Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nên việt hóa Kinh tụng hàng ngày

07/06/201416:26(Xem: 7499)
Nên việt hóa Kinh tụng hàng ngày

20140607_115824

Thời xưa, khi mới bắt đầu tu tập, tôi rất muốn tụng kinh và đi hỏi xem nên tụng cuốn nào. Được khuyên bảo và tôi mua cuốn “Chư kinh nhật tụng”. Thầy chùa bảo, cứ tụng đi, tụng hàng ngày.

Tôi về nhà, thắp hương, lễ Phật và bắt đầu tụng. Đối với tôi, một cậu thanh niên tuổi còn trẻ, mới học Phật, việc đọc tụng kinh này vô cùng khó. Tuy nhiên nghe lời nhà sư, tôi quyết tâm tụng cho hết quyển kinh. Quyết mỗi ngày quyết đọc tụng 10 trang. Khó, chán đến đâu cũng quyết tụng. Vậy mà có ngày chỉ tụng nổi 3 trang. Quả thật kinh Phật bằng chữ hán rất khó tụng, lại hầu như không hiểu gì cả nên dù là người có quyết tâm cao nhưng vẫn không hoàn thành kế hoạch.

Tôi vào vài chùa khác ở Hà Nội hỏi xin thỉnh hay mua kinh về tụng. Vẫn được giới thiệu cuốn kinh duy nhất này. Để rồi tôi có trong nhà đến mấy cuốn.

Cuối cùng thì tôi cũng tụng xong toàn bộ cuốn kinh một lượt. Nói thật lòng là tụng xong thấy hơi nặng nề. Một phần vì không hiểu được bao nhiêu sau khi tụng, phần khác bởi các kinh trong này có vẻ không hợp lắm với mình. Nào là kinh A Di Đà để cầu vãng sinh tịnh độ sau khi chết, nào là Diệu pháp liên hoa phẩm phổ môn, rồi đại bi sám pháp, sau đó là kinh Dược sư cho người ốm đau bệnh tật, và cuối cùng là kinh Địa tạng cho người hấp hối và đã chết và kinh Kim cương. Các thầy dặn kỹ giá trị mỗi kinh để tôi tụng, dù rằng không hiểu. Tôi xin cam kết rằng, phần lớn người trẻ đọc tụng toàn bộ “Chư kinh nhật tụng” bằng chữ hán này đều rất khó khăn và dễ nản.

Tuy nhiên tôi được các nhà sư Hà Nội nói về công đức tụng kinh, niệm Phật, trì chú, lễ Phật nên tôi vẫn quyết chăm chỉ tụng hết cuốn “Chư kinh nhật tụng” lần thứ 2. Để rồi vẫn không hiểu mấy về kinh Phật, và rằng thấy sao kinh Phật phứ tạp thế.

Tôi cũng mạn phép xin được tha tội khi nghĩ rằng Phật giáo Việt Nam bị lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Rằng tại sao mình không có kinh tụng hàng ngày bằng chữ Việt, tiếng Việt. Tôi không hiểu nguyên nhân ở đâu. Hay bởi các sư và các quý thầy học tiến Hán, giỏi tiếng tàu nên nghĩ ai cũng phải tụng bằng tiếng Hán. Có lúc tôi còn nghĩ chắc các tổ ngày xưa là người Trung Quốc nên phải tụng bằng tiếng hán để các tổ hiểu và phù hộ độ trì?

Sau này tôi tìm kinh do hòa thượng Thích Minh Châu dịch. Tuy nhiên để kiếm được trọn vẹn một bộ kinh đầy đủ là vô cùng khó. Tôi nhận ra rằng, gốc căn bản của người học Phật phải là bộ kinh Nykaya. Phải đọc tụng bộ Nykaya để có căn bản, để tu có gốc. Bởi mình là người tri thức phải hiểu rõ lời Phật dạy để thực hành chứ đâu có phải tụng đọc kinh như đọc chú.

