Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tập Hai

26/04/201318:04(Xem: 11216)
Tập Hai


Phật Học Cơ Bản

Tập Hai

Ban Hoằng pháp Trung ương
GHPGVN

Chương trình Phật học Hàm thụ (1998-2002)
Nguyệt san Giác Ngộ

--- o0o ---

phcb2-bia

Tập Hai

Lời nói đầu

Được sự chỉ đạo của Hòa thượng Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN, Ban Biên tập Chương trình Phật học hàm thụ (PHHT) đã tiến hành biên soạn bộ sách "Phật học cơ bản" nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học viên đang theo học chương trình PHHT, cũng như của đông đảo Tăng Ni và Phật tử.

Bộ sách "Phật học cơ bản" này gồm 4 tập, được biên soạn bởi nhiều tác giả và trình bày theo thứ tự từ các vấn đề Phật học căn bản cho đến các chủ đề giáo lý chuyên sâu, nhằm giúp người học có một số kiến thức cơ bản về Phật giáo.

Trong tập Hai này, chúng tôi in lại các bài giảng của chương trình PHHT năm thứ hai (1999-2000) đã được đăng trên nguyệt san Giác Ngộ, thành một tuyển tập. Hy vọng tuyển tập này sẽ giúp quý độc giả trong việc tìm hiểu và nghiên cứu Phật học.

Ban Biên Soạn
Chương trình Phật học Hàm thụ

-oOo-

Thành phần Ban Tổ chức, Ban Giảng huấn và Ban Biên soạn
của "Chương trình Phật học Hàm thụ (1998 - 2002)"

Ban Tổ chức

* Trưởng ban: HT Thích Trí Quảng, Trưởng ban Hoằng pháp T.U GHPGVN kiêm Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ

* Phó ban: TT Thích Giác Toàn, Phó ban Giáo dục T.U GHPGVN kiêm Phó Tổng Biên tập báo Giác Ngộ

* Phó ban: TT Thích Thiện Tâm, Phó ban Hoằng pháp T.U GHPGVN

* Thư ký kiêm biên tập Chương trình: ĐĐ Thích Tâm Thiện, Ủy viên Ban Văn hóa T.U GHPGVN

* Phó Thư ký: ĐĐ Thích Tâm Khanh, Ủy viên Ban Phật giáo Quốc tế T.U GHPGVN, Biên tập viên Báo Giác Ngộ

* Phó Thư ký: ĐĐ Thích Tâm Hải, Biên tập viên Báo Giác Ngộ

* Kiểm tra: CS Tống Hồ Cầm, Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại TP HCM kiêm Phó Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ

Ban Giảng huấn

HT Tiến sĩ Thích Thiện Châu (Paris), HT Tiến sĩ Thích Trí Quảng, TT Tiến sĩ Thích Chơn Thiện và chư tôn Thượng tọa, Đại đức, Giáo sư trực thuộc ngành Hoằng pháp GHPGVN.

Ban Biên soạn

TT Thích Giác Toàn, TT Thích Thiện Tâm, TT Thích Thiện Bảo, GS Minh Chi, ĐĐ Thích Tâm Thiện, ĐĐ Thích Viên Giác, ĐĐ Thích Tố Huân, ĐĐ Thích Gia Tuệ, ĐĐ Thích Trí Chơn, ĐĐ Thích Tâm Khanh, ĐĐ Thích Tâm Hải, ĐĐ Thích Từ Hòa, ĐĐ Thích Phước Lượng.

-oOo-

Quy chế Chương trình Phật học Hàm thụ Khóa II (1999-2003)

Được sự chỉ đạo của Hòa thượng Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN, kể từ tháng 5-1999, Ban Biên tập Báo Giác Ngộ sẽ kết hợp với Ban Hoằng pháp Trung ương tiếp tục tổ chức khóa II (1999-2003) của Chương trình Phật học Hàm thụ (PHHT), nội dung như sau:

1- Mục đích:Nhằm nâng cao tri thức Phật học cho Tăng Ni Phật tử và độc giả nguyệt san Giác Ngộ.

2- Đối tượng:Đối tượng tham dự khóa II PHHT gồm Tăng Ni Phật tử và độc giả nguyệt san Giác Ngộ.

3- Thời gian: Thời gian của khóa học được bắt đầu từ tháng 5-1999 đến tháng 5-2003 (4 năm). Học viên sẽ thi kiểm tra vào cuối mỗi năm học và một kỳ thi tập trung vào cuối khóa.

