Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7B-Nhẫn Nhục Ba La Mật

26/04/201319:54(Xem: 16857)
7B-Nhẫn Nhục Ba La Mật


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


Khóa Thứ Tư

Duyên Giác và Bồ Tát Thừa Phật Giáo

Bài Thứ 7 (tt)

Ðộ thứ tư: Nhẫn Nhục Ba La mật

A. Mở Ðề

Kinh Hoa Nghiêm có nói: "Nhất niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai" (một niệm lòng sân hận nổi lên, thì trăm ngàn muôn tức cửa nghiệp chướng đều mở ra). Thật vậy, lắm người vì một phút không dằn được cơn tức giận, mà đánh đập vợ con đến tàn tật, đốt phá của cải quý báu của ông cha để lại, rồi phải ân hận suốt đời. Lắm lúc, vì không làm chủ được tánh nóng nẩy mà tình cốt nhục phải chia ly, nghĩa vợ chồng phải phân rẽ, bạn chí thân trở thành kẻ oán thù...

Người học đạo cũng vậy, nếu gặp nghịch cảnh không nhẫn nhịn được, thối chí nản lòng, đôi khi phải bị đọa đày. Như ông Ðộc giác tiên nhân, vì một niệm sân hận không nhẫn được, mà phải bị mất năm pháp thần thông. Ông Uất đầu lam phất, vì sân hận mà phải đọa làm loài phi ly trùng (chồn bay). Nên sách có nói: "Nhất sân chi hỏa năng thiêu vạn khoảnh công đức chi sơn" (Nghĩa là một đóm lửa sân, có thể đốt tan muôn mẫu rừng công đức).

Vậy muốn trừ sân hận một cách có hiệu quả, phải tu pháp Nhẫn nhục Ba la mật.

B. Chánh Ðề

I. Ðịnh Nghĩa

"Nhẫn" là nhịn, chịu đựng những cảnh trái mắt nghịch lòng. "Nhục" là điều sỉ nhục, điều xấu hổ, làm tổn thương đến lòng tự ái của mình.

Nhẫn nhục Ba la mật là nhẫn nhục đến chỗ cùng tột không còn ai có thể nhẫn nhụ hơn thế nữa.

II. Thành Phần Của Nhẫn Nhục Ba La mật

1. Thân nhẫn. Ðối với nghịch cảnh như nắng mưa, nóng lạnh, đói khát, đau ốm, hoặc bị người đánh đập, hành hạ, làm bức não nơi thân, mình cũng cam chịu, không phàn nàn hay chống cự lại. Ðay là chịu đựng về thể xác.

2. Khấu nhẫn. Thân đã nhẫn chịu không chống lại người và miệng cũng không thốt ra những lời nguyền rủa độc ác, trước những lời ma nhục chua cay, mắng nhiếc tồi tệ hay đánh dập tàn nhẫn.

3. Ý nhẫn. Nhẫn nhục cả trong tâm, không căm hờn, không oán giận, không nổi lên ý phản đối, những tư tưởng hắc ám để trả thù.

Trong ba thứ nhẫn này, "ý nhẫn" là khó nhất và quan trọng nhất. Có nhiều khi thân có thể chịu đựng được cụac hình, nhưng miệng vẫn lẩm bẩm nguyền rủa. Thêm một lần nữa, miệng tuy không thốt ra những lời phản đối, nguyền rủa, nhưng ý vẫn ngấm ngầm phản đối, và tức giận đốt cháy tim gan.

Ðến khi "tâm ý" cũng không ngấm ngầm nổi dậy phản đối, sự tức giận lắng xuống tận đáy lòng; đứng trước mọi nghịch cảnh, lòng vẫn phẳng lặng như không, thì nhẫn nhục mới thật là hoàn toàn.

Nếu bên trong vẫn chưa nhẫn được, thì thế nào giận giữ cũng có ngày xuất hiện ra trong lời nói và hành động.

III. Phải Nhẫn Nhục Như Thế Nào 
Mới Ðúng Chánh Pháp?

1. Nhẫn nhục có chấp tướng. Nhẫn nhục vì sợ quyền thế; Nhẫn nhục vì đang nằm trong hoàn cảnh bất lợi chưa thể trả thù được; Nhẫn nhục để mong cầu được người khen, hay được chức trọng, quyền cao; Nhẫn nhục vì khinh bỉ đối thủ, hay tự cho mình cao hơn người, không thèm chấp nê, phản đối. Nhẫn nhục như thế là Nhẫn nhục chấp tướng vì còn do dục vọng tham, sân, si, mạn thúc đẩy, chưa phải là Nhẫn nhục Ba la mật.

