Pháp Hồng Danh Sám Hối này cũng thuộc về sự, do Ngài Bất Động Pháp Sư đời Tống bên Trung Hoa soạn ra. Ngài rút 53 danh hiệu Phật trong Kinh "Ngũ Thập Tam Phật " tức là từ đức Phật Phổ Quang cho đến Phật Nhứt Thế Pháp Tràng Mãn Vương, và rút 35 hiệu Phật trong Kinh "Quán Dược Vương, Dược Thượng" với pháp thân đức Phật A Di Đà, sau thêm vào kệ Phổ Hiền Đại Nguyện, thành nghi sám hối này, tổng cộng là 108 lạy, để ám chỉ trừ 108 phiền não.
Nghi thức sám hối này, nếu ai chí thành kính lễ, thì sẽ diệt trừ những phiền não và tội lỗi đã tạo, trong đời hiện tại cũng như nhiều đời về quá khứ. Đức Phật Tỳ Bà Thi nói: "Nếu chúng sanh nào nghe danh hiệu 53 vị Phật này, thì trăm ngàn ức kiếp không đọa vào ba đường ác". Đức Phật Thích Ca nói: "Thuở xưa, đời Phật Diệu Quang, ta đi tu nhằm đời mạt pháp, nhờ được nghe danh hiệu 53 vị Phật này, và thành tâm lễ bái, mà tránh khỏi những đau khổ trong đường sanh tử luân hồi nhiều kiếp". Còn 35 danh hiệu Phật sau, từ đức Phật Thích Ca cho đến đức Phật Bửu Liên Hoa Thiện Trụ Ta La Thọ Vương, thì trong Kinh Bửu Tích nói: "Nếu tất cả chúng sanh, hoặc phạm tội ngũ nghịch hay thập ác, đến muôn kiếp không thể sám hối, chỉ xưng danh hiệu 35 vị Phật này và lễ bái, thì bao nhiêu tội chướng đều tiêu trừ".
Về sau Ngài Từ Vân Pháp Sư vì những người yếu đuối hoặc không quen lạy nhiều, nên dã soạn ra một nghi thức sám hối, rất gọn dễ và đầy đủ ý nghĩa, cũng gọi là pháp tiểu sám hối, để cho Phật tử có thể hằng ngày sám hối tội lỗi của mình.
HT. Thích Thiện Hoa
Nam mô Phổ Quang Phật
Nam mô Phổ Minh Phật
Nam mô Phổ Tịnh Phật
Nam mô Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương Phật
Nam mô Chiên Đàn Quang Phật
Nam mô Ma Ni Tràng Phật
Nam mô Hoan Hỷ Tạng Ma Ni Bảo Tích Phật
Nam mô Nhất Thiết Thế Gian Nhạo Kiến Thượng Đại Tinh Tấn Phật
Nam mô Ma Ni Tràng Đăng Quang Phật
Nam mô Huệ Cự Chiếu Phật
Nam mô Hải Đức Quang Minh Phật
Nam mô Kim Cương Lao Cường Phổ Tán Kim Quang Phật
Nam mô Đại Cường Tinh Tấn Dũng Mãnh Phật
Nam mô Đại Bi Quang Phật
Nam mô Từ Lực Vương Phật
Nam mô Từ Tạng Phật
Nam mô Chiên Đàn Khốt Trang Nghiêm Thắng Phật
Nam mô Hiền Thiện Thủ Phật
Nam mô Thiện Ý Phật
Nam mô Quảng Trang Nghiêm Vương Phật
Nam mô Kim Hoa Quang Phật
Nam mô Bảo Cái Chiếu Không Tự Tại Lực Vương Phật
Nam mô Hư Không Bảo Hoa Quang Phật
Nam mô Lưu Ly Trang Nghiêm Vương Phật
Nam mô Phổ Hiện Sắc Thân Quang Phật
Nam mô Bất Động Trí Quang Phật
Nam mô Hàng Phục Chúng Ma Vương Phật
Nam mô Tài Quang Minh Phật
Nam mô Trí Huệ Thắng Phật
Nam mô Di Lặc Tiên Quang Phật
Nam mô Thiên Tịch Nguyệt Âm Diệu Tôn Trí Vương Phật
Nam mô Thế Tịnh Quang Phật
Nam mô Long Chủng Thượng Tôn Vương Phật
Nam mô Nhật Nguyệt Quang Phật
Nam mô Nhật Nguyệt Châu Quang Phật
Nam mô Huệ Tràng Thắng Vương Phật
Nam mô Sư Tử Hống Tự Tại Lực Vương Phật
Nam mô Diệu Âm Thắng Phật
Nam mô Thường Quang Tràng Phật
Nam mô Quan Thế Đăng Phật
Nam mô Huệ Oai Đăng Vương Phật
Nam mô Pháp Thắng Vương Phật
Nam mô Tu Di Quang Phật
Nam mô Tu Ma Na Hoa Quang Phật
Nam mô Ưu Đàm Bát La Hoa Thù Thắng Vương Phật
Nam mô Đại Huệ Lực Vương Phật
Nam mô A Súc Tỳ Hoan Hỷ Quang Phật
Nam mô Vô Lượng Âm Thanh Vương Phật
Nam mô Tài Quang Phật
Nam mô Kim Hải Quang Phật
Nam mô Sơn Hải Tuệ Tự Tại Thông Vương Phật
Nam mô Đại Thông Quang Phật
Nam mô Nhứt Thiết Pháp Tràng Mãn Vương Phật
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô Kim Cang Bất Hoại Phật
Nam mô Bảo Quang Phật
Nam mô Long Tôn Vương Phật
Nam mô Tinh Tấn Quân Phật
Nam mô Tinh Tấn Hỷ Phật
Nam mô Bảo Hỏa Phật
Nam mô Bảo Nguyệt Quang Phật
Nam mô Hiện Vô Ngu Phật
Nam mô Bảo Nguyệt Phật
