Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nét Đặc Thù của Âm Nhạc Phật Giáo

02/11/202407:08(Xem: 258)
Nét Đặc Thù của Âm Nhạc Phật Giáo


ht hue minh-2

ht hue minh


THAM LUẬN HỘI THẢO KHOA HỌC

NGHI LỄ PHẬT GIÁO TOÀN QUỐC  2022 TẠI HẢI PHÒNG

 

Đề tài:

NÉT ĐẶC THÙ CỦA ÂM NHẠC PHẬT GIÁO

(NNC Thích Trí Bửu)

 

1.- Lời dẫn nhập:

Trong cuộc sống , ngoài nhu cầu vật chất một nhu cầu khác không thể thiếu đó la tinh thần. Người xưa có câu “Tiên học Lễ hậu học Văn”.

Lễ là một điều tất yếu đển con người có cuộc sống hoàn thiện.

Tại Hội thảo Khoa học Nghi Lễ toàn quốc lần thứ nhất tổ chức tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, ngày 12-13 tháng 5 năm 2004, Gs Tiến sĩ Trần Văn Khê đã khẳng định: “Nét đặc thù của âm nhạc Phật giáo”  Đây là những nghiên cứu rất công phu, có giá trị cho những ai tìm hiểu về âm nhạc và nghi nghễ Phật giáo.

1.1/-Trước hết, điểm độc đáo của âm nhạc Phật giáo là không hề có khuôn mẫu cố định. Xuất phát tại Ấn Độ với cách tán tụng theo truyền thống Veda, nhưng nhạc Phật giáo ở từng quốc gia đều được bản địa hóa theo tính cách đặc thù của mỗi nước và thường được thể hiện theo âm nhạc truyền thống của nơi đó. Cùng một bài kinh mà nét nhạc thay đổi tùy quốc gia, tùy trường phái, thậm chí tùy từng vùng. Chẳng hạn cùng niệm  Phật A Di Đà mà hai miền Nam Bắc ở nước ta niệm khác nhau, theo thang âm điệu thức câu hát ru của mỗi miền; còn tại Hongkong

hay Singapore thì tăng ni niệm theo thang âm nhạc Quảng Đông.

2/1/- Ngoài ra, nhạc Phật giáo luôn luôn liên quan đến các nghi thức hành lễ, như nghi tiết tại chùa (ba thời kinh sáng, trưa, chiều), nghi tiết trong tang ma, trong lễ hội tôn giáo lớn như Phật đản, Vu Lan ...

3/1/-Nhạc Phật giáo lại đặt trọng tâm vào thanh nhạc hơn khí nhạc. Ngoài phong cách tụng và tán quen thuộc trong các cuộc lễ tế, còn có trì, niệm, bạch, xướng, thỉnh, đọc, hô, tùy theo loại kinh hay trình tự của một thời kinh.

2.- Quá trình phát triển âm nhạc Phật giáo Việt Nam

1.2/-Đạo Phật vào nước ta từ rất sớm, cách nay trên hai nghìn năm, nhưng phát triển rực rỡ nhất là vào thế kỷ thứ X ở triều Lý. Trên những phiến đá của chân cột chùa Phật Tích (Bắc Ninh) – một trong những di tích Phật giáo tiêu biểu của thời Lý – có chạm khắc hình hoa sen cùng hình dàn nhạc công đang tấu nhạc dân tộc, với ý nghĩa hướng dẫn chúng sinh đi vào con đường của đạo pháp. Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, thời kỳ đó các vị vua thường cất chùa trước khi xây dựng cung điện, và dàn nhạc tôn giáo cũng có thể đồng thời dùng cho dàn nhạc cung đình. Điều này cho thấy, từ thời nhà Lý âm nhạc Phật giáo đã có liên quan mật thiết với âm nhạc dân tộc.