4- Thể lệ ghi danh, học tập và dự thi :

a. Học viên muốn tham dự khóa II PHHT phải ghi danh trên phiếu đăng ký. Trên phiếu đăng ký, học viên cần ghi rõ họ tên, pháp danh (nếu có), ngày tháng năm sanh, nơi sanh, địa chỉ, nghề nghiệp và gởi theo phiếu đăng ký 2 tấm ảnh khổ 3 x 4 (mới chụp) về Tòa soạn (theo mục d).

b. Học viên ở tại nhà học tập theo cách học từ xa. Tài liệu PHHT của học viên khóa II là 4 cuốn Phật Học Cơ Bản do Ban Tổ chức biên soạn mỗi năm. Ban Hướng dẫn Chương trình PHHT sẽ lần lượt giải đáp trên nguyệt san Giác Ngộ các nghi vấn của học viên trong phạm vi nội dung các bài học của tài liệu PHHT. Học viên cần theo dõi các thông báo hàng tháng của Ban Hướng dẫn trên nguyệt san Giác Ngộ.

c. Vào cuối mỗi năm học, câu hỏi hướng dẫn ôn tập, thời gian thi, đề thi và các thông báo thi cuối năm sẽ được đăng trên nguyệt san Giác Ngộ. Kết quả thi kiểm tra cuối năm sẽ được công bố trên tuần báo Giác Ngộ.

d. Mọi thư từ liên hệ cần ghi rõ:

- Họ tên, học viên khóa II Chương trình PHHT, địa chỉ (nơi gởi thư đi).

- Nơi nhận: Ban Hướng dẫn Chương trình PHHT, Tòa soạn Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, Q3, TP Hồ Chí Minh - ĐT: 8.222120 - 8.292388 - FAX: 84.8.8.231112.

5- Thể lệ kiểm tra:

a. Cuối mỗi năm học, mỗi học viên phải làm một bài kiểm tra do Ban Tổ chức ra đề và đăng trên nguyệt san Giác Ngộ. Bài viết được làm tại nhà và gởi về Tòa soạn Báo Giác Ngộ theo quy định của Ban Tổ chức.

b. Riêng đối với kỳ thi cuối khóa, tức sau 4 năm học, học viên sẽ tham dự một kỳ thi tập trung do Ban Tổ chức quy định.

c. Các học viênt ham dự kỳ thi cuối khóa phải có văn bằng tốt nghiệp phổ thông trung học (của các trường chính quy hoặc của trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc tương đương).

6- Cấp chứng chỉ và khen thưởng:

a. Học viên sau mỗi năm học nếu có làm bài kiểm tra và đạt kết quả (theo quy định của Ban Tổ chức) sẽ được ban Hoằng pháp Trung ương cấp chứng chỉ. Đối với các học viên đạt kết quả xuất sắc, sẽ được khen thưởng (theo quy định của Ban Tổ chức).

b. Đối với học viên dự kỳ thi tập trung sau 4 năm học, nếu đủ điểm theo quy định của Ban Tổ chức, sẽ được Ban Hoằng pháp Trung ương cấp chứng chỉ tốt nghiệp Phật học hàm thụ.

Ban Tổ chức
Chương trình Phật học Hàm thụ

[^]


