Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả

19/01/201209:13(Xem: 8281)
Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả

Ý nghĩa mâm ngũ quả

nguqua
Ngày Tết trên bàn thờ luôn bày trái cây để cúng ông bà gọi là mâm ngũ quả. Ở Trung bộ gọi là mâm quả tử, lưu ý đến hạt/tử hay nói rõ là quả có hạt, hơn là quả nói chung, ám chỉ tín lý phồn thực: cầu mong sự sinh sản, gieo một hạt được trăm hạt, nhất bản vạn lợi.

Tập quán bày ngũ quả không quy định là những thứ quả gì mà dường như tùy địa phương, tùy sự được mùa quả từng năm mà người ta chọn mua hay hái để dâng cúng tổ tiên. Tiêu chuẩn lý tưởng là quả tốt, có màu sắc đẹp và càng có giá trị là các loại quả quý hiếm. Điều kiêng kị là các loại quả có tên gọi đồng âm với từ có nghĩa xấu theo đó, cá biệt có nơingười ta kị cam (cam chụi), chuối (chúi: chúi đầu, chúi mũi; tức vất vả)… Ngược lại, cũng theo tên gọi, các loại trái ở Nam bộ, người ta thích thơm (thơm tho, thơm danh), sung (sung túc); đủ một câu thể hiện sự mong ước khiêm tốn gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài (cầu vừa đủ xài); quá mức đầy đủ một bậc mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (cầu vừa đủ xài sung)…

Nói chung, mâm ngũ quả như vậy là một biến thái mà xu hướng chủ đạo là theo vần theo âm.

Số Năm - Ngũ

Truy nguyên cội nguồn của mâm ngũ quả buộc chúng ta phải xem xét đến hai thành tố của tên gọi: ngũ (số 5) và quả (trái cây), rồi sau đó mới nói đến ngũ quả.

Theo quan niệm cổ đại phổ biến trong khu vực chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc, các quy luật phổ biến đều gộp vào con số 5: ngũ sắc, ngũ vị, ngũ âm, ngũ tạng, ngũ kim, ngũ quan, ngũ luân, ngũ cốc… Như vậy, số5 là biểu hiện chung của sự sống và ở đây ngũ quả tự nó biểu trưng mộthợp thành được coi là đầy đủ của loại lễ vật dâng cúng là quả.

Đối với cư dân nông nghiệp ngũ cốc (đạo/nếp hương, lương/gạo, thúc/đậu, mạch/ lúa mì, tắc/kê) là lương thực chủ đạo và ngũ quả (trái cây nói chung) là thứ yếu. Theo sự xác tín đã trở thành tập tục phổ biến trong dân gian nên có thể “ngũ quả” nêu trên là “chuẩn” của năm thứ quả dùng làm lễ vật bởi lẽ việc dâng lễ vật nào đều có thể là cách biểu thị sự cầu mong của người dâng lễ. Ở đây, đối với người nông dân thời cổ thì điều cầu mong lớn nhất là được mùa ngũ cốc.

Quả - Trái

Quả hay trái cây là thứ lễ vật xuất hiện khá sớm trong việc cúng bái bên cạnh các loài thú hiến tế (heo, bò, dê: tam sinh; hoặc bình dân hơn: gà, vịt, tôm, cua, cá). Theo khoa nghi nhà Phật, trong danh mục lễvật lục cúng hay thập cúng có hương (nhang), đăng (đèn), hoa, trà, quả, thực… Tuy nhiên, nghi lễ nhà Phật cũng không quy định rõ là quả gì.

