CHỨNG ĐẠO

Đức Phật dạy cho chúng ta, nhất là lớp Tăng Ni trẻ, muốn đạt đạo thì phải đi qua ba bậc: đó là Kiến đạo, Tu đạo và Chứng đạo.Nhưng muốn Kiến đạo thì phải có bốn điều kiện: a, Thân cận thiện hữu; b. Thính văn chánh pháp; c. Như lý tác ý; và d. Pháp tùy pháp hành.

Thân cn hin hu : Là thân cận các bậc thiện hữu tri thức, gần gũi thầy tốt, gần gũi bạn lành. Vì gần gũi thầy tốt thì họ mời dắt dẫn cho mình đi đúng chánh pháp, tiến tới con đường giải thoát giác ngộ. Gần gũi bạn lành như gần gũi đèn sáng. Còn thân cận ác hữu thì toàn nghe những điều ác chứ không nghe được những điều thiện . Gần gũi bạn ác như đi trong đêm tối, như gn mc thì đen nên không được sáng. Có thân cận thiện hữu thì mới nghe điều hay lẽ phải,, trên có chư Tôn thiền đức, trí đức uyên thâm, từ tâm chỉ dạy cho chúng ta, xung quanh có các thiện hữu tri thức khác giúp đỡ. Đó là một thiện duyên, một niềm vui lớn. Nếu đã có thiện hữu tri thức giúp đỡ, thì hiện nay hay mai sau, khi ra hành đạo các phương hy vọng chúng ta sẽ gặp được bạn tốt, bạn đồng tu. Nếu được như vậy thật là hạnh phúc cho chúng ta có duyên lành ở trong ngôi nhà Phật pháp, thuận lợi cho việc tu học và hoằng pháp lợi sinh.

Ở đây tội cũng xin nói thêm một ý nữa, trong kinh Pháp cú có dạy rằng: Nếu không gặp đươc người hơn mình, không gặp được người ngang mình kết bạn, thì thà sống một mình còn hơn kết bạn với người ngu. Người ngu ở đây là người điên đảo, hẹp hòi, chấp ngã không thật. Những người này thì không nên kết bạn, trái lạị nên tìm những vị thiện hữu tri thức kết bạn thì họ mới dẫn dắt chỉ cho mình con đường giải thoát và giác ngộ.

Thời đại chúng tôi không có được diễm phúc như ngày hôm nay. Trường học của chúng tôi không qui tụ được nhiều thành phần như cả Trung, cả Nam, cả Bắc, cho nên khi ra hành đạo cũng lắm lúc bỡ ngỡ. Đi ra Bắc có nhiều vị là đạo đồng, pháp đồng, hạnh đồng nhưng trên sắc tướng chưa hề gặp nhau, nên cũng hạn chế đôi phần trong công tác Phật sự. Đi vào Nam gặp các sư, các thầy: Đạo đồng , pháp đồng, hạnh đồng, nhưng sắc tướng chưa từng gặp nhau cho nên ban đầu cũng bỡ ngỡ như vậy. Giờ đây có các trường, các Học viện cả ba miền cùng học dưới một trường, một lớp, cùng nhau tranh đua để học. Tranh đua chứ không ganh đua, vì ganh đua thì dở, thấy ai hơn mình thì phải noi gương mà học, còn nếu ai kém thua mình thì phải động viên giúp đỡ họ, luôn luôn có một tinh thần đùm bọc và cảnh giác như thế thì các vị sẽ tiến bộ trong học tập.

Thứ hai là Thính văn Chánh pháp: Phải nghe Chánh pháp để học. Chánh pháp của Phật phải lngmới nghe được, chứ không lắng thì không nghe được. Khi có lắng rồi thì tâm mới tịnh. Tâm đã tịnh thì nghe câu nào lọt vào tai câu ấy. Nếu tâm không tịnh thì nghe một câu như vậy thì vừa là nghe tiếng pháp, vừa là nghe tiếng kèn thì vô cùng lộn xộn. Khi đã nghe tạp nham như vậy thì câu nghe đó cũng chẳng thành chánh pháp nữa, cho nên phải lắng là vậy. Nếu người không tin Phật thì sẽ không lắng tai nghe, không lắng tai nghe thì sẽ không có kết quả , chánh pháp để ngoài tai. Tóm lại, Thính văn chánh pháp là phải lắng nghe chánh pháp, nghe lời dạy dỗ đúng chánh pháp của các vị thiện hữu tri thức, nghe chánh pháp là nghe lời dạy giải thoát đau khổ của thiện hữu tri thức đó, chứ không phải nhe lời buộc ràng tâm tư, cột chặt mình vào ở trong vòng nhân ngã.

Thứ ba là Nhưlý tác ý : Là tư duy đúng như lý của nó. Ví như lý vô thường. Học lý vô thường, cắt nghĩa như thế nhưkia, như kia như nọlà vô thường, nhưng đi ra đường thấy cục vàng trước mắt thì vô thường sao được ! Nó khó lắm. Cục vàng nằm đó chắc ai cũng muốn lượm, muốn lấy chứ không ai từ bỏ. Nếu không có vàng thì người ta cũng tìm cách mua, chứ nói nó vô thường mà không mua cũng khó ! Nói đời vô thường thì thấy cái gì vô thường trước mình phải quán trước, ví như lời khen chê. Lời nói là vô thường, khi nói ra rồi thì nó bay mất, nhưng nếu không quán vô thường thì nó không bay được mà còn động lại trong tâm. Ví dụ, khi nghe ai chưởi mình một tiếng thì mình giận lắm, giận ngay khi ấy. Giận cho đến nổi năm này chưa tiêu được thì đợi sang năm, sang năm chưa tiêu được phải đợi cho đến chết. Một lời nói như gió thoảng qua nhưng mà nó cứ đọng lại trong lòng ta không bao giờ mất. Vô thường là luật tự nhiên nhưng trong lòng ta chấp chặt nên nó không vô thường, cứ khư khư giữ lấy nó như ôm chặt cục vàng, đi đâu cũng mang lè kè nó theo. Lời khen chê như gió thoảng mà mình không quán được nó là vô thường thì chỉ là lý thuyết suông, cho nên phải học và quán đúng nhưlý tác ý , là phải suy nghĩ đúng như lý của nó, chúng ta phải hiểu vô thường làm sao cho đúng. Ví như quán lá còn xanh trên cây cũng là vô thường chớ không phải chờ khi lá rụng mới biết vô thường. Tóm lại, như lý tác ý là nghe rồi phải suy , suy cho thật hiểu, biết rằng lời dạy mà mình đã nghe đó, trên thực tế nghe thế nào, áp dụng trong thực tế ra sao? Nói bố thí, hiểu bố thí là như thế, suy nghĩ áp dụng vào thực tế , vào trong mọi hoàn cảnh như đối với một người ăn xin thì như thế nào? Đối với người gặp cảnh lâm nạn thì như thế nào? Khi mình có đồng tiền thì như thế nào? Khi mình không có bạc thì như thế nào? Đó là những tình huống đã, đang và sẽ xảy ra, nếu không suy tư thì không thể áp dụng cho trọn vẹn được, nên phải như lý tác ý.

Pháp tùy pháp hành : Khi đã như lý tác ý rồi thì phải thực hành, bởi vì Phật dạy cho chúng ta nhiều pháp môn tu hay lắm: Một mặt quán và một mặt hành. Quán là quán trí và hành là hành động. Chúng ta phải quán các pháp là vô thường. Chúng ta phải thực hành giới định tuệ, thực hành bố thí, nhẫn nhục, thực hành các hạnh tự lợi và lợi tha v.v…Tóm lại, pháp tùy pháp hành tức là làm theo, thực hành theo điều mình đã suy nghĩ chín chắn, suy nghĩ đúng đắn, thực hành áp dụng vào trong đời sống hàng ngày của mình. Không phải đợi một ngày kia làm ông nọ bà kia hay là làm ông giảng sư, giáo sư mới là hoằng pháp, mới là hành,mà chính ngay trong đời sống trong hơi thở của mình phải an trú trong chánh pháp, đem tâm tư an trú trong chánh pháp, hành động phải theo chánh pháp, thì chính cái đó dầu một vị tu sĩ còn nhỏ như chú tiểu cũng đủ hoằng dương chánh pháp, chứ không đợi lớn, không phải đợi làm Hòa thượng, Thượng tọa mới gọi là Hoằng dương chánh pháp. Vì Hòa thượng, Thượng tọa hoằng dương chánh pháp có cách của vị HÒa thượng, Thượng tọa. Một chú tiểu hoằng dương chánh pháp có cácnh của một chú tiểu, miễn làm thế nào giữ được bốn điều là thân cận thiện hữu, thính văn chánh pháp, như lý tác ý, pháp tùy pháp hành thì chúng ta sẽ sống một cuộc sống an lành ở trong giáo pháp của đức Phật và mới khỏi phụ lòng xuất gia của mình, khỏi phụ lòng mong mỏi của cha mẹ mình đã cho mình xuất gia và khỏi phụ lòng bổn sư của mình cho mình học đạo.

KINH HỮU TỰ VÔ TỰ TRONG “TÂY DU KÝ”

“…Hu tướng vô tung vi diu pháp môn kim phó nhMa-ha Ca-diếp.{ Ta có con mắt chánh pháp tạng thực tướng vô tướng vi diệu pháp môn, nay Ta phó chúc cho Đại Ca- diếp}. Cũng là kinh Vô tự mà giờ đây họ không hiểu kinh Vô tự đó cho nên họ mới dem đổi lại. Khi đổi lại lấy kinh Hữu tự đem về, qua con sông Thông Thiên bị đò chìm kinh rơi xuống nước ướt hết phải đem phơi. Khi phơi thì bị mất mấy tờ sau của kinh.

Chuyện phơi kinh này có ở trong truyện thỉnh kinh của ngài Huyền Tráng, khi về thì đò bị chìm,một số kinh bị ướt và một số bị mất là chuyện có thật trong chuyến đi thỉnh kinh của ngài.

Chuyện Tây Du của Ngô Thừa Ân cũng dựa vào chuyến đi thỉnh kinh của ngài Huyền Tráng mà ra. Đò bị chìm và kinh bị ướt, ngài đem kinh ra phơi và cũng bị mất mấy tờ là chuyện có thật, nên mới co chuyện kinh Hữu tự, kinh Vô tự này.

Chuyện được kể ra cũng có nhiều ý nghĩa. Nghĩa thứ nhất cho rằng: Kinh Hữu tự chỉ đưa ta đến một đoạn đường chứ không đưa ta vượt đến bờ bên kia { là bờ giải thoát}. Nghĩa thứ hai nói: Phải có kinh Vô tự nữa thì mới hoàn hảo, mới viên mãn. Như mình đọc kinh thường ngày đây là đọc kinh Hữu tự mà nếu không ngộ được cái lý của kinh, không chứng được cái lý của kinh thì chưa ngộ được cái lý nhiệm mầu của kinh Vô tự. Mà đó chỉ đọc được kinh Hữu tự mà thôi. Do đó , khi đọc được kinh Hữu tự mà hữu tự thì mới chỉ đưa mình đi một đoạn đường chứ chưa đưa mình lên bờ giác ngộ. Đợi đến khi đọc kinh Vô tự mới hoàn toàn đưa mình lên bờ đại giác, là cái chổ mình thật tu, thật chứng trong lòng của mình. Ví như có nhiều Phật tử nói là vô thường, đọc trong kinh Phật cũng dạy vậy, nhưng khi nói lý vô thường thật sự mình đã ngộ được lý vô thường chưa? hay là mình chỉ ngô qua mạch văn tự mà thôi. Khi nào mình ngộ được cái lý vô thường trong lòng mình thì chính cái lý vô thường đó không có chữ gì cả, không phải qua ngôn ngữ gạn lọc và trau chuốt, mà chính mỗi người tự ngộ lấy. Đó chính là kinh Vô tự, khi đó mình mới hoàn toàn bước lên bờ giác ngộ và giải thoát.

Trong chuyện Tây Du, khi đem kinh về có thiếu đi mấy trang sau, có nghĩa rằng: Là phải có kinh Vô tự thì mới được viên mãn, còn kinh Hữu tự thì chỉ mới ngang chừng đó mà thôi, tức đã đi được nữa đường, chứ chưa đi hết con đường vượt qua bờ kia. Kinh Hữu tự nhìn bằng nhục nhãn được, chứ kinh Vô tự phải nhìn bằng pháp nhãn, nhìn bằng huệ nhãn. Mà pháp nhãn, huệ nhãn thì phải tu hành mới có được pháp nhãn, huệ nhãn. Có pháp nhãn, huệ nhãn mới nhìn được kinh Vô tự. Còn nhục nhãn của mình thì mới nhìn được kinh Hữu tự. Mà kinh Hữu tự thì ai cũng đọc được . Trái lại, kinh Vô tự thì tùy theo từng trình độ, ai có tu thì có pháp nhãn. Tu sâu thì đọc được sâu, tu cạn thì đọc được cạn. Ngộ sâu thì hiểu được sâu, ngộ cạn thì hiểu được cạn, đó là kinh Vô tự.. Một vài chuyện như vậy là có thật trong chuyện kể của ngài Huyền Tráng khi đi thỉnh kinh về.

Bây giờ tôi chuyển qua chuyện Tây Du Ký, bàn thêm về triết lý của nó một chút, mong rằng các anh chị em cũng nên hiểu thêm ít nhiều về nó.

Tây Du Ký là một chuyện phản ảnh việc đi thỉnh kinh của ngài Huyền Tráng, dựa vào bộ Tây Vức Ký của ngài viết ra. Trong đó có bốn nhân vật chính và nhiều nhân vật phụ. Bốn nhân vật chính là Tam Tạng, Tề Thiên Đại Thánh, Sa Tăng và Bát Giái. Ngô Thừa Ân là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, ông chỉ đưa ra bốn nhân vật thôi. Bốn nhân vật này tiêu biểu cho bốn cái hạnh của bốn nhân vật chính. Bởi ngài Huyền Trang khi về Trung Quốc dịch kinh ngài chú trọng về Pháp tướng tong, dịch các kinh điển thuộc về duy thức học, cho nên ngài đã làm một vị Tổ xướng lên lập tong Pháp tướng Duy thức học. Mà Pháp tướng Duy thức tức là nói cái thức của con người. Thức con người nói cho đủ là tám thức: Nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt-na thức và a-lại-da thức. Tám thức này tóm tắt tính cách của nó còn lại bốn thứ. Năm thức đầu là năm giác quan, nó có tính chất trực tiếp, có tính cách trực giác và hồn nhiên như nhau, rồi đến ý thức. Anh ý thức này lôi thôi lắm , anh lanh lẹ và ngóc ngéo vô cùng trời đất. Chuyện quá khứ vị lai hiện tại, chuyện đông tây kim cổ, chuyện hữu hình vô hình gì anh cũng biết hết. Anh ý thức hằng ngày.Rồi đến anh mạt-na thức là cái anh ngấm ngầm, luôn luôn chấp ta,của ta, là ta. Nói tóm là có cái ta độc lập trong con người ta. Còn a-lại-da thức là cái anh tập chung tất cả các chủng tử, bao nhiêu ngôn ngữ của mình hàng ngày anh đều tập trungvào trong đó cả. A-lại-da thức có thể ví nó như cái kho để chứa hàng hóa của chúng ta vào trong đó.

Bốn nhân vật nêu trong chuyện Tây Du nó na ná với bốn cái thức đó. Trong đó Sa Tăng là một ông đi theo phục vụ nhưng mà vô hại, ví như tiền ngũ thức. Tiền ngũ thức thì vô tư. Thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng chạm nhưng hồn nhiên, không ngoắc ngéo, ví như Sa Tăng. Sa Tăng trong cuộc hành trình đó cũng vô tư, chỉ đi theo phục vụ mà thôi. Thứ hai là ông ý thức: Lanh lẹ, ngoắc ngéo, lên trời xuống đất chi cũng được cả, đó là ông Tế Thiên Đại Thánh. Tề Thiên Đại Thánh là biểu hiện cho ý thức. Ông thứ ba là lôi thôi đủ thứ; Rượu, thịt, mê gái, đắm đuối là ông Bát Giới, biểu hiện cho anh mạt-na thức, là nguồn gốc của sự tối tăm và ô tạp. Còn Tam Tạng là một ông vua cũng hồn nhiên nhưng mà là chủ. Ba ông kia đều dựa nơi ông hết vì ông là chủ, cho nên Tam Tạng tiêu biểu cho đệ bát thức. Đó chỉ mới là một phương diện, một cạnh khía về Tây Du Ký.

Tây Du Ký còn một khía cạnh nữa ta cũng nên biết. Chuyện Tây Du bây giờ nó tràn lan khắp trongvà ngoài nước và nó là phương tiện truyền bá Phật giáo hay nhất, nhưng có nhiều khía cạnh người ta hiểu chưa hết. Trong đó ta thấy cuộc hành trình của ngài Tam Tạng, nếu không có Tề Thiên Đại Thánh thì không làm gì đi tới Tây Vức để mà thỉnh kinh được. Cho nên ai cũng phục Tề Thiên Đại Thánh nhiều khi còn chê Tam Tạng. Họ chê Tam Tạng sao mà ngơ ngác thế, vì Đại Thánh nói chổ đó có yêu, khuyên ngài đừng đến mà ngài cũng cứ nhào vô. Chổ đó có quỷ khuyên ngài đừng tới mà ngài cứ nhắm mắt đi tới để bị mắc bẫy, bắt Tề Thiên Đại Thánh đi cứu mãi. Người coi phim hay đọc tiểu thuyết họ đều thích ông Tam Tạng, thương ông Tề Thiên. Coi Tề Thiên là cái ông lanh lẹ, đánh đông dẹp bắc, nhờ Tề Thiên mà Tam Tạng mới được giải cứu nhiều lần. Xem toàn bộ chuyện Tây Du, tôi có một suy nghĩ như thế này:

-Thứ nhất, khi đánh giá câu chuyện Tây Du thì chúng ta tự hỏi : Giả sử không có Tam Tạng thì Tề Thiên có tồn tại hay không? Chắc là không. Không có Tam Tạng thì làm gì có Tề Thiên được. Do chí nguyện đi thỉnh kinh của Tam Tạng mới có Tề Thiên đi theo, nếu không có chí nguyện đi thỉnh kinh của Tam Tạng thì sẽ không có Tề Thiên xuất hiện.

-Thứ hai, nó nói lên một bên là động nhưng cái động đó phải nương nơi cái tịnh. Tam Tạng là biểu tượng cho cái tịnh, Tề Thiên là biểu tượng cho cái tính hiếu động. Cái động đó phải nương nơi cái tịnh và cái tịnh đó cũng phải nương nơi cái động mới tồn tại. Cái động như Tề Thiên không thành vấn đề. Tề Thiên đâu có ý nguyện đi thỉnh kinh mà chỉ là người đi theo hộ giá thôi. Mà tịnh như Tam Tạng thì sự việc cũng không thành, có đi cũng không đến được. Cho nên động phải có tịnh và tịnh thì phải có động. Chứ động không thể động không được. Toàn bộ nó nói lên cái đạo lý sắc tức không, không tức sắc trong Bát-nhã vậy. Thành trong việc học tập, việc tu hành, việc tổ chức đời sống hàng ngày của chúng ta luôn luôn phải dựa theo cái lẽ đó. Động nhưng phải tịnh, động nhưng động trên cái tịnh. Tề Thiên có động mấy nữa cũng dựa trên Tam Tạng, chứ Tề Thiên không thể động ngoài Tam Tạng được, không thể động ngoài ý nguyện đi thỉnh kinh của Tam Tạng. Vậy cho nên ta biết trong sự tổ chức, hành động của chúng ta hằng ngày cũng vậy. Động nhưng phải dựa trên cái tịnh.

Vậy cái tịnh đó là gì? Là cái đạo lý, cái mục đích mà ta vừa nói trên, phải dựa trên cái phạm trù đó thì cái động đó mới có ý nghĩa, còn không dựa trên cái tịnh đó, mục đích, ý nghĩa của đạo lý đó thì cái động của ta trở thành vô ý nghĩa. Nếu Tề Thiên mà động, mà hiếu thắng như vậy, nếu không nhắm theo mục đích của Tam Tạng, thì cái động của Tề Thiên vô ý nghĩa, đi đập bậy mà chơi chư không có ý nghĩa gì cả. Nhưng ở đây đập bậy mà cốt theo bảo vệ Tam Tạng trừ yêu dẹp quỷ, để hướng tơí chuyện thỉnh kinh. Chứ còn trừ ma dẹp quỷ mà chơi thì trở thành vô ý nghĩa. Đó là một đạo lý để mà mình hiểu sâu ở trong chuyện Tề Thiên theo Tam Tạng thỉnh kinh. Một bên Tề Thiên rất động và một bên Tam Tạng thì rất tịnh, hai thái cực đối lập nhau, nhưng cái rất động đó phải dựa vào cái rất tịnh thì mới có ý nghĩa. Mà cái tịnh đó phải nhờ cái động mới sống còn, còn động không cũng không được mà tịnh không cũng không được.

Nhân nói về 4 nhân vật đặc biệt này, có câu chuyện về họ như sau: Một hôm, thầy trò Tam Tạng đi đến một nơi đầy yêu ma quỷ quái. Tam Tạng than;

-Ngộ không ơi ! Đường xa thế này, lại thêm yêu ma quỷ quái, thú dữ rắn độc…biết đời nào đi đến nơi về đến chốn cho được?

Nói xong tủi lòng mà khóc. Ngộ Không bèn hỏi:

-Thầy còn nhờ tâm kinh không …?

Tam Tạng bực quá nói:

-Thầy chùa mà không nhớ tâm kinh sao ! Ta tụng ngược cũng còn được.

Ngộ Không nói:

-Coi chừng à! Thầy tụng một chữ không nhớ đó !

Ngộ Năng chen vào nói:

-Vậy anh có thuộc không mà làm tang?

Ngộ Không đáp:

-Thuộc chứ sao không.

Ngộ Năng nói:

-Vậy anh giảng thử tôi nghe coi.

Ngộ Không làm thinh.

Liền khi đó Tam Tạng trực nhận ra, nói với Ngộ Năng:

-Làm thinh, vậy là nó thuộc rồi đó !

Ngộ Không được theo nói:

-Nghĩa là cứ việc làm thinh, làm thinh tới trong ruột, đi hoài chừng nào tới thì thôi

*Thầy trò Tam Tạng thỉnh kinh về giữa đường lật ra xem thấy toàn giấy trắng, đem lui hỏi người thỉnh được trả lời: Đó mới thật là kinh Phật { tâm kinh vô tự} chỉ tại các ông không đủ căn cơ để học đó thôi.

Nói tóm lại, qua tiểu sử của ngài Huyền Tráng chúng ta học được rất nhiều bài học: Đó là cái chí nguyện cao cả vì lợi ích của chúng sinh, vì truyền bá chánh pháp, chí nguyện sắt đá. gặp bao nhiêu khó khăn gian lao không sờn, đức hạnh khiêm tôn không kiêu căng ngạo mạn, hòa nhã và rất chí hiếu đối với cha mẹ. Đối với đạo ngài rất trung thành, trọn tình trọn hiếu đối với thầy tổ. Thứ ba nữa là cuộc đời của ngài đạm bạc thanh cao, một cuộc đời bị vây bủa bao nhiêu là vinh hoa đưa tới, nhưng ngài đều từ chối hết. Để thực hiện một mục đích cao cả mà ngài hướng tới là tuyên dương chánh pháp mà thôi.

Cho đến giờ phút cuối cùng trước khi tắt thở ngài cũng đạm bạc. Đạm bạc cho đến nổi dặn đệ tử khi chết chỉ lấy chiếu bó lại để đem chôn mà thôi. Và chôn nơi chổ thanh vắng để đừng gây sự xấu xa ô uế. Vơí bao nhiêu sự cao đẹp đó mà nhà văn Nguyễn Hiến Lê đã ca tụng ngài, và ông đã viết sách tán dương ngài như là bậc Thánh vĩ đại hơn các bậc Thánh. Chúng ta học được nơi ngài Huyền Trang rất nhiều bài học, rất nhiều tính tịnh, rất nhiều chí nguyện. Anh em nghe qua cuộc đời ngài như vậy rồi thì cố gắng học được một phần nào chí nguyện của ngài, của sự thông minh, đức hạnh và về cuộc sống đời thường của ngài đê đem áp dụng, sử sự lấy đời mình và cũng như xử sự lấy trong công việc hàng ngày mà mình đang đảm trách hầu dắt dìu đàn hậu tấn về sau. Vài lời trao đổi như vậy, mong anh em suy nghĩ thêm.

