Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày Tết nói chuyện xông nhà

18/01/201204:59(Xem: 7205)
Ngày Tết nói chuyện xông nhà

Ngày đầu xuân nói về tục xông nhà để nhắc nhởcho nhau, đừng phó thác vận mệnh cho người xông nhà, tục xông nhà không thể quyếtđịnh vận mệnh của mình và gia đình, những người thân...

c94aaaaaaaa.jpg

Niềm tin và ước nguyện nếu không sáng suốt sẽ dẫn đến sựthất vọng,
và những nỗi buồn có thể xảy đến với người chủ nhà lẫn người xôngnhà.


Xôngnhà, cũng gọi xông đất, là vào nhà người nào đầu tiên trong ngày mồng một Tết.Tục xông nhà vào ngày Tết có từ lâu đời trong sinh hoạt văn hoá truyền thống củangười Việt Nam. Ý nghĩa của việc xông nhà là mang đến sự bình an, may mắn, hanhthông cho gia chủ (chủ nhà). Ai cũng muốn hưởng một năm mới với nhiều tốt đẹp,gặp nhiều vận may, gia đình an khang thịnh vượng, làm ăn phát tài, đây là ướcnguyện chung của mọi người.

Vớiniềm tin sự khởi đầu tốt đẹp sẽ mang đến tốt đẹp cho cả năm, một số người hết sứccẩn thận trong việc chọn đối tượng xông nhà. Người được chọn phải là người khoẻmạnh, tính tình vui vẻ, có nhiều thành công trong năm vừa qua. Có người còn chọnđối tượng xông nhà phải hạp tuổi hay hạp mạng (có ngũ hành tương sinh), hoặctên của người đến xông nhà phải đẹp, mang ý nghĩa của những điều tốt lành, maymắn, chẳng hạn như tên Tài, Lộc, Phát, Hiển, Đạt, Thịnh v.v… Chủ nhà thường dặndò đối tượng tỉ mỉ về thời gian đến xông nhà (lúc mấy giờ), dặn những câu chúctụng để mọi việc diễn ra một cách suôn sẻ, tốt đẹp. Tuy nhiên, qua một nămkhông phải ai cũng đạt được điều mong muốn, dù đã chọn được người đến xông nhàcó đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu.

Dùsao tục xông nhà cũng thể hiện những nguyện vọng, ước muốn chính đáng, dễthương, phản ánh phần nào đời sống văn hoá tinh thần của con người. Trên thực tế,muốn biến những mong muốn, ước vọng thành hiện thực, chúng ta phải có thái độ sốngđúng đắn, tích cực và có những hành động thiết thực chứ không thể chỉ mong cầuviễn vông. Người đam mê rượu chè cờ bạc, không chí thú làm ăn thì không thể nàogiàu có được dù ngày đầu năm mới được người giàu sang danh vọng đến xông nhà.Người ăn chơi trác táng, thân thể hao mòn thì làm sao khoẻ mạnh, sống lâu dùngười xông nhà đầu năm là một người tuổi cao, khỏe mạnh.

Cónhiều trường hợp vì lối sống không tốt, không biết cách cư xử trong các mốiquan hệ mà chủ nhà gặp phải những điều không mong muốn, khi ấy bao nhiêu tráchnhiệm đổ trút lên đầu người đến xông nhà. Chủ nhà cho là tại người xông nhà đầunăm đã mang đến những điều không may mắn khiến cho mình phải vỡ nợ, hoặc bị tù,ốm đau bệnh hoạn, bị mất việc, vợ chồng bất hoà, con cái bỏ nhà đi hoang v.v..

Ngàyđầu xuân nói về tục xông nhà để nhắc nhở cho nhau, đừng phó thác vận mệnh chongười xông nhà, tục xông nhà không thể quyết định vận mệnh của mình và giađình, những người thân. Niềm tin và ước nguyện nếu không sáng suốt sẽ dẫn đến sựthất vọng, và những nỗi buồn có thể xảy đến với người chủ nhà lẫn người xôngnhà.