2. Nhẫn nhục không chấp tướng. Người tu hạnh Nhẫn nhục ba la mật, trước hết phải do ý muốn diệt trừ lòng sân hận, kiêu mạn, tất đố, tự ái, tham lam...Nếu có người chửi mắng, mình phải bình tĩnh tự nghĩ rằng: "Ta có làm điều gì sái quấy không? Nếu có, thì ta bị sỉ nhục là phải, ta nên cảm ơn người. Nếu ta trong trắng, thì những lời sỉ nhục ấy có dính líu gì đến ta đâu, mà phải khổ tâm nghĩ đến?"

Hơn nữa, người tu Nhẫn nhục còn nhắm much đích trao dồi lòng từ bi và hỷ xả, ta Nhẫn nhục không oán giận, không trả thù là vì ta thương người, ta muốn xem mọi người như thân thuộc anh em. ta Nhẫn nhục vì ta không muốn cuộc đời là một đấu trường, một bãi chiến, một lò lửa của sân hận, đốt thiêu tất cả.

Chúng ta hãy tập cho được Nhẫn nhục như ông Purna trong câu chuyện sau đây: "Khi Phật còn tại thế, một Ðệ tử của Phật, ông Purna xin Phật đi qua truyền đạo tại xứ Chronaparanta, là một xứ có tiếng rất hung ác. Phật hỏi ông Purna:

Ông đã phát nguyện đem đạo pháp của ta đến truyền bá cho dân xứ ấy, nhưng nếu ho không nghe, lại còn dùng lời hung ác mắng chửi ông, thì ông nghĩ sao?

Bạch Thế tôn, con nghĩa: Họ là người tốt, vì họ không dùng cây đánh đập con, hay lấy đá ném con.

Phật hỏi tiếp:

Nếu họ lấy cây đánh ông, hay dùng đá ném ông, thì ông nghĩ sao?

Bạch Thế tôn, con nghĩ: Họ vẫn còn lòng nhân, vì họ không chém giết hay đập con đến chết.

Phật lại hỏi:

Nếu họ chém giết hoặc đánh chết ông thì ông nghĩ sao?

Bạch Thế tôn, con nghĩ: Họ là ân nhân của con, vì nhờ họ mà con thoát được thân đau khổ, bỏ được bọc thúi tha, từ biệt đời sống khốn nạn này.

Ðức Phật khen:

Hay lắm ! Ông nhẫn nhục được như vậy thì mới có thể qua xứ ấy truyền đạo được !

Ông Purna qua xứ Chronaparanta truyền đạo không bao lâu, dân chúng xứ ấy đeù qui đầu Phật pháp cả.

Nhẫn nhục như ông Purna mới thật đúng là Nhẫn nhục Ba la mật, nghĩa là nhẫn từ ngoài thân đến trong tâm, nhẫn mà không thấy mình nhẫn và cảnh nhục để nhẫn.

IV. Công Ðức Của Pháp Nhẫn Nhục Ba La mật

Như đoạn mở đầu đã nói, lửa sân hận có thể đốt thiêu tất cả những gì quí báu, nà loài người đã xây dựng được trên thế giới này. Lửa sân hận chỉ có thể bị dập tắt bằng nước Nhẫn nhục Ba la mật.

Không Nhẫn nhục thì gia đình ly tán, bạn hữu chia lìa, tó thầy đoạn tuyệt, đồng bào xung đột, thế giới chiến tranh.

Có Nhẫn nhục thì gia đình sum họp, bạn hữu tương thân, tớ thầy trung tín, đồng bào đoàn kết, thế giới hòa bình. Riêng đối với bản thân, không Nhẫn nhục thì lửa giận thiêu đốt lòng mình và dục vọng hoàng hành, sự nghiệp tiêu tan, mọi người xa lánh, đạo quả khó tròn.

Có Nhẫn nhục thì lòng từ chan chứa, thanh tịnh tràn lan, sự nghiệp dâng cao, người người quí trọng, đạo quả viên thành.

Vì nhận thấy công đức lớn lao và quí báu của Nhẫn nhục cho nên cổ nhân đã có nhắn nhủ với người đời một cách mạnh mẽ như sau:

Nhẫn nhẫn nhẫn, trái chủ oan gia tùng thử tận

Nhiêu nhiêu nhiêu, thiên tai vạn họa nhất tề tiêu

Mặc mặc mặc, vô hạn thần tiên tùng thử đắc

Hưu hưu hưu, cái thể công danh bất tự do

Nghĩa là:

Nhẫn nhẫn nhẫn (thân nhẫn, miệng nhẫn, tâm nhẫn) 

thì những điều trái chủ oan gia từ đây dứt hết.