ĐỂ TRỞ THÀNH TU SĨ

Ngày nay đi học các thầy cô thường đem theo các máy ghi âm nhỏ đặt lên bàn của Giảng sư để thâu tiếng. Vì để nhiều quá nên trông rất lộn xộn. Đôi khi đang thâu lời thầy giảng thì cũng thâu luôn giọng ca nữa, vì sao? Vì vừa nghe giảng vừa nghe bài ca bên hàng xóm dội vào nên thâu vô luôn. Khi nghe giảng cũng thâu và tiếng ca hát cũng thâu nên rất lộn xộn. Các thầy cô nên biết rằng cái mấy ghi âm chỉ là phương tiện và phải xác định nó chỉ là phương tiện giúp cho mình một phần nào trong khi cần thiết, chứ đừng dùng nó làm phương tiện chính thức rồi bỏ sự suy tư, sự chăm chú của mình. Nếu ỷ lại vào cái máy thì đi đâu cũng kè kè cái máy theo hết, thậm chí vô thi cũng kè kè mang theo, để lỡ khi quên mở ra nó nhắc lại cho mà nhớ! Vô tình mình biến nó là chủ, còn mình là khách. Như vậy dầu có học mãi đi nữa cũng không có căn bản nếu mình cứ lệ thuộc vào cái máy.

Bây giờ tôi nói qua một phương diện khác.Lúc này các thấy cô có đèn có quạt để học, bật công tắt lên là đèn sáng liền, muốn không sáng thì cúp công tắc thì tối ngay. Còn thời chúng tôi học, dầu hỏa không có mà thắp, dầu phụng cũng không có tiền để mua, chỉ thắp bằng dầu chuồng.Dầu chuồng gần giống dầu phụng nhưng có màu đen. Muốn thắp thì lấy một cái ly, cột một sợi thép có tim nhúng vào và treo nơi bàn để học. Đôi lúc dầu chuồng cũng không đủ tiền để mua. Ngọn đèn dầu chuồn tỏa ra ánh sáng lờ mờ, thì khi học phải chú ý đọc mới thấy rõ, còn không chú ý thì chỉ thấy loà loà chớp chớp, không làm sao mà đọc cho rõ chữ. Đèn mờ mờ toả ánh sáng yếu ớt như vậy nên muốn đọc thì phải tập chú. Có tập chú mới đọc chữ ra được. Còn bây giờ các thầy cô đầy đủ tiện nghi quá. Mở công tắc là đèn sáng. Đèn sáng bên kia mà bên này đọc vẫn cứ rõ. Có điều, trong cái gì cũng có cái hay cái dở của nó. Buổi ấy đèn quá lu nên chúng tôi cố gắng tập trung để đọc, để học, tuy vậy cũng không xuyên suốt, không quán xuyến được câu sau. Giả sử có đèn thì mình đọc được câu sau, nắm ý câu trước thì mau thuộc hơn. Vì đèn lu quá nên không đọc nhiều được, đó cũng là cái dở, nhưng mặt khác cũng có cái hay là tập chú tinh thần vào đó chứ không lạc vào đâu được. Ai đi bên cạnh mình cũng không thấy. Có làm gì trước mắt mình cũng không hay, chỉ thấy trong phạm vi rất hẹp, ngoài ra không thấy gì cả, cho nên cái tâm của mình không bị loãng.

Còn bây giờ điện sáng quá, đang đọc có ai đi ngang qua mình cũng liếc một cái là thấy ngay nên dễ bị phân tâm. Cái hay la đọc nhanh, cái dở là dễ bị phân tâm. Do đó khi các thầy cô sử dụng cái máy như thế nào thì xử dụng ngọn đèn cũng như thế đó, đừng ham đèn thật sáng như ban ngày mới là văn minh, không phải. Khi nào cần ánh sáng thì mở đèn, nhưng đèn vừa phải để giúp cho mình tập trung mà học chứ đừng quá xa xỉ. Nhiều ánh sáng quá làm cho mình tán tâm, đồng thời phí phạm của thường trú và phá hoại môi sinh. Bây giờ lối giữ gìn môi sinh của ta là phải giữ gìn từng giọt nước, từng ánh đèn, đó là cách giữ gìn tốt nhất. Mình dùng nước chừng nào thì lấy vừa đủ, đừng có phí phạm. Khi cần một gáo nước mà xả ra cả thùng thì đó là phá hoại môi sinh, vì nước đó sẽ đi ra ngoài và tiêu hết. Đèn điện đâu phải là ánh sáng tự nhiên, nó có một chất than khí không tốt, nếu dùng đèn nhiều cũng là phá hoại môi sinh, phá hoại kinh tế . Vì nếu dùng đèn nhiều thì tất nhiên phải chi dụng vào cái đèn nhiều, còn các mặt khác yếu đi.Như vậy chẳng những phá hoại môi sinh mà còn phá hoại kinh tế nữa. Vậy các thầy cô khi nào cần dùng đèn thì dùng, khi nào không cần đèn thì tắt đi để tiết kiệm.

Ngày xưa trong sách Nho có câu rằng: Không có việc gì mà thắp đèn cũng mắc cái tội ăn trộm.Thắp đèn bỏ không, không dùng vào việc gì hết cũng là mắc tội ăn trộm. Nên khi dùng phải ý thức mình dùng, dùng sao cho đúng mục đích cũng là một cách tu. Biết thận trọng, biết dè dặt, biết tiết kiệm, chính cái đó nó huân tập cho tính tình, cho tư cách, cho phong độ của chúng ta. Mình rửa mặt mất một ít nước thôi mà cứ mở máy nước chảy ào ào hàng năm bảy phút mà không tiếc. Đó là thái độ là cách xử thế không đẹp chút nào hết. Ngày xưa có nhiều gia đình họ dạy con cháu ăn không được đổ cơm ra ngoài, không được để thừa cơm trong chén. Các thức ăn dọn ra, thứ nào ăn được thì ăn, không ăn được thì đừng nên phá hỏng, đó cũng là cách tu, đó cũng là cách giữ tư cách giữ phong độ. Phong độ và tư cách tu nó thể hiện trong công việc nhỏ nhặt hàng ngày như vậy, nhưng nó đem lại rất nhiều lợi ích: Giữ gìn được môi trường, khỏi tổn thương kinh tế và huấn luyện cho mình một cách sống có đạo đức. Đó là điều đơn giản nhưng các thầy cô cần chú ý.

Về cách ăn và mặc, ở thời chúng tôi học và tu mỗi năm chỉ có một bộ áo quần mà thôi. Đi học thì phần nhiều đi chân đất. Bây giờ có dép đi mà còn lứa dép cho đẹp, dép ngoại chứ dép nội là không thích. Đi dép ngoại mới bền mới đẹp và mới êm chân. Dân chúng ở thời tôi đa số đi chân đất và chúng tôi cũng đi chân đất, chỉ có tết mới sắm được một đôi guốc gỗ. Đôi guốc này cũng chỉ để đi làm kiểng năm ba bữa Tết chứ ngày thường cũng ít đi.

Còn mặc thì độc nhất một bộ, cái áo tràng để đi tụng kinh thì may bằng vải Tàu, sợi to và thô nhưng phải nhuộm bằng nước vỏ cây đà, khi nhuộm xong nó dày y như tấm bố. Mặc vào nó cứng như bao bố. Mùa hè ở Huế trời nóng gần 40 độ, ở trần mà mồ hôi chảy ra ào ào, huống chi khi mặc áo đó vào thì nóng bức chừng nào, nhưng cũng phải mặc. khi đi ra đường phải mặc áo chứ vô lẽ ở trần, ở trần thì coi sao được nên đành phải mặc. Mặc vào thì quá khổ sở nhưng vẫn phải mặc.

Vế ăn thì 4 người một tô cơm, một bát canh và một đĩa kho xào gì đó, đa số là rau muống và chột môn. Thế mà vẫy phải ăn năm này qua năm khác.Thường ngày ăn hai bữa cơm, ngoài ra không có gì để ăn thêm. Muốn mua một cục kẹo cũng phải đi gần một cây số mới có bán, nhưng đa số chúng tôi đều không có tiền để mua. So với hiện nay thì cách xa một trời một vực. Bây giờ thức ăn đủ thứ , bán tràn lan như muốn trêu chọc mình. Sữa đã tốt, bia đã ngon rồi , nhưng mà chưa bằng bia trộn với sữa. Khi nào mệt mệt đem bia trôn với sữa uống thì học mau vô lắm! Đã có bia sữa lại phải có thuốc ba số nữa mới đủ mốt. Không biết mấy điều này hay hay là dở, nếu tôi nói dở sợ mấy thầy mấy cô nói tôi lạc hậu. Nếu nói hay thì tôi nói không được. Thôi để tùy các thầy cô nghĩ sao thì nghĩ, tự mình xử lý lấy, chứ tôi thì hơi khó nói. Bởi nói dở thì cho Ôn xưa quá ! Thời đại văn minh mà Ôn toàn nói chuyện đời xưa, còn nói hay thì tôi không cho là hay được.

Bây giờ tới chuyện hút thuốc, ở đây tôi phải nói là dở. Dù có nói tôi lạc hâụ hay u mê hay không theo kịp thời đại thì tôi vẫn nói hút thuốc là không tốt, là điều rất húy kỵ. Ngày xưa nếu ai đó hút được một điếu thuốc thì thiên hạ cho người đó là kẻ lớn, người đó có vẻ văn minh. Nhưng lúc này đây ai hút thuốc thì họ nhìn với cặp mắt thương hại, là tội đồ them thuốc, là người thiếu văn hoá, không theo kịp cái văn minh của thời đại. Họ nói hút thuốc là độc, không có lợi gì cả, trừ một ít nhà văn, nhà thơ họ nói có hút thuốc mới viết văn hay. Điều đó đúng hay không thì chưa ai kiểm tra được. Nhưng nếu hút thuốc mà viết văn hay thì cụ Nguyễn Du cụ hút cả ngày nên mới viết văn hay như vậy, chứ còn hút lơ thơ một vài điếu như mình thì làm sao mà viết văn hay như truyện Kiều được. Nhiều khi do ít hút thuốc nên viết dở cũng không biết chừng ! Nên nhiều người hút thêm để viết văn cho hay như cụ Nguyễn Du mà cũng không viết được. Có viết được thì chắc cũng không hay. Tôi ví dụ như vậy để các thầy cô hãy suy nghiệm thử coi.

Dân Việt Nam mình đang còn cái dở là hút quá nhiều thuốc, trong đó có các Thầy. Thầy chùa mà hút thuốc lại còn dở hơn. Thầy chùa gì mà cứ cầm điếu thuốc huơ lên huơ xuống, phì phì thở thở trước mặt bàn dân thiên hạ coi thật kỳ quá. Không có cái phong cách phong độ gì hết. Nhân thiên nhãn mộc, nhân thiên đạo sư ở đâu mà lố lăng như vậy. Không phải hút thuốc nhiều mới hóa độ được nhiều Phật tử đâu.

Tôi nghĩ, chẳng qua là quí vị chưa ý thức được vấn đề nên chưa cải đổi được sự thèm muốn của mình mà thôi. Tôi mong các Tăng Ni trẻ phải cải đổi bằng cách, nếu ai trước đây mỗi ngày hút 10 điếu thì giờ đây cũng nên bỏ dần đi, làm sao một ngày hút một điếu thôi và cuối cùng cũng nên tìm cách bỏ hẳn là tốt nhất.

Thế gian bây giờ họ hạn chế hút thuốc lắm. Những người trí thức, những người lịch sự họ cũng rất ít hút thuốc, còn thầy chùa mình thì hút xả láng, dở quá. Tôi có dịp đi thăm một số các nước Âu Tây, khi đi trên tàu xe tôi thấy họ có dành một phòng để hút thuốc . Mua vé giường nằm anh có quyền ăn, có quyền uống, nhưng không được quyền hút thuốc trong phòng. Anh muốn hút thì đem thuốc tới phòng cách ly dành riêng cho người hút thuốc, hút xong rồi về phòng. Tây phương họ coi những người hút thuốc phì phèo nơi đám đông là thiếu văn hóa. Nên có những người thèm thuốc họ tự tách đám đông đến nơi bụi cây lén hút, hút xong mới đi tiếp. Nhìn người để xét lại mình, trong khi người đời như vậy mà mình là tu sĩ lại hút phì phèo, thử hỏi mình là người gì trong xã hội? Thành thử việc ăn, việc học, việc ngủ, việc sử dụng đèn, sử dụng nước, tất cả mọi thứ cái nào mình cũng có thể tu được ở trong từng vấn đề nhỏ đó.

Nhân đây tôi có lời khuyên : Trước đây các thầy cô có hút thuốc, bây giờ thấy không hay bỏ đi cũng là tu. Trước dùng nước một cách phí phạm, bây giờ dùng vừa đủ cũng là tu. Trước đây dùng đèn một cách lãng phí, bây giờ dùng đèn có mục đích vừa phải cũng là tu: trước đây bạ đâu dùng mấy thâu nấy, không lo ghi chép bài, cứ ỷ vào cái máy nên không đến trường học thì bây giờ hãy tự lực ghi để mà học cũng là tu. Vậy tu là gì? Tu là sửa cái không đúng thành cái đúng, bao nhiêu cái không có lợi trở thành có lợi v.v…đó gọi là tu.

Để trở thành tu sĩ nên có ba yếu tố: Đó là chánh kiến là một, tịnh giới là hai và oai nghi là ba.

Chánh kiến là đối với Tam bảo mình có một niềm tin vững chắc, tức là có thắng giải đối với Phật, đối với Pháp, đối với Tăng. Một sự hiểu biết vững chắc không lay chuyển, tin Tam bảo, tin nhân quả đó là chánh kiến. Nếu làm ông thầy mà không có chánh kiến thì ông đó chỉ có hình thức mà không có nội dung. Nếu không có nội dung, không đủ oai nghi thì không thật là ông thầy tu, bất quá đó chỉ là ông cư sĩ trọc đầu.

Thứ hai là tnh gii: Tức là giữ giới điều đã thọ theo từng cấp bậc.

Thứ ba là oai nghi : Có chánh kiến , có tịnh giới đó là hai điều chủ yếu, nhưng mà phải có oai nghi nữa mới trọn vẹn. Chứ còn làm ông thầy mà cứ lăng xăng, hút thuốc phì phèo như vậy là không có oai nghi, mặc dầu ông không phạm giới. Nếu nói ông hút thuốc là phạm giới thì không kết tội được, vì ông không mắc tội phạm giới, nhưng mà phạm oai nghi.Phạm oai nghi thì chỉ khuyên ông bỏ mà thôi. Mặc dầu có chánh kiến, có tịnh giới nhưng oai nghi không nghiêm túc, không đàng hoàng cũng không thành một ông thầy đứng đắn. Chính cái oai nghi đó trong luật cũng có nói, nhưng ngày xưa chưa có cái việc hút thuốc, mà chỉ nói : Tề chỉnh trước ngoại y đương học, tề chỉnh trước nội y đương học…{ Mặc y ngoài một cách nghiêm chỉnh nên học việc đó, mặc y trong một cách nghiêm chỉnh nên học việc đó…, nên cầm bình bát cho thẳng mà ăn nên học việc đó, chứ chưa nói hút thuốc hay không nên hút thuốc như thế đó }. Nếu Phật còn sống chắc Ngài cũng chế thêm điều đó hoặc Ngài nói nên hút thuốc như thế đó là tốt hay không tốt, tôi cũng chưa biết chắc. Các thầy cô đoán thử coi, nếu như Phật còn thì Ngài nói nên hút hay không nên hút như vậy !

Nhưng việc lắt nhắt như vậy các thầy cô nên biết để giữ oai nghi cho nghiêm túc, cho ngay ngắn để học hành, đồng thời cũng để giữ phẩm giá cho mình.

Thường thường khi chúng ta đánh giá ai đó thì ta chỉ biết đánh giá bề ngoài họ đến với ta, chứ ở nhà ta không biết họ làm gì , lỡ họ có ăn trộm, nói láo ta cũng không biết. Ta không hay không biết thì kết tội họ sao được. Nhưng nếu họ đến với ta mà đi đứng thiếu oai nghi thì ta đánh giá liền. Cũng vậy, khi đi ra đường những người xa lạ họ đâu có biết mình tu hay không tu, mà chỉ có người ở gần mình mới biết là mình tu ra sao, có phạm giới không, có tụng kinh không hay là đi chơi cả ngày. Chắc người ngoài họ không biết. Nhưng nếu họ gặp và thấy mình lung lăng, cà chớn, hút thuốc phì phèo, không giữ oai nghi thì chắc họ nói: ông thầy đó tu gì mà tu, mặc dù ở chùa mình tu rất nghiêm túc, học hành cũng miệt mài nhưng vì bề ngoài bê tha của mình nên họ đánh giá liền. Cho nên vấn đề oai nghi cũng quan trọng lắm chứ không phải không quan trọng đâu. Thành gộp ba thứ chánh kiến, tịnh giới, oai nghi đó lại được đàng hoàng, nghiêm túc thì khi bây giờ ta sẽ trở thành một vị tu sĩ gương mẫu, một vị Tăng đáng cho mọi người tôn kính. Các thầy các cô phải giữ cho được điều đó ngay cả trong khi ngồi trong lớp học, trong khi ăn cơm, trong khi đi ra đường, trong khi tiếp xúc, tôi nghĩ các thầy cô ai cũng làm được hết. Giữ được ba điều đó thì thiên hạ sẽ đua nhau đi tìm hiểu coi ông thầy đó ở đâu tới, học ở trường Phật học nào. Họ nói trường có quy củ nên dạy học Tăng học Ni mới có oai nghi chánh hạnh như vậy. Chứ trước đây ông khác, nay vì vào học trường cò quy củ, có tu nên tính đã đổi dễ thương.Trường Phật học của chúng ta khi ấy lại có uy tín. lại có giá trị, chứ còn mình không giữ oai nghi, học hành không nghiêm túc thì người ta sẽ đánh giá: Ồ ! Ông đó học trường Phật học mà oai nghi không ra gì. Vô tình mình làm mất uy tín của mình mà còn mất uy tín chung cho cả trường nữa. Nếu tính tình của mình hung hăng, lung lăng quá thì người ta sẽ nói xấu mình đã đành, mà còn nói xấu luôn cả trường nữa. Như thế vô tình mình làm gương xấu cho bạn bè, vô hình chung người dở lại kéo người hay xuống vực. Như thế là người hay làm thầy không ai biết mà chỉ biết người dở làm thầy người hay.

Các thầy cô làm sao cố gắng giữ gìn cho mình, hiữ cho đoàn thể, cho trường lớp từ cách học, từ cách tu, từ sự giữ giới cho đến các oai nghi. Được như vậy là chúng ta đã thực hành được cái hạnh tự lợi lợi tha, còn không thì tự hại hại tha, mình học đã không ra gì mà còn hại người khác nữa. Mình tu đã không ra gì mà còn làm gương xấu cho người khác không tu.

Tôi xin nói một vài cái kinh nghiệm mộc mạc như thế để thầy cô suy nghiệm thêm. Trong hoàn cảnh nào nó cũng có cái dễ và cũng có cái khó. Không phải hoàn cảnh nào cũng dễ hết mà cũng không phải hoàn cảnh nào cũng khó hết. Nhưng nếu mình biết thì hoàn cảnh khó nó biến thành dễ, không biết thì hoàn cảnh dễ nó biến thành khó. Hoàn cảnh dễ biến thành khó, ví dụ như bây giờ có cái cát-sét thâu bài thì tối về mở nghe chắc học dễ, có ngọn đèn sáng để học thì quá dễ nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách thì nó sẽ biến thành khó. Khi khó biến thành dễ nếu mình có thiếu thốn đôi chút nhưng có tinh thần chăm học và đừng có để tâm tới nó, mà chỉ để tâm tới việc học, để tâm tới việc tu, đừng để tâm chi tới các việc lắt nhắt thì bao nhiêu chuyện lắt nhắt đó dù có khó cũng sẽ trở thành dễ, nó không tương quan chi đến mình hết.

Hôm nay các thầy cô đã có duyên lành vào học trường Đại học Phật giáo này thì nên cố gắng hết sức, cố gắng mọi mặc để cho việc học của mình đạt được kết quả tốt, chẳng những có lợi cho mình, lợi cho nhà trường, cho Giáo hội mà cho cả đàn em trong tương lai nữa. Bởi vì tương lai các thầy cô sẽ là ông thầy dạy lại lớp đàn em của mình. Bây giờ mình còn là học Tăng, nhưng mai sau là ông thầy dạy Phật pháp. Nghĩ như vậy thì mình không những chỉ có bổn phận làm học trò mà cũng có bổn phận làm thầy nữa, chứ không phải làm học trò mà thôi. Để xứng đáng vừa là người học trò, vừa là một ông thầy trong tương lai, nghĩ như vậy chắc các thầy cô sẽ tiến bộ nhiều và bốn năm học sẽ qua đi trong nháy mắt.

Gặp gỡ các thầy cô như thế này, dù lạ, dù quen,nhưng cũng đầu tròn áo vuông, đồng tư tưởng,chí nguyện y như nhau thì chúng ta sẽ đồng thành lục hoà, đều có sự tu hành để lo cho đạo, bảo vệ chánh pháp, lợi lạc quần sanh như tâm nguyện xuất gia ban đầu của chúng ta vậy.

Cầu chúc anh em tinh tấn dõng mãnh để học, để tu, để tự lợi mình và lợi người.

HƯ TÂM HỌC ĐẠO

Người xưa hay chỉ vào lớp trẻ mà nói : Hậu sanh khả úy. Không biết các thầy cô có dính vào trong câu nói đó không? Hậu sanh khả úy nghĩa là kẻ hậu sanh đáng sợ. Chữ đáng sợ ở đây họ nói với cái nghĩa tốt. Kẻ hậu sanh khi nào cũng giỏi, cũng hay hơn các bậc tiền bối của mình hết.

Nếu được như vậy thì tôi cũng hết sức mừng chứ tôi không sợ. Sợ mà mừng và tôi cũng mong được sợ như vậy.

Tôi đeo đuổi cái nghề giáo dục Tăng Ni này từ khi ra trường cho tới bây giờ. Có lúc dạy nhiều, lúc dạy ít nhưng đi dạy cho Tăng Ni nhiều hơn các Phật sự khác, nên Giáo hội đã cử tôi trông coi ngành giáo dục Tăng Ni.

Chúng ta học Phật, tu Phật cốt để làm gì? Mục đích nằm đâu? Học Phật tu Phật là cốt chuyển mê khai ngộ. Mục đích ra đời của đức Phật cũng cốt chuyển mê khai ngộ, nghĩa là chuyển đổi cái mê lầm mà khai mở trí giác ngộ, mục đích của Phật nằm ở chỗ đó. Vì mê lầm mà đau khổ và giác ngộ mà an vui. Chúng sanh đau khổ là vì mê lầm, chư Phật an lạc là nhờ giác ngộ. Vậy thì mê lầm cũng là tâm mà giác ngộ cũng là tâm. Cho nên nói chuyển mê khai ngộ chính là chuyển cái tâm của ta vậy. Vậy thì học Phật, tu Phật cốt là tham cứu cái bổn tâm của ta để cho ta hiểu rõ cái bổn tâm của mình, tu tập cái bổn tâm của mình như thế nào đó, để cho cái sự mê lầm càng ngày càng tiêu tan đi và sự giác ngộ càng ngày càng thành tựu tới. Nếu biết cho thật nhiều, học cho thật lắm nhưng không tự biết tâm mình và cũng không tu tập tâm mình thì chưa thể gọi là học Phật. Học Phật là cốt để chuyển mê khai ngộ tức chuyển cái tâm mê thành tâm ngộ mà mình không tự biết tâm mình và không tu tập tâm mình thì dầu có học thật nhiều, học đủ mọi thứ thì cũng không gọi là học Phật được, cái học đó là cái học hý luận chứ không phải học Phật.