2.2/- Đến đời nhà Trần, Phật giáo vẫn được xem là quốc giáo và tiếp tục thời kỳ phồn thịnh. Theo sử sách, khi Thượng hoàng Trần Nhân Tôn băng hà ở núi Yên Tử vào năm 1308, hỏa cốt của Ngài được mang về kinh sư, sau đó triều đình rước về mai táng ở Phủ Long Hưng (Thái Bình). Bá tánh nghe tin ấy đã cùng nhau tụ tậpđông nghẹt chung quanh cung điện để tiễn đưa linh cửu vị vua anh minh. Thấy khó lòng xua dân giãn ra, một vị quan là Trịnh Trọng Tử nghĩ ra cách tập hợp quân sĩ và cho hát bài “Long ngâm” tại sân Thiên Trì để thu hút mọi người lại nghe, nhờ đó mới có thể di quan. “Long ngâm” là bài nhạc dùng trong chùa vào những ngày lễ lớn, cho thấy trong cung đình lúc bấy giờ rất thường sử dụng nhạc Phật giáo.

3.2/- Đến đời nhà Lê, năm 1437 vua Lê Thái Tôn giao cho Nguyễn Trãi và Lương Đăng định nhạc lễ, nhưng do quan điểm về Nhã nhạc bất đồng nên Nguyễn Trãi dâng sớ thoái thác. Vì thế, Nhã nhạc nhà Lê đều do một tay hoạn quan Lương Đăng phỏng theo quy chế nhạc cung đình nhà Minh. Âm nhạc Phật giáo cũng vì thế mà lắng xuống.

4.2/- Qua đời nhà Nguyễn, cũng không nghe nhắc đến nhạc Phật giáo trong các quyển Lê Triều Hội điển, Lịch triều hiến chương loại chí và Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ. Tuy không được coi trọng ở các đời vua sau, nhưng nhạc Phật giáo vẫn được sử dụng nghiêm túc trong nhà chùa. Các cách tán tụng vẫn bảo tồn theo âm hưởng từ thời xa xưa và được phát triển ngày càng phong phú.

5.2/- Sang thời kỳ cận đại, có vài sự thay đổi trong tinh thần giản dị hoá nghi thức Phật giáo, mà đáng lưu ý là những thay đổi trong những dàn nhạc lễ miền Nam với việc sử dụng hai nhạc khí nước ngoài là guitar phím lõm và organ để phụ họa theo những bài tán trong các lễ hội. Đàn guitar phím lõm, vốn thông dụng trong những dàn nhạc tài tử cải lương, tuy đã được Việt Nam hóa nhưng âm sắc sôi động của nó không mang lại không khí trang nghiêm cần thiết trong lễ hội tôn giáo. Riêng đàn organ còn làm cho bản sắc dân tộc bị lu mờ hơn nữa. Chúng ta đừng quên âm nhạc Phật giáo rất gần gũi với văn hoá dân tộc.

3.- Âm nhạc trong các nghi lễ

Trong những thời cúng sáng, trưa, chiều, trong chùa hay ở tại tư gia, thường không có nhạc phụ họa những bài tán tụng. Nhưng trong các nghi lễ lớn như Phật Đản, Vu Lan thường có những ban nhạc truyền thống được dùng để tấu nhạc. Theo truyền thống miền Trung thì sau hồi chuông trống Bát Nhã, dàn đại nhạc tấu Đăng Đàn Kép hay Đăng Đàn Đơn. Tuy nhiên không dùng dàn Đại nhạc đầy đủ của Nhạc cung đình, mà chỉ cần một hoặc hai cây kèn bầu, loại kèn trung; một hoặc hai đờn nhị, vài nhạc khí thuộc bộ gõ như chập chõa (chũm chọe), thanh la, bồng và trống võ... Tiếp theo, ban tiểu nhạc tấu bản Long Ngâm, hay Ngũ Đối Thượng, có tiếng mõ gia trì gõ theo. Dứt bài, chuông và mõ gia trì mở đầu cho các bài tán, tụng. Dàn nhạc truyền thống cũng được dùng trong những nghi lễ Thỉnh linh, Tiễn linh, Chẩn tế (đại đàn, trung đàn).