Nhịn nhịn nhịn (thân nín, miệng nín, tâm nín) thì cảnh giới thần tiên vô hạn cũng do đay mà được.

Thôi thôi thôi (thân, miệng, tâm đều thôi) thì những công danh cái thế không còn tự do.

C. Kết Luận:

Chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa giá trị và công đức lớn lao, quý báu của nhẫn nhục. Giờ đây chúng ta chỉ còn quyết tâm thực hành ngay pháp môn này. Nhất là đối với Phật tử nào đã nhiều lần bị lửa giận tàn phá tâm can, gia đình và sự nghiệp của mình, hãy mau mau tu tập pháp nhẫn nhục này. Ðừng để phải ăn năn, hối tiếc và khổ đau thêm một lần nữa vì lửa nóng giận.

Kẻ tu hành lại càng gấp rút thực hành pháp môn này. Không có gì taio hại cho sự nghiệp tu hành của mình mà làm cho người chung quanh khinh lờn, xa lánh bằng sự nóng giận, cọc cằn nơi một kẻ xuất gia cầu đạo. Dù những người ấy có tinh thông kinh điển bao nhiêu, tu hành bao nhiêu ,mà khi thấy nét mặt họ đỏ gay, giọng nói họ quát tháo, cử chỉ họ mất tự chủ, thì người chung quanh không còn tin tưởng ở sự tu hành của họ nữa, vì sự nóng giận tố cáo họ một cách hùng hồn.

Chúng tôi tưởng không cần phải nói nhiều hơn nữa về những tai hại của giần dữ; vì chắc rằng những ai đã có lần giận dữ cũng đã thấy rõ như thế rồi.

Ðể kết luận bài này, chúng tôi chân thành cầu mong cho mọi người cùng chúng tôi, đều thật hành pháp môn nhẫn nhục này một cách co hiệu quả, để cõi đời thêm phần an lạc.

---*^*---


Chân thành cảm ơn Đạo hữu Tâm Diệu đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
( Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2017(Xem: 76524)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 120211)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
22/12/2016(Xem: 24292)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 13170)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
13/11/2016(Xem: 8500)
Khi bàn về Phật giáo, học giả Lương Khải Siêu đã nói: “Phật giáo là trí tín, không phải mê tín, là kiêm thiện chứ không phải độc thiện, là nhập thế chứ không phải yếm thế”. Lương Khải Siêu tiên sinh bác cổ thông kim, học thông cả cổ Trung và Tây phương, giữ một địa vị khả kính trong giới học giả. Lời nói của ông phải có căn cứ trên phương diện học lý. Thế thì căn cứ ấy là gì? Lẽ dĩ nhiên là ở trong Tam tạng giáo điển của đạo Phật. Vì mục đích của Phật Pháp là mong con người chuyển mê thành ngộ, chuyển ngu thành trí, và chuyển phàm thành Thánh chứ không gì khác.
09/04/2016(Xem: 15389)
Đôi lời về Xá Lợi Phật_Lạt Ma Zopa Rinpoche_Hồng Như dịch, Bảo Tháp thờ Xá Phật còn sót lại ở Thành Tỳ Xá Ly, Ấn Độ (hình phái đoàn hành hương Phật tích Ấn Độ của Tu Viện Quảng Đức tháng 11-2006)
05/01/2015(Xem: 18867)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
31/10/2013(Xem: 17137)
Trên bình diện tổng quát thì tất cả các tôn giáo - kể cả Phật Giáo dưới một vài hình thức biến dạng mang tính cách đại chúng - đều hướng vào chủ đích tạo ra một đối tượng nào đó cho con người bám víu. Ngược lại Dharma tức là Đạo Pháp của Đức Phật thì lại nhất thiết chủ trương một sự buông xả để giúp con người trở về với chính mình, nhờ vào sức mạnh mang lại từ lòng quyết tâm tự biến cải chính mình. Sự biến cải đó gọi là thiền định.
30/10/2013(Xem: 34050)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
27/05/2013(Xem: 6459)
Một thời Đức Phật ngự tại vườn Hoàng Lộ,Bệ Lan Nhã, bấy giờ Vua Thần (Vua A Tu La) có tên là Bà La La và Thái Tử Thần tên Mâu Lê Già có tướng sắc uy nghi, ánh sáng chói lọi, vào lúc quá nửa đêm đến chỗ đức Phật đảnh lễ rồi đứng một bên. Khi ấy, đức Phật hỏi: -Này Bà La La, có phải mọi Thần đều không bị suy thoái về tuổi thọ, hình sắc,vui vẻ, sức mạnh, cho nên các Thần thích sống trong biển lớn chăng?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567