Cho nên ngày xưa có ngài Thoại Nham Hòa thượng, hằng ngày ngài tự kêu rồi tự dạ. Sáng ngài kêu: Tỉnh đó chứ? Dạ. - Phải luôn luôn tỉnh đi nghe? Dạ. - Đừng có để mai kia mốt nọ bị vạn pháp dối gạt nghe? Dạ, dạ.

Sáng ngài cũng kêu như thế, trưa cũng kêu như thế, tối cũng kêu như thế. Những người xung quanh lấy làm lạ, tưởng ông kêu ai và có tiếng ai dạ, té ra khi họ rình một lát thì thấy ông tự kêu rồi tự dạ, chứ không có ai khác cả. Thì ra đó là một cách đánh thức lòng mình, đánh thức ông chủ của mình dậy, đừng để cho ông ngủ quên. Khi ông chủ đó ngủ quên thì tất sẽ bị ngoại pháp xâm nhập, lấn hiếp, chi phối và nó sẽ làm rối loạn. Khi đã làm loạn như vậy rồi, nếu mình được mong giác ngộ thì giác ngộ bằng cách nào? Khi càng loạn càng mê lầm, đã mê lầm thì không có cách chi giác ngộ hết.

Nhưng nói về cái tâm thì bên pháp tánh nói tâm chỉ có vậy thôi. Vạn pháp bổn hộ nhất tâm, nhất tâm bất sinh vạn pháp hưu tức. { Muôn pháp vốn từ một tâm, một tâm không sinh muôn pháp lắng bặt}. Về bên pháp tánh nói nhất tâm thôi, không có nhiều tâm. Nhưng có những tính tham, tính sân, tính si, tính ngã mạn, tính cống cao hay là từ bi hỷ xả, bao nhiêu chuyện đó chỉ là thuộc tính của tâm. Nhưng về pháp tướng Duy thức thì tâm có hai thứ: Một thứ gọi là tâm vương và một thứ gọi là tâm sở. Tâm vương là chỉ cho sự biết nơi mắt, sự biết nơi tai, sự biết nơi mũi, sự biết nơi lưỡi, sự biết nơi thân, sự biết nới ý, sự biết nơi mạt –na, sự biết của a-lại-da gọi là 8 thức. Sự biết của 8 thức đó gọi là 8 thức tâm vương. Sự biết này có một tính cách trung thực, hiện lượng, tức cảnh vật như thế nào đó biết đúng như thế đó không thêm không bớt, mắt thấy sắc chỉ là thấy sắc, tai nghe tiếng chỉ là nghe tiếng. Cái biết hiện lượng đó nó không nói rằng đây là sắc xanh, đây là sắc vàng, đây là cái hoa, đây là cái quả, đây là con người, đây là con vật, nó không nói gì nữa. Lại càng không nói đây là xấu đây là tốt, đây là đáng ưa đây là đáng ghét, nó không nói chi tới cả, mà nó chỉ thấy sắc là sắc, tiếng là tiếng. Mà sắc là sắc, tiếng là tiếng đó là cái cảnh giới mà nó nhìn thấy, nó biết, nó thấy như thế, chứ thật tình nó không có cái ý nghĩ rằng sắc không phải thanh, thanh không phải hương, hương không phải vị, không phải xúc,nó không có cái so sánh ấy, đó là cái biết hiện lượng của 8 thức. Nếu như tất cả chúng sinh, tất cả mọi người mà hằng ngày sống được với cái hiện lượng đó { 8 thức} thì không có vấn đề gì để nói hết. Sống với hiện lượng 8 thức thì con mắt của tôi nhìn cũng như con mắt của các anh nhìn, các cô các chú nhìn không khác gì nhau hết. Cái nhìn của tôi, cái nhìn của các cô, thấy sắc của tôi và thấy sắc của các vị không khác nhau.

Khi chúng ta đã có một cái thấy không khác nhau thì chắc chắn không cãi nhau, không cãi nhau thì không đập lộn nhau đến u đầu bể trán chảy máu. Sống trong hiện lượng cảnh là thế. Sống trong hiện lượng của nhãn, của nhĩ, của tỉ, của thiệt,của thân, của ý, của mạt-na, của a-lại –da, sống với 8 thức tâm vương và sống trong hiện lượng cảnh đều là trung thực, đều là bình đẳng. Nhưng tiếc rằng chúng ta ít sống trong hiện lượng cảnh, mà lại sống vào trong cảnh đới chất, hay trong cái tâm sở là một thứ tâm khác theo Duy thức. Ngoài tâm vương còn có các thứ tâm sở mà những tâm sở này có 11 thứ thiện, 10 thứ trung tính và các thứ khác là bất thiện, gọi là phiền não hay tùy phiền não tâm sở. Nếu tâm vương khi kết hợp tương ưng với tâm sở nào, thì sẽ biến tính chất của nó theo tâm sở ấy.Nếu tâm vương nhãn thức là trung thực, là hiện lượng nhưng khi kết hợp với tín tâm sở thì nó trở thành cái tốt cái thiện, còn khi kết hợp với tham tâm sở thì sẽ trở thành xấu, bất thiện. Thành thử theo Duy thức, ngoài 8 thức tâm vương ra còn có 51 thứ tâm sở, chính trong loại tâm sở này cũng có thứ thiện, thứ ác, thứ bất định.

Vậy nếu cần phải biết tâm, cần phải tu tâm thì tốt nhất chúng ta phải nhìn vào trong tâm của mình, ngay trong giờ phút đó cái thức tâm vương của mình nó tương ưng với tâm sở nào? Nếu nó tương ưng với các tâm sở thiện, thì mình cố gắng để cho nó tương ưng, để cho nó phát triển , làm cho nó lớn mạnh lên. Nếu nó tương ưng với tâm sở ác , thì mình phải tìm cách ly gián nó ra, tách lìa nó ra, trừ khử nó đi, đừng để cho nó tương ưng. Nếu thấy cái nhãn thức tâm vương của mình thấy sắc hiện lượng, thấy sắc đó thấy là tốt, không sao hết. Như vậy thì nhìn sắc cả ngày cũng không sao, có đi xuống chợ nhìn đủ thứ cũng không hại gì. Nhưng nếu có một anh tham tâm sở mà tương ưng với tâm vương, thì mình phải tỉnh ngộ liền,loại trừ nó ra ngay, xua đuổi, ly gián nó ra, đừng cho nó tương ưng với . Đó cũng là một cách tu theo Duy thức và một cách tu để tự biết tâm mình, tu luyện tâm mình.

Trong kinh tạng Nikàya Phật dạy: Luôn luôn tỉnh giác, khi ngồi biết mình ngồi, khi ăn biết mình ăn, khi đắp y biết mình đắp y, khi cầm bình bát biết mình cầm bình bát…đó là tỉnh giác. Kinh Nikàya nói một cách đơn thuần như thế về tỉnh giác.Lối tỉnh giác đó như Thoại Nham Hòa thượng hằng ngày tự kêu mình hãy tỉnh đi tỉnh đi …, nhưng phân biệt như trong Duy thức thì thật rõ ràng hơn. Thấy rằng cái tâm khởi lên đó là loại tâm gì, phải biết rồi mới lo diệt trừ nó đi. Mà khi đã biết tâm để trừ tâm, cái đó nói tu thì bất cứ lúc nào cũng tu hết, hiểu tâm lúc nào cũng hiểu hết, tu tâm lúc nào cũng tu hết, chứ không phải khi bước chân lên chùa tụng kinh gõ mõ mới là tu tâm, hay thời gian ngồi tham thiền mới là tu tâm. Không phải thế. Bởi nếu mình tỉnh giác được, nhưng tâm thiện tâm ác tương ưng với tâm vương của mình từng giờ từng phút, lúc nào nó khởi lên thì trừ lúc đó, cũng gọi là tu.

Thế nhưng tại sao lại có giờ công phu nhất định như vậy để làm gì? Là vì công phu của mình còn non quá, yếu quá nên phải có cái thì giờ đó để huấn luyện cho mình có thêm nghị lực, để bất cứ lúc nào mình cũng được thanh tịnh, không bị ô nhiễm.

Cho nên trong đạo Phật khi nói học tức là tu, nói tu tức là học, chứ không phải học xong mới tu hay học ba năm bốn năm ra trường sau đó mới tu. Không phải như vậy. Không phải học xong rồi mới tu, mà chính ngay trong khi đang học đã tu, trong tu có học, ngay cả trong khi đang học đã quyết chí đỗ, chính ngay khi ngồi trong lớp cũng đã tu, nếu không quyết tu thì học để làm gì !

Thường thường ngồi trong lớp học đâu có phải lúc nào chúng ta cũng đem cái hư tâm học đạo, sáng suốt rỗng rang để mà nghe lời thầy dạy. Nếu được như thế thì rất là quí, nhưng không phải lúc nào cũng thế, rồi nó còn sinh ra những cái chuyện khác nữa, ví dụ ngồi học như vậy nhưng sao thấy nó nặng nề, trầm trệ, mệt mỏi quá. Hai con mắt thì mở nhưng cái tâm hồn như là để đâu đâu, lúc bấy giờ hôn trầm tâm sở nổi lên, nếu không trừ diệt là bị buồn ngủ, nên ngồi giữa lớp mà ngủ gục là vì vậy. Khi đã hôn trầm tức phải đi tới thụy mien. Hôn trầm là một tâm sở. Cho nên hành giả ngồi thiền thường hay bị hai cái bịnh là bịnh hôn trầm và bịnh tán loạn.

Tán loạn cũng không thiền định được mà hôn trầm cũng không thiền định được. Hôn trầm thì sẽ ngủ gật.Nên khi học phải biết lúc nào mình bị hôn trầm thì phải đánh thức nó dậy, đó là tu. Tránh cho được hôn trầm thì mới học vô. Như vậy có tu mới học được. Ngoài bịnh hôn trầm còn có bịnh trạo cử. Ngồi trong lớp học nhe thầy giảng như tâm không yên: nhổm lên nhổm xuống, xích qua xích lại, không ngồi yên một chổ gọi là trạo cử. Một ngọn đèn nó đứng yên một chổ thì ngọn đèn đó sẽ soi sáng, trái lại ngọn đèn đó cứ phụt lên hạ xuống, chao qua chao lại, thì ánh sáng lòa lòa chứ không sáng rõ được gọi là trạo cử. Ngồi không yên quay qua quay về, đứng lên ngồi xuống cũng gọi là trạo cử.

Dẫu vậy cũng có đôi lúc nghe thầy giảng nhưng nghe với một tâm động, tâm chao qua chao lại như ngọn đèn thì lời dạy của thầy cũng không lọt vào trong tâm được nên gọi là trạo cử tâm sở. Biết cái trạo cử tâm sở đó để trừ đi tức là tu. Không những trạo cử mà còn có cái tán loạn tâm sở nữa.

Ngồi trong lớp tai bên này nghe thầy giảng nhưng tai bên kia nghe nhạc, lại còn con mắt cứ nhìn đồng hồ không ngớt, như vậy trong lúc đó có mấy cái tâm? Một tai nghe thầy giảng là một tâm, một tai nghe nhạc là hai tâm, hai vặp con mắt nhìn đồng hồ là ba tâm, gọi là tâm tán loạn. Tán loạn như thế thì lời thầy giảng mới đi tới ngang ta thì nó cũng bị đánh bạt đi chỗ khác, xê đi chỗ khác, chứ không làm sao mà lọt vào tai được hết. Nếu biết tâm tán loạn thì khi khởi phải loại trừ nó đi, đừng cho tán loạn thêm đó là tu. Có tu được cái tán loạn tâm như vậy htì mới học được, không chỉ có tán loạn tâm mà còn nhiều loại bịnh khác nữa.

Nhiều khi nghe lời thầy giảng không hơn chi mình đọc sách hết. Mình đọc sách coi bộ trong sách người ta nói thâm thúy hơn thấy giảng. Bây giờ thầy giảng sao mà chán quá, không hay chi cả. Từ trong cái chán quá đó nếu không tu, nó sẽ sinh ra một loại bịnh khác gọi là mạng tâm sở { ngã mạn}, khi đó ra mặt chê: Ông thầy đó giảng như vậy mà giảng, dở ẹt. Tuy không nói lớn nhưng mà nói thầm thầm. Trong câu nói đó chẳng những thể hiện cái tính ngã mạn mà cũng có cái ý khoe khoang. Khoe khoang với anh em xung quanh, ta biết rồi , điều đó ta biết rồi.

Chính tôi có đi ngang qua giai đoạn học ấy, tức đã học trên ghế nhà trường, đi con đường này nên tôi cũng biết tâm lý các thầy cô trẻ chút đỉnh. Xin nói để các vị biết, thời ấy chúng tôi học khổ lắm, 10 năm chỉ học với một thầy dạy mà thôi, chứ không có nhiều thầy đâu, đó là Hòa thượng Trí Độ. Lâu lâu mới có cụ Lê Đình Thám dạy một vài bữa thôi! Dạy toàn kinh luật chữ Hán, chứ không có Việt văn, không có Anh Văn, Pháp Văn chi cả. Chương trình không dạy một thứ gì khác ngoài Hán văn.

Vào họ c năm đầu thì có dạy luận văn, nhưng thầy dạy luận văn hết sức đơn sơ. Thầy bảo làm một bài luận ba phần phải cân đối nhau. Phần mở đề, phần chánh luận, và phần kết luận. Ba phần phải cân đối nhau, chứ đừng mở đền thật to, mà chánh luận một chút rồi kết luận rất to, không khác người có cái đầu và hai chân, còn cái bụng nhỏ quả, thế mà không được. Phải y như con người: cái đầu chừng nào, cái bụng chừng nào và hai cái chân chừng nào. Đó là một bài luận, thầy chúng tôi dạy đơn sơ thế thôi. Ngoài ra không dạy gì nhiều về văn chương hết. Chẳng những đã không dạy rồi mà đến khi mình tìm các sách văn chương ở ngoài đời để đọc cũng không cho . Lúc thời buổi chúng tôi học là thời buổi văn chương đang phát triển, trong đó có nhóm Tự Lực Văn Đoàn họ in những cuốn sách như Hn bum mơtiên, Tôi kéo xe hay Tt đèn…rất nổi tiếng. Có một số anh em tìm mua về đọc. Lâu lâu thầy đi soát một lần, hễ thấy anh nào có các quyển sách ấy là ông lấy xé ngay tức thì.

Có khi anh em không thuộc bài, nếu quá ba người thì coi chừng cả lớp chuẩn bị bỏ chạy. Khi đó ông vác roi gặp đâu đánh đó. Những kỉ niệm như thế chúng tôi bây giờ tưởng tưởng lại như mới xảy ra hồi hôm qua. Thế mà chúng tôi đã chịu đựng trong 10 năm học. Bởi chỉ có một thầy dạy thôi, dạy toàn chữ Hán, cứ thế mà học không được kêu ca gì hết. Lẽ tức nhiên tuổi còn trẻ, khoảng 14 tuổi là tuổi còn thích ăn thích ngủ, nhưng từ sáng học đến trưa, từ trưa học đến tối, nghe quen quá nên cũng đôi lúc cũng buồn ngủ. Cho nên ra giữa lớp anh nào cũng cố tìm một chỗ khuất để ngồi, lỡ có ngủ thì thầy không thấy, vì lớp chúng tôi học có mấy cái cột nhà khá lớn. Chúng tôi tìm sau cột nhà mà ngồi., ai tìm được ngồi vào chổ đó là may mắn lắm. Giả sử có ngủ gục cũng không đến nổi nào. Nhưng nếu muốn ngủ ta ở nhà mà ngủ chứ ra ngồi làm chi? Nhưng ở nhà thì sợ ổng điểm danh làm sao mà trốn được. Nếu có ngủ thì ngủ dôi chút chứ làm sao mà ngủ cả buồi được.

Cũng nhờ thầy dạy nghiêm khắc như vậy mà chúng tôi có được một cái học có cơ bản. Tuy không rộng rãi, không sâu xa, nhưng nhờ đó sau này có cái cơ sở để tiến bộ. Thứ nữa, đạo lý Phật giáo của mình có một cái huân tập. Những em bé nằm trong nôi nó có nghe có biết chi đâu, thế nhưng tiếng hát của bà mẹ trong lúc ru con, tiếng hát đó vẫn thấm vào trong lòng nó. Vậy thì mình có ngủ gục đi nữa, thì tiếng giảng của ông thầy cũng lọt vào trong óc trong tai được. Nếu không trọn một câu nhưng cũng nghe được một ít. Như vậy dù có ngủ hai giờ thì mình cũng nghe được khúc trước khúc sau và trong khi ngủ nghe được một ít nữa, tức là nghe hơn một giờ rưỡi, còn ngủ chắc nữa giờ thôi. Như vậy ngủ cũng có lợi.

Lại có chuyện bàn tán: Thầy này giảng dở, thầy kia giảng hay. Theo tôi, mình là học tăng, học ni chương trình đã đề ra thì mình học là cứ học, nghe là cứ nghe. Người ta gọi đó là hư tâm học đạo. Còn anh mang sẵn cái tâm tới học đạo mà cho rằng tôi hiểu rồi, đừng nói nữa, sao gọi là hư tâm được. Hư tâm là lòng anh phải trống rỗng như thế này để anh chờ, anh chực người ta đưa vào cho, còn anh chứa đầy trong tâm rồi thì làm sao mà đưa vô được nữa. Giả sử ông thầy có nói điều mình học rồi, ông nói dù có dở chín điều , nhưng chắc chắn có một điều ông nói hay. Nếu chê ông dở đến khi ông nói điều hay đó mình không nghe được thì thật là uổng, khi ấy ai nói lại cho. Thành thử học là học, nghe là nghe, giữ một tâm bình tĩnh học với thái độ không có hôn trầm, không có trạo cử, không có tán loạn, không có giải đãi. Trong khi học mà tránh các bịnh đó tức là tu, có tu như vậy mới học được. Còn để mấy loại bịnh đó nó choáng cả thì làm sao mà học được. Hết hôn trầm đến trạo cử, hết trạo cử đến tán loạn, hết tán loạn đến ngã mạn, hết ngã mạn đến phóng dật thì làm sao mà học. Mỗi buổi học từ 2 giờ đến 4 giờ mà anh đem cả lô bịnh ra dọa thì làm sao mà học vô. Cho nên trong khi học cũng là tu chứ không phải học xong mới tu. Có tu như vậy mới học được.

Chính chúng tôi cũng vậy, nếu nói nghe học mà chán thì 10 năm chúng tôi học một thầy thì lại càng chán hơn. Lẽ tất nhiên kinh luật luận thì nhiều, nhưng ý kiến của ông thầy làm sao không trùng lặp được. Nếu nói nghe mà chán thì đức Phật còn tồn tại chắc chúng ta cũng không nghe Ngài dạy đâu.

Bộ kinh Nikàya là bộ kinh chứa toàn lời Phật dạy mà một câu lặp đi lặp lại ba lần. Đọc cũng chán lắm. Anh em khi mới học Nikàya chắc cũng chán như chúng tôi. Chúng tôi lúc đầu cũng có cảm tưởng như vậy. Khi chúng tôi tìm kinh sách Đại thừa đọc thì tư tưởng sâu xa thấm thía lắm. Đọc một câu mới hiểu được một ý còn chính ý nữa mình phải tự tìm hiểu lấy. Còn khi đọc kinh tạng Nikàya sao mà cứ lặp đi lặp lại nên đọc hơi chán. Tuy vậy nhưng càng đọc chừng nào tôi càng thấy thấm thía chừng đó. Đọc chừng nào thì càng thấy cái hay, cái thâm thúy, cái ý nhị nằm trong từng câu từng chữ của nó. Câu văn hết sức đơn giản mà cảm xúc vô cùng.

Chúng ta biết Trung luận là bộ luận rất cao siêu do ngài Long Thọ soạn. Một bộ luận có một biện chứng pháp rất tuyệt diệu. Vậy nội dung Trung luận nói cái gì? Đó là nói về Bát bất trung đạo: Bất sanh, bất diệt, bất thường bất đoạn, bất nhất bất nhị, bất lai bất xuất. Đó là Bát bất trung đạo. Mới đọc lên ngó như cao siêu lắm. Có người nghĩ chắc Phật xưa Ngài cũng không nói được như vậy đâu. Bát bất của ngài Long Thọ nói ra và sau này chúng ta mới hiểu được, chứ còn đối với Phật e cũng không hiểu, không nói được như vậy đâu !

Thật ra lúc đầu chúng tôi cũng lầm như thế. Bởi vì coi trong kinh tạng Nikàya nói ra là mình hiểu liền không có cái gì sâu sắc hất. Nhưng càng đọc sâu càng tìm hiểu từng câu từng lời mới thấy cái sâu trong đó. Chính Bát bất trung đạo của đức Phật nói cũng từ trong Kikàya mà ra cả. Trong đó có chổ đức Phật dạy rằng : “Nói thếgian là có đó là mt cc đoan, nói thếgian là không đó là mt cc đoan, nói thếgian là mt đó là mt cc đoan, nói thếgian là khác đó là mt cc đoan, xa lìa cc đoan Ta thuyết pháp trung đo”.

Chính Trung luận triển khai cái ý nghĩa đó của kinh tạng Kikàya đức Phật dạy chứ có gì mới đâu. Cho nên trong Nikàya đức Phật dạy một câu rất ngắn mà ngài Long Thọ về sau này triển khai thành một bộ luận rất công phu, rất súc tích, rất sâu sắc. Bây giờ nói về các biện chứng pháp của Trung luận thì các nhà nghiên cứu Phật học khắp cả thế giới đều than phục và không một ai bắt bẻ được. Mới đầu chúng ta cứ tưởng đó là của ngài Long Thọ, nhưng thật ra không phải, mà chính đó là của đức Phật nói ra. Nên trong bài kệ của ngài Long Thọ mới vô đầu bộ luận có tán dương đức Phật như sau: Cái Ngài nói diệu pháp nhân duyên trung đạo đó là vị thuyết pháp thứ nhất, con xin đảnh lễ ngài. Mở đầu Trung luận Bồ- tát Long Thọ viết:

Chng sinh cũng chng dit

Chng thung cũng chng đon

Chng mt cũng chng khác

Chng đến cũng chng đi

Nói lên đuc pháp duyên y

Khéo dit trcác hý lun

Con cúi đu lPht

Đã thuyết nhân duyên cao nht trong các thuyết.

Qua câu nói đó ta biết ngài Long Thọ rất tôn trọng lời dạy của đức Phật và lấy lời dạy của ngài ra để mà triển khai, chứ không phải là sánh kiến của ngài Long Thọ. Ngài Long Thọ chẳng qua là người triển khai lời dạy của đức Phật mà thôi. Những cái hay đó mà chúng tôi thấy đọc Nikàya, càng đọc càng thấy thấm thía, càng đọc càng nhận thức được một cách sâu sắc giáo lý trong các kinh điển Đại thừa. Nếu nghe qua mà chán thì không chi bằng đọc Nikàya ! Ông thầy dạy nói có chán cũng chưa chán bằng khi đọc Nikàya, chứa lời Phật dạy mà cứ lặp đi lặp lại một câu hai ba lần.

Tại sao mình chê thầy dạy sao chán quá. Trong những lúc mình nghe ông dạy xem ra có vẻ tầm thường, đó cũng có cái chủ ý riêng của ông ở trong đó mà mình chưa biết hết. Thành thật tôi khuyên các thầy cô học là cứ học, có tu mới học thì học mới vô được. Nếu không tu mà cứ mang ra một cái phiền não tâm sở này hay phiền não tâm sở khác, để cho nó nổi dậy trong khi ngồi học, nhứt định không làm sao mà học được. Như vậy sẽ rất uổng cho việc học tập. Cứ phê bình bữa nay ông thầy này dạy chán quá tôi không muốn học, bữa khác nghe ông thầy dạy khó quá học sao vô, như rứa là chết. Khi thì chê thầy dạy thường quá, không có kiến thức mới, khi thì than khó quá học sao vô; khi thì dạy dài qua làm sao mà học cho kịp, nên không có khi nào học được hết. Thành thử phải học cho hết mình, tuần tự theo thì giờ, theo bài vở từ từ mà học, không lo được không lo mất. Nếu trong cái học mà có cái lo thì nó choáng lòng mình nên cũng không học được.

