Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khánh Hòa: Lễ tưởng niệm HT Thích Huệ Đăng, Tổ Khai sơn chùa Phước Duyên.

07/06/201411:19(Xem: 6686)
Khánh Hòa: Lễ tưởng niệm HT Thích Huệ Đăng, Tổ Khai sơn chùa Phước Duyên.

Chua_Phuoc_Duyen (2)

Trong hai ngày 08, 09-5-Giáp Ngọ (tức 04 và 05.6.2014), TT.Thích Thiện Thông, trụ trì chùa Sắc tứ Minh Thiện, xã Diên Lạc (Diên Khánh); Đại đức Thích Như Chuẩn, trụ trì chùa Phước Duyên, xã Diên Phước (Diên Khánh) đã thành kính tổ chức lễ tưởng niệm húy nhật lần thứ 6 HT Thích Huệ Đăng, tổ Khai sơn chùa Phước Duyên, phương trượng chùa Sắc tứ Minh Thiện, nguyên Ủy viên Ban Hoằng Pháp Trung Ương Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam.

Chứng minh và tham dự có Đại lão HT.Thích Trí Tâm, thành viên HĐCM, Trưởng Ban Nghi lễ Trung Ương GHPGVN, Phó ban trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Trưởng Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương, chư Tôn đức Tăng Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương, chư Tôn đức Tăng Ni huyện Diên Khánh và đông đảo Phật tử tham dự.

Lễ tưởng niệm HT.Thích Huệ Đăng thực hiện theo nghi lễ truyền thống: lễ niêm hương, bạch Phật, khai kinh, cúng Ngọ, tiến Giác linh Tổ, cúng tiên linh, thí thực cô hồn…Tại buổi lễ, TT.Thích Thiện Thông, Trưởng ban Văn hóa GHPGVN huyện Diên Khánh cung tuyên tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của Ngài. Theo đó, HT. Thích Huệ Đăng húy thượng Không hạ Phát, tự Trí Minh, hiệu Huệ Đăng, dòng Thiền Lâm Tế chánh tông, đời thứ 41.

Năm 14 tuổi xuất gia tại Tổ đình Nghĩa Phương Nha Trang, với Hòa thượng Bổn sư Thích Bích Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Hoằng Đạo Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam. Năm 17 tuổi thọ Sa Di giới tại Giới đàn Tăng Học Viện Trung Phần. Năm 20 tuổi, Ngài thọ Tỳ kheo giới tại giới đàn chùa Long Quang, Gia Định (Sài Gòn). Ngài là thủ khoa Tỳ kheo tại Giới đàn Long Quang. Cũng trong năm này Ngài được Bổn sư phú pháp tự Trí Minh và trạch cử trụ trì chùa Sắc tứ Minh Thiện (Diên Lạc, Diên Khánh). Năm 21 tuổi tại Giới đàn chùa Thiền Lâm, Phú Lâm (Sài Gòn), Ngài được tôn cử là đệ nhị Tôn chứng. Năm 1967 (Đinh Mùi) Ngài Đại trùng tu ngôi Chánh điện chùa Sắc tứ Minh Thiện , phạm vũ huy hoàng trang nghiêm tú lệ như hiện nay. Năm 1969, tại Giới đàn chùa Nghĩa Phú (Phú Yên) Ngài được tôn cử là Giáo thọ A Xà Lê sư, cũng trong năm này Ngài được bổn sư truyền trao Chánh pháp nhãn tạng đạo hiệu Huệ Đăng.

Năm 1970, với tâm nguyện tấn dẫn hậu lai, báo Phật ân đức và phát triển Phật sự tại Diên Khánh, Ngài khai sơn kiến lập chùa Phước Duyên tại thôn Phò Thiện, xã Diên Phước (Diên Khánh). Năm 1973 tại Giới đàn chùa Thiền Lâm (Phú Lâm) Sài Gòn Ngài được tôn cử Yết Ma A Xà Lê sư.

Trong thời gian trú xứ tại Diên Khánh, Ngài là Tăng Giám Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam huyện Diên Khánh, Trưởng Ban Hoằng Pháp GHPG Cổ Truyền VN tỉnh Khánh Hòa. Ngài tiếp nhận trùng tu các chùa Long Phước (Diên Bình), chùa Phước Long (Diên Bình), chùa Bình Long (Diên Thạnh), chùa Linh Sơn (Diên Hòa).

Với tài biện luận lẫu thông Hòa thượng được chư tôn đức tôn vinh là Pháp sư Huệ Đăng, Ủy viên Ban Hoằng Pháp Trung Ương GHPG Cổ Truyền VN.

Sau năm 1975, Ngài lâm trọng bệnh, sức khỏe giảm sút lui về tham thiền niệm Phật trì tụng kinh Kim Cang với quan niệm “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”.

Sau hơn 40 năm hành đạo, một ngày trọng hạ Kỷ Sửu (2009) Ngài đã theo luật vô thường, an tường xã bỏ báo thân, quảy dép quy Tây, vào ngày 08 tháng 5 năm Kỷ Sửu (2009), trụ thế 67 năm, hạ lạp 47 năm. Tháp Tổ Khai sơn hiện tôn trí tại khu vườn tháp chùa Phước Duyên (Diên Khánh).

Lễ tưởng niệm Tổ khai sơn chùa Phước Duyên, phương trượng chùa Sắc tứ Minh Thiện hoàn mãn sau lễ Trai tăng cúng dường cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa bình, cầu âm siêu dương thái.