Về điệu thức thì dùng nhiều nhứt là hơi Thiền cho những bài tán “Dương Chi Tịnh Thủy”, tán “Thiên Trù”, tán “Khể Thủ”, hay các bài tụng như Khai Kinh, A Di Đà kinh v.v.. Hơi Ai chỉ dùng cho bài tán “Nhứt Điện”, vì nội dung đề cập đến cái mỏng manh trong đời sống “Thân hình bào ảnh tợ ngân sương, mạng tợ ngân sương”.

4.- KẾT LUẬN:

Tóm lại, âm nhạc, văn hoá cũng như ngôn ngữ Phật giáo giúp cho âm nhạc, kịch nghệ truyền thống dân tộc có thêm nhiều yếu tố để làm giàu và phát triển. Trong lịch sử hàng ngàn năm đồng hành với âm nhạc dân tộc, dẫu trải qua nhiều thịnh suy nhưng âm nhạc Phật giáo vẫn giữ gìn những giá trị tinh thần truyền thống. Đằng sau các nghi thức tôn giáo là tâm linh dân tộc, do đó chúng ta đừng vì sự tiện lợi trong tổ chức hay biểu diễn mà làm mất đi cái hồn của bản sắc văn hoá.

Xin mượn lời của Trưởng lão Hòa thượng Trưởng Ban Nghi lễ Trung Ương GHPGVN tại Báo cáo Tóm tắt kết quả Hội thảo Nghi lễ toàn quốc lần thứ nhất tại Nha Trang, -Tháng 5/2004 làm lời kết : “Nghi lễ là một trong những nhân tố quan trọng, với lý tưởng để hoằng dương Phật pháp, lợi đạo ích đời, lợi lạc tự thân và tha nhân, góp phần tạo nên những thành tựu to lớn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong hiện tại mà mai sau. ..’




Tài liệu Tham khảo:

1.- Kỷ Yếu Hội thảo Nghi lễ Phật giáo lần thứ nhất, lần thứ hai tổ chức tại TP Nha Trang

2.- Tham luận của Gs Tiến sĩ Trần Văn Khê về Nghi lễ Phật giáo tại Hội thảo Khoa học Nghi lễ Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất. tại TP. Nha Trang

.3.- Báo cáo Tóm tắt Kết quả Hội thảo Nghi lễ của Trưởng lão Hòa Thượng Trưởng Ban Nghi Lễ GHPGHVN



ht hue minh-3


THAM LUẬN HỘI THẢO KHOA HỌC
Nghi lễ Phật giáo toàn quốc lần thứ ba tại Hải Phòng

Đề tài:
NÉT ĐẶC THÙ CỦA ÂM NHẠC PHẬT GIÁO
Tác giả: Cư sĩ ĐỨC MINH 
Nhà giáo Nguyễn Thị Phương Loan, Ủy viên Ban Chấp Hành Hội Cựu Giáo chức Phước Tiến
– Địa chỉ: 220/47 Thống Nhất, P.10, Q. Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh, (ĐT.0984083388)


1.- Lời dẫn nhập:

Trong cuộc sống , ngoai nhu cầu vật chất một nhu cầu khác không thể thiếu đó là tinh thần. Người xưa có câu Tiên học  Lễ hậu học Văn”.

Lễ là một điều tất yếu để con người có cuộc sống hoàn thiện.

Tại Hội thảo Khoa học Nghi Lễ toàn quốc lần thứ nhất tổ chức tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, ngày 12-13 tháng 5 năm 2004, Gs Tiến sĩ Trần Văn Khê đã khẳng định: “Nét đặc thù của âm nhạc Phật giáo”  Đây là những nghiên cứu rất công phu, có giá trị cho những ai tìm hiểu về âm nhạc và nghi nghễ Phật giáo.

1.1/-Trước hết, điểm độc đáo của âm nhạc Phật giáo là không hề có khuôn mẫu cố định. Xuất phát tại Ấn Độ với cách tán tụng theo truyền thống Veda, nhưng nhạc Phật giáo ở từng quốc gia đều được bản địa hóa theo tính cách đặc thù của mỗi nước và thường được thể hiện theo âm nhạc truyền thống của nơi đó. Cùng một bài kinh mà nét nhạc thay đổi tùy quốc gia, tùy trường phái, thậm chí tùy từng vùng.