Bây giờ các vị gặp một hoàn cảnh học hết sức thuận tiện, còn trước chúng tôi chỉ có một thầy dạy, có nghe được thì nghe, có nhớ được thì nhớ, có hiểu được thì hiểu, chứ ra khỏi lớp rồi thì không biết hỏi ai nữa. Hỏi thầy thì đâu dám hỏi. Nếu trò nào cũng vô hỏi cả thì thầy làm việc cả ngày không cho thầy nghỉ giờ nào cả hay sao? Đã thế, đêm về còn viết cả mấy chục trang sách li ti bằng chữ Hán, dưới ngọn đèn mù mờ, viết cho kịp để ngày mai có để mà học. Còn bây giờ anh em sướng lắm, có cái máy thu âm để một bên, có nghe thầy giảng hay không nghe cũng được, cứ thu vô để đến tối về nằm ngửa trên giường mà nghe, vì đã có cái máy học giúp, nghe giúp nên không có mặt cũng chả sao. Thậm chí còn dặn bạn: Thôi anh thâu giùm tôi để tối tôi học cũng được chứ bây giờ tôi bận đi coi đá banh rồi, có thể như vậy lắm chứ! Chính trong cái dễ đó chưa chắc đã là hay. Thành thử có cái phương tiện đó giúp cho chúng ta cũng tốt, nhưng chỉ giúp mà thôi, chứ nó không làm cái việc chính thay cho chúng ta được, như việc học và suy tư của chúng ta trong lúc nghe thầy giảng. Còn nếu mình biến nó là chủ và mình là khách thì dở. Mở máy ra có sao nghe vậy, nhưng khi thầy viết trên bảng thì không nghe được, nếu ỷ lại vào cái máy thu âm thì thiệt hại biết chừng nào.

Thứ nữa, lúc chúng tôi học, thời đó đâu có âm nhạc, nếu có nghe ca thì chỉ vài bài vọng cổ, ca nam ai nam bằng,ca xưa thôi, không thấy có buổi hòa nhạc hay đài phát thanh phát nhạc như bây giờ. Nhờ đó nên chúng tôi không tu cũng phải tu, không học cũng phải học vì không biết đi đâu. Còn các thầy cô bây giờ được thuận lợi hơn, muốn tu, muốn yên tĩnh cũng không được, bởi đài phát thanh cứ mở bên tai 24/24 giờ, hết bản nhạc này đến tin tức nọ, âm điệu du dương nghe mùi tai dại gì mà không nghe.

Lại có một số thầy cô đang ngồi học không quên để cái máy một bên. Học thì học, đọc thì đọc nhưng nghe nhạc thì cứ nghe, nghe cho khỏe để học cho mau vô, để khỏi phải buồn ngủ. Như vậy cái học sẽ ra sao. Chúng ta biết rằng đi vô nhưthế nào thì đi ra như thế đó. Vô ông ổi thì ra cũng ông ổi, vô ông xoài thì ra cũng ông xoài, chứ vô cả ổi lẫn xoài thì ra cái gì? Khi học mà vô lộn xộn thì ra cũng lộn xộn. Cho nên có những thầy cô học 4 năm Đại học Phật giáo gần ra trường rồi mà Tứ đế lại lộn với Thập nhị nhân duyên, vì khi nhe thầy giảng bài thì vừa viết bài, vừa nhớ bản nhạc mới nghe, thật là khổ. Khi đầu vào như vậy thì đầu ra chắc chắn phải hành động như vậy. Do đó học tập, nói năng lộn xộn thì hành động và phát biểu cũng lộn xộn. Hai việc học và hành có liên đới với nhau. Nhiều khi trong giọng tụng kinh cũng có ngâm nga cái giọng ca nữa, vì vừa tụng kinh vừa để cái máy một bên làm sao không lộn xộn được.

Các thầy cô nên biết cái nào là phương tiện thì phải đặt để nó là phương tiện, nó chỉ giúp cho mình một phần nào thôi trong khi cần thiết, chứ đừng dùng nó làm chính thức rồi mà bỏ mất sự suy tư và sự chăm chú, sự tích cực, sự cần mẫn của mình. Nếu cứ ỷ lại vào cái máy thì đi đâu cũng lè kè mang theo nó, thậm chí vô thi cũng lè kè cái máy một bên, để lỡ có quên thì nhờ nó nhắc cho. Thành vô tình mình biến nó là chủ, còn mình là khách, là phụ. Nếu là phụ không phải là chính thì có học mãi đi nữa, cũng không có căn bản. Cho nên tôi khuyên các thầy cô phải tự lực là chính chứ không nên phụ thuộc quá nhiều vào máy móc trong việc tu học của mình.

Vài lời khuyên nhắc các thầy cô, mong các vị tinh tấn trong việc tu việc học để sau này là người hữu ích cho Giáo hội, cho Học đường trên bước đường phục vụ Đạo pháp.

Ý NGHĨA VÀ NGHI TRUYỀN TAM QUI NGŨ GIỚI

I.Tam quy {1}[1]

Một người phát nguyện tin theo đạo Phật, xin thọ phép tam quy trước Tam bảo thì được gọi là Phật tử. Tam quy là qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng. Do Phật, Pháp, Tăng dìu dắt chúng sanh ra khỏi cái khổ luân hồi, nên chúng sanh rất quý trọng và tôn là Tam bảo.

Pháp giới tánh duyên khởi ra thế giới, chúng sanh từ vô lượng, vô số kiếp về trước. Chúng sanh thì sanh, trụ, dị, diệt, liên tục mãi mãi. Thế giới thì thành, trụ, hoại, không cũng liên tục, không lúc nào dừng nghỉ, như bánh xe xoay tròn nên gọi là luân hồi.

Chúng sanh mới sanh ra thì gọi là sanh, tiềp tục tồn tại thì gọi la trụ, chuyển biến không ngừng thì gọi là dị và cuối cùng phải chết thì gọi là diệt. Thế giới khi còn ở thể hơi vô hình thì gọi la không, khi bắt đầu đọng lại, cho đến thành một khối đất cứng, có cây, có cỏ, có người, có vật thì gọi là thành, khi tiếp tục tồn tại không có sự thay đổi lớn lắm thì gọi là trụ, khi bắt đầu tan rã không còn người, vật và cũng không còn cây cối thì gọi là hoại, và khi trở lại biến ra hơi thì gọi là không. Thời gian của một thế giới thành rồi trụ, trụ rồi hoại, hoại rồi không thì gọi là một kiếp. Mỗi thế giới có một trời riêng của thế giới ấy, phạm vi giáo hóa của một đức Phật, có hàng ngàn triệu mặt trời, tức là hàng ngàn triệu thế giới, gồm lại thành một Phật sát. Vô lượng , vô biên Phật sát kết hợp với nhau thành một tầng và độ hai mươi tầng như thế, chồng lên nhau thì thành hoa tạng thế giới. Trong vũ trụ, có vô lượng vô biên hoa tạng thế giới và các hoa tạng thế giới cách xa nhau đến mức mà con người không thể nào tưởng tượng nổi.

Trong hàng triệu thế giới của một Phật sát, cái thì đương thành, cái thì đương trụ, cái thì đương hoại, cái thì đã thành không, nên không thể nói vũ trụ bắt đầu từ đâu và lúc nào thị diệt, mặc dù mỗi thế giới đều có thành, trụ, hoại, không. Từ cõi Tứ thiền trở lên, thì không bị sự thành,trụ,hoại, không của thế giới chi phối, nên chúng sanh ở các cõi đ1o, có thể sống rất nhiều kiếp.

Chúng sanh luân hồi mãi mãi trong vô lượng kiếp, chịu nhiều đau khổ, nên có người đã giác ngộ muốn tìm cách ra khỏi sống , chết. Do lòng trông mong ấy của chúng sanh, nhiều ngoại đạo, tà giáo đã xuất hiện, lừa gạt chúng sanh, như cho trẻ con cái bánh vẽ, hoặc bảo rằng,lên thiên đường thì sống mãi không chết, làm cho chúng sanh chìm đắm mãi trong bể khổ. Trong những người tìm đạo giải thoát, có một số người suy xét nơi tâm, nơi cảnh hiện tiền, phát minh ra đạo lý nhân duyên, rồi cố gắng tu tập, đi đến diệt trừ ngã chấp, ra khỏi luân hồi, đó là các vị Độc giác. Vô lượng vô số kiếp về sau, có một vị Độc giác phát lòng từ bi rộng lớn, không nỡ để cho chúng sanh bị mãi cái cảnh luân hồi, nên kiên trì hiện ra nhiều thân, trong nhiều loại mà hóa độ cho chúng sanh. Do tâm từ bi hóa độ ấy, vị Độc giác này, càng ngày càng phát triển khả năng độ sinh của mình, càng ngày càng đi sâu vào bản tánh của mọi sự, mọi vật, đi đến đầy đủ công đức trí tuệ, giác ngộ được pháp giới tánh, phát hiện rồi nhập một với Pháp giới tánh và thành Phật đạo, đó là dức Phật Uy âm vương, đức Phật đầu tiên trong vũ trụ vô cùng tận. Nhờ công đức hóa độ của đức Phật Uy âm vuơng,vô lượng vô số chúng sanh đã phát Bồ-đề tâm, tu theo Phật pháp, phổ độ chúng sanh và thành vô lượng chư Phật, rồi mỗi đức Phật lại truyền dạy Phật pháp, hóa độ cho vô lượng chúng sanh thành Phật độ sanh, mãi mãi như thế cho đến ngày nay, đã có vô lượng, vô số Phật. Như thế, tất cả chư Phật đều do tu tập mà thành, mặc dầu pháp giới tánh sẵn có, không hề thêm.

Chư Phật giác ngộ là giác ngộ cái mê lầm của chúng sanh, chúng sanh mê lầm cái giác ngộ của Phật

Thực tế, chúng sanh chỉ là những biểu hiện của pháp giới tánh, chỉ do pháp giới tánh trùng trùng duyên khởi mà có. Sẵn có pháp giới tánh, chúng sanh không biết trực nhận, lại lầm nhận các thân thường thường thay đổi, cái tâm thường thường chuyển biến là mình, lại lầm chấp có cái ta thật, có ngoại vật thật, nên phải chịu sống rồi chết, chết rồi sống luân hồi mãi mãi trong lục đạo. Cái mê lầm như thế, thì gọi là vô minh, chỉ khi nào không còn ngã chấp, pháp chấp giác ngộ vô minh, và dứt sạch vô minh thì mới nhập một được với pháp giới tánh, tức là bản lai tự tánh. Khi nhập một được với pháp giới tánh, thì được gọi là Như Lai, vì là bản tánh chân như, theo duyên phân biệt của chúng sanh, mà hiện ra vô lượng thân để hóa độ, nên gọi là Như Lai. Các đức Như Lai đều bình đẳng, không có sai khác,nhưng cái duyên của các Ngài đối với chúng sanh, lại theo tâm phân biệt của chúng sanh mà có sai khác. Các đức Như Lai hiện ra vô số thân, làm nhiều việc lợi ích cho chúng sanh để kết duyên. Khi nhân duyên đã thành thục, đối với chúng sanh trong hàng ngàn triệu thế giới của một Phật sát, thì các đức Như Lai lại hiện ra thân Phật trong tất cả thế giới ấy để hóa độ.

Đức giáo chủ của chúng ta là đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Ngài là một ứng thân trong vô lượng vô biên ứng thân của đức Phật Lô-xá-na. Ngài hiện ra thân người trong cõi này với đủ các tướng phàm phu, rồi thị hiện xuất gia cầu đạo,thị hiện tự mình tu tập, khi nhận thấy các ngoại đạo không phải là đạo giải thoát và cuối cùng,ngồi dưới cây Bồ-đề, tự mình suy xét, dứt sạch vô minh và thành Phật đạo. Sau khi thành Phật, đức Phật Thích-ca Mâu-ni chu du nhiều nước, thuyết pháp độ sanh, đem những phương pháp tu tập để tự giải thoát, để tự giác, giác tha đi đến giác hạnh viên mãn, mà dạy bảo cho các hàng đệ tử.

Sau khi Phật nhập diệt, các đại đệ tử của Phật kết tập những lời Phật đã dạy, thành các bộ kinh, các vị còn kết tập riêng những giới luật của Phật đã dạy thành các bộ luật. Lại trong khi Phật tại thế và nhất là sau khi Phật nhập diệt, nhiều vị đại đệ tử của Phật, đã có những trước tác quan trọng hoặc phân tích hoặc quy nạp, hoặc hệ thống hóa những lời Phật dạy , để giúp đỡ người đời học hỏi đạo lý của Phật, đó là những bộ luận. Các bộ kinh, bộ luật, bộ luận là ba tạng kinh điển của Phật giáo.

Trong lúc Phật còn tại thế, các đệ tử Phật, xuất gia cầu đạo, đều kết hợp lại thành những chúng, sống theo phép lục hòa là thân hòa đồng trụ, khẩu hòa vô tránh, ý hòa đồng duyệt, giới hòa đồng tu, kiến hòa đồng giải và lợi hòa đồng quân. Những chúng lục hoà như thế thì gọi là Tăng.

Theo quan niệm phổ thông thì đức Phật Thích-ca Mâu-ni là Pht bo,ba tạng kinh điển là Pháp bo,và các chúng xuất gia là Tăng bo.Tam bảo như thế thì gọi là trú trì Tam bảo. Những người theo đạo Phật quy y Tam bảo, chủ yếu là quy y với trú trì Tam bảo.

Ngoài quy y với trú trì Tam bảo ra, tín đồ các pháp Đại thừa Phật giáo, còn quy y với thập phương Thường trụ Tam bảo, nghĩa là quy y với tất cả chư Phật trong mười phương, chứ không phải chỉ quy y với đức Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật; quy y với đệ nhất nghĩa đế, tức là với đạo lý vi diệu nhất của Phật, chứ không phải chỉ quy y với Tam tạng kinh điển; quy y với vô lượng chúng Bồ-tát trong mười phương, chứ không phải chỉ quy y với trụ trì Tăng bảo hiện tiền.

Vẫn biết , chư Phật là đồng thể, quy y với một đức Phật, tức là quy y với tất cả chư Phật, nhưng nếu chỉ quy y với đức Phật Thích –ca Mâu –ni, là một ứng thân của đức Phật Lô-xá-na,thì khó nhận đuợc Phật là thường trụ, luôn hiện tiền, do đó, cũng không quan niệm đúng đắn được quả vị tối cáo, tối thượng của chư Phật.

Lại Tam tạng kinh điển tuy nhiều, nhưng phương tiện của Phật và của chư Tổ, theo duyên thì cũng có sai khác. Có kinh điển chỉ dạy về Nhân Thiên thừa, có kinh điển chỉ dạy về Duyên giác thừa, Thanh văn thừa, nghĩa lý không rốt ráo và chưa phải là con đường tu hành thành Phật đạo. Về các kinh điển Đại thừa, nếu chấp chữ nghĩa trong kinh, mà không nhận rõ ý tứ, thì cũng chẳng khác gì nhận ngón tay chỉ làm mặt trăng mà thôi. Vì thế người tu hành theo pháp Đại thừa, cần quy y với đạo lý chân thật, nghĩa là quy y với Đệ nghĩa đế, đưa đến trực nhận pháp giới tánh, tức là tâm tánh tức là bản tánh.

Trong đạo Phật chúng ta hiện nay, chỉ có Thanh văn Tăng, vì theo căn cơ của loài người trong cõi này, chỉ có Thanh văn Tăng mới duy trì Phật pháp được lâu dài, nhưng không phải vì thế mà không có chư vị Thập phưong Bồ-tát, thể theo đại nguyện đại bi, luôn luôn hiện thân trong thế giới chúng ta, để hóa độ quần sanh. Chính các vị đã hiện thân làm các vị Tổ sư, uốn nắn những lệch lạc trong Phật giáo, sáng tác nhiều bộ luận quí báu, chẳng những làm sáng tỏ thêm đạo lý của Phật dạy, mà lắm khi còn phát triển và phát minh những phương pháp tu hành thích hợp với thời cơ làm cho Phật giáo được chấn hưng, sau những thời kỳ bị suy sụp. Vì thế, ngoài Trụ trì Tăng, tín đồ đạo Phật còn quy y với thập phương Bồ-tát Tăng là thường trụ Tăng bảo.

Những Phật tử đã phát Bồ- đề tâm, nên còn biết Trụ trì Tam bảo cũng không ra ngoài pháp giới tánh, tức là bản lai tự tánh của mình. Thế có nghĩa là tuy mình quy y Tam bảo cũng là pháp giới tánh. Tam bảo cũng là pháp giới tánh, không có Tam bảo ra ngoài tâm tánh của mình, và cũng không có tâm mình ra ngoài Tam bảo.

Ttánh bn lai không có nhim ô, không có vô minh ,đó là Pht bo.

Ttính bình đng, không có gì sai khác, tuy biểu hiện ra tất cả các pháp thế gian và xuất thế gian, nhưng tất cả các pháp đó, đồng thời đều chỉ là tự tánh, đó là Pháp bo.

Tự tánh có diệu dụng vô lượng vô biên, có hằng sa tính công đức, hiện ra vô số thân, làm vô số Phật sự, nhưng sự thật không được một cái gì cả, đó là Tăng bảo.

Tăng bo trong ttánh nhưthếlà Ttánh Tam bo.

Ngui tu hành cn quy y vi ttánh Tam bo, đkhi nhn lm tht có Tam bo ra ngoài tam tánh

1.Quy y Pht, vĩnh bt quy y thiên thn, qu, vt.Nghĩa là quy y với Phật, nguyện vĩnh viễn không quy y với Trời, Thần, Quỷ, Vật. Ngoại đạo thường mê tín theo các ông Trời, ông Thần, loài Ma quỷ và các loài vật thành tinh, như vây , đá, cọp, rắn v.v…Tín đồ đạo Phật biết trời, thần, quỷ, vật, chỉ là những loài chúng sanh trong vòng luân hồi, nên cương quyết không theo họ mà chỉ quy y theo Phật để được giải thoát.

Có người nói: “Cha cũng kính, mcũng vái”,hoặc “Pht thì xa, bn nha thì gn”, hoặc “Pht cũng kính, Tri cũng s, nói như thế là lẫn lộn giác ngộ với mê lầm, Phật với chúng sanh, Chánh pháp với ngoại đạo.

Nên nhận rõ rằng những loài trời, thần , quỷ, vật đều mê lầm như chúng ta, đều còn bị ràng buộc trong bản nghiệp, nên không thể hiểu biết chúng ta và thường cũng không có quan hệ gì với chúng ta.

Song tư tưởng của chúng ta có một sức mạnh phi thường, khi tư tưởng nhiều người tậo trung tin tưởng, thì lại có thể tạo ra những trời, thần, quỷ, vật, và một số tác dụng, nhưng trời, thần, quỷ, vật đó sự thật chỉ là ảo tưởng mà thôi.

Ngoài ra, khi tu hành đã khá, bắt đầu chuyển nghiệp người sang nghiệp khác, thì chúng ta có thể cảm thông với những loài khác được, những sự cảm thông đó vẫn không có lợi ích gì cả, vì những chúng sanh ấy, tuy khác loài người, vẫn còn là chúng sanh, do đó, trong lúc cảm thông với nhau,họ rất có thể lôi kéo người tu hành theo các ngoại đạo.

2.Quy y Pháp, vĩnh bất quy y ngoại đạo, tà giáo: nghĩa là quy y với Phật pháp, nguyện vĩnh viễn không quy y với ngoại đạo, tà giáo. Ngoại đạo là những đường lối tu hành như đạo Nho, đạo Lão v.v…không đưa đến kết quả, giải thoát.Tà giáo là những lời dạy bảo sai lầm, trái với nhân quả, tăng trưởng các nghiệp ác.

Phật tử chỉ nương theo Phật pháp mà thôi, không nên xem đạo Phật cũng là một đạo như các đạo khác, không nên tìm xem kinh điển của đạo khác, khi chưa hiểu Phật pháp, chỉ khi nào có đủ trí tuệ, phân biệt chánh tà, thì mới nên xem qua các kinh điển ngoại đạo, để biết mà bảo vệ Chánh pháp.

3.Quy y Tăng, vĩnh bt quy y tn hu,ác đng: nghĩa là quy y vi Tăng chúng đo Pht, nguyn vĩnh vin không đi theo tn hu và ác đng.Tăng chúng đạo Phật sống theo phép lục hòa, là thiện hữu, là thiện tri thức của chúng sanh, còn tổn hữu là một người hoặc những người xúi dục làm những điều tổn thương đến đức hạnh, đến thiện niệm và chánh niệm. Ác đảng là những bè phái gây tổn hại cho đa số người, như bè lũ hại nước, áp búc giết hại nhân dân, phục vụ cho quyền lợi bọn xâm lược nước ngoài. Phật tử chỉ quy y với Tăng bảo, quyết không theo những tổn hữu ác đảng dù họ có khoác áo người tu hành.

Quy y Tam bảo là ba cái nguyện mà tín đồ đạo Phật cần phải giữ trọn, thì mới xứng đáng là Phật tử.

Vì thế, không nên truyền thọ Tam quy cho những người chưa hiểu rõ và chưa phát nguyện. Quy y lúc còn nhỏ tuổi, chỉ là kết duyên, chưa có tác dụng xác thực, khi đã lớn hiểu rõ và biết phát nguyện, thì nên phát nguyện trước Tam bảo, quy y đúng theo Chánh pháp. Phật tử chúng ta còn tụng Tam tự quy.

-Tquy y Pht, đương nguyện chúng sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm.

-Tquy y Pháp,đương nguyện chúng sanh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như hải.

-Tquy y Tăng,đương nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, nhất thiết vô ngại.

Nghĩa là :

-Tmình quy y Pht,thì nên nguyện cho chúng sanh thấu rõ đạo Phật, phát tâm Bồ-đề vô thượng.

-Tmình quy y Pháp,thì nên nguyện cho chúng sanh đi sâu vào đạo lý của kinh điển, trí tuệ rộng lớn như biển.

-Tmình quy y Tăng,thì nên nguyện cho chúng sanh có khả năng dìu dắt đại chúng tu tập, tổ chức đại chúng theo phép lục hòa, được vô ngại tự tại.

Phát nguyện quy y Tam bảo có lợi ích rất lớn, vì quy y Tam bảo, tức là cải tà quy chánh, tức là làm lành, bỏ dữ, do đó, quyết định không đoạ vào ba đường dữ là điạ ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Điều cốt yếu là phải phát nguyện thành thực, một lòng tin tưởng Tam bảo, không tin những ngoại đạo tà giáo, những trời, thân, quỷ, vật cả trong những lúc hoạn nạn, bị khó khăn, thì mới được sự lợi ích của việc quy y Tam bảo.

II.Ngũ giới (*)*

Ngũ giới là năm giới cấm của người Phật tử. Một người đã phát nguey65n quy y Tam bảo, không quy y thiên, thần, quỷ, vật, ngoại đạo tà giáo và tổn hữu, ác đảng thì đã thành Phật tử. Nếu một đời giữ phép Tam quy này một cách nghiêm túc, không đi theo những dị đoan, mê tín, thì cũng được hưởng những nghiệp báo rất tốt.

Ngoài ra, những tín đồ đạo Phật, dầu là thiện nam, tức là Ưu-bà-tắc, hay tín nữ, tức là Ưu-bà-di, phát lòng tin chắc chắn về nhân quả, nghiệp báo và muốn tránh những điều dữ, thì nên phát nguyện giữ từ một tới năm giới cấm của tín đồ là bt sát, bt đo, bt tà dâm, bt vng ngvà bt m tu. Người giữ được một giới trong năm giới, thì gọi là nhất phần Ưu-bà-tắc hoặc Ưu-bà-di, người giữ được hai giới thì gọi là nhị phần, cho đến người giữ được năm giới thì gọi là toàn phần Ưu-bà- tắc hoặc Ưu-bà-di. Nếu chưa phát nguyện giữ được giới nào, thì chỉ gọi là Tam quy Ưu-bà-tắc hoặc Ưu-bà-di.