Tin, ảnh: Trí Bửu

Chua_Phuoc_Duyen (7)Chua_Phuoc_Duyen (6)Chua_Phuoc_Duyen (4)Chua_Phuoc_Duyen (3)Chua_Phuoc_Duyen (2)Chua_Phuoc_Duyen (1)

 

Chua_Phuoc_Duyen (18)Chua_Phuoc_Duyen (17)Chua_Phuoc_Duyen (16)Chua_Phuoc_Duyen (15)Chua_Phuoc_Duyen (14)Chua_Phuoc_Duyen (13)


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/02/2014(Xem: 13927)
Nghi Thức Trì Chú Đại Bi Thích Nhật Từ soạn 01_Nghi thuc tung Chu Dai Bi_ Thich Nhat Tu soan 03Feb2014
30/01/2014(Xem: 10485)
Giao thừa Nguyên Đán lễ linh thiêng, Cung thỉnh mười phương Phật Thánh Hiền, Duyên giác, Thanh văn cùng liệt Tổ, Thiên thần Hộ pháp với Long Thiên. Thiêu thân liệt Thánh tử vì đạo, Dủ ánh uy quang giáng tọa tiền, Lễ nhạc hương hoa xin cúng dưỡng, Nguyện cầu giáng phước lễ minh niên.
27/01/2014(Xem: 8294)
Ba nghiệp lắng thanh tịnh Gửi lòng theo tiếng chuông Nguyện người nghe tỉnh thức Vượt thoát nẻo đau buồn.
12/01/2014(Xem: 12148)
Kính lạy chư Phật khắp mười phương Tuyên dương Pháp nhiệm mầu thanh tịnh Thánh Tăng cả ba thừa bốn quả Rủ lòng từ bi xin chứng giám Đệ tử chúng con Từ đời vô thỉ Xa rời chân tánh Trôi giạt sông mê
16/08/2013(Xem: 7847)
Không khí trang nghiêm của những đạo tràng với những chiếc y màu vàng hoại sắc và những chiếc áo tràng màu lam luôn luôn là những hình ảnh đẹp
16/08/2013(Xem: 9269)
Thiết nghĩ, Phật Giáo Việt Nam cần nghiên cứu và có quy định thống nhất về phẩm phục của tu sĩ, sao cho vừa hội nhập được với Phật giáo quốc tế, Phật giáo khu vực, vừa giữ được bản sắc truyền thống Phật giáo VN.
16/08/2013(Xem: 14126)
Mao_HiepChuongNói đến pháp phục của Phật giáo, chúng ta thường đề cập đến pháp phục của người xuất gia, bao gồm pháp phục nghi lễ và pháp phục thường nhật. Pháp phục Phật giáo được xem là hình thức thể hiện thân giáo, đó là pháp tướng bên ngoài của người xuất gia nên các chế tài trong luật nghi quy định rất rõ về các hình thức của pháp phục.
25/07/2013(Xem: 25095)
Bộ Hồng Danh Lễ Sám nầy được dịch từ bản chữ Hán trong Tục Tạng Kinh – Tập I, Ấn Độ soạn thuật. Bản chính mang danh tựa là “Phật Thuyết Phật Danh Kinh,” gồm 30 quyển. Trong đó, từng đoạn từng đoạn, Phật thuyết nhơn quả báo ứng, nghiệp lực, tội khổ của chúng sanh đã tạo, đương tạo… rồi nói đến Hồng Danh các đức Phật, Bồ Tát, La Hớn, Tổ Sư v.v… Về các bài kinh văn trường hàng, chư Tổ về sau có thêm vào văn sám nguyện, trong Từ Bi Tam Muội Thủy Sám, trong Lương Hoàng Sám, trong Dược Sư Sám… Chúng tôi nhận xét nếu đề “Phật Thuyết Phật Danh Kinh” thì phải thuần là danh hiệu Phật, nhưng trong ấy lại có nhiều danh hiệu Bồ Tát, La Hớn, Tổ Sư… do đó, nên chúng tôi xin đổi lại là “Đức Phật Nói Kinh Hồng Danh Lễ Sám quyển thứ nhất, quyển thứ hai v.v… ”
25/07/2013(Xem: 23051)
Đời hiện tại thường xuyên bị sự khó khăn, tai nạn, bịnh hoạn trầm trọng, như thế là do đâu? Chính do mỗi người tạo nhiều nhơn ác trong đời quá khứ, hoặc nhiều kiếp về trước đã gieo nhơn đen tối, nặng nề khổ đau, nên đời hiện tại mang thân mạng nầy mới chịu nhiều tai biến, nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc. Trong Kinh Nhơn Quả, đức Phật đã dạy: “Muốn biết nhơn đời trước của mình ra sao thì cứ nhìn thẳng những việc mình đang lãnh thọ trong đời này; muốn rõ quả báo kiếp sau của mỗi người thế nào, thì cứ xem các nhơn mỗi người tạo tác trong đời nầy.” Nguyên văn: “Dục tri tiền thế nhơn, kim sanh thọ giả thị; yếu tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị.”
25/07/2013(Xem: 32119)
Chúng sinh sanh trưởng trong đời mạt phát hầu hết nghiệp nặng phước nhẹ, chướng sâu huệ cạn, trọn cuộc đời gặp nhiều khổ đau, thân tâm loạn động, ngay cả hàng xuất gia cũng lại như vậy. Thế nên trên đường đời, đường đạo đều gặp rắc rối giống nhau, thân tâm khổ lụy. Trong Kinh Địa Tạng có câu “Mạt thế chúng sinh nghiệp lực thậm đại, năng địch Tu Di, năng thâm cự hải, năng chướng thánh đạo…” nghĩa là chúng sanh ở đời rốt sau của giáo pháp, sức nghiệp vĩ đại, so sánh có thể cao như núi Tu Di, sâu rộng như biển cả, nó thường hay ngăn chận con đường lên quả Thánh…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]