Thế rồi may mắn tôi có trong tay bản “Nhật tụng thiền môn” của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Đây là bản kinh mà chúng ta có thể tụng mỗi ngày. Trong cuốn này, thiền sư hướng dẫn rất rõ cách tụng, thậm chí lại có đầy đủ các bài dâng dương cúng Phật, rồi xưng tán công đức Phật. Tôi thích nhất là 100% các kinh được Việt Hóa và mỗi thời đều có một đến 2 kinh để tụng, ngày 2 thời sáng và tối. Thời lượng tụng kinh cũng chỉ quãng hơn nửa tiếng. Nếu thêm ngồi thiền thì nếu dành ra một tiếng cho buổi sáng và một tiếng cho buổi tối thì rất tuyệt vời.

Điểm tôi muốn nhấn mạnh nữa trong cuốn “Nhật tụng thiền môn” là các bài kinh được thiền sư Thích Nhất Hạnh chọn khá kỹ và rất hợp với tuổi trẻ, nhất là giới tri thức như chúng tôi. Như chúng ta đã biết, kinh Phật nói ra rất nhiều. Đó là những gì Ngài giảng trong suốt 45 năm nên làm sao mà đọc tụng hết được. Tôi hiểu rằng đức Phật tùy căn cơ của từng người hay nhóm người nghe mà có bài thuyết riêng. Giống như bác sỹ, khám mỗi người hay nhóm bệnh nhân khác nhau thì cho các loại thuốc khác nhau. Chúng ta sơ cơ biết đọc kinh nào, biết tụng kinh gì, biết chọn kinh gì mà ứng dụng.

Viết đến đây tôi lại nhớ đến câu chuyện của một trong 10 đại đệ tử của đức Phật đã chọn 2 bài kinh hình như là quán xác chết và quán niệm hơi thở cho 2 vị Phật tử là người coi nghĩa trang và người thợ mộc. Sau một thời gian dài tu tập đều không có kết quả, ngài Xá Lợi Phất mới bạch Phật. Phật nói nên đổi 2 bài kinh đó của 2 người cho nhau. Quả nhiên, ngay sau đó có kết quả liền.

Cuốn “Nhật tụng thiền môn” rất có ý nghĩa, rất dễ hiểu, dễ ứng dụng mang tính thực tiễn rất cao và dành cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh rằng, kinh này hợp nhất cho người trẻ, doanh nhân, trí thức và những người bận rộn. Tuy nhiên trong cuốn này thiền sư Thích Nhất Hạnh lại thay từ Phật bằng từ Bụt, đôi khi sẽ làm cho những ai quen dùng từ Phật thấy vương vướng, hơi trái thói quen lâu đời.

Tôi cũng được một em học trò tặng cho cuốn “Kinh Phật cho người tại gia” của Thượng tọa Thích Nhật Từ. Theo tôi được biết đây là người thứ 2 đã Việt hóa kinh tụng hàng ngày để thuận tiện cho người Việt. Tôi nhắc lại là để tụng hành ngày chứ không phải để đọc và nghiên cứu, bởi Hòa thượng Thích Minh Châu (người thầy lớn và vô cùng đáng kính mà tôi hay tự gọi là đường tăng của Việt Nam) đã cất công dịch rất tuyệt vời từ tiếng Pali ra tiếng Việt rồi. Tôi đọc cuốn của thầy Nhật Từ cũng thấy rất thích. Tuy nhiên cuốn này dày quá (tận 900 trang) nên hơi ngại cho mang đi xa và việc chọn kinh tụng cho mỗi ngày.

Tôi cũng là người đi nhiều, trong đó có vài chuyến đi Trung Quốc theo các chương trình Phật Pháp. Không hiểu sao tôi cứ nghĩ rằng chùa Việt Nam copy từ chùa Trung quốc. Phần lớn các nét chính của chùa Việt Nam vẫn giống chùa Trung Quốc và nếu là người nước ngoài (thậm chí cả người Việt Nam ta mà không nghiên cứu kỹ) vẫn khó phân biệt chùa ta với chùa tàu. Tôi lại bạo gan và mạo muội trong si mê nghĩ rằng Phật giáo Việt Nam giống Phật giáo Trung Quốc quá! Rồi tự nghĩ , nên chăng chúng ta cần xây chùa mới, từ nay trở đi, hoàn toàn Việt Nam. Từ nay ta chỉ xây chùa hoàn tòa Việt Nam, 100% Việt Nam. Ngay cả các chữ trong chùa mới xây cũng nên là tiếng Việt.