Phật chia ra có nhiều hạnh như thế,vì biết rõ căn cơ và hoàn cảnh của tín đồ, lắm khi không cho phép giữ đủ ngũ giới. Lại nếu thọ giới mà không giữ thì có lỗi và mất cả lợi ích của việc giữ giới.

Nên phân tích hành tướng của các giới thật rõ, để cho các tín đồ tuỳ sức mà thọ giới và sau đó giữ giới cho nghiêm túc.

1.Giới bất sát:Giới bất sát của tín đồ là bất sát nhân, chớ không phải là bất sát sanh, nghĩa là tín đồ chỉ giữ giới không giết người, chứ không giữ giới không giết các sanh vật khác. Trước đây , nhiều người giảng nghĩa giới bất sát của tín đồ là bất sát sanh, thế là lầm qua Bồ-tát giới, một giới rất khó giữ, dành riêng cho những vị đã phát Bồ -đề tâm. Vẫn biết sát sanh cũng là điều ác, nhưng trong sinh hoạt hàng ngày của tín đồ, khó mà giữ cho bất sanh được trọn vẹn, lại có người làm nghề nghiệp bắt buộc phải sát sanh hàng ngày. Đã thọ giới thì phải giữ trọn suốt đời. Vì tất cả mọi người, bất cứ nghề nghiệp gì, đều phải có khả năng thành tín đồ đạo Phật, nên không chỉ định bất sát sanh là giới của tín đồ. Chính vì giới không giết tất cả các sinhvật rất khó giữ, nên các bậc Sa-di cũng chỉ giữ giới bất sát nhân, đối với các vị Tỳ -kheo thì giới bất sát chia làm hai phần : giới bất sát nhân thuộc đề tử khí, nếu phạm thì không được làm Tỳ-kheo nữa, còn giới bất sát sanh chỉ là một giới nhẹ, nếu cố ý phạm thì phải sám hối mà thôi. Vậy thì biết, giới của tín đồ là giới thấp nhất, chỉ có thể là giới bất sát nhân.

Tất cả các pháp của Phật dạy đều là những phương tiện hóa độ theo căn cơ của chúng sanh, nên Phật thuyết giới lúc nào cũng có mức, vì nếu quá mức thì trở nên có hại. Hin nay, trong hàng tín đ, nhiu ngui thB-tát gii mà chưa phát Btâm, nên rt cuc, chng nhng không giđuc tâm gii mà cũng không giđuc thân gii và khu gii.Không txét mà tthgii, ri không gi. Như vậy thì phạm tội phỉ báng Pháp, rất có hại cho sự tu tiến.

Tín đồ đạo Phật đã thọ giới bất sát nhân, thì suốt đời phải giữ cho trọn vẹn, tự mình không giết, không bảo người khác giết, cho đến khi thấy người khác giết người, cũng không được tùy hỷ, nghĩa là tán than hoặc biểu đồng tình.

Nhưng cũng có những trường hợp sau này, mà người đã thọ giới có thể giết người, mà không bị phá giới:

a.Vô ý mà giết ngui (vô tâm sát)

b.Theo pháp lut mà giết ngui, nhưquan tòa theo pháp lut mà giết ngui, lên án thình (pháp lut sát)

c.Vì chc vmà giết ngui, nhưnhng ngui thi hành án thình (chc nghip sát)

d.Đngăn chn sgiết ngui mà giết ngui, nhưgiết quân xâm luc, đchúng khi tàn sát đng bào (dĩ sát chsát).Trong trường hợp này, giết người để cứu người là làm việc thiện, là giữ giới nghiêm chỉnh.

2.Giới bất đạo: Giới bất đạo ngăn cấm không được trộm cắp của cải người khác, hoặc lấy của cải người khác bằng những thủ đoạn sai trái.

Giới này được phân tích như sau:

a.Bt dth:nghĩa là người ta không vui lòng cho mình mà cứ lấy , như trộm cướp, ăn cắp v.v…

b.Bin trá th:là phỉnh gạt, lừa dối để lấy của.

c.Uy hiếp th:là chưa đến thời đã lấy của, như con lấy của cha mẹ trước khi được chia gia tài, người công chức tự ý lấy lương trước để chi dụng v.v…

e.Phi phn th:là không phải phận mình được lấy mà cứ lấy, như khi phân phối tiền của chưa đúng tỷ lệ, chưa công bằng hợp lý, thấy có lợi cho mình là mình cứ lấy.

g.Vô công th:là không có công sức gì mà cứ lấy. Ngày xưa, thường giải nghĩa vô công thủ là làm việc dối trá mà cứ lấy tiền công, nhưng xét cho cùng thì những người lao động, sống bằng mồ hôi của kẻ khác, đều phạm tội vô công thủ.

Trong những trường hợp đã kể trên, người đã thọ giới hoặc tự mình lấy hoặc bảo người khác lấy, hoặc thấy người khác lấy của mà còn tủùy thỷ thì đều phạm giới. Còn nếu vô ý lấy lầm, hoặc theo pháp luật, vì chức vụ mà lấy, hoặc lấy lại những vật bị trộm cắp trả cho người chủ cũ thì không phạm giới.

3.Giới bất tà dâm:giới này ngăn cấm, những sự dâm dục không chánh đáng, phân tích ra có những hành tướng như phi nhận dâm, phi thời dâm, phi xứ dâm, phi nhân dâm v.v…Nhưng cốt yếu là cấm không được làm việc dâm dục với vợ chồng người khác. Nếu tự mình làm, hoặc bảo người khác làm, hoặc thấy người khác làm việc tà dâm mà tùy hỷ thì phạm giới.

4.Giới bất vọng ngữ:Giới bất vọng ngữ của tín đồ là không được vọng ngữ, nghĩa là chưa ngộ đã bảo là ngộ, chưa chứng đã xưng là chứng. vọng ngôn ỷ ngữ, ác khẩu, lưỡng thiệt, là những điều ác, không nên làm hoặc ít làm chừng nào thì tốt chừng ấy, nhưng không quy định là giới của tín đồ, vì giới thì phải giữ suốt đời và mức của tín đồ thì khó giữ suốt đời không phạm những điều vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu và luỡng thiệt.

5.Giới bất ẩm tửu:Giới này ngăn cấm tín đồ không được uống rượu. Bốn giới trước thuộc về tánh giới, do bản chất của các điều sát, đạo, dâm , vọng là ác, nên tín đồ đã thọ giới, thì cần phải tự ngăn mình suốt đời không được làm. Còn giới bất ẩm tửu thì thuộc về giá giới, vì bản tính của sự uống rượu không phải là ác, nhưng nó có thể tạo điều kiện cho người ta gây nên những điều ác. Vì thế, giới bất ẩm tửu không cấm tìn đồ tuyệt nhiên không uống rượu mà chỉ cấm không được vô cớ hoặc mượn cớ uống rượu, nhưng dù trong những trường hợp được uống rượu, như trong các nghi lễ, tín đồ cũng không được uống nhiều quá, đến say sưa. Uống rượu thường xuyên hay dẫn đến say sưa, có hại cho trí thông minh và cho sự tu trì, nên trừ những trường hợp nhất định, nếu tự mình uống, bảo người khác uống, hoặc thấy người khác rượu say sưa mà tùy hỷ, thì phạm giới. Ngược lại, tín đồ đạo Phật có thể uống một ít rượu để chữa bệnh, để chia vui cùng người khác, trong các nghi lễ là không phạm giới.

Trong lúc Phật tại thế, chỉ có rượu là chất độc làm hao tổn tinh thần, nên cấm không được dùng nhiều và vô cớ, hiện nay thì còn nhiều chất độc khác nguy hiểm hơn rượu, sinh ra nghiện ngập và tác hại nhiều đến trí khôn, như thuốc phiện, cô-ca-in v.v…Theo tinh thần của giới này, thì cũng cần cấm cả các thứ đó, như cấm rượu.

Phân tích năm giới như trên, là phân tích theo đạo lý nhà Phật, đã có lý, có mức và cũng có lợi nữa, vì căn cơ và hoàn cảnh của tín đồ, chỉ có thể giữ những giới thấp nhất, vì nếu đưa lên quá mức, thì tối đại đa số người không giám thọ giới hoặc thọ giới rồi mà không giữ được trọn vẹn, mất cả lợi ích của việc trì giới.

Hiện nay, mỗi khi có người thọ Tam quy, thì đều cho thọ ngũ giới, cả đến những em bé ba bốn tuổi cũng thế, đó là điều kết duyên với Phật pháp, tốt hơn là cn phi ging cho nghe truc, thếnào là Tam quy, thếnào là ngũ gii,nêu ra những lợi ích của việc trì giới, để cho người ta suy nghĩ kỹ lưỡng, nếu có khnăng gibao nhiêu gii thì thby nhiêu, chkhông nên bo gánh cmt chuyến, ri cui cùng không giđuc mt gii nào c.

Lợi ích trên đường tu hành không phi chthnhiu gii, mà chthgii nào gigii y cho trn vn.Một tín đồ chỉ thọ một vài giới trong Ngũ giới hoặc chỉ thọ Tam quy mà biết phát nguyện trọn đời gìn giữ không phạm, thì sẽ nhân đó, luôn luôn tưởng nhớ Tam bảo, luôn luôn tự xét mình và ngăn ngừa những tâm niệm không tốt. Do đó, được nhiều lợi ích trên đường tu tập. Ngược lại, nếu thọ giới nhiều mà giữ không nổi và chỉ phạm một giới, thì phá mất giới thể và tâm sinh buông lửng, không tự giữ mình, không nghĩ đến Tam bảo, không nhớ đến nhân quả, nghiệp báo, nên đạo đức càng ngày càng suy kém.

Giữ ngũ giới có lợi ích rất lớn, người giữ được trọn vẹn ngũ giới là một người tốt, được mọi người tin cậy, là một người luôn hướng về điều thiện, nên thường được sinh lên các cõi trời. Nếu với cái tâm trì giới hướng thiện đó, người tín đồ còn biết niệm Phật và phát nguyện vãng sanh, thì sẽ được vãng sanh về các cõi Tịnh độ. Dầu cho chỉ thọ một hoặc hai giới, dầu chỉ thọ Tam quy mà giữ trọn vẹn thì nhất định cũng được trở lại làm người, không bị sa đọa.

III. Nghi truyền Tam qui Ngũ giới

(Niêm hương bch Pht)

Nguyn đem lòng thành kính,

Gi theo đám mây hương,

Phưởng pht khp mười phương,

Cúng dung ngôi Tam bo.

Thtrn đi giđo,

Theo ttánh làm lành,

Cùng pháp gii chúng sinh,

Cu Pht tgia d.

Tâm bkiên c,

Chí tu hc cng bn

Xa bkhngun mê,

Chóng quay vbgiác.

Đng Pháp vương vô thượng,

Ba cõi chng ai bng,

Thy dy khp tri,người,

Cha lành chung bn loài,

Qui y trn mt nim,

Dt sch nghip ba kỳ,

Xưng dương cùng tán than,

c kiếp không cùng tn.

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá hiện vị lai, thập phương chư Phật, tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trú Tam bảo.(1 ly)

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Sa-bà giáo chủ, đại từ đại bi Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật, Đương lai hạ sanh Di -lặc tôn Phật, Đại trí Văn thù Sư lợi Bồ-tát, Đại hạnh Phổ hiền Bồ-tát, Linh sơn Hội thượng Phật, Bồ-tát. (1 ly)

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây phương cực lạc thế giới, đại từ đại bi, A-di-đà Phật, Đại bi Quán thế âm Bồ-tát, Đại lực Đại thế chí Bồ-tát, Thanh tịnh Đại hải chúng Bồ-tát. (1 ly)

Tán: Tâm diên ngũ phận

Phổ biến thập phương

Hương nghiêm đồng tử ngộ chơn thường

Tỷ quán thiệt năng lường

Thoại ái tường quang

Kham hiến pháp trung vương

Nam mô Hương vân cái Bồ-tát (3 ln)

Nam mô Đại bi hội thượng Phật Bồ-tát (3 lần).

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà ra ni : Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a rị da. Bà lô yết đề thước bát ra da. Bồ đề tát đỏa bà da. Ma ha tát đỏa bà da. Ma ha ca rô ni ca da. Án. Tát bàn ra phạt duệ. Số đát na đát tả. Nam mô tất cát lật đỏa y mông a rị da. Bà lô cát đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì. Hê rị ma ha bàn đa sa mế. Tát bà a tha đậu du bằng. A thệ dựng. Tát bà tát đa, na ma bà dà. Ma phạt đặc đậu. Đát diệt tha. Án. A bà lô hê, lô ca đế. Ca ra đế. Dị hê rị.Ma ha bồ đề tát đỏa. Tát bà tát bà. Ma ra ma ra, ma hê ma hê rị đà dựng. Câu lô câu lô yết mông. Độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế. Đà ra đà ra. Mục đế lệ. Y hê y hê, thất na thất na. A ra sâm phật ra xá lị, phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da. Hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị. Sa ra sa ra. tất rị tất rị. Tô rô tô rô. Bồ đề dạ bồ đề dạ. Bồ đà dạ bồ đà dạ. Di đế rị đà. Na ra cẩn trì. Điạ nị sắt ni na. Ba dạ ma na, sa bà ha. Tất đà dạ, sa bà ha. Ma ha tất đà dạ, sa bà ha. tất đà du nghệ. Thất bàn ra dạ, sa bà ha. Na ra cẩn trì, sa bà ha. Ma ran a ra, sa bà ha. Tất ra tăng a mục khư da, sa bà ha. Ma ran a ra, sa bà ha. Tất ra tăng a mục khư da, sa bà ha. Sa bà ma ha a tất đà dạ, sa bà ha. Giả cát ra a tất đà dạ, sa bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, sa bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra da, sa bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, sa bà ha. Nam mô hát ra đát na đá ra dạ dạ. Nam mô a lị da. Bà lô cát đế. Thước bàn ra dạ, sa bà ha. Án, tất điện đô, Mạn đa ra, Bạt đà da , sa bà ha.

Đi tbi thuơng chúng sanh

Đi hđi xcu muôn loài

Tướng tt chói sáng ttrang nghiêm

Đtchí tâm qui mng lễ.

Nam mô Thập phương Thường trú Tam bảo (3 lần)

Hôm nay có các đệ tử phát tâm quy y Tam bảo, tức là qui y Phât , qui y Pháp, qui y Tăng. Trước khi quy y, các Phật tử hãy trang nghiêm, chí thành chí kính hướng lên ngôi Tam bảo để lãnh thọ phép Tam qui Ngũ giới.

Phật dạy hành cư sĩ đầu tiên nhập đạo là cần phải qui y Tam bảo và thọ trì 5 giới, có như vậy mới trở thành một người Phật tử, xứng đáng đi theo con đường chánh đạo mà Phật chỉ dạy.

Vậy qui y Tam bảo là gì? Qui y Tam bảo là qui y Phật, qui y Pháp và qui y Tăng. Nói chung là Tam qui: Phật là Phật bảo, Pháp là Pháp bảo và Tăng là Tăng bảo. Chữ bảo có nghĩa là quí báu.

Người ta ở đời thường lấy vàng bạc, lấy tiền của, lấy châu ngọc làm quí báu. Và có người lấy tích phước, lấy ruộng đất làm quí báu, và cũng có người lấy con cháu làm quí báu. Tùy theo trình độ, tùy theo sự nhận thức của mỗi người mà lựa chọn từng loại báu cho riêng mình. Có trường hợp, người thì cho thứ này là quí báu, kẻ cho thứ khác là quí báu. Nhưng các thứ báu đó đều là cái báu của thế gian, cái báu đó chỉ giúp cho ta nuôi sống xác thân, giúp cho ta sống an lành trong hiện tại. Ví dụ : vàng là vật quí báu ai cũng ham cũng thích cả nhưng vàng chưa chắc đã đem lại an vui và hạnh phúc cho ta, Hằng ngày chúng t among mỏi cho có được vàng đã là khổ, khi có vàng rồi giữ cho khỏi mất cũng khổ, khi vàng mất đi lại càng khổ hơn, huống chi khi đi giữa một bãi tha ma, nếu họ biết mình có vàng thì hãy coi chừng, có khi mất mạng như chơi. Đó là một sự nguy hiểm ghê gớm, lỡ nếu bị một tên cướp nào đó quyết lấy thì nó giết mạng mình liền để cướp vàng.

Lại có những lúc ở những nơi đói kém không kiếm ra được một bát gạo, bây giờ đem một lượng vàng đổi lấy một lon gạo hay một lon bắp chưa chắc họ đã đổi, thì vàng khi ấy không có giá trị bằng một bát gạo hay một lon bắp. Vì vàng lúc ấy không thể ăn được, không thể nuôi sống được, không thể làm cho no bụng được mà chỉ có gạo, chỉ có bắp mới có thể nuôi sống được. Vậy cho biết vàng khi thì quí khi thì không và cái quí đó không chắc chắn lắm. Cho nên vàng bạc châu báu tuy là quí, nhưng không chắc chắn, không phải lúc nào cũng đem lại an vui lợi lạc cho mình cả. Có trường hợp vì tranh giành vàng bạc mà đâm nhau gây án mạng, như vậy vì vàng mà gây tai họa chứ không phải vàng hoàn toàn đem lại an vui.

Khi đức Phật còn tại thế, có một lần Ngài cùng A-nan đi khất thực về, đi ngang qua một cánh đồng Ngài thấy trong bụi có một cục vàng rất to và Ngài quay lui nói với A-nan: Rắn độc đó A-nan. Tôn giả A-nan nhìn thấy cục vàng và thưa, dạ bạch Thế Tôn đó là rắn độc. Có một anh nông phu đi theo sau lưng Thế Tôn không biết rắn độc như thế nào, mà hai thầy trò đức Phật, thầy đi trước ngó vào trong bụi nói rắn độc, trò đi sau cũng nhìn trong bụi nói rắn độc, mình phải tới đó coi thử rắn độc như thế nào? Anh ta tới thấy một cục vàng rất lớn nằm một bên gốc cây và nghĩ rằng: chắc ngoài cục vàng còn có một con rắn độc nằm trong đó nữa.Anh lấy cây tới rình, anh xoi, anh đâm, anh chạy bên này bên kia xem xét cũng thấy không có con rắn độc nào cả, mà chỉ thấy một cụ vàng thôi. Nhưng tại sao thầy trò ông Phật nói có con rắn độc. Khi đ1o anh nghĩ: À, té ra hai ông này đi tu nên không biết chi cả, vàng ta sờ sờ đó mà nói rắn độc, mấy ông thầy tu u mê quá, vàng mà nói rắn độc, và anh ta lượm đem về.

Nhưng nếu đem về ban ngày thì sợ thiên hạ thấy, họ dị nghị nên phải chờ đến tối mới đem về. Đến tối bà vợ ở nhà nấu cơm đợi sẵn mà chưa thấy chồng về cũng hơinóng ruột, đến khi thấy chồng về mừng quá mới mắng yêu chồng: Chà, sao ông bây giờ mới về, bị ai bắt chắc! Ông chồng nói với vợ: Chỉ có vàng mới bắt tôi được chứ ai mà bắt được. Thế là anh đem vàng vào, hai vợ chồng vui mừng kêu lên: Lớn quá, lớn quá, sung sướng quá. Hai vợ chồng tối đó quên ăn, quên ngủ, không ăn cũng no, không uống cũng thấy đã khát, không cần ngủ mà vẫn không thấy mệt, cứ tính toán: Mấy lâu nay không có vàng thì làm lụng cực khổ, nay có vàng thì nên đổi đời một chút. Lâu nay không có vàng đi bộ mệt quá, nay có vàng nên mua một chiếc xe mà đi, mua một cái nhà mới để ở. Hai vợ chồng cứ tính đi tính lại mãi và sáng hôm sau hai vợ chồng không đi làm mà sáng sớm đã đi hỏi mua nhà mua xe, chiều cũng lại đi hỏi mua xe mua nhà ! Họ lấy làm lạ vì nhà anh từ trước tới nay đầu tắt mặt tối, ăn bữa no bữa đói, thiếu thốn nhưvậy mà cả tuần nay không đi làm mà cứ hỏi mua xe nhà là có vấn đề chi đây.

Họ đi báo quan, quan cho lính về bắt lên huyện để tra hỏi, và sai lính đến xét nhà. Khi khám thì thấy trong nhà của anh ta có một cục vàng rất lớn nên quan đã bắt anh ta giam lại. Nằm trong lao vừa lạnh vừa đói, anh mới hồi tưởng lại, lẽ ra mình được vàng rồi thì ở nhà lầu sung sướng, có vàng rồi thì ăn no mặc đẹp, ai ngờ được cục vàng thì lại ăn cơm hẩm cá thiu, nằm nhà lao như thế này !

Mà nhớ lại lời đức Phật và A-nan nói mấy bữa trước và thấy cảm phục quá và anh la lớn lên : “ Rắn dộc Thế Tôn, rắn độc A-nan” Anh cai ngục lấy làm lạ, không biết Thế Tôn và A-nan có thù oán gì với anh ta mà anh nói Thế Tôn là rắn độc A-nan là rắn độc.

Quan cho đòi lên tra hỏi và anh mới thuật lại câu chuyện A-nan và Thế Tôn nói với nhau như vậy. Và anh nói tiếp: Giờ đây tôi mới tin và ngộ câu nói của Phật và A-nan. Ngài đi ngang thấy cục vàng nói rắn độc, đệ tử Ngài là A-nan cũng nói rắn độc mà tôi không tin, tôi nói đó là vàng chứ đâu phải rắn độc. Tôi ở nhà dù có cực một chút cũng có cơm ăn áo mặc, bây giờ nằm trong lao lạnh lẽo cực khổ như thế này tôi mới thấy thật là rắn độc, tôi mới tỉnh ngộ cái lời dạy của đức Phật.

Như thế cho biết vàng đâu phải lúc nào cũng đem lại an lạc cho cuộc sống, vàng là báu nhưng chưa thật là báu. Ngoài vàng ra, có một thứ đem lại an lạc cho ta còn hơn cả báu nữa chính là lời dạy của đức Phật. Lời dạy của Ngài đem lại cho mọi người an lạc, đó mới là vật báu.

Giáo pháp của Phật mở mắt mở lòng cho ta để ta thấy rỏ đâu là thiện đâu là ác, để củng nhau xây dựng hạnh phúc an lạc cho mình và cho người, đó mới là vật báu. Các vị xuất gia Chơn Tăng tu hành truyền bá Chánh pháp của Phật cho chúng ta nghe đó mới thật là vật báu. Cho nên Pht gi là Pht bo, Pháp gi là Pháp bo, Tăng gi là Tăng bo.Vì là báu nên chúng ta bây giờ cũng muốn nương theo ba ngôi báu đó để tu tập, để được an lành, cho nên mới phát nguyện qui y Phật, phát nguyện qui y Pháp, phát nguyện qui y Tăng.

Vậy qui y là gì? Qui là trở về, Y là nương tựa, tức trở về nương tựa Phật , Pháp, Tăng chứ không nương tựa đâu nữa. Trước đây nhiều khi cảm thấy bất an, đi đâu ta cũng phải ra gốc cây ta vái, hay khi bị đau ta đi tìm ông nọ bà kia để xin keo, sai đồng sai phan để trị cho ta mau lành. Trước kia cái tâm ta hay sầu não không biết đi tìm ai để giaỉ thoát phiền não , bây giờ đã qui y , hễ có điều gì bất trắc, hễ có điều gì phiền não thì ta hướng về đức Phật để nương tựa, tu theo giáo lý của Ngài mà giải thoát. Thế thì chúng ta theo Phật là theo một cách sáng suốt, chứ không phải theo một cách mù quáng. thế gọi là qui y.

Như vậy các Phật tử đã nghe rõ, qui y Phật là thế nào, qui y Pháp là thế nào, và qui y Tăng là thế nào.