SONG DAO- MINH HANH DUC.jpg

Chư Tăng hóa trang thành ngài Di Lặc đi chúc Tếtđầu Xuân,
một nét đẹp văn hóa Phật giáo cần được nhân rộng-Ảnh: Quảng Trọng Bạch

Để một năm mới có nhiều niềm vui, hạnh phúc và sự may mắn, ngày đầu xuânchúng ta hãy mở rộng vòng tay thân ái đối với mọi người bằng tất cả sự chânthành, thiết lập thật tốt các mối quan hệ, biết sống cho điều thiện. Để có mộtnăm mới đạt nhiều thành tựu, chúng ta cần nỗ lực, chuyên cần, tích cực phấn đấu.Có như thế thì những điều mong ước đầu năm mới trở thành hiện thực.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/03/2015(Xem: 24726)
“Mộ cổ thần chung cảnh tỉnh thế gian danh lợi khách Kinh thanh Phật hiệu hoán hồi khổ hải mộng trung nhơn”. Một làn khói trầm vương nhẹ, một lời kinh khuya sớm, một tiếng chuông rơi… đều làm cho tâm hồn ta nhẹ nhàng, thanh thoát, hướng thượng và quay về với nội tâm. Mỗi tôn giáo đều có những nghi thức và pháp khí hành lễ đặc thù, phù hợp với truyền thống và văn hóa của tôn giáo mình. Đạo Phật, gần hai ngàn năm gắn liền với Dân tộc chúng ta, cho nên những pháp khí, tiếng trống, tiếng chuông chùa… trở thành thân thương, gần gũi, quen thuộc với văn hóa Dân tộc và lắng đọng trong tâm hồn người Việt Nam.
17/11/2014(Xem: 35649)
"Thọ Mai gia lễ" là gia lễ nước ta, có dựa theo "Chu Công gia lễ" tức gia lễ thời xưa của Trung Quốc, nhưng không rập khuôn theo Trung Quốc. Mặc dầu gia lễ từ triều Lê đến nay có nhiều chỗ đã lỗi thời nhưng khi đã trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân, nên đến nay trong Nam ngoài Bắc vẫn còn áp dụng phổ biến, nhất là tang lễ. Tác giả của "Thọ Mai gia lễ" là Hồ Sỹ Tân hiệu Thọ Mai (1690-1760), người làng Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông đậu tiến sỹ năm 1721 (năm thứ hai triều Bảo Thái), làm quan đến Hàn lâm Thị chế.
09/10/2014(Xem: 6487)
Một buổi lễ tụng kinh Pali theo truyền thống Nam tông Tụng kinh hay cầu kinh là một điều phổ biến trong các tôn giáo. Phật giáo cũng không ngoại lệ trong vấn đề này. Tuy nhiên, mục đích của việc tụng niệm thì khác nhau giữa tôn giáo này với tôn giáo khác. Phật giáo là tôn giáo duy nhất không xem tụng niệm như là cầu nguyện. Đức Phật trong nhiều phương cách đã chỉ dạy chúng ta phải có niềm tin vào hành động của mình và kết quả của nó, và qua đó khuyến khích chúng ta nương tựa vào chính mình mà không vào một ai khác. Điều này trong thực tế là điều cốt lõi nơi thông điệp sau cùng của Ngài ở trong kinh Đại Niết-bàn (Mahaparinibbana Sutta). Một trong những thông điệp trong kinh ngày là: “Này A Nan, hãy nương tựa chính mình và chớ nương tựa vào ai khác, hãy nương tựa Chánh pháp và chớ nương tựa vào pháp nào khác”.
25/09/2014(Xem: 28986)
Phụng hành lời giáo huấn của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni trong Kinh Du Hành - bộ Trường A Hàm : “ Chúng Tỳ Kheo phải thường xuyên theo đúng các qui định của Luật Tạng, để giảng luận Chánh Pháp, khiến cho các Tỳ Kheo trong trú xứ cùng sinh hoạt hòa hợp, là pháp đầu trong Bảy Pháp Bất Thối của hàng Thích tử ”. Theo tinh thần đó, chúng ta đã và đang nối gót các bậc Thầy Tổ trong sự nghiệp kế thừa gia bảo của Đức Thế Tôn qua Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư hay Ngày Về Nguồn năm nay là năm thứ 8.
08/09/2014(Xem: 10054)