Quả/trái cây nói chung là biểu tượng của sự sung túc, dồi dào. Vì quảthường chứa nhiều hạt được đồng nhất với quả trứng vũ trụ, biểu tượng cho mọi nguồn gốc, mọi sự khởi nguyên; biểu trưng quả (với hạt bên trong của nó) biểu thị cho sự phồn thực, sinh sôi và khao khát sự bất tử - hiểu theo nghĩa là sự nối truyền dòng giống miên viễn. Theo chiều hướng này, quả bao gồm cả ý nghĩa biểu trưng vượt lên trên nhịp điệu sinh tồn của vạn vật: sự xen kẽ luân hồi của sự sống và cái chết; giữa cuộc sống dưới đất (của hạt giống) và cuộc sống dương thế…

Trong văn hóa, cụ thể là trong văn học và nghệ thuật tạo hình, quả vừa là biểu trưng chung vừa là biểu trưng có ý nghĩa riêng - hoặc theo sự đồng âm của nó hoặc nó được xác định bởi các tình tiết văn học truyền kỳ, thần tiên… Lựu được biểu trưng cho sinh con (lựu khai bách tử), dưa hấu nhiều hạt cũng có ý nghĩa tương tự như lựu. Mơ, đào, bầu, phật thủ… đều có ý nghĩa biểu trưng riêng, song đều hội ý chúc tụng cáttường, như ý.

Tóm lại, mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt là một “sảnphẩm văn hóa” đã xác lập trong quá trình lịch sử lâu dài, được khuôn đúc theo quan niệm về “bộ ngũ hoàn hảo” và bắt nguồn từ cái nhìn liên tưởng mang tính chất trải nghiệm từ thực tế sinh trụ dị diệt của thực vật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/11/2010(Xem: 9751)
Giáo lý này được đưa ra để làm lời nói đầu cho tập sách mỏng về Phật Ngọc và Đại Bảo Tháp Từ bi Thế giới được xây dựng tại Bendigo, Úc châu, theo lời khẩn cầu của ông Ian Green.
18/11/2010(Xem: 4324)
Năm hạng tang phục (Ngũ phục) là gì? - Theo "Thọ mai gia lễ", có năm hạng tang phục tuỳ theo quan hệ huyết thống và nghĩa tình phân biệt thân sơ:
30/10/2010(Xem: 9379)
Quyển Khóa Hư Lục Giảng Giải này ra đời do lòng nhiệt tình, tâm tha thiết mong muốn có một “Pho Sách Phật Giáo Việt Nam” thật sự ViệtNam của chúng tôi. Bao nhiêu năm rồi, chúng tôi ao ước những tư liệu Phật giáoViệt Nam còn sót lại được dịch ra chữ quốc ngữ để cho người sau có phương tiệntham khảo học tập.
26/10/2010(Xem: 6292)
Chúng sanh đây có bấy nhiêu Lắng tai nghe lấy những điều dạy răn Các ngươi trước lòng trần tục lắm Nên kiếp nầy chìm đắm sông mê
25/10/2010(Xem: 6308)
Cúng dường Thanh tịnh Pháp Thân Tì Lô Gía Na Phật. Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật. Thiên Bá Ức Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật.
25/10/2010(Xem: 6522)
Đêm nay ngày lành Nguyên đán, Giờ này phút thiêng giao thừa, Chúng con : Tuân lệ cổ tục ngày xưa, Mở cửa nghinh xuân tiếp phước.
24/10/2010(Xem: 6188)
Những bài kệ canh dưới đây áp dụng vào mùa An Cư, Kiết Hạ hằng năm của của Chư Tăng, hoặc trong trường hợp khai Đại Giới Đàn của xưa và nay.
24/10/2010(Xem: 7559)
Bản Sưu Tập các Bài Tán nầy được trích trong các cổ bản Tán Sám, Nghi Thức, Hành Trì viết tay bằng hán tự và trong những bản Nghi Lễ bằng quốc ngữ.
22/10/2010(Xem: 46838)
Hương vân nhi bố Thánh đức chiêu chương Bồ đề tâm quảng mạc năng lường Xúc xứ phóng hào quang
19/10/2010(Xem: 5946)
Phật giáo được truyền vào Việt Nam bằng hai con đường là từ Ấn Độ và từ Trung Quốc truyền sang. Vì vậy, Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng của hai nền tư tưởng lớn của Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]