Bây giờ trước khi qui y Tam bảo, ta cần phải sám hối để cho thân ,khẩu , ý của chnúg ta được thanh tịnh hầu thọ lãnh giới Tam qui cho được viên mãn. Để cho được thanh tịnh, các Phật tử hãy chấp tay đọc lời cầu xin sám hối trước đức Phật:

Các Phật tử. (Dạ !) Trước khi muốn qui y Tam bảo, các người phải phát lồ sám hối. Chỉ có pháp sám hối, thân tam các người mới đuợc thanh tịnh, các người mới có thể đón nhận giới pháp cao cả của chư Phật. Vậy các người hãy vận hết tâm thành sám hối để dút trừ tất cả tội chướng từ vô thỉ đến nay, làm cho các người trôi lăn mãi trong sáu đường ác, chịu luân hồi quả báo. Vậy các người hãy nói theo tôi:

Đtvn to các vng nghip

Đu do vô ththam, sân, si

Tthân, ming, ý phát sanh ra

Đtchí thành xin sám hi (3 ln)

Sau khi sám hối xong, bây giờ các Phật tử hãy chấp tay ngang ngực, chí thành chí kính nói theo lời tôi hướng dẫn từng câu một để qui y Tam bảo:

1.Đệ tử chúng con

Hôm nay chí thành

Phát nguyện

Xin trọn đời

Qui y Phật

2.Đệ tử chúng con

Hôm nay chí thành

Phát nguyện

Xin trọn đời

Qui y Pháp

3.Đệ tử chúng con

Hôm nay chí thành

Phát nguyện

Xin trọn đời

Qui y Tăng

4.Đệ tử chúng con

Hôm nay chí thành

Xin trọn đời

Qui y Phật

5.Đệ tử chúng con

Hôm nay chí thành

Xin trọn đời

Qui y Pháp

6.Đệ tử chúng con

Hôm nay chí thành

Xin trọn đời

Qui y Tăng

7.Đệ tử chúng con

Hôm nay chí thành

Xin trọn đời

Qui y Phật

8.Đệ tử chúng con

Hôm nay chí thành

Xin trọn đời

Qui y Pháp

9.Đệ tử chúng con

Hôm nay chí thành

Xin trọn đời

Qui y Tăng

10.Đệ tử chúng con

Hôm nay chí thành

Xin trọn đời

Qui y Phật

Là đấng Giác ngộ hoàn toàn

Từ bi viên mãn

Cứu độ chúng sinh

Thoát vòng đau khổ.

11.Đệ tử chúng con

Hôm nay chí thành

Xin trọn đời

Qui y Pháp

Là lời dạy cao cả

Giải thoát của đức Phật.

12.Đệ tử chúng con

Hôm nay chí thành

Xin trọn đời

Qui y Tăng

Là các bậc Bồ -tát, La-hán

Các bậc Thánh tăng

Tu hành theo Phật.

13.Đệ tử chúng con

Hôm nay chí thành

Xin trọn đời

Qui y Phật

Là đấng Giác ngộ hoàn toàn

Từ bi viên mãn

Cứu độ chúng sinh

Thoát vòng đau khổ

14.Đệ tử chúng con

Hôm nay chí thành

Xin trọn đời

Qui y Pháp

Là lời dạy cao cả

Giải thoát của đức Phật.

15.Đệ tử chúng con

Hôm nay chí thành

Xin trọn đời

Qui y Tăng

Là các bậc Bồ-tát, La-hán

Các bậc Thánh Tăng

Tu hành theo Phật

16.Đệ tử chúng con

Hôm nay chí thành

Xin trọn đời

Qui y Phật

Là đấng Giác ngộ hoàn toàn

Từ bi viên mãn

Cứu độ chúng sinh

Thoát vòng đau khổ.

17.Đệ tử chúng con

Hôm nay chí thành

Xin trọn đời

Qui y Pháp

Là lời dạy cao cả

Giải thoát của đức Phật.

18.Đệ tử chúng con

Hôm nay chí thành

Xin trọn đời

Qui y Tăng

Là các bậc Bồ-tát, La-hán

Các bậc Thánh Tăng

Tu hành theo Phật.

19.Đệ tử chúng con

Hôm nay chí thành

Xin trọn đời

Phát nguyện qui y Phật rồi,

20.Đệ tử chúng con

Hôm nay chí thành

Xin trọn đời

Phát nguyện qui y Pháp rồi,

21.Đệ tử chúng con

Hôm nay chí thành

Xin trọn đời

Phát nguyện qui y Tăng rồi,

22.Đệ tử chúng con

Hôm nay chí thành

Xin trọn đời

Phát nguyện qui y Phật rồi.

23.Đệ tử chúng con

Hôm nay chí thành

Xin trọn đời

Phát nguyện qui y Pháp rồi,

24.Đệ tử chúng con

Hôm nay chí thành

Xin trọn đời

Phát nguyện qui y Tăng rồi,

25.Đệ tử chúng con

Hôm nay chí thành

Xin trọn đời

Phát nguyện qui y Phật rồi.

26.Đệ tử chúng con

Hôm nay chí thành

Xin trọn đời

Phát nguyện qui y Pháp rồi

27.Đệ tử chúng con

Hôm nay chí thành

Xin trọn đời

Phát nguyện qui y Tăng rồi

28.Đệ tử chúng con

Hôm nay chí thành

Xin trọn đời

Đã qui y Phật rồi

Đời đời kiếp kiếp

Không qui y trời thần quỉ vật.

29.Đệ tử chúng con

Hôm nay chí thành

Xin trọn đời

Đã qui y Pháp rồi

Nguyện đời đời kiếp kiếp

Không qui y ngoại đạo tà giáo

30.Đệ tử chúng con

Hôm nay chí thành

Xin trọn đời

Đã qui y Tăng rồi

Nguyện đời đời kiếp kiếp

Không qui y thầy tà bạn ác.

Nam-mô Chứng Minh sư Bồ-tát. (3 lần)

Nhất tâm đảnh lễ thập phương thường trú Tam bảo tam bái (3 lạy)

Hồ quì hiệp chưởng. (Quì xung)

Các Phật tử ! ( Mô Phật)

Như vậy là các Phật tử đã qui y Tam bảo rồi, chính thức làm người con của đức Phật, từ nay là người con chính thức trong gia đình của Phật, luôn luôn nhớ đến Tam bảo, Phật Pháp Tăng mình đã qui y suốt đời, chứ không phải chỉ qui y trong ngày này ngày khác, không phải qui y ở tại đây mà ở tại chỗ khác không. Một lần qui y Phật là thành đệ tử Phật suốt đời , cũng y như cha mẹ mình sinh mình ra tức nhiên là sinh ra suốt đời. Thành một đời chỉ có cha mẹ sinh ra một lần chứ không có nhiều cha mẹ sinh. Khi làm đệ tử đã qui y với Phật cũng chỉ có Tam bảo là cha mẹ suốt đời của mình, chứ không có nhiều cha mẹ khác. Giữ cho được tam qui như vậy tức là giữ lòng chánh tín đối với Tam bảo, có một lòng tin thẳng thắn, đứng đắn.Sau khi qui y đức Phật còn dạy hàng Phật tử tại gia thọ trì năm điều răn cấm. Năm điều răn cấm này là cơ bản của đời sống đạo đức. Dầu là người tại gia, người xuất gia, người theo Phật, người không theo Phật cũng cần sống có đạo đức. Không sống có đạo đức thì không còn nhân phẩm, không còn là người, cho nên sống đạo đức là một điều hết sức cần thiết. Mà đệ tử của Phật sống đạo đức là cơ bản có trong điều răn cấm.

Trước hết là không sát sinh,vì sao Phật chế ra giới nầy? Bởi vì đức Phật dạy rằng: Ai ai cũng sợ gươm đao, ai ai cũng sợ chết, vậy lấy lòng mình suy lòng người chớ giết, chớ bảo giết. Vì tâm từ bi thương yêu, thương cái sự sống của tất cả mọi người mà phát cái tâm từ bi, không giết hại trưóc hết là đối với đồng loại, cố gắng giữ gìn không đem tâm độc ác, mưu mô hung dữ, để mà giết hại mạng sống của kẻ khác. Tội sát sanh là tội lớn hơn bất cứ tội gia khác, bởi tội khác chỉ làm cho người ta đau khổ, chứ tội giết làm cho người ta mất mạng luôn. Do đó điều răn cấm trước tiên là cấm sát sinh. Đối với mọi người phải sống một cuộc sống hiền hòa, không đem tâm mưu hiểm mong cho họ chết để cho mình sống. Đó là không sát sinh. Đối với hàng cư sĩ thì 1 tháng 2 ngày chay hay 4,6 ngày… đó cũng là một cách thể hiện cái tâm từ bi không sát sinh.

Với giới không sát sinh, các người có giữ được không (Mô Phật, giữ được)

Thhai là không trm cp. Trộm cắp là lấy của người khác làm của mình. Ai có của cài cũng mong giữ cho toàn, chứ không ai muốn mất mát. Mình không muốn mất mát thì người khác cũng không muốn mất mát, thế mà đem cái tâm gian tham lấy của người ta là có tội. Nên cần phải giữ cái giới không trộm cắp.

Với giới không trộm cắp, các người có giữ được không? (Mô Phật ,giữ được)

Thba là không tà dâm.Đối với hàng cư sĩ thì còn có lập gia đình, nhưng lập gia đình phải theo phép tắc, luật lệ của xứ sở đó, không được trái với luật lệ. Làm trái với luật lệ là phạm vào tội ta dâm. Đó là điều cấm kỵ, điều xấu, không nên làm. Cho nên người Phật tử cố gắng giữ.

Với giới không trộm cắp, các người có giữ được không? (Mô Phật, giữ được.)

Thtưlà không nói di, không nói thêu dt, không nói đâm thc,không nói vu khng, không nói hung d.Cái miệng của mình nói ra rất dễ, nhưng nói cho tử tế, cho hiền lành rất khó. Tục ngữ có câu:

Li nói chng mt tin mua,

La li mà nói cho va lòng nhau.

Cũng vì lẽ đó, giới không tu sẽ ác miệng, sẽ nói hung ác, sẽ nói thêu dệt, sẽ nói đâm thọc, sẽ nói vu khống, những lời nói ấy chỉ đem lại sự đau khổ cho người khác. Khi đã đem lại sự đau khồ cho người khác, chính mình cũng sẽ mang cái quả báo đau khổ đó, không chạy đi đường nào hết. Cho nên không nói dối, nói thêu dệt, đâm thọc, vu khống, hung dữ mà tập nói hoà thuận, thương yêu, dịu ngọt, hiền lành, đứng đắn, đó cũng là một cách tu. Tu cái khẩu nghiệp của mình cho được thanh tịnh.

Với giới không nói dối, không nói thêu dệt, không nói đâm thọc, không nói vu khống, không nói hung dữ, các người có giữ được không? (Mô Phật, giữ được.)

Thnăm là không được say sưa rượu chè.Xã hội ngày nay bị cái nạn xì ke ma túy nó làm điên đảo, nó làm tai hại, làm khốn đốn bao nhiêu gia đình. Nếu một người Phật tử sa vào cái cảnh say sưa rượu chà xì ke ma túy thì tư cách, nhân phẩm của mình không còn nữa thì làm sao bình tĩnh nhận ra cái điều lành mà theo, điều dữ mà tránh. Cho nên đức Phật dạy giới thứ năm là không được say sưa rượu chè. Nếu ở đời, còn vì cái xã giao, cái tập quán, cái lễ nghĩa thì cũng phải hạn chế hết sức, không để cho rượu chè làm điên đảo tâm tư.

Với giới không say sưa rượu chè, các người có giữ được không? ( Mô Phật, giữ được.)

Đối với năm cấm giới này, các Phật tử hãy cố gắng phát nguyện đối trước Tam bảo để thọ trì để giữ gìn để tập luyện. Thọ trì giữ gìn 5 điều cấm giới thì sẽ sống được một đời sống có đạo đức, có nhân phẩm, tức là sống lợi mình, lợi người, tự giác giác tha như đức Phật đã từng dạy.

Bấy nhiêu lời các Phật tử hãy gắng ghi nhờ !

Y hiáo phụng hành (Pht tđng thanh nói).

Chí thành đảnh lễ tam bái ( 3 ly)

Đệtkính ly

Đc Pht Thích-ca,

Pht A-di-đà

Thp phương chưPht

Vô thượng Pht pháp,

Cùng thánh hin Tăng,

Đtlâu đi lâu kiếp

Nghip chướng nng n,

Tham gin kiêu căng

Si mê lm lc.

Ngày nay nhPht,

Biết sli lm,

Thành tâm sám hi,

Thtránh điu d,

Nguyn làm vic lành,

Nga trông ơn Pht

Tbi gia h,

Thân không tt bnh,

Tâm không phin não ;

Hng ngày an vui tu tp,

Pháp Pht nhim mu,

Đmau ra khi luân hi

Minh tâm kiến tánh,

Trí tusáng sut

Thn thông tti,

Đng cu đcác bc tôn trưởng ;

Cha m, anh em,

Thân bng quyến thuc,

Cùng tt cchúng sinh,

Đu trn thành Pht đo.

KINH LÒNG BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

Bồ-tát quán tự tại khi đi vào trí tuệ cùng tột sâu thẳm, soi thấy năm uẩn đều không vượt mọi khổ ách.

Này Xá-lợi tử, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.

Này Xá-lợi tử, tướng không của các pháp không sinh không diệt, không sạch không nhơ, không thêm không bớt. Cho nên trong tánh không, không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức ; không có mắt, tai mũi, lưỡi, thân , ý ; không có sắc, tiếng, mùi, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới; không có vô minh cũng không có vô minh hết; cho đến không có già chết cũng không có già chết hết, không khổ,tập, diệt, đạo, không trí cũng không đắc, vì không sở dắc.

Bồ-tát nương trí tuệ cùng tột nên tâm không ngăn ngại; vì không ngăn ngại, nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, rốt ráo Niết – bàn.

Chư Phật ba đời nương trí tuệ cùng tột nên chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Thế nên biết trí tuệ cùng tột là thần chú lớn, là thần chú sáng lớn, là thần chú vô thượng, là thần chú không gì sánh bằng , dứt trừ hết thảy khổ ách, chơn thật không hư, cho nên nói câu thần chú trí tuệ cùng tột; liền nói thần chú rằng: Yết đế, yết đế, ba la yết đế, bala tăng yết đế, bđsa bà ha.

THẦN CHÚ THẤT PHẬT DIỆT TỘI

Li bà li bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà la ni đế, ni ha ra đế, tì lê nễ đế, ma ha dà đế, chân lăng càn đế, sa bà ha.

Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sinh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng.

Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sinh, thấu rõ kinh tạng, trí tuệ như biển.

Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sinh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại.

Nguyn đem công đc này,

Hung vkhp tt c

Đtvà chúng sanh

Đu trn thành Pht đo.

IV. Qui Y

(áp dng cho trung hp đc bit bt cht khi có mt vài Pht tđến xin quy y)

Nam mô thập phương thường trú Tam bảo tác đại chứng minh.

Hôm nay có các thiện nam tín nữ xin tôi qui y, thành tâm đến quì trước đài sen Tam bảo, đảnh lễ cúng dường, phát nguyện thọ Tam qui, Ngũ giới để thành người đệ tử Phật. Thiết nghĩ các thiện nam tín nữ này thân tuy giữa đời, nhưng có tâm hướng về đạo. Những sợ lòng trần mê muội, chẳng rõ thế sự như phù vân, tranh ngã tranh nhân tạo ra bao điều tội lỗi, lại e trí mọn tối tăm, lầm tưởng vinh hoa như thiết thạch, tham danh tham lợi, gây nên nhiều việc đảo điên. Bể nghiệp mênh mông, bờ chơn mờ mịt. Vì vậy hôm nay xin chí thành qui đầu Tam bảo,thọ trì năm giới, cầu mong một niệm hồi quang, muôn lành trọn đủ, sống theo hạnh người từ bi, trau dồi trí tuệ, gọt bỏ lòng trần, vun bồi cội phúc, hiện tại thân tâm an lạc, tương lai thoát khỏi u đồ, phước tuệ trang nghiêm, trước độ được thân mình, sau đền báo được bốn ân, lợi lạc ba cõi. Các thiện nam tín nữ này sau khi quy y ghi dấu ngày qui y như sau: tên…….Pháp danh……

Ngưỡng cầu Tam bảo từ bi chứng giám, gia hộ các đệ tử thiện nguyện viên thành, đạo tâm tăng tấn.

Hôm nay chúng con tên …….

Đã được qui y Phật, thề trọn đời không qui y trời thần quỉ vật.

Đã qui y pháp, thề trọn đời không qui y ngoại đạo tà giáo.

Đã qui y Tăng, thề trọn đời không qui y thầy ta bạn ác.

Đệ tử chúng con đã qui y Tam bảo Phật pháp tăng, xin nguyện suốt đời noi theo đức Phật, dưỡng tánh tu tâm, tránh dữ làm lành, trau dồi đức hạnh, mở mang trí tuệ. Điều ác độc phi nghĩa không nói, việc ác độc phi nghĩa không làm, mở rộng lòng từ, thương người giúp vật. Tu tập 5 điều giới cấm là không sát sanh, không tà hạnh trong các dục, không nói dối, nói độc ác, nói vu khống, không say đắm rượu chè. Thành tâm ủng hộ Phật pháp đem lại lợi ích an vui cho mọi người mọi vật.

Ngưỡng cầu Tam bảo chứng minh từ bi gia hộ cho chúng con, soi sáng cho chúng con, dắt chúng con từ chỗ tối, tới chỗ sáng, dắt chúng con từ chỗ mê mờ đến chỗ ngộ đạo, từ chỗ khổ đến chỗ vui. Bao nhiêu tai chướng đều tiêu trừ, hết thảy căn lành được thành tựu.

Ngưỡng mong mười phương chư Phật chứng minh gia hộ cho chúng con.

HỒI QUANG PHẢN CHIẾU

Đức Phật sau khi thành đạo, Ngài liền đến rừng Lộc Uyển thuyết pháp lần đầu tiên độ cho 5 vị Tỳ-kheo, sau đó Ngài đến thôn Ưu-lâu-tần-loa để độ cho ba anh em Tôn giả Ca-diếp, là ba nhà đạo sĩ nổi danh thời bấy giờ, Trên đường đi, một hôm Ngài đang ngồi nghỉ trưa dưới gốc cây, thì có một đoàn 30 thanh niên con nhà giàu có dắt vợ đi chơi, trong đó có một thanh niên chưa vợ, anh ta thuê riêng một nàng kỹ nữ đi theo để hầu hạ . Lúc các chành thanh niên ấy mải mê chơi đùa, ngủ nghỉ thì người kỵ nữ đó trộm cắp hết tất cả của cải của 30 thanh niên đó rồi trốn mất. 30 thanh niên đó hớt hải chạy đi tìm, thấy đức Phật ngồi bên gốc cây, họ quì xuống và nói,kính thưa Sa-môn Cù- Đàm, Ngài có thấy người kỹ nữ chạy ngang đây không? Đức Phật liền hỏi lại rằng: Người kỹ nữ ấy là gì của các anh mà các anh đi tìm gấp như vậy? Các anh đi tìm người kỹ nữ đ1o hơn hay là các anh đi tìm chính các anh hơn? Họ trả lời: Dạ, chính chúng tôi đi tìm chúng tôi hơn. Phật nói: Như thế là tốt. Rồi Ngài thuyết pháp cho họ nghe.

Lời dạy cho 30 thanh niên đó của đức Phật có một ý nghĩa thâm thúy vô cùng. Diễn rộng nó ra thì cũng có thể đặt thành những câu hỏi như thế này: Đi tìm người kỹ nữ đó hơn hay là đi tìm chính mình hơn? Đi tìm danh vọng hơn hay là đi tìm chính mình hơn? Đi tìm quyền quý hơn hay là đi tìm chính mình hơn? Đi tìm rượu chè cờ bạc hơn hay là đi tìm chính mình hơn? Biết bao sự đi tìm khác thử hỏi có sự đi tìm nào hay hơn là đi tìm chính mình! Nếu khi không tìm được chính mình, quên mình, mình bị tha hóa vào rượu chè, ma túy, bị tha hóa vào cờ bạc, vào danh vọng, quyền lợi, chức tước thì khi ấy con người sẽ mất hết nhân tính, mất hết đạo đức. Khi đã mất nhân tính và đạo đức thì người không thành người, liệu của cài vật chất danh vọng khi ấy có thể đem lại lợi phúc cho họ không? Cũng vì lẽ quên mình, không biết đi tìm lại chính mình, cho nên chúng ta thấy xung quanh chúng ta, trước mắt chúng ta, bên tai chúng ta đã xảy ra bao nhiêu chuyện xấu xa đau khổ, đáng thương tâm lắm.

Khi tôi đang còn ở chùa Hải Đức, Nha Trang , có một chuyện xảy ra như thế này: Một người con trai trong gia đình đó sắp sửa tới ngày đi cưới vợ, ông cha thấy con mình để một cái đầu tóc bờm xờm, gái không ra gái, trai không ra trai, ông bảo con: Con ơi, hãy đi cắt tóc cho sạch sẽ vì ngày mai là ngày cưới của con rồi. Nhắc lần thứ nhất nó không nghe, lần thứ hai nó giả lơ và bỏ đi nằm ngủ. Chiều lại thấy nó đang ngủ, ông liền lấy kéo tới cắt bớt tóc cho nó gọn ghẽ. Đến khi thức dậy, nó sờ đầu tóc của mình bọ cắt ngắn liền hỏi mẹ: Mẹ, ai đã cắt tóc của con? Mẹ nó trả lời: Chính cha con cắt cho con đó. Nó hỏi: Ba con đâu rồi? Mẹ nó nói: Ba con đang làm trên rẫy. Nó hầm hầm xách một khúc cây lên rẫy đánh cho ông mấy hèo và chưởi vào mặt cha nó rằng: Ai bảo ông cắt tóc tôi? Ai cho phép ông cắt tóc tôi?

Rồi gần đây trong tờ báo CA, Cửu Long xuất bản ngày mồng 5 tháng 3 năm 1989 có đăng một chuyện cũng đáng thương tâm và đau xót như thế này: Một anh chàng đang làm Hiệu trưởng trường phổ thông cơ sở ấp Hạnh Đông A, tỉnh Cửu Long tên là Nguyễn Bình Tâm, con của ông Nguyễn Bình An. Anh ta thấy ông Nguyễn Bình An hôm đó ngồi uống cà phê ở quán, anh đi về nhà bảo thằng em tới lôi cổ ông cha về. Đứa em tới kéo cha về. Ông cha vừa mới bước vô cửa thì anh ta đá, thoi và kéo ông vô trong nhà lấy dây cột cổ trói nơi cột nhà. Trước đó đã có một lần, anh cũng hành hung ông cha như vậy, ông sợ quá bỏ chạy và nhảy xuống sông để trốn.

Mới năm ngoái đây, có một Phật tử chở tôi đi Honda, tôi ngồi sau hỏi rằng: Lúc này nhà anh ra sao? Gia đình có vui vẻ không? Đạo hữu đó thưa rằng: Dạ thưa thấy, kinh tế nhà con không lo gì cả, nhưng mà con rất khổ. Tôi hỏi vì sao mà khổ? Đạo hữu đó trả lời: Vì mấy đứa con của con nó say sưa rượu chè liên mien. Một lần say như vậy, anh em nó cãi nhau, đập lộn nhau, con khuyên cũng không được, can cũng không xong, dọa nó cũng không sợ, đuổi nó cũng không đi, cho nên hễ mỗi lần anh nó cãi lộn to tiếng là con thấy xấu hổ và bỏ qua nhà hàng xóm ngồi.

