Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Kết luận

06/04/201215:34(Xem: 9436)
04. Kết luận

 

THỜ CÚNG VÀ LỄ BÁI
HT Thích Thắng Hoan

IV.- KẾT LUẬN:

Vấn đề thờ, cúng và lễ bái là những biểu t­ượng tín ngư­ỡng có giá trị chẳng những về phương diện hình thức và còn hữu ích không nhỏ về ph­ương diện tâm linh. Thờ, cúng và lễ bái là nhu cầu cần thiết cho con ng­ười không thể thiếu trong việc tu tập đào luyện đạo đức làm ngư­ời. Vấn đề trên chẳng những cần thiết cho cá nhân mình, cho gia đình mình trong đời này, mà hơn nữa, đây cũng là một nhu cầu hữu ích cho thế hệ con cháu mai sau. Chẳng những thế vấn đề THỜ, CÚNG và LỄ BÁI còn là một yếu tố cần thiết trong việc tạo dựng nhân lành cho cuộc đời mình ở kiếp sau. Điều này rất quan trọng kể cả hình thức lẫn nội dung, kể cả sự t­ướng cho đến lý tánh, để chúng ta và tất cả chúng sanh sớm giải thoát phiền não khổ đau và đư­ợc an vui tự tại trong sự giác ngộ.

Thờ ở đây nhằm thể hiện sự t­ưởng niệm, tỏ bày lòng Tôn Kính dâng lên các bậc Tổ Tiên và các vị Thánh Đức mà mình đã gởi trọn niềm tin. Ng­ười Thờ Cúng và Lễ Bái là tự tạo điều kiện giao cảm, thiết lập điểm tựa cho Tâm Linh giữa họ với Bề Trên mỗi khi cảm thấy tâm hồn lạc lỏng mà chính họ cần đến quyền năng hỗ trợ của Tiền Nhân. Thờ ở đây còn là một hình thức giáo dục gia đình, nhắc nhở con cháu ý niệm đ­ược bổn phận làm người đối với bề trên trong sự nghiệp kế thừa Truyền Thống. Hình Thức Thờ Tự cũng tạo ph­ương tiện cho con cháu noi g­ương đức hạnh của Tiền Nhân để soi sáng cõi lòng tu tâm d­ưỡng tánh.

Cúng ở đây nhằm tri ân sâu dầy của Tổ Tiên, của Thánh Hiền đáng kính với sự dâng hiến lễ vật quý trọng và mong cầu ơn trên chứng minh gia hộ. Ngoài ra Cúng kỵ còn tăng trưởng ph­ước Ông Bà cho dòng họ Cháu Con và tăng tr­ưởng Đạo Lực giải thoát cho Tín Đồ qua hệ thống Tâm Linh làm gạch nối giữa ng­ười nguyện cầu với các bậc Tiền Nhân Thánh Đức. Có thể nói Cúng Kỵ rất cần thiết cho việc giáo dục gia đình ý niệm Truyền Thống Tổ Tiên, lý tư­ởng Giống Nòi và làm tròn nghĩa vụ Đạo Đức con người. Muốn bồi d­ưỡng Tâm Linh lành mạnh, ng­ười Đạo Đức và Hiếu Nghĩa không thể không Thờ, Cúng và Lễ Bái Tổ Tiên, Ch­ư Phật và Thánh Hiền.

Lễ Bái ở đây nhằm báo ân với cung cách quy ng­ưỡng, h­ướng về, cũng nh­ư noi g­ương đức hạnh cao quý và ý chí siêu thoát của các bậc Tôn Kính để tu tập. Ng­ười Lễ Bái mong cầu sau này kế thừa xứng đáng sự nghiệp của Tiền Nhân trên con đư­ờng giác ngộ và giải thoát khổ đau sanh tử. Phận làm cha mẹ cần phải giải thích cho con cháu hiểu rõ ý nghĩa và giá trị Thờ, Cúng và Lễ Bái. Con cháu nhờ đó tiếp nối sự nghiệp Thờ, Cúng và Lễ Bái của Tổ Tiên cho đúng đạo lý.