Chẳng hạn cùng niệm tên Phật A Di Đà mà hai miền Nam Bắc ở nước ta niệm khác nhau, theo thang âm điệu thức câu hát ru của mỗi miền; còn tại Hongkong hay Singapore thì tăng ni niệm theo thang âm nhạc Quảng Đông.

2/1/- Ngoài ra, nhạc Phật giáo luôn luôn liên quan đến các nghi thức hành lễ, như nghi tiết tại chùa (ba thời kinh sáng, trưa, chiều), nghi tiết trong tang ma, trong lễ hội tôn giáo lớn như Phật đản, Vu Lan ...

3/1/-Nhạc Phật giáo lại đặt trọng tâm vào thanh nhạc hơn khí nhạc. Ngoài phong cách tụng và tán quen thuộc trong các cuộc lễ tế, còn có trì, niệm, bạch, xướng, thỉnh, đọc, hô, tùy theo loại kinh hay trình tự của một thời kinh.

 

2.- Quá trình phát triển âm nhạc Phật giáo Việt Nam

1.2/-Đạo Phật vào nước ta từ rất sớm, cách nay trên hai nghìn năm, nhưng phát triển rực rỡ nhất là vào thế kỷ thứ X ở triều Lý. Trên những phiến đá của chân cột chùa Phật Tích (Bắc Ninh) – một trong những di tích Phật giáo tiêu biểu của thời Lý – có chạm khắc hình hoa sen cùng hình dàn nhạc công đang tấu nhạc dân tộc, với ý nghĩa hướng dẫn chúng sinh đi vào con đường của đạo pháp. Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, thời kỳ đó các vị vua thường cất chùa trước khi xây dựng cung điện, và dàn nhạc tôn giáo cũng có thể đồng thời dùng cho dàn nhạc cung đình. Điều này cho thấy, từ thời nhà Lý âm nhạc Phật giáo đã có liên quan mật thiết với âm nhạc dân tộc.

2.2/- Đến đời nhà Trần, Phật giáo vẫn được xem là quốc giáo và tiếp tục thời kỳ phồn thịnh. Theo sử sách, khi Thượng hoàng Trần Nhân Tôn băng hà ở núi Yên Tử vào năm 1308, hỏa cốt của ngài được mang về kinh sư, sau đó triều đình rước về mai táng ở Phủ Long Hưng (Thái Bình). Bá tánh nghe tin ấy đã cùng nhau tụ tập đông nghẹt chung quanh cung điện để tiễn đưa linh cửu vị vua anh minh. Thấy khó lòng xua dân giãn ra, một vị quan là Trịnh Trọng Tử nghĩ ra cách tập hợp quân sĩ  và cho hát bài “Long ngâm” tại sân Thiên Trì để thu hút mọi người lại nghe, nhờ đó mới có thể di quan. “Long ngâm” là bài nhạc dùng trong chùa vào những ngày lễ lớn, cho thấy trong cung đình lúc bấy giờ rất thường sử dụng nhạc Phật giáo.

3.2/- Đến đời nhà Lê, năm 1437 vua Lê Thái Tôn giao cho Nguyễn Trãi và Lương Đăng định nhạc lễ, nhưng do quan điểm về Nhã nhạc bất đồng nên Nguyễn Trãi dâng sớ thoái thác. Vì thế, Nhã nhạc nhà Lê đều do một tay hoạn quan Lương Đăng phỏng theo quy chế nhạc cung đình nhà Minh. Âm nhạc Phật giáo cũng vì thế mà lắng xuống.

4.2/- Qua đời nhà Nguyễn, cũng không nghe nhắc đến nhạc Phật giáo trong các quyển Lê Triều Hội điển, Lịch triều hiến chương loại chí và Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ.

Tuy không được coi trọng ở các đời vua sau, nhưng nhạc Phật giáo vẫn được sử dụng nghiêm túc trong nhà chùa. Các cách tán tụng vẫn bảo tồn theo âm hưởng từ thời xa xưa và được phát triển ngày càng phong phú.