Bao nhiêu chuyện đó từ đâu mà ra? Tự vì đạo đức bị sút kém, vì một số vọng ngoại quên mình. Họ ham đi kiếm danh mà không tự kiếm mình. Ham đi tìm lợi mà không tự tìm lại chính mình. Ham đi tìm tiền tài của cải một cách phi pháp, rượu chè cờ bạc bê tha mà không tìm tự chính mình, cho nên mới xảy ra như thế. Nếu như chúng ta hôm nay, không theo Phật, không học Phật, không hồi quang phản chiếu để nhìn lại mình, tìm lại chính mình, thì chúng ta cũng sẽ bị những thứ huyển hóa trên ôi kéo đi, khi ấy chúng ta không còn là chúng ta nữa, không còn là người , giữ được đạo đức nữa.

Nhiều chuyện thương tâm phi đạo lý xảy ra lúc này lúc kia, chỗ nọ chỗ khác cũng đều như vậy cả. Cho nên đức Phật luôn luôn khuyến nhắc cho chúng ta phải hồi quang phản chiếu, Hồi quang phản chiếu là đem ánh sáng của mình nhìn lại nơi chính mình , hiểu mình ngay trong từng suy nghĩ, từng giờ từng phút rằng: mình là con người thiện hay mình là con người ác, mình là con người tham lam ích kỷ hay là con người hỷ xả từ bi.Mình là một con người kiêu căng ngạo mạn hay là một con người biết khiêm tốn kính nhường; mình là người bất hiếu bất để hay là một người con có hiếu để. Nếu mỗi một ngày, mỗi một giờ chúng ta tự hồi quang phản chiếu lại mình, hỏi lên những câu hỏi như vậy, tự nhiên chúng ta thấy rằng: Chúng ta hiện tại đang như thế nào? Nếu bất hiếu thì làm sao trở thành người có hiếu. Nếu đang kiêu căng ngạo mạn thì làm sao trở thành một người biết khiêm tốn kính nhường. Nếu là một người tham lam bóc lột thì làm sao trở nên một người hỷ xả từ bi. Có nhìn lại chính mình như vậy mới thấy mình, có thấy mình thì mới sửa được mình, mới tu tâm dưỡng tánh để trở thành một người tốt. Còn không tìm được chính mình, không thấy được mình, thì có những lúc mình hay mà vẫn cho là dở, những lúc mình dở mà vẫn cho mình hay.

Thật tình bất cứ ai trong tâm cũng đều có Phật, đều có chúng sanh, đều có ma, đều có thánh. Khi tâm chúng ta nghĩ điều lành, nghĩ những điều từ bi hỷ xả thì đó là Phật, trái lại, khi tâm chúng ta nghĩ điều giant ham, bóc lột thì đó là ma, đó là chúng sanh. Ma và Phật , Phật và ma trong lòng của tất cả mọi người đều có. Trong lòng ai cũng có ma có Phật, nhưng ai biết phát huy Phật tánh thì người đó trở nên Phật, còn ai cứ ôm giữ lòng tham, sân, si, mạn, tật đố, phát huy cái tâm hạ cấp của chúng sanh thì người đó là ma. Ma không có một hình thức nào khác mà chính con người ta là ma. Cho nên có những người đang tử tế hiền lành như vậy, nhưng thoáng chốc họ lại sân, si, nổi nóng, giận dữ, giương mi trợn mắt, khi đó chúng ta sẽ nói người đó giống con ma, người đó giống cọp. Khi họ nói người đó là ma, là cọp thì thế là con người đó đang ở trong cảnh giới cọp, đang ở trong cảnh giới ma, mặc dầu họ là người, nhưng thực chất tâm hồn của họ đang là cọp đang ở trong cảnh giới cọp, tâm hồn họ là ma đang ở trong cảnh giới ma. Nếu tâm hồn của chúng ta hằng ngày ở trong cảnh giới ma như vậy thì chúng ta làm thế nào gọi là mình hay, gọi là mình tốt được. Cho nên khi ta là ma phải biết ta là ma, khi ta là Phật phải biết ta là Phật, khi chúng sanh biết là chúng sanh, có như thế chúng ta mới cố gắng phát huy cái Phật tính để diệt trừ bóng ma đi. Nếu không như vậy nhiều khi chúng ta lấy ma làm phật, lấy Phật làm ma, lẫn lộn rồi sống một đời trong vô minh, điên đảo, quanh quất trong sanh tử luân hồi, trong danh lợi ,trong quyền thế mà thôi.

Thành thử, cái tự biết mình là một điều hết sức cần thiết, khi đã biết mình như vậy thì mới rõ được mình trong giờ phút này là ai, tâm ta đang nghĩ gì, đang nghĩ điều tốt hay đang nghĩ điều xấu, đang nghĩ điều tham lam ích kỷ hay đang nghĩ điều từ bi hỷ xả, đang nghĩ những điều thù hằn nhỏ mọn hay đang nghĩ tới một tâm rộng lớn như vô ngã vị tha. Có thấy tâm ta đang nghĩ gì như vậy chúng ta mới tự thấy được ta, biết được ta, đó là tự giác. Nên đức Phật dạy: Cái đạo lý của Ngài không có gì xa lạ hết. Ngài chỉ dạy cho chúng sinh một cái đạo lý tự giác mà thôi. Nếu khi nào ta tự giác được thì khi đó ta là Phật, khi nào ta không tự giác được khi ấy ta là ma, là chúng sanh. Giáo lý của đức Phật vô thượng vô biên, nhưng chung qui cũng chỉ để dạy cho tất cả chúng sanh tự giác là chính.

Xưa có ngài Thoại Nham Hòa thượng, cứ mỗi ngày sáng ,trưa, chiều ngài đều tự kêu và tự dạ. Ngài kêu rằng: Này ông chủ, rồi ngài tự dạ. Ngài tiếp tục kêu, này ông chủ, dạ. Thức tỉnh đi nghe.Dạ. Đừng để mai kia mốt nọ bị đời lừa gạt nghe. Dạ, dạ. Hằng ngày tự kêu và tự dạ. Tự kêu ông chủ rồi tự dạ. Chính ông chủ đó là mình. Nhưng mà ông chủ đó phải kêu, phải thức tỉnh để khỏi mê ngủ, nếu không kêu, không thức tỉnh ông chủ đó sẽ ngủ quên mất. Khi đã ngủ quên chính là khi mê muội, khi mê muội thì sẽ bị danh lôi cuốn, lợi lôi cuốn, quyền lực lôi cuốn, cờ bạc rượu chè lôi cuốn, thế là khổ. Khi đã bị những thứ đó lôi cuốn rồi tự nhiên chúng ta không tỉnh giác và sẽ bị bất hiếu, trở nên bất mục, trở nên phi đạo đức, trở nên hung ác, trở nên giant ham, trở thành mọi thứ xấu xa.

Cho nên tự biết mình, tìm lại chính mình, tự giác ngộ lấy mình, đó là một điều căn bản của những người tu Phật, đến với đạo Phật. Qui y Tam bảo, đến với chùa chúng ta học lấy cái đạo lý tự giác đó. Khi học được đạo lý tự giác đó rồi, chúng ta mới cởi bỏ tất cả những cái gì không phải là giác ngộ, chúng ta nên bỏ đi. Sân hận không phải là giác ngộ chúng ta bỏ đi, si mê không phải là giác ngộ, chúng ta bỏ đi, kiêu căng ngạo mạn không phải là giác ngộ, chúng ta bỏ đi. Tham quyền tham lợi, bóc lột lấn hiếp không phải là giác ngộ, chúng ta bỏ đi. Chúng ta ý thức được rằng: Chúng ta muốn sống thì người khác cũng muốn sống như chúng ta, nên chúng ta đừng chà đạp lên sự sống của người khác để tô bồi cho sự sống của mình. Chúng ta muốn gia đình của chúng ta được hạnh phúc thì cũng biết rằng gia đình của người khác cũng cần hạnh phúc như chúng ta, thì chnúg ta cũng đừng chà đạp lên hạnh phúc của người khác để bồi đắp cho hạnh phúc của gia đình mình. Có tự giác như thế chúng ta mớiđi trên con đường giác ngộ và giải thoát của đức Phật.

Đến với đức Phật, học theo Phật đ1o là điều quí báu nhất. Nhưng nếu không thực hiện theo lời Phật dạy, không có một tâm niệm từ bi thì sự đến với Phật của chúng ta cũng thiếu sự ích lợi. Khi đã giác ngộ rồi thì chúng ta mới giác tha được, chưa tự giác thì không giác ngộ cho ai được cả.

Chư Tăng và các vị tiền bối của chúng ta, nhìn thấy chính trong tâm của mỗi người đều có điều tốt, điều xấu. Trong hàng thanh niên con em của chúng ta cũng có người có tâm xấu, cũng có người có tâm tốt. Người có tâm xấu thì nhiều, người có tâm tốt thì ít, sợ rằng con cháu của chúng ta bị sa ngã, cho nên các vị tiền bối đã phát huy đạo đức bằng cách thành lập những cơ sở Khuông hội Phật giáo, niệm Phật đường để cho các hàng nam nữ cư sĩ Phật tử, dầu lớn dầu bé, những người có tâm hướng thượng, hướng thiện, muốn đi theo con đường giải thoát từ bi của đức Phật, đến đó để học hỏi và tu trì.

Các vị tiền bối cũng không quên các lớp trẻ như thanh thiếu niên là rường cột của gia đình, của quốc gia xã hội, rường cột cho cả thế giới nhân loại nữa,nếu những hàng thanh thiếu niên đó không được giáo dục, chỉ vẽ, không được hướng dẫn theo con đường đạo đức thì họ sẽ trở nên như một ông Hiệu trưởng mà tôi vừa nói trên, xách cổ cha về mà đánh, mà trói cha vào gốc cây không biết chừng. Những lớp thanh niên đó sẽ như những anh chàng chuyên uống rượu để gây khổ cho gia đình, những thanh niên đó sẽ như anh chàng sắp cưới vợ mà cầm đùi đi đánh cha, khi cha lo lắng và cắt tóc của mình cho sạch sẽ.

Hàng tiền bối của chúng ta sợ con em của họ bị sa ngã, trở nên những con người xấu xa như thế, nên mới lập nên Gia đình Phật tử, rồi tiến lân lập Gia đình Phật hóa phổ để giáo dục cho con em Gia đình Phật tử chúng ta sống cách nào cho phải đạo, sống cách nào cho nên người, sống cách nào để xứng đáng là người Phật tử.Khi đã là một Phật tử xứng đáng thì đồng thời cũng chính họ là một công dân xứng đáng , một người biết yêu nước thương dân. Khi ra làm việc biết đặt quyền lợi chung trên quyền lợi riêng, đặt quyền lợi tổ quốc lên trên quyền lợi cá nhân hẹp hòi nhỏ mọn.

Ý nghĩa của gia đình Phật tử là tạo môi trường giáo dục cho con em của chúng ta nhằm vào mục đích: Trước tiên là thực hiện nếp sống đạo đức xã hội, sau đó mới học theo hạnh từ bi giải thoát của đức Phật. Trong những đạo lý mà đức Phật dạy cho chúng ta và hàng Phật tử cần phải học, phải tu và phải thực hành cho viên mãn là phải hiếu thuận đối với cha mẹ. Nếu một người con bất hiếu thì người con đó không thể nói là làm lợi ích cho xã hội, cho ai được cả. Bởi chính cha mẹ mình sinh mình ra, có ơn đối với mình mà mình đã bất hiếu, đã phụ bạc, thì đối với người khác làm sao có thể trở nên tốt lành được. Cho nên hiếu là một hạnh lành đứng đầu trong muôn hạnh lành. Sự hiếu kính đối với hàng Phật tử chúng ta có một ý nghĩa rất quan trọng. Muốn trở thành một người có hiếu, các bậc tiền nhân đã dày công giáo dục qua nhiều thế hệ mới có như ngày hôm nay. Cái gương của ngài Mục-kiền-liên là một trong số đó. Tôn giả Mục -kiền-liên, ngài là tấm gương cho chúng ta noi theo để mỗi năm trong ngày Rằm tháng bảy, ngày chư Tăng Tự tứ, chúng ta đến chùa làm lễ để cầu siêu độ cho tiền nhân của chúng ta, để báo hiếu cho cha mẹ của chúng ta.

Các Phật tử từ trước tới nay chắc cũng đã hiểu đức Mục -kiền-liên là ai và cứu độ mẹ như thế nào. Ngài là một vị Đại đệ tử của Phật trong thời đức Phật còn tại thế, tu hành đắc lục thần thông. Ngài dùng huệ nhãn tìm xem mẹ mình đã qua đời cách đây mấy năm, hiện giờ đang sống trong cảnh giới nào? Khi thiền quán thấy được mẹ mình đang ở trong cảnh giới ngạ quỉ, đói khổ vô cùng. Thương mẹ, ngài liền đi xin cơm đem về dâng cho mẹ ăn. Khi ngài vừa đưa bát cơm cho mẹ, bà mẹ ngài giành lấy, một tay che cơm, một tay bốc ăn. Che cơm là vì bà ta vốn là một người ích kỷ, bỏn sẻn, thấy cơm thì sợ người chung quanh giành, sợ người xung quanh đến giựt cho nên lấy tay che. Một tay bốc cơm đưa lên miệng để ăn thì cơm đó liền hóa thành lửa.

Vậy lửa đó là lửa gì? Lửa đó chính là lửa của sự bỏn sẻn, của sự tham lam gây ra. Nếu lúc ấy bà phát một t6am từ bi hỷ xả, bà nghĩ người xung quanh đói cũng như mình đói, nên bố thí bằng cách cho họ ăn một ít, mình ăn một ít, đừng lấy tay che lại, thì cơm đó đã hóa ra muôn vạn chén cơm khác, khi đó bà ăn được người khác cũng ăn được. Nhưng tiếc rằng: Tâm bỏn sẻn của bà quá nặng nề, bà lại che cơm lại, cho nên cơm đó lại biến thành lửa mà chính bà cũng không ăn được.

Đức Mục-kiền-liên đã thể hiện một tấm gương hiếu hạnh nhưng cứu mẹ mình không được, liền về bạch lại với Phật. Đức Phật dạy rằng: Tội của mẹ ngươi nặng lắm, một mình ngươi không thể cứu đuợc, bây giờ ngươi hãy cầu sức chú nguyện của chư Tăng sau ba tháng An cư, đạo đức sâu dày chú nguyện cho thì mới chuyển đổi tâm lực của mẹ ngươi, may ra bấy giờ mẹ ngươi mới thoát khỏi địa ngục.

Do đó, đối với hàng Phật tử chúng ta lấy ngày Rằm tháng bảy, ngày chư Tăng Tự tứ làm ngày báo hiếu đối với tiền nhân, đối với cha mẹ. Đức Mục-kiền-liên đã thể hiện một tấm gương hiếu hạnh trong hiện thời của ngài. Và cũng là tấm gương cho người sau noi theo mà báo hiếu cho cha mẹ quá cố.

Trong qua khứ ngài Mục-kiền-liên cũng là một người con chí hiếu. Có một kiếp nọ, cha mẹ ngài chỉ sinh được một mình ngài. Ngài nghĩ: cha mẹ ta chỉ sinh ra được một mình ta thì ta phải báo hiếu thế nào cho tròn công ơn sinh thành dưỡng dục đối với cha mẹ, nên ngài dứt khoát không chịu lấy vợ, ở độc thân suốt đời để phụng dưỡng cha mẹ. Nhưng cha mẹ một mực khuyên lơn, bắt buộc, đòi hỏi, thậm chí hăm dọa bắt con phải lấy vợ cho được. Vì nể lời cha mẹ, sợ song thân buồn nên ngài đành phải lấy vợ.

Khi cưới vợ về, ngài mới dặn dò vợ rằng: Khi nào tôi ở nhà thì tôi hầu hạ cha mẹ, khi tôi đi vắng thì bà ở nhà phải hầu hạ cha mẹ thế cho tôi. Bà phải hết sức hết lòng hậu hạ cha mẹ một cách đàng hoàng, kính trọng cha mẹ như khi tôi còn ở nhà vậy.

Lúc đầu bà vợ nghe lời, một khi chồng ra đi thì bà vợ ở nhà cũng hầu hạ cha mẹ chồng rất chu đáo, tươm tất, lễ nghĩa và trung thành lắm. Nhưng người con dâu đâu có tình thương đối với cha mẹ chồng bằng người con ruột đối với cha mẹ, cho nên hầu một thời gian bà vợ sinh ra nản. Khi đã nản rồi thì khi thấy mặt cha mẹ chồng càng trở nên bực bội, mỗi chút mỗi thấy chướng, lâu ngày bà dâu đó cũng muốn tìm cách thoái thác không hầu cha mẹ chồng nữa.

Một hôm bà dâu nghĩ ra một kế. Chiều nay chắc chắn chồng mình về, khi chồng về bà lấy nước đổ khắp phòng. Chồng về hỏi vợ mình tại sao nhà cửa nhớp nhúa như thế này? Người vợ trả lời: Ông bà chướng quá tôi chịu không nổi. Ở nhà khi thì đòi nước, tôi bưng lên thì chê nóng chê lạnh, hất đổ ướt cả nhà như vậy đó. Giờ thì tôi không chịu nổi nữa. Người chồng khuyên vợ rằng, bà nên cố gắng chịu đựng một chút, già cả ai cũng hay chướng, đó là chuyện bình thường. Bà nên nguôi giận bỏ qua để hầu hạ cha mẹ giúp tôi đi làm ăn kiếm tiền về nuôi gia đình.

Lần sau chồng đi xa bà tìm một kế khác. Lần này bà cũng đợi chồng đi làm về, bà lại vung vãi cả cơm cả canh ra giữa sàn nhà để cho vấy bẩn, nhớp nhúa. Người chồng về nhà thấy vậy hỏi vợ tại sao nhà nhớp nhúa như thế. Bà nói: Ông đó, bà đó chướng quá tôi chịu không nổi, tôi hầu không được. Tôi bưng cơm lên cho ông bà ăn thì lại chê sớm chê muộn rồi hất cơm đổ ra như vậy đó, tôi chịu không được. Bà vợ cứ đờn mãi bên tai chồng như vậy nên ngài Mục-kiền- liên cũng phải xiêu lòng.

Từ đó ngài rắp tâm làm khổ cha mẹ bằng cách nghĩ ra một kế như sau: Một hôm ngài nói với cha mẹ rằng: Cha mẹ nay đã già còn sống không bao nhiêu ngày nữa, tuổi đã gần đất xa trời, nay con sẽ đưa cha mẹ về thăm từ đường họ hàng một chuyến, để có nhắm mắt đi nữa cũng khỏi ân hận. Cha mẹ nghe lời vui vẻ lắm.

Ngài liền thuê một chiếc xe chở cha mẹ già về quê. Khi đến một quãng đường vắng ngài mới nói với cha mẹ rằng: Đoạn đường này nhiều kẻ ăn trộm ăn cướp nó hung dữ lắm, thôi cha mẹ ngồi trên xe cầm cương hờ để con nhảy xuống xe con phòng vệ. Nhưng không phải ý của ngài là nhảy xuống xe để đi theo phòng vệ mà dã tâm làm tên ăn cướp, lấy cây quất lại cha mẹ đang ngồi trong xe. Càng quất vào lưng cha mẹ chừng nào ngài càng kêu: Chướng quá, chướng quá, đã hết chướng chưa, hết chướng chưa !

Nhưng cha mẹ trong khi bị quất roi vào mình đau như thế, không nghĩ tới mình mà vẫn nghĩ tới con rồi kêu; Con ơi, con ơi lo chạy cho mau kẻo hắn đánh chết. Khi ngài nghe kêu những tiếng con ơi con ơi như vậy thì xúc động trong lòng. Nhớ lại những tiếng con ơi, con ơi mà cha mẹ đã ru mình trong bao ngày trước. Ngài nghĩ thầm trong bụng, cha mẹ trong khi bị đánh đau khủng khiếp như vậy mà vẫn không nghĩ tới mình, không kêu con ơi cứu cha mẹ với, mà chỉ nghĩ tới con thôi.

Từ đó ngài ngộ ra rằng, tình thương của cha mẹ quá sâu sắc, trong cảnh khốn cùng như thế mà vẫn quên mình để nhớ tới và lo lắng cho con thôi, làm cho lòng ngài thêm xúc động. Ngài liền cho xe dừng lại và lên xe đưa cha mẹ về nhà, ăn năn sám hối với cha mẹ, xin cha mẹ bỏ qua những lỗi lầm của mình. Từ đó ngài cho người vợ về với cha mẹ nàng và ngài suốt đời ở vậy để phụng dưỡng cha mẹ cho đến khi cha mẹ chết. Chính ngài là người con chí hiếu, nhưng trong một lúc thiếu suy nghĩ cũng bị mê man, cũng bị lời mê hoặc của vợ mà trở nên bất hiếu với cha mẹ.

Cho nên muốn làm người con có hiếu, thì cũng phải nhìn lại mình, phải luôn luôn tâm niệm rằng: Mình là người con hiện tại đối với cha mẹ mình có hiếu hay không có hiếu? Trong hiện tại mình đã nghe lời ai mà bất hiếu với cha mẹ mình chưa? Nghe lời bạn ác, nghe lời rượu chè mà bất hiếu bất hòa với cha mẹ và anh chị em mình không? Nếu một lúc nào đó tự tìm lại mình như thế, tự nhiên chúng ta thấy rõ được chúng ta.

Khi đã thấy rõ chúng ta là người có hiếu hay bất hiếu, nếu biết ta là người bất hiếu thì phải bỏ sự bất hiếu đó đi. Nếu ta đang là người có hiếu thì cố gắng bồi dưỡng cái đạo tâm hiếu để cho viên mãn. Thực hiện được đạo hiếu đó, cũng là thực hiện được sự tu hành, là con đường tiến tới giải thoát. Đó cũng là ý nghĩa rất thiết thực khi hành Phật tử chúng ta đến chùa , học Phật, niệm Phật, tụng kinh. Sự học Phật, niệm Phật tụng kinh của chúng ta, do đó nó có mang một ý nghĩa đạo đức sâu xa lắm, vô hình nhưng rất lợi ích. Sự lợi ích về mặt đạo đức, lợi ích về mặt đạo lý, về mặt giác ngộ, là kho tang tâm linh còn quí báu hơn vàng hơn bạc nữa.

Nếu có vàng có bạc mà thiếu đạo đức thì vàng bạc đó không đem lại sự lợi ích an vui và hạnh phúc.Nếu có danh vọng mà thiếu đạo đức thì danh vọng ấy cũng không đem lại hạnh phúc lâu dài. Nếu có nhà cao cửa rộng mà thiếu đạo đức thì nhà cao cửa tốt đó cũng không đem lại hạnh phúc. Cho nên đức Phật đem lại cho chúng ta một kho tàng đạo đức , một kho tàng hạnh phúc, đó là cái ơn của đức Phật đối với chúng ta và cả nhân quần xã hội nữa.

Biết như vậy thì các Phật tử luôn luôn tinh cần học đạo, tìm hiểu đạo, tụng kinh cho nhiều. Các Phật tử cũng đừng có quan niệm sai lầm rằng: Tụng kinh là bi quan, là yếm thế, là tiêu cực. Trong số báo của tỉnh Thừa Thiên ra ngày 24 tháng 4 năm vừa rồi có một người làm bài thơ như thế này:

Ngày ngày nhà sưcu kinh nim Pht

Mong cho mau đến cnh Niết-bàn thoát tc

Du không cho đi viên đn làm nên bo lc

Vn cho ngui điu thin trong tâm.

Một người ở ngoài đạo mà nhận xét sâu sắc về sự tụng kinh niệm Phật như vậy. Sự tụng kinh đó dầu không cho đời viên đạn làm nên bạo lực, vẫn cho người điều thiện trong tâm. Vần thơ ca ngợi đó là tiếng chuông nhắc cho chúng ta, là Phật tử hãy luôn hướng tâm hồn mình đi vào con đường thiện, đó là cách để chúng ta tìm lại chúng ta, giác ngộ lấy tâm chúng ta. Khi tâm chúng ta đã giác ngộ thì chúng ta sẽ an lạc, sẽ được giải thoát. Tâm chúng ta đã giác ngộ thì chúng ta sẽ có một đời sống đạo đức, một đời sống đem lại sự an vui cho mình, cho người, chứ không phải đem lại sự khổ não, sợ hãi, buồn thảm cho mọi người.