Truyền Thống Văn Hóa Việt Nam, Vấn đề Thờ, Cúng và Lễ Bái là hình ảnh linh động nhất, cao đẹp nhất, sâu đậm nhất của một Dân Tộc có hơn Bốn Ngàn Năm Văn Hiến. Hình ảnh Thờ, Cúng và Lễ Bái làm sống dậy tinh thần Hiếu Nghĩa và Đạo Đức Nhân Luân của con Lạc cháu Hồng, Việt Nam bất diệt.

CÁC KINH LUẬN THAM KHẢO

* Khảo Nghiệm Duy Thức Học, Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội xuất bản.

* Câu Xá Luận, quyển 1 và 4.

* Thuận Chánh Lý Luận, quyển 10.

* Thành Duy Thức Luận, quyển 7.

* Bánh Pháp Minh Môn Luận Sớ, quyển Th­ượng.

* Thành Duy Thức Luận Thuật Ký, quyển 7 Mạt.

* Đại Nhật Kinh Sớ, quyển 3 và quyển 5.

* Đại Nhật Kinh Sớ Diễn áo, quyển 2.

* Phật Học Đại Từ Điển, quyển 4, Trang 3997-3998.

* Hoa Nghiêm Kinh Sớ, quyển 8.

* Kinh Tăng Nhứt A Hàm, quyển 27 và quyển 41.

* Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ

* Kinh Di Giáo.

* Kinh Phổ Hiền, Phẩm Hạnh Nguyện.

* Tứ Thập Hoa Nghiêm Kinh, quyển 13.

* Kinh Thập Địa Luận, quyển 3.

* Kinh Phạm Võng, quyển Hạ

* Ma Ha Tăng Kỳ Luật, quyển 25 và quyển 27.

* Thiện Kiến Luật Tỳ Bà Sa, quyển 18.

* Tứ Phần Luật, quyển 60.

* Nam Hải Ký Quy Nội Pháp Truyện, quyển 4.

* Pháp Uyển Châu Lâm, quyển 20.

* Đại Đư­ờng Tây Vực Ký, quyển 2.

* Thích Môn Quy Kính Nghi, quyển Hạ.

* Tỳ Nại Da Tạp Sự, quyển 15.