5.2/- Sang thời kỳ cận đại, có vài sự thay đổi trong tinh thần giản dị hoá nghi thức Phật giáo, mà đáng lưu ý là những thay đổi trong những dàn nhạc lễ miền Nam với việc sử dụng hai nhạc khí nước ngoài là guitar phím lõm và organ để phụ họa theo những bài tán trong các lễ hội. Đàn guitar phím lõm, vốn thông dụng trong những dàn nhạc tài tử cải lương, tuy đã được Việt Nam hóa nhưng âm sắc sôi động của nó không mang lại không khí trang nghiêm cần thiết trong lễ hội tôn giáo. Riêng đàn organ còn làm cho bản sắc dân tộc bị lu mờ hơn nữa. Chúng ta đừng quên âm nhạc Phật giáo rất gần gũi với văn hoá dân tộc.

3.- Âm nhạc trong các nghi lễ

Trong những thời cúng sáng, trưa, chiều, trong chùa hay ở tại tư gia, thường không có nhạc phụ họa những bài tán tụng. Nhưng trong các nghi lễ lớn như Phật Đản, Vu Lan thường có những ban nhạc truyền thống được dùng để tấu nhạc. Theo truyền thống miền Trung thì sau hồi chuông trống Bát Nhã, dàn đại nhạc tấu Đăng Đàn Kép hay Đăng Đàn Đơn. Tuy nhiên không dùng dàn Đại nhạc đầy đủ của Nhạc cung đình, mà chỉ cần một hoặc

hai cây kèn bầu, loại kèn trung; một hoặc hai đàn nhị, vài nhạc khí thuộc bộ gõ như chập chõa (chũm chọe), thanh la, bồng và trống võ... Tiếp theo, ban tiểu nhạc tấu bản Long Ngâm, hay Ngũ Đối Thượng, có tiếng mõ gia trì gõ theo. Dứt bài, chuông và mõ gia trì mở đầu cho các bài tán, tụng.

Dàn nhạc truyền thống cũng được dùng trong những nghi lễ Thỉnh linh, Tiễn linh, Chẩn tế (đại đàn, trung đàn).

Về điệu thức thì dùng nhiều nhất là hơi Thiền cho những bài tán “Dương Chi Tịnh Thủy”, tán “Thiên Trù”, tán “Khể Thủ”, hay các bài tụng như Khai Kinh, A Di Đà kinh v.v.. Hơi ai chỉ dùng cho bài tán “Nhứt Điện”, vì nội dung đề cập đến cái mỏng manh trong đời sống “Thân hình bào ảnh tợ ngân sương, mạng tợ ngân sương”.

4.- KẾT LUẬN:

Tóm lại, âm nhạc, văn hoá cũng như ngôn ngữ Phật giáo giúp cho âm nhạc, kịch nghệ truyền thống dân tộc có thêm nhiều yếu tố để làm giàu và phát triển.

Trong lịch sử hàng ngàn năm đồng hành với âm nhạc dân tộc, dẫu trải qua nhiều thịnh suy nhưng âm nhạc Phật giáo vẫn giữ gìn những giá trị tinh thần truyền thống. Đằng sau các nghi thức tôn giáo là tâm linh dân tộc, do đó chúng ta đừng vì sự tiện lợi trong tổ chức hay biểu diễn mà làm mất đi cái hồn của bản sắc văn hoá.

Xin mượn lời của Trưởng lão Hòa thượng Trưởng Ban Nghi lễ Trung Ương GHPGVN tại Báo cáo Tóm tắt kết quả Hội thảo Nghi lễ toàn quốc lần thứ nhất tại Nha Trang, -Tháng 5/2004 làm lời Kết : “Nghi lễ là một trong những nhân tố quan trọng, với lý tưởng để hoàng dương Phật pháp, lợi đạo ích đời, lợi lạc tự thân và tha nhân, góp phần tạo nên những thành tựu to lớn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam  trong hiện tại và mai sau. ..