Chân thành cảm ơn Đạo hữu Bình Anson đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/07/2012(Xem: 7253)
Chúng tôi viết quyển sách này cho nhữngngười mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quantrọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được. Người học Phật khimới vào đạo không hiểu đúng tinh thần Phật giáo, về sau sẽ hỏng cả một đời tu.Người có trách nhiệm hướng dẫn không thể xem thường kẻ mới học, cần phải xâydựng có một căn bản vững chắc, đi đúng đường hướng của Phật dạy. Hiểu Phật giáomột cách đúng đắn, mới mong thành một Phật tử chân chánh.
27/05/2012(Xem: 13451)
Trải qua nửa thế kỷ thuyết pháp độ sinh, Đức Đạo sư đã hóa độ đủ mọi hạng người, không phân biệt màu da, chủng tộc, giai cấp, sang hèn. Những đệ tử được Thế Tôn hóa độ, do căn cơ trình độ, tuổi tác, giới tính bất đồng, vì thế được chia thành 7 nhóm và được gọi là 7 chúng đệ tử của Phật. Trong đó, hai nhóm đầu là Ưu bà tắc và Ưu bà di thuộc hàng đệ tử tại gia; năm nhóm sau là Sa di, Sa di ni, Thức xoa ma na, Tỷ kheo và Tỷ kheo ni thuộc hàng đệ tử xuất gia. Trong bài này, chúng tôi sẽ tuần tự trình bày những giới pháp mà mỗi chúng đệ tử phải lãnh thọ, hành trì trên lộ trình tiến đến giải thoát.
12/02/2012(Xem: 5594)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
21/01/2012(Xem: 16849)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
20/11/2011(Xem: 21733)
Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình... HT Thích Bảo Lạc
12/10/2011(Xem: 4450)
ó bốn cách nghiệp sẽ chín trong những kiếp tương lai: Nghiệp Chín Hoàn Toàn: là loại tái sanh mà tâm thức ta sẽ nhận lãnh khi nó tách rời thân thể ta trong giờ phút lâm chung. Hành Động Tương Đương với Nguyên Nhân: tất cả những lời nói, ý nghĩ và hành động ta tạo ra trong bất cứ kiếp sống nào là do những thói quen trong quá khứ. Kinh Nghiệm Tương Đương với Nguyên Nhân: tất cả những gì người khác hay các chúng sanh khác đối xử với ta, hay những gì xảy ra cho ta. Nghiệp Quả Qua Môi Trường (Y báo): thế giới xung quanh ta ra sao: ô nhiễm, tươi đẹp, bị động đất v.v..., đều do cộng nghiệp của tất cả chúng sanh sống trong môi trường đó.
28/09/2011(Xem: 4400)
Tứ Tất Đàn, tiếng Phạn là catvari siddhanta; catvari có nghĩa là tứ và siddhanta phiên âm là tất đàn, có khi còn được phiên âm là “ Tất Đàm”, và dịch là “Tác Thành Tựu”, có nghĩa là làm cho công việc thuyết pháp của Đức Phật được thành tựu. Chữ siddhanta, Hán dịch là "thành tựu", nghĩalà nhờ dựa vào bốn phương pháp này, mà Đức Phật thuyết pháp và thành tựu được sự nghiệp hoằng hóa, giáo hóa chúng sinh, đưa chúng sinh từ mê lầm đến giácngộ, từ sinh tử đến Niết Bàn, từ phàm lên Thánh, từ mê lầm đến sự hiểu biết cao thượng.
25/06/2011(Xem: 4473)
Người tại gia tu theo đạo Phật, thông thường được gọi là Cư Sĩ. Như thế nào là một vị Cư Sĩ ? có điều gì khác với người tại gia bình thường ? Phật giáo Trung Quốc, có rất nhiều người tín ngưỡng Phật giáo, nhưng cũng có nhiều người hiểu sai về giáo lý đức Phật, họ cho rằng: “ Các Tự Viện thờ cúng tượng Phật, Tăng Ni tụng kinh cho người chết, đánh chuông, gõ mõ, vv… chính là đại diện cho Phật giáo”. Vì thế, nhiều người đã nhận định Phật giáo là tiêu cực, là trốn tránh hiện thực. Kỳ thật, những điều này chỉ là nghi thức Phật giáo của người xuất gia và truyền thống Phật giáo đã bị biến chất theo phong tục tập quán. Tín đồ Phật giáo chia làm hai hạng người: Xuất Gia và Tại Gia. Bổn phận của người Xuất Gia là tu đạo, truyền đạo và duy trì Phật giáo, cho đến thực hiện tinh thần Bồ-tát nhập thế, còn bổn phận của người Tại Gia là ở bên ngoài hộ trì Phật giáo.
12/06/2011(Xem: 3427)
Tám loại khổ (i) Sinh: * Có bao giờ ta nghĩ rằng: “Ước gì tôi chưa hề được sinh ra”? Bắt đầu từ khi chào đời, ta trải qua biết bao đau khổ. * Không những chỉ có sự đau đớn lúc chào đời mà thôi, ta còn trải qua những đau khổ của lão, bệnh và tử.
07/06/2011(Xem: 4561)
Vào ngày 2 tháng Tư, Lama Zopa Rinpoche đã ban bài giảng để khai mạc khóa tu kéo dài một tháng được tổ chức tại Bendigo, Úc châu trong Đại Bảo Tháp Bi mẫn Phổ quát. Lời khuyên dạy vô cùng phổ biến này được trích dẫn vì sự lợi lạc của tất cả những người không thể tham dự khóa tu:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]