* Đại Bảo Tích Kinh, quyển 43.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/01/2022(Xem: 6173)
Chúng con cung kính nghe rằng: Núi Tuyết tu nhơn, Khổ hạnh sáu năm quả mãn; Sao Mai ứng dạng, Hân hoan muôn đức công thành! Một Phật giáng sanh, Muôn loài hưởng phước! Nay có Tăng chúng, Và chư Phật tử chúng con.
29/12/2021(Xem: 8330)
Kiến Sơ chùa cổ bặt không ngôn Diện vách nhiều năm hướng nội tâm Cảm hoá thiền tăng trao kệ ngọc Thiền tông hưng khởi rạng trời Nam
11/12/2021(Xem: 18305)
Hương trầm thơm ngát cả rừng thiền, Vườn tuệ chiên đàn nguyện kết nên. Đao Giới vót thành hình núi thẳm, Lư lòng thắp sáng nguyện dâng lên.
03/09/2021(Xem: 40105)
(Thắp đèn đốt hương trầm xong, đứng ngay ngắn chắp tay để ngang ngực mật niệm) 1. TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN: Án, lam xóa ha. (3 lần) 2. TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN: Tu rị, Tu rị, Ma ha tu rị, Tu tu rị, Ta bà ha. (3 lần) 3. TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN Án, Ta phạ bà phạ thuật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật độ hám. (3 lần) 4. PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN: Án, Nga nga nẵng tam bà, phạ phiệt nhựt ra hồng (3 lần) 5. AN THỔ ĐỊA CHƠN NGÔN: Nam mô tam mãn đa một đà nẫm, Án, độ rô độ rô, địa vỷ ta bà ha (3 lần) Hộ pháp, Vĩ Đà thị chứng minh Thân trụ Phật tiền Tâm Tư nguyện Tưởng bằng bí chú đắc oan linh Hà chơn bất thức trì niệm Luật Thiên kinh vạn quyển vô nhất tự Nẳng mô tô tất đế, đa rị, đa rị, mạn đà, mạn đà, ta bà ha (3 lần)
12/08/2021(Xem: 95849)
Trầm nhủ chiên đàn giá mật luân Hương yên tài nhiệt phúng tường vân Nhơn ôn biến triệt tam thiên giới Vi thoại vi tường đạt Thế Tôn.
10/08/2021(Xem: 5136)
Hiếu đồ cung tựu cảm buồn thương Thành kính dâng hương lễ cúng dường Tưởng niệm ân sư đền nghĩa cả Dốc lòng đảnh lễ thọ tâm tang
08/08/2021(Xem: 9323)
v Duy na xướng: Hiếu đồ tựu vị. Ai thành bài ban. Đảnh lễ tam bái – Quỳ – Phần hương – Thượng hương – Khởi thân đảnh lễ tam bái – Hồ quỳ. v Pháp ngữ vân: Ký tùy duyên nhi thuận tịch, nãi y pháp dĩ biếm truân. Cơ niên dư hoằng đạo chi xu, quy nhất lộ niết bàn chi cảnh. Ngưỡng lao đại chúng, đồng trợ chơn thuyên. v Cử tán: Tâm nhiên ngũ phận, Giới Định Tuệ hương. Giải thoát tri kiến chủ kiền thành, tịnh độ khởi căn nguyên. Diệp biến tam thiên, phụng hiến giác linh tiền. - Tiến Giác Linh Bồ Tát (tam xưng).
11/06/2021(Xem: 11494)
LỜI ĐẦU SÁCH Giáo pháp của Đức Phật đã được truyền đến khắp năm châu bốn bể và tại mỗi địa phương ngày nay, giáo lý ấy được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhằm phổ biến đến những người tin Phật có cơ hội hiểu rõ và đúng với chân tinh thần của đạo Phật. Đức Phật vẫn luôn dạy đệ tử của Ngài rằng: “Các ngươi tin ta phải hiểu ta, nếu tin mà không hiểu ta, tức hủy báng ta vậy”. Lời dạy ấy rất sâu sắc và có giá trị muôn đời cho những ai tìm đến giáo lý đạo Phật. Một hệ thống giáo lý rất sáng ngời trong tình thương, trí tuệ và giải thoát. Giáo lý đạo Phật là chất liệu dưỡng sinh trong cuộc sống tinh thần của người Phật tử. Vì thế, trước khi tin vào giáo lý, thiết tưởng cần phải hiểu rõ giáo lý ấy có thể giúp ta được những gì. Nếu không hoặc chưa rõ mục đích, chúng ta có quyền chưa tin và cũng không nên tin vội. Dầu lời dạy ấy là của những người thông thái, của các vị Thiên Thần hay ngay cả của chính đức Phật.
05/06/2020(Xem: 4883)
Cúi đầu đảnh lễ Như Lai, Chứng minh đệ tử ngày nay phát nguyền. Con xin đem dạ chí thiền, Thành tâm sám hối nghiệp khiên đã làm. Bởi xưa chưa rõ dạ phàm, Nên chi kết tạo dây oan cõi trần,
12/05/2020(Xem: 18521)
Pháp Hồng Danh Sám Hối này cũng thuộc về sự, do Ngài Bất Động Pháp Sư đời Tống bên Trung Hoa soạn ra. Ngài rút 53 danh hiệu Phật trong Kinh "Ngũ Thập Tam Phật " tức là từ đức Phật Phổ Quang cho đến Phật Nhứt Thế Pháp Tràng Mãn Vương, và rút 35 hiệu Phật trong Kinh "Quán Dược Vương, Dược Thượng" với pháp thân đức Phật A Di Đà, sau thêm vào kệ Phổ Hiền Đại Nguyện, thành nghi sám hối này, tổng cộng là 108 lạy, để ám chỉ trừ 108 phiền não.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]