Đức Phật từng dạy: “Trên đời có hai hạng người đáng quý. Thứ nhất, người chưa hề phạm tội và thứ hai là người lỡ phạm tội nhưng hết lòng sám hối, nguyện không tái phạm.” Kinh sách ghi lại nhiều bài sám với những hình thức ngắn, dài, đại cương hoặc chi tiết, để mỗi hành giả tùy căn cơ, nhu cầu và phương tiện mà phát nguyện sám hối. Ở đây, chỉ xin được chia sẻ đôi giòng, sau hai tuần lễ đại chúng đạo tràng chùa Phật Tổ hành trì, trong khóa tu sẽ liên tục một tháng, tụng lạy bộ“Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp Lương Hoàng Sám”
02/09/2014(Xem: 9811)
Đạo Phật là Đạo cứu chúng sanh ra khỏi sáu cõi sinh, tử, luân hồi khổ đau, để đến các cõi Phật, là những cõi vô sanh, vô tử. Do đó chư Phật trong 10 phương thế giới Phật, đều thị hiện vào Tam giới, Lục đạo, để cứu khổ chúng sanh theo sở nguyện và phương tiện(giáo pháp, tâm đại từ bi, trí tuệ) của mình. Như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thị hiện vào cõi Ta bà, nói Pháp và hướng dẫn con Người tu tập giáo pháp, để giải thoát sanh tử, luân hồi. Đức Phật còn thuyết minh về các kinh
26/08/2014(Xem: 9656)
Với niềm tin rằng từ bỏ cõi đời ở thành phố linh thiêng Varanasi và ngâm mình dưới dòng sông Hằng thì linh hồn sẽ được gột rửa, nhiều người ở Ấn Độ tìm đến thành phố đó để chờ chết.
20/06/2014(Xem: 5968)
… Buỗi lễ vẫn tiếp diễn, chú bé được gội tóc sạch sẽ bằng xà-phòng, đầu được cạo láng bóng, bây giờ chú ra giếng múc nước để rữa những bụi tóc còn sót lại. Chú ở trần, chỉ mặc độc một chiếc quần bằng vải trắng tinh, rộng thùng thình may theo kiểu Ấn Độ. Một người lớn, có lẽ là bố chú, rữa chân cho chú, từ đầu gối trở xuống chú lại được dội nước từ đầu xuống chân. Tắm rữa sạch sẽ xong, chú cũng chỉ mặc chiếc quần trắng, mình trần . Vị Sư trưởng lấy chiếc áo Ca sa vàng vừa mới được dâng lên, cột chéo áo vào cổ chú, trước đó Ngài đã đọc một bài kinh ngắn và chú lập lại từng câu, bài kinh bằng tiếng Phạn nói lên ý nghĩa rời bỏ thế tục. Có câu chú nghe không trọn, Vị Sư trưởng lập lại cho chú đọc theo…
14/06/2014(Xem: 34608)
Mông Sơn Thí Thực là một nghi thức đã được sử dụng rất phổ cập trong các ngôi Già lam thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông. Có ba loại nghi thức Mông Sơn: Đại Mông Sơn, Trung Mông Sơn và Tiểu Mông Sơn. Đại Mông Sơn thuộc về loại chẩn tế cô hồn trọng đại. Đây là một hình thức tổ chức nghi thức lập đàn tràng chẩn tế cô hồn rất lớn. Như đại lễ trai đàn chẩn tế bình đẳng giải oan năm 2007, do Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh cùng chư Tăng Ni Làng Mai, đã hợp tác cùng Giáo Hội Phật GiáoViệt Nam trong nước tổ chức ở ba nơi: chùa Vĩnh Nghiêm (Sài Gòn), chùa Diệu Đế (Huế), chùa Sóc Sơn (Hà Nội). Cả ba nơi lập trai đàn chẩn tế này mọi người đến dự lễ rất đông, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc, hay đảng phái chánh trị.
11/06/2014(Xem: 6909)
Tôi đến chùa Viên Đức, Đức quốc vào thứ 6, tưởng là sớm, tới nơi lúc 22 giờ 30 Phật tử đã đông nghẹt, mọi phòng đều chật cứng nằm xếp lớp như cá mòi, có người đã bắt đầu “lên dây đàn” mở màn cho buổi hòa tấu. Nhìn quanh không còn chỗ nào trống để ngả lưng. Đang đứng ngơ ngác ở hành lang cầu thang, tôi định trải túi ngủ nằm bừa xuống, có chị bạn đạo vừa chuyển mình nhích qua một bên, vừa cất tiếng:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]