 

Tài liệu Tham khảo:

1.- Kỷ Yếu Hội thảo Nghi lễ Phật giáo lần thứ nhất, lần thứ hai tổ chức tại TP Nha Trang

2.- Tham luận của Gs Tiến sĩ Trần Văn Khê về Nghi lễ Phật giáo tại Hội thảo Khoa

học Nghi lễ Phật giáo toan quốc lần thứ nhất. tại TP. Nha Trang

.3.- Báo cáo Tóm tắt Kết quả Hội thảo Nghi lễ Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 35379)
Ðệ tử chúng đẳng nguyện thập phương thường-trú Tam-Bảo, Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, Tiếp dẫn Ðạo-Sư A-Di-Ðà Phật, từ bi gia-hộ đệ tử... Bồ-đề tâm kiên-cố, tự-giác, giác-tha, giác-hạnh viên-mãn, dữ pháp-giới chúng-sanh, nhứt thời đồng đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam Bồ-đề.
05/04/2013(Xem: 10122)
Nay đệ tử chúng con dâng hết lòng thành hướng về Ngôi Tam Bảo, trì tụng kinh chú, xưng tán hồng danh, tu hành công đức, ngưỡng nguyện mười phương Tam Bảo từ bi phóng quang tiếp độ Hương linh: (tên họ, pháp danh, ngày tháng năm mất, tuổi thọ) . . .
04/04/2013(Xem: 11814)
TỔNG HỢP 49 KINH CĂN BẢN CỦA HAI TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG.
04/04/2013(Xem: 11503)
Sanh sanh thế thế tu hành, nguyện bất thọ nhị căn, bất năng nhị thiệt, bất kiết nhị duyên, bất tuyên nhị giáo. Đệ tử chúng đẳng bất cầu nhị thừa nhân thiên phước báo, đản cầu nhị quả đẳng giác Bồ đề, đắc chứng nhị nghiêm, đáo sanh khổ xứ, độ tận chúng sanh tề thành Phật đạo.
04/04/2013(Xem: 8525)
Chuông trống là một trong các loại pháp khí của Phật giáo. Sở dĩ gọi là Bát-nhã (phiên âm của chữ “prajnaa” (S) có nghĩa là “trí tuệ”) vì công năng của chúng là để thức tỉnh lòng người, có khả năng đánh động tâm linh của người nghe. Chuông Trống Bát-nhã là danh từ chung để chỉ cho đại hồng chung (chuông rất lớn) và trống lớn, . . .
04/04/2013(Xem: 5146)
Việt hóa nghi thức tụng niệm không chỉ là nhu cầu cần thiết mà còn là chất liệu tinh thần quý giá của người Phật tử Việt Nam, dù xuất gia hay tại gia. Do vì những khó khăn khách quan của đất nước cũng như sự bất đồng quan điểm của các tông phái và giáo hội Phật giáo, cho đến nay, nước ta vẫn chưa có một nghi thức tụng niệm thuần Việt và tiêu chuẩn.
04/04/2013(Xem: 7160)
Xin thỉnh Chư Thiên ngự trên cõi trời Dục giới cùng Sắc giới; Chư Thiên ngự trên đảnh núi núi khơng liền, hoặc nơi hư khơng; ngự nơi cồn bãi, đất liền hoặc các châu quận; ngự trên cây cối rừng rậm hoặc ruộng vườn.
04/04/2013(Xem: 23669)
Con đem hết lòng thành kính, làm lễ Đức Thế Tôn, bậc A La Hán, đấng Chánh Biến Tri (3 lần).
03/04/2013(Xem: 8099)
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. Nội dung phân ra từ mục: Từ quyển thứ nhứt đến quyển thứ bảy để giải nghĩa, nên gọi là “Nhị Khóa Hiệp giải”.
03/04/2013(Xem: 5859)
Năm 1939 , Cư Sĩ Lê Đình Thám viết : "Tam-tạng kinh điển trong xứ ta toàn là chữ Hán, trong các thời đại Hán học thạnh hành xưa, ai ai cũng có thể đọc nguyên văn, không cần phải phiên-dịch, nhưng ngày nay Hán học đình đốn, bên tai đã vắng nghe những tiếng "Tử viết", thì còn mấy ai đọc được Hán-văn, nên sự phiên-dịch ra quốc-văn đã thành một vấn-đề rất trọng yếu cho nền Phật-giáo tương-lai ở xứ ta."
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]