Mục đích của Gia đình Phật tử là giáo hóa con em Gia đình Phật tử, cũng như mục đích lập Khuông, lập Hội, lập chùa tụng kinh niệm Phật đều cũng tập trung đến sự giác ngộ, hiểu lấy mình để giác tha. Tự giác giác tha là viên mãn, để trở thành người ngộ học Phật. Dầu trong hiện tại chúng ta chưa viên mãn được nhiều, nhưng cũng học được hạnh của Phật để trở nên một người tốt, một người Phật tử chơn chánh. Khi đã là một Phật tử chơn chánh rồi thì sẽ trở nên một người công dân tốt, có lợi cho mình,lợi người, lợi nhà lợi nước.

Hôm nay tôi có bấy nhiêu lời như vậy để trao gởi đến quí Phật tử, các em Gia đình Phật tử, trông mong các Phật tử, các em Gia đình Phật tử luôn luôn giữ vững đạo tâm tu hành để tiến bước trên con đường của chư Phật, để khỏi phụ công ơn dắt dẫn của các bậc tiền bối, các đạo hữu của chúng ta đã xây dựng từ trước.

TỪ BI TRONG ĐẠO PHẬT

Nói đến đạo Phật, thì ai cũng hiểu rằng đạo Phật là đạo từ bi, vì đạo Phật lấy hai chữ ấy làm mục đích, nêu là cơ sở cho một đạo đầy đủ cả sự sáng lạn và cao quí hơn các học thuyết khác. Nhưng lắm người còn lầm ý nghĩa hai chữ ấy với chữ bác áicủa Mạc Tử, của Gia Tô hay lòng nhân ái của thế gian, nghĩa là chỉ khuyên người ta làm lành tránh dữ mà thôi. Hoặc có kẻ cho tbinghĩa là vô tri giác như cây đá, phải chẳng biết,trái cũng chẳng hay, hơn nữa là như nhược không làm được điều gì có chí khí can đảm.

Những lối bác ái hoặc nhân ái kia in tuồng như từ bi, song xét kỹ đó chỉ là lối thương yêu có hạn lượng đối với một xã hội hay một đồng loại mà thôi. Còn từ bi của đạo Phât không có bờ bến, không hạn cuộc trong đồng loại, trong thời gian không gian. Vì vậy nên đạo Phật cũng gọi là đạo tbi vô thượng,vượt hẳn các học thuyết, đạo lý của thế gian.

Kinh có câu: “Tnăng dlc, bi năng bt kh, nghĩa là đức từ của Phật ban cho chúng sanh mọi điều vui, đức bi của Phật cứu vớt chúng sanh thoát ly các điều khổ.

Chúng ta thấy từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội, không người nào là không thương yêu, nhất là bà mẹ thươngyêu con dại, phải chịu bao nhiêu điều đắng cay khổ sở vì con, mà không bao giờ có lòng chán nản; ngoài loài người, nhiều loài cầm thú, lắm khi vì lòng thương con quá nặng mà phải chết oan vì lưới bẫy, vì thuốc độcv.v…Nhưng đó chỉ là lòng thương đối với con mình nên không sánh được với lòng tự bi của Phật là coi tam giới như thân phần, coi mọi loài chúng sanh như con một. Vì vậy nên cũng gọi Phật là Tam giới đạo sư, Tứ sanh từ phụ.

Phật, Bồ-tát, từ vô lượng kiếp trước đã phát Bồ-đề tâm, trên y cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sanh, trong giây lát, trong thánh năm không lúc nào xao bỏ lòng từ bi cả, vì rằng từ bi là chánh nhân , là căn bản của Phật quả, còn chúng sanh là trợ duyên, là cảnh duyên để thành tựu đạo quả Chánh giác.

Vì vậy nên Phật thường căn dặn Bồ-tát muốn thành tựu Phật quả trang nghiêm thì trước phải phát Bồ-đề tâm . Bồ-đề tâm như trên đã nói là phát tâm thượng cầu hạ hóa, mà thượng cầu hạ hóa ấy là gốc của lòng từ bi mà ra.

Bồ-tát trong hằng ngày tu hành lục độ cũng gốc ở lòng từ bi mà ra. Bồ-tát vì xem thấy mình và tất cả chúng sanh, đều có tánh sáng suốt thành Phật, tánh ấy vẫn trong sạch không tham lam, không độc ác, không hờn giận, không lười nhác, không tán loạn, không ngu si, song vì chúng sanh để cho các tánh tham lam, hờn giận v.v…làm ô nhiễm, làm cho khổ mãi trong luân hồi, nên chính Bồ-tát tu lục độ cũng vì lòng từ bi muốn mình và chúng sanh đồng thanh Phật đạo.

Từ bi của Phật không đồng với lòng thương ô nhiễm của thế gian, không hạn cuộc vào thời nào, cảnh nào và cao thượng hơn cả là vì có ba lối từ bi sau này: 1.Chúng sanh duyên từ, 2.Pháp giới duyên từ, và 3.Vô duyên từ.

-Thế nào là Chúng sanh duyên từ? Chúng sanh duyên tlà lòng từ bi của Phật, do sự đau khổ, lòng cầu nguyện của chúng sanh mà cảm ứng Phật, tuy coi chúng sanh đồng như con một, dù thân, dù sơ, dù quá khứ, dù hiện tại, vị lai, vẫn không có chi là không bình đẳng, song đức từ ấy chỉ theo duyên của chúng sanh mà phát, vì rằng lòng từ bi của Phật ví như mặt trăng vẫn chiếu tất cả, không phân biệt nơi nào, song nơi nào có nước mới có mặt trăng hiển hiện. Phật cũng như bà mẹ hiện hằng thương nhớ chúng sanh, thấy chúng sanh càng đau khổ thì càng muốn cứu vớt, song vì căn duyên có khác, nên kẻ được thấm nhuần ơn từ bi, còn kẻ thấy Phật muốn xa, không đủ thiện căn thì chưa được gặp Phật, nên trong kinh Lăng Nghiêm đã nói: “Thp phương chưPht, lân nim chúng sanh, nhưmu c t, tnhược c mu, nhưmu c thi, mu tlch sanh, bt tương vi kiến”, thì đủ rõ chúng sanh duyên từ của Phật.

-Thế nao là Pháp gii duyên từ?Pháp gii duyên tlà Phật không duyên cơ cảm mà hoá độ như trên, mà Ngài chỉ duyên nơi toàn thể pháp giới mà lợi hóa chúng sanh. Toàn thể pháp giới, chính Phật và chúng sanh vẫn đồng một thể ấy, nên chúng sanh còn khổ thì Phật chưa hoàn toàn Niết-bàn, chúng sanh chưa thoát luân hồi, là còn vào sanh tử để hóa độ. Đó là duyên toàn thể pháp giới mà hiện đức từ bi hóa độ vậy.

-Thế nào là Vô duyên từ?Vô duyên tlà ngoài hai món duyên trên ra, Phật còn có món vô duyên từ; Ngài đã dày công tu hành được bất tư nghì vô tác diệu dụng, nên không luận chúng sanh nào, thời gian nào Ngài không cần duyên theo tâm niệm chúng sanh, không cần duyên theo thể tánh pháp giới. Ngài không cần tác ý, không rời chân như mà hiện làm Phật sự nên gọi là vô duyên từ.

Hai chữ từ bi của đạo Phật, cao thượng như vậy, lòng từ bi yêu thương chúng sanh, cứu vớt chúng sanh thoát ngoài vòng sanh tử, rất khác hẳn với lòng thưoơg của người đời, chỉ thương giúp những người đồng loại, đồng dòng giống với mình; hơn nữa là lòng thương của người đời lắm khi gây những ân oán nặng nề, chẳng biết lúc nào thoát khỏi vòng sanh tử, chính lòng từ bi của Phật đã cứu vớt lòng thương của người đời ra khỏi vòng thương yêu chật hẹp.

Nói tóm lại, tbilà cội gốc của tất cả pháp lành của tất cả hạnh Bồ-tát của chư Phật. Ngoài đức từ bi thì không lấy gì làm căn cơ cho Phật tử tu hành Phật đạo và ngoài hai chữ từ bi thì không lấy gì làm mục đích cho Phật giáo. Từ bi là mục đích của Phật giáo, người Phật từ há lại không cố gắng noi theo gương Phật để làm tỏ rạng mục đích ấy sao.

1943.

Vài nét về

TRƯỜNG AN NAM PHẬT HỌC

Trường An Nam Phật học là một trường do các Ngài đại đức Tăng già và các cư sĩ thiện tín Trung kỳ chung nhau gây dựng để dạy vẽ các học sinh có đạo tâm xuất gia tu học đào tạo nên những bậc Tăng tài đủ học vấn và đức hạnh hầu mong chấn hưng Phật giáo sau này …Cái ý niệm ấy và công việc ấy là công việc lợi tha to tát. Chúng ta không thể quên nhãng được. Song hữu vi pháp đều là biến thiên mà cái trường An Nam Phật học này cũng không khỏi điều thay đổi mà hóa thành một trang lịch sử. Trang lịch sử của trường An Nam Phật học tuy chưa trải qua bao năm nhưng sự thay đổi không phải ít và sự chép lại nó cũng không phải dễ dàng. Bởi vì trong thời kỳ đầu tiên và trung gian của nó là thời kỳ chúng tôi còn thơ ấu không được dự biết sự gì cả, biết chăng chỉ là những cái đã có ra bề ngoài chứ không làm sao biết cái nguyên nhân trong công việc ấy được. Nên nay chép lại đây cũng là chép một vài phần có biết, có thấy, còn nhớ và vài điều có giấy chép lại để lại mà thôi, nếu muốn cho thật đúng thì chỉ trông mong những bậc từ trước tới nay đều có chức qun hệ đối với nhà trường đem sự thật mà chép lại mới hoàn toàn. Đây chỉ kể năm mà kể sơ lược lai lịch trường.

Năm 1935 (2488) bắt đầu trường Phật học thành lập. Bên Tăng già thì có thầy trù trì Trúc Lâm (Giác Tiên) và đệ tử Ngài là thầy Thích Mật Khế v.v…Bên cư sĩ thì có ông Lê Đình Thám v.v… hợp sức nhau gây dựng trường tại chùa Quang Công (gần Diệu Đế bây giờ) . Sự học hành lúc này chỉ sơ sài mỗi ngày vài ba giờ học quốc ngữ do thầy Mật Thể chỉ vẽ, coi việc ăn uống và xem sóc học sinh thì có thầy trù trì Quang Công trước, tiền ăn lúc này chỉ do thầy Mật Khế và một số ít người giúp đỡ, tuy vậy mà học sinh không lấy gì ăn uống cực lắm , vì số học sinh chỉ độ trên 10 người mà thôi, ấy vật giá rất rẽ. Ở đây từ thánh giêng qua độ tháng 7-8 An Nam là học sinh phải dời lên chùa Trúc Lâm, nên sự học hành và ăn uống không phải còn như cũ, lúc này sự học có chương trình cần mẫn hơn, một vài danh từ Phật pháp Tăng từ đây mới biết mườn tượng, vì sự giáo thọ lúc này đều do thầy Đốc Giáo (hiện giờ) chuyên môn dạy bảo, ngoài ra còn có thầy giáo Chí làm kiểm khan, các thầy ở chùa Trúc Lâm đều coi phần kiểm điểm học sinh, sự ăn ở cũng đều nhờ các thầy sắp đặt, học sinh lúc này nhiều hơn, học sinh ngoài đến học phải nộp mỗi tháng 200 phận phí, cuối 1935 này đã có kỳ thi tấn ích rồi sau mới nghỉ tết.

Năm 1938. Sự học đã có chương trình nhất định không còn thay đổi nữa, nhưng ăn ở còn chưa nhất định, vì chùa Trúc Lâm là một chùa tư mà nước độc không thể lập một ngôi trường vĩnh viễn được, nên quý thầy Trúc Lâm, Đốc Giáo cùng thiện tín bàn định dời ra chùa Báo Quốc. Trong năm 1936 sau khi nghỉ nắng ở Túy Vân ba tháng là di trường về chùa Báo Quốc, nhưng chùa này cũng là chùa của một môn phái trong Chư Sơn không thể tự do kiến thiết vẽ vang được, chỉ mượn ở tạm trong các nhà trống của chùa. Đưa trường về Báo Quốc chủ động ở Ngài Trúc Lâm Giác Tiên, như có cái thư Ngài gởi cho Ban Trị Sự Phật học Huế.

Huế07-09-36

Kính trình Ban TrSHi Pht hc Huế.

Tôi đã đem hc trò gi ti chùa Báo Quc, nay tôi xin trình Hi biết, tôi có nhmy Ngài hi viên sau này giúp tôi vvic hc trò, các Ngài y đã bng lòng c:

M.M Lê Đình Thám, Cao Xuân Xang, Nguyn ThHu, Nguyn Hu Khác, Bu Bát v.v…

Giám đc Trường Tiu Hc

Giác Tiên

Nên sự ăn ở lúc này đều do mấy ông hội viên ấy giúp đỡ, có thầy giáo Nguyễn Văn Cảnh làm thầy đã làm kiểm sát trước khi về Túy Vân trở lại vẫn thường coi ngó…

Năm 1947, sự học hành vẫn một mình thầy Đốc Giáo tiếp tục dạy bảo nhưng còn sự nhắc nhở thì hội có yêu cầu Ngài Hòa thượng Tâm Khoan là tự chủ làm chánh và Ngài Từ Quang, Vạn Phúc, Báo Quốc làm Phó Giám đốc vào ngày 1 tháng 1 năm 1937, sau lại có Ngài Hải Đức làm Chánh Giám đốc thế Ngài Tâm Khoan, sự ăn uống thì mỗi thánh phạn phí 2đ nhờ các bà trong Hội thay đổi coi ngó việc ăn mỗi người mỗi tháng các bà đều tận tâm giúp đỡ cho đến cuối năm.

Năm 1938-PL.2501. Qua năm này chẳng những coi ngó sự ăn uống đổi mà thầy Kiểm khan cũng đổi. Vì thiếu nhơn duyên nên thầy Kiểm khan Ngô Cảnh về Touranne, từ sự học hành cho đến sự ăn uống của học sinh một mình thầy Đốc Giáo xem sóc, nhưng sự ăn ở cũng vẫn như trước nghĩa là chỉ ké với chùa, học sinh phải ăn ngủ chật vật, thiếu chổ để học , thiếu nơi mà nằm, nên Hội đã thương lượng với Môn phái Báo Quốc xin lập thêm nhà trường trên đất vườn chùa các Ngài bằng lòng.

Kế đến ngày 27-11 năm ấy (1938) Môn phái và Hội viên nhóm tại chùa Báo Quốc làm lễ đặt viên đá đầu tiên cho trường, từ đây mới xây dựng nên một ngôi trường đầu tiên có cả lớp học và phòng ngủ (hiện còn bây giờ). Tuy vậy, song ở giữa hội và trường chưa có một quy tắc nhất định rõ ràng, nên qua 21.Dicembre 1938, đã nhóm nhau bổ cứu việc lập quy tắc sau này:

1.Chương trình và học phí mỗi học đẳng.

2.Cách thức nhập học, thôi học và biệt xuất học sinh.

3.Qui lệ học sinh lưu trú và học sinh ngoại trú.

4.Cách thứ thì tấn ích hằng năm và thi thành chung

5.Phương tắc quản lý các Phật học trường

6.Phận sự học sinh đối với Hội.

7.Phận sự Hội đối với ân nhân các trường

8.Cách thức mở các Phật học trường các Tỉnh Hội và Hội đã đọc một bản điều lệ tại trường chiều 25-12-38, đại khái nói luật lệ của mỗi Học Tăng phải giữ và bổn phận thầy Đốc, thầy Kiểm khan trong trường, việc này rốt cuộc chỉ thực hành một đôi phần mà thôi, chưa thành gì lắm, cuối năm lại có kỳ thi có thể gọi là kỳ thi rất kỷ trong các kỳ thi tấn ích…

Năm 1939 ( Ngày 5 tháng 12 Mậu Dần) có một lễ phát phần thưởng rất long trọng tại giảng đường ấy là ngày trước khi trường nghi ăn tết để phấn khởi tâm tu của học sinh, qua năm sau cũng vẫn đông đủ và sự học có sắp đặt thêm. Có dạy môn triết lý ( Cao Xuân Huy). Môn Toán ( Trần Đăng Khoa). Môn Khoa học ( Lê Đình Thám). Môn Địa Dư ( Tráng Liệt) nhưng chỉ học được một vài bữa là giải tán.

Sau kỳ nghỉ nắng năm ấy học sinh một lần thay đổi nhiều, có những an hem học đã lâu mà bỏ đi cả…Sau đây Hội có mời thầy Nghè và đến làm Kiểm khán và sự tu học cnũg có phần thay đổi, trong mỗi thánh có bốn anh em tập tu Bát quan trai trong hai rằm và mùng một, nên sự bỏ ăn buổi chiều, ăn thế lại buổi mai cũng manh nha từ đây…

Năm 1940 Bắt đầu năm 1939 cho đến nay các Ngài Đại đức đều mắc việc, Trường không có ai Giám đốc cả mà thầy Kiểm khán Nghè tạm cũng nghỉ, thay lại có thầy Trừng Mạnh Trình là Kiểm khán, sự ăn học thì vẫn thường theo chương trình mà tấn tới, đến cuối năm là đến kỳ thi lên lớp trung học, kết quả cũng lấy được vài mươi Học Tăng Trung học.

Năm 1941,1942, từ đầu năm 1941 trở đi trường trở nên một lớp Trung học và Sơ học cho đến năm 1942 là ngày thành chung Trung học và thi bước qua Đại học, kết quả chỉ có được 6 anh em đủ số điểm dự vào chính thức, còn các anh em khác đều dự bị để chờ kỳ thi khác…

Năm 1943, 1944. Đầu năm 43 là trường đã có nên một lớp Đại học, và sự y áo của trong trường cũng bắt đầu thay đổi bỏ đồ mực, đồ đà cho đến ngày nay, nhưng trong trường còn thấy khuyết một Ngài Giám đốc nên cuối năm 43 Hội toàn kỳ đã yêu cầu Ngài Yết-ma chùa Tường Vân (Tịnh Khiết) làm Giám đốc cho trường để dạy thêm học sinh trong phần tu tập…

Tóm lại, cái tên An Nam Phật học trường không đến nỗi mất sự thật lắm, mà trái lại có hệ thống nhiều, có thực hiện nhiều, dù nó không khuếch trương rộng rãi, phải sống một cách khó khăn mà được nhắc qua cũng không khỏi có phần mừng thầm, song nghĩ lại cũng khỏi lo ngại, vì cái tiếng Chấn hưng Phật giáo chưa thấy có sự gì đáng gọi là việc tin cậy vững vàng nên trong đoạn văn kể trên đây chưa có điều gì vẻ vang đáng chú ý, chỉ trông mong ngày tương lai mà tô điểm thêm vào.

(Ngày 9-10-1944,PL.2507)




[1]
“Phật học thuờng thức” của cụ Tâm Minh Lê Đình Thám.

*“Phật học thuờng thức” của cụ Tâm Minh

---o0o---

Vi tính : Kim Thư
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/03/2013(Xem: 4288)
Luận Phật Thừa Tông Yếu là tùy thuận theo thời cơ lược nói về tông bản và cương yếu của Phật pháp. Thế nên bộ luận này cũng có tên là Khái Luận Về Phật Pháp Hiện Đại.
16/02/2013(Xem: 4986)
Pháp Duyên khởi, tiếng Phạn là Pratīya-samutpāda. Pratīya, là sự hướng đến: Nghĩa là cái này hướng đến cái kia và cái kia hướng đến cái này. Hán dịch Pratīya là Duyên và Anh dịch là Condition. Trong Māhyamika, Ngài Nāgārjuna giải thích chữ Pratīya như sau: Utpadyate pratītyemān itīme pratyayaḥ kīla (1). Nghĩa là, do làm điều kiện cho cái kia sinh khởi, những cái này người ta gọi là Duyên. Samutpāda có nghĩa là tập khởi, đồng khởi, sinh khởi, tương khởi, cộng khởi… Do những ý nghĩa trên, mà Pratīya-samutpāda được các nhà Hán dịch là Duyên khởi hay Duyên sinh, tức là sự khởi sinh của vạn pháp cần phải có điều kiện (pratīya), nếu không có điều kiện, thì các pháp không thể sinh khởi.
31/12/2012(Xem: 4946)
Theo nghĩa hẹp, nhẫn nhục là nhịn chịu mọi nhục nhã và mọi khó khăn trở ngại, và vượt qua chúng một cách bình ổn. Nhà Phật gọi những chướng duyên làm ngăn trơ ûsự tiến tu là ma chướng, gồm ngoại ma (trở ngại do người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài gây ra)và nội ma (trở ngại từ chính thân tâm mình)
28/12/2012(Xem: 24964)
Là người mới bắt đầu học Phật, tôi nhận thấy quyển sách nhỏ này thể hiện tốt tinh thần vừa giáo dục vừa khai sáng. Mặc dù đạo Phật có bề dày lịch sử phong phú, đầy những giá trị, điều cần thiết đối với người học Phật ngày nay vẫn là làm thế nào để ứng dụng lời đức Phật dạy vào đời sống hàng ngày. Quyển 100 điều đạo đức tại gia này giúp tôi hiểu tầm ảnh hưởng của đạo Phật đối với cuộc sống thường nhật của con người. Nó có thể được xem như quyển sổ tay hướng dẫn chúng ta sống cuộc đời theo chánh pháp.
09/12/2012(Xem: 13171)
Người ta thường nói rằng tác giả 14 điều Phật dạy là Hòa thượng Kim Cang Tử. Thực tế không phải như vậy. Hòa thượng Kim Cang Tử chỉ có công phiên dịch 14 điều này ra từ chữ Hán. Vào những năm 1998-1999, ta mới thấy 14 câu này được lưu hành. Gần đây, chúng tôi có đọc được bản nguyên tác chữ Hán có ghi rõ xuất xứ là chùa Thiếu Lâm ở Trung Quốc tặng cho các phái đoàn Việt Nam.
08/11/2012(Xem: 8744)
Cách đây ít lâu - chính xác là ngày 14 tháng 9 - một bài viết được đăng lên trang Phật giáo Thư viện Hoa sen có nhan đề “Kinh Vu Lan Bồn thực hay giả?”của tác giả Đáo Bỉ Ngạn. Ngay hôm sau đó, bài viết này cũng xuất hiện trên trang Văn hóa Phật giáo và gợi lên một loạt những tranh biện kéo dài đến hơn một tháng sau. Ý kiến cuối cùng được đăng bên dưới bài viết này là vào ngày 20 tháng 10.
31/07/2012(Xem: 6643)
Chúng tôi viết quyển sách này cho nhữngngười mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quantrọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được. Người học Phật khimới vào đạo không hiểu đúng tinh thần Phật giáo, về sau sẽ hỏng cả một đời tu.Người có trách nhiệm hướng dẫn không thể xem thường kẻ mới học, cần phải xâydựng có một căn bản vững chắc, đi đúng đường hướng của Phật dạy. Hiểu Phật giáomột cách đúng đắn, mới mong thành một Phật tử chân chánh.
27/05/2012(Xem: 12510)
Trải qua nửa thế kỷ thuyết pháp độ sinh, Đức Đạo sư đã hóa độ đủ mọi hạng người, không phân biệt màu da, chủng tộc, giai cấp, sang hèn. Những đệ tử được Thế Tôn hóa độ, do căn cơ trình độ, tuổi tác, giới tính bất đồng, vì thế được chia thành 7 nhóm và được gọi là 7 chúng đệ tử của Phật. Trong đó, hai nhóm đầu là Ưu bà tắc và Ưu bà di thuộc hàng đệ tử tại gia; năm nhóm sau là Sa di, Sa di ni, Thức xoa ma na, Tỷ kheo và Tỷ kheo ni thuộc hàng đệ tử xuất gia. Trong bài này, chúng tôi sẽ tuần tự trình bày những giới pháp mà mỗi chúng đệ tử phải lãnh thọ, hành trì trên lộ trình tiến đến giải thoát.
12/02/2012(Xem: 5089)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
21/01/2012(Xem: 14642)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567