Quay lại câu chuyện về kinh tụng hàng ngày, vào mỗi sáng tối, ít nhất là cho Phật tử tại gia, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên thống nhất 1 bản kinh để tất cả cùng biết và cùng tụng. Tôi nhấn mạnh rằng cần Việt hóa hoàn toàn để ai cũng hiểu và thực hành lời dạy của đức Phật, tránh nhiều người biến việc tụng đọc kinh thành tín ngưỡng, và chỉ là tín ngưỡng.

Một tin vui cho những ai muốn nghiên cứu Phật giáo: bộ kinh Nykaya bằng tiếng Việt đầy đủ đang được in bởi một nhóm Phật tử tín tâm. Cuối tháng 6 này in xong. Như vậy những ai thật sự muốn có bộ kinh qý giá này sẽ không phải mất công tìm khắp các nhà sách trên cả nước nữa. Tôi là dân làm xuất bản mà còn chẳng tìm nổi một bộ đầy đủ cho mình nói chi đến mọi người, nhất là các bạn trẻ và những người ở xa.

Nguyện mong sớm có bản kinh tụng hàng ngày hoàn toàn bằng tiếng Việt.

TS Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty sách Thái Hà 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/06/2014(Xem: 6753)
Trong hai ngày 08, 09-5-Giáp Ngọ (tức 04 và 05.6.2014), TT.Thích Thiện Thông, trụ trì chùa Sắc tứ Minh Thiện, xã Diên Lạc (Diên Khánh); Đại đức Thích Như Chuẩn, trụ trì chùa Phước Duyên, xã Diên Phước (Diên Khánh) đã thành kính tổ chức lễ tưởng niệm húy nhật lần thứ 6 HT Thích Huệ Đăng, tổ Khai sơn chùa Phước Duyên, phương trượng chùa Sắc tứ Minh Thiện, nguyên Ủy viên Ban Hoằng Pháp Trung Ương Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam.
06/06/2014(Xem: 6425)
Ngày 07-5-Giáp Ngọ (tức 02 đến 05.6.2014), TT.Thích Quảng Tâm, UV Ban Nghi lễ GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, trụ trì chùa Thanh Hải (xã Cam Thịnh Đông, TP.Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) đã thành kính trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm húy nhật lần thứ 44 tổ Khai sơn chùa Thanh Hải HT.Thích Nhơn Hưng. Chứng minh và tham dự có Đại lão HT.Thích Đồng Giải nguyên Trưởng Ban Trị sự GHPGVN huyện Củng Sơn, Chứng minh BTS GHPGVN huyện Sông Cầu, trụ trì chùa Linh Đài - Hòa Đa (Phú Yên) chư tôn đức Tăng và môn đồ pháp quyến, cùng thân quyến Tổ Khai sơn, Phật tử chùa Thanh Hải, đạo tràng chùa Linh Sơn Pháp Ấn, chùa Linh Thứu, chùa Linh Quang (TP.Nha Trang).
10/05/2014(Xem: 15574)
Tập sách Phù Tang Ký Sự do Đại Đức Thích Phước Thái biên soạn, ghi lại cuộc hành trình trong chuyến đi Nhật Bản lần đầu tiên của tác giả và của đoàn. Tổng số người đi là 25 người đa số là những liên hữu trong đạo tràng Quang Minh. Mục đích của chuyến đi nầy, nhằm thực hiện cầu an, cầu siêu cho các nạn nhân thiên tai sóng thần đã xảy ra vào ngày 11 tháng 3 năm 2011, tại tỉnh Miyagi thành phố Sendai thuộc miền Đông Bắc Nhật Bản. Ai cũng biết đó là trận thiên tai sóng thần ác liệt đã gây ra thiệt hại nặng nề về tài sản và sinh mạng. Có hơn 15.000 người chết và trên 3.000 người bị mất tích. Đồng thời, đoàn cũng cỏn đến thăm viếng thuyết giảng và ủy lạo cho 24 gia đình nghèo tại chung cư Hiệp Hội Từ Thiện. Ngoài ra, đoàn còn đi tham quan chiêm bái những danh lam thắng cảnh ở một vài nơi khác. Tất cả đã được tác giả ghi lại từng ngày, từng nơi, mà đoàn đã đi qua và thực hiện. Ngoài việc ghi chép theo lịch trình thời gian ra, tác giả còn cho chúng ta biết qua một vài vấn đề có liên quan đến đ