Nam mô Vô Cấu Phật
Nam mô Ly Cấu Phật
Nam mô Dõng Thí Phật
Nam mô Thanh Tịnh Phật
Nam mô Thanh Tịnh Thí Phật
Nam mô Ta Lưu Na Phật
Nam mô Thủy Thiên Phật
Nam mô Kiên Đức Phật
Nam mô Chiên Đàn Công Đức Phật
Nam mô Vô Lượng Cúc Quang Phật
Nam mô Quang Đức Phật
Nam mô Vô Ưu Đức Phật
Nam mô Na La Diên Phật
Nam mô Công Đức Hoa Phật
Nam mô Liên Hoa Quang Du Hý Thần Thông Phật
Nam mô Tài Công Đức Phật
Nam mô Đức Niệm Phật
Nam mô Thiện Danh Xưng Công Đức Phật
Nam mô Hồng Diệm Đế Tràng Vương Phật
Nam mô Thiện Du Bộ Công Đức Phật
Nam mô Đấu Chiến Thắng Phật
Nam mô Thiện Du Bộ Phật
Nam mô Châu Tráp Trang Nghiêm Công Đức Phật
Nam mô Bảo Hoa Du Bộ Phật
Nam mô Bảo Liên Hoa Thiện Trụ Ta La Thọ Vương Phật
Kính lạy chư Phật khắp mười phương
Tuyên dương Pháp nhiệm mầu thanh tịnh
Thánh Tăng cả ba thừa bốn quả
Rủ lòng từ bi xin chứng giám
Đệ tử chúng con
Từ đời vô thỉ
Xa rời chân tánh
Trôi giạt sông mê
Thiết nghĩ, Phật Giáo Việt Nam cần nghiên cứu và có quy định thống nhất về phẩm phục của tu sĩ, sao cho vừa hội nhập được với Phật giáo quốc tế, Phật giáo khu vực, vừa giữ được bản sắc truyền thống Phật giáo VN.
Mao_HiepChuongNói đến pháp phục của Phật giáo, chúng ta thường đề cập đến pháp phục của người xuất gia, bao gồm pháp phục nghi lễ và pháp phục thường nhật. Pháp phục Phật giáo được xem là hình thức thể hiện thân giáo, đó là pháp tướng bên ngoài của người xuất gia nên các chế tài trong luật nghi quy định rất rõ về các hình thức của pháp phục.
Bộ Hồng Danh Lễ Sám nầy được dịch từ bản chữ Hán trong Tục Tạng Kinh – Tập I, Ấn Độ soạn thuật. Bản chính mang danh tựa là “Phật Thuyết Phật Danh Kinh,” gồm 30 quyển. Trong đó, từng đoạn từng đoạn, Phật thuyết nhơn quả báo ứng, nghiệp lực, tội khổ của chúng sanh đã tạo, đương tạo… rồi nói đến Hồng Danh các đức Phật, Bồ Tát, La Hớn, Tổ Sư v.v… Về các bài kinh văn trường hàng, chư Tổ về sau có thêm vào văn sám nguyện, trong Từ Bi Tam Muội Thủy Sám, trong Lương Hoàng Sám, trong Dược Sư Sám… Chúng tôi nhận xét nếu đề “Phật Thuyết Phật Danh Kinh” thì phải thuần là danh hiệu Phật, nhưng trong ấy lại có nhiều danh hiệu Bồ Tát, La Hớn, Tổ Sư… do đó, nên chúng tôi xin đổi lại là “Đức Phật Nói Kinh Hồng Danh Lễ Sám quyển thứ nhất, quyển thứ hai v.v… ”
Đời hiện tại thường xuyên bị sự khó khăn, tai nạn, bịnh hoạn trầm trọng, như thế là do đâu? Chính do mỗi người tạo nhiều nhơn ác trong đời quá khứ, hoặc nhiều kiếp về trước đã gieo nhơn đen tối, nặng nề khổ đau, nên đời hiện tại mang thân mạng nầy mới chịu nhiều tai biến, nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc. Trong Kinh Nhơn Quả, đức Phật đã dạy: “Muốn biết nhơn đời trước của mình ra sao thì cứ nhìn thẳng những việc mình đang lãnh thọ trong đời này; muốn rõ quả báo kiếp sau của mỗi người thế nào, thì cứ xem các nhơn mỗi người tạo tác trong đời nầy.” Nguyên văn: “Dục tri tiền thế nhơn, kim sanh thọ giả thị; yếu tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị.”
Chúng sinh sanh trưởng trong đời mạt phát hầu hết nghiệp nặng phước nhẹ, chướng sâu huệ cạn, trọn cuộc đời gặp nhiều khổ đau, thân tâm loạn động, ngay cả hàng xuất gia cũng lại như vậy. Thế nên trên đường đời, đường đạo đều gặp rắc rối giống nhau, thân tâm khổ lụy. Trong Kinh Địa Tạng có câu “Mạt thế chúng sinh nghiệp lực thậm đại, năng địch Tu Di, năng thâm cự hải, năng chướng thánh đạo…” nghĩa là chúng sanh ở đời rốt sau của giáo pháp, sức nghiệp vĩ đại, so sánh có thể cao như núi Tu Di, sâu rộng như biển cả, nó thường hay ngăn chận con đường lên quả Thánh…
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.