05/04/2014(Xem: 14333)
Khi biên soạn tập tài liệu nhỏ nầy, mục đích chính của chúng tôi là nhằm giúp thêm tài liệu cho quý tăng ni học chúng tại Tổ Đình Phước Huệ. Từ trước tới nay trong mỗi mùa an cư tại Tổ Đình, quý tăng ni học chúng đều có học qua các môn: Kinh, Luật và Luận. Ngoài ra, họ còn phải học thêm các bộ môn khác như: lịch sử, nghi lễ, hành chánh v.v... đặc biệt nhất là phần nghệ thuật diễn giảng. Riêng trong mùa an cư của năm 2007, Hòa thượng Tông Trưởng có sai bảo chúng tôi, nên biên soạn tài liệu để hướng dẫn giúp cho học chúng về vấn đề nghệ thuật diễn giảng. Hòa thượng thường nói với chúng tôi, người xuất gia muốn làm giảng sư, không phải chỉ có kiến thức Phật pháp không thôi là đủ, mà nó còn đòi hỏi phải có nhiều khía cạnh khác, nhất là phần nghệ thuật diễn giảng. Hòa thượng cũng thường khuyến khích khuyên bảo học chúng: “sống trong thời đại mới nầy, các vị nên cố gắng trau giồi thêm về những kiến thức ngoại điển để có thể thích nghi với trào lưu tư tưởng của nhơn loại trong việc hoằng
13/03/2014(Xem: 10219)
Nghi Thức Sám Hối này do cư sĩ Hạnh Cơ soạn và chú thích. Nội dung của nghi thức đã được dịch từ bài “Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi” (bằng Hán văn) của vua Trần Thái Tông (1218-1277). Nghi thức đã được lựa chọn và sắp xếp lại thành chỉ có một thời, khác với nguyên tác.
28/02/2014(Xem: 10030)
Trung Tâm Phật Giáo – Chùa Việt Nam xin trân trọng thông báo đến quý đồng hương và Phật tử xa gần được rõ: Lễ Hội Quan Âm - Ngày Hành Hương và Cầu Nguyện Năm Thứ 14 sẽ được tổ chức vào các ngày Thứ Sáu, 28/3 và Thứ Bảy, 29/3/2014 với chương trình tổng quát như sau: Thứ Sáu Ngày 28 Tháng 3 Năm 2014 9giờ 30 sáng - Pháp Hội Quan Âm 1 3giờ chiều - Pháp Hội Quan Âm 2 6giờ 30 tối: - Lễ Khai Mạc - Cử Pháp Cổ & Múa Lân - Hành Hương Tam Bộ Nhất Bái - Hội Hoa Đăng - Cầu Nguyện
12/02/2014(Xem: 16145)
Bộ kinh in khổ đẹp, trình bày trang nhã với bìa sách đỉnh đạc rất giá trị, do Thượng Tọa Thích Nhật Từ biên soạn, phiên dịch, sắp xếp 63 bài kinh quan trọng theo 5 nhóm chủ đề: Đạo đức, xã hội, triết lý, thiền định và Tịnh độ được tuyển dịch từ kinh tạng Pali và kinh điển Bắc truyền.
12/02/2014(Xem: 11787)
Từ ngàn xưa người Việt Nam chúng ta đã được thấm nhuần tinh thần từ bi của đạo Phật, tổ tiên ta đã Phật hóa gia đình, giáo dục con cháu phải biết chia sẻ hạnh phúc, ban rải tình thương đến mọi người, mọi loài, cỏ cây đất đá.
05/02/2014(Xem: 15606)
Nghi Thức Niệm Phật A-Di-Đà Thích Nhật Từ biên soạn
05/02/2014(Xem: 14345)
Nghi Thức Trì Chú Dược Sư Thích Nhật Từ biên soạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]