Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ông Táo chầu trời ngày 23 tháng chạp

12/01/201203:16(Xem: 5807)
Ông Táo chầu trời ngày 23 tháng chạp

Nguồn gốc tín ngưỡng ông Táo

Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Tuy vậy, người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết Tam vị thất thế (thuyết Ba ngôi) vốn khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo. Bếp là gốc rễ căn bản của nhà khi ngườinguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất. Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép lại như sau:

Ngày xưa có hai vợ chồng nhà nọ rất nghèo khổ. Chồng tên là Trọng Cao, vợ là Thị Nhi. Họ lấy nhau đã lâu mà không có con, cho nên thường buồn phiền cãi lẫy với nhau.

Một hôm Trọng Cao quá tức giận mà đánh vợ. Tức mình, Thị Nhi bỏ nhà ra đi, rồi gặp một chàng trai là Phạm Lang. Anh chàng này đã dùng lời ngon ngọt và khéo léo chinh phục được Thị Nhi. Hai người ăn ở với nhau thành vợ chồng. Khi Trọng Cao hết giận, thấy vợ bỏ đi mất, liền đi tìm kiếm khắp nơi, nhưng không thấy tăm hơi. Từ đó ông buồn rầu bỏ công ănchuyện làm, ra đi làm người hành khất để đi tìm vợ.

Một hôm, Trọng Cao đến một nhà khá giả xin ăn. Bà chủ nhà đem cơm ra cho. Hỡi ôi, thì ra đó là Thị Nhi. Hai người nhận ra nhau, tình xưa nghĩa cũ dễ nào quên. Thị Nhi hối hận vì đã lấy Phạm Lang. Họ đang hàn huyên thì bất ngờ người chồng mới là Phạm Lang từ ngoài đồng đi làm về.Thấy thế, Thị Nhi nói Trọng cao vào ẩn trong đống rơm.

Phạm Lang về nhà cốt lấy tro bón ruộng, nên đốt đống rơm lấy tro. Trọng Cao đang say ngủ trong đống rơm vì đường xa mỏi mệt nên bị chết cháy. Người vợ cũ là Thị Nhi thấy vậy cũng lao vào lửa chết theo. Phạm Lang thấy vợ chết cũng lao mình vào đống rơm đang cháy ấy mà chết.

Cũng có tích khác: Sau khi Thị Nhi lấy Phạm Lang, một hôm trong nhà cúng đốt mã ngoài sân, có một hành khất vào ăn xin. Thị Nhi nhận ra người chồng cũ của mình, động lòng thương đem gạo ra cho. Bị Phạm Lang nghi ngờ, Thị Nhi lấy làm xấu hổ đâm đầu vào đống lửa đang đốt mã mà tựtử. Trọng Cao cảm tình ân nghĩa cũng lao vào lửa mà chết theo, Phạm Lang vì mối tình thương vợ, cũng nhảy vào cùng chết.

Thượng đế thấy ba người có nghĩa mới phong cho làm Táo Quân, và phân chia mỗi người một việc.

- Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp.

- Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà.

- Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa.

cungongtao

Quan niệm cúng ông Táo

Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình,còn gọi là Định phúc Táo Quân. Phúc đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà.

Bàn thờ thường đặt gần bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng Đế (hay ông Trời), nên có nơi gọi ngày này là Tết ông Công.

Vị Táo Quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể.

Lễ vật cúng ông Táo

Lễ vật cúng Táo Quân gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn; mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

cungongtao1

Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy) sẽđược đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vịcũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công.

Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tậpgáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngangnhư con gà cồ vậy!

Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo vềtrời. Con cá chép này sẽ được "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông) sau khi cúng.

Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ.

Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, ngườita hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn Táo Quân.

cungongtao2

Văn khấn cúng ông Táo chầu trời

Nam mô A-di-đà Phật

Kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân

Tín chủ chúng con là: (thí dụ: Nguyễn Văn T, sinh năm: Canh Tuất (1970), hành canh: 41 tuổi)

Ngụ tại số nhà ........, đường/phố ...., ấp/khu phố ............, xã/phường/thị trấn ......., huyện/quận/thành phố/thị xã ........, tỉnh/thành phố .........

Nhân ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắm sửa hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, dâng lên trước án, hiến cúng tôn thần, đốt nén tâm hương, chí thành bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Phong theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, ngũ tự gia thần (*), soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.

Trong năm sai phạm các tội lỗi lầm, cúi xin tôn thần gia ân châm chước, ban lộc ban phúc, phù hộ toàn gia: trai, gái, trẻ, già, an ninh khang thái.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Tân Nguyễn(tổng hợp)

(*) Ngũ tự gia thần:Vị thần linh định đoạt năm chữ phúc trong các gia đình.

Theo thiên “Hồng Phạm” của Kinh Thư - bộ sách do Khổng tử và các đệ tử san định -ngũ phúc gồm: thọ (sống lâu), phú (giàu có); an ninh (yên lành); du hảo đức (có đức tốt); và khảo chung mệnh (vui, hết tuổi trời).

1/ Trường thọ là không bị chết non, phúc thọ là lâu dài. 2/ Phú quý là tiền của rất nhiều, địa vị tôn quý. 2/ Khang ninh là thân thể khoẻ mạnh, tâm hồn yên ổn. 3/ Hiếu đức là tính lương thiện, nhân hậu, bình tĩnh. 4/ Thiện chung là có thể tiên liệu thời kỳ chết của mình. 5/ Khi lâm chung không gặp tai họa, thân thể không đau đớn vì bệnh tật, trong lòng không vương vấn và phiền não, ôn hoà tự tại rời khỏi nhân gian.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/11/2010(Xem: 3856)
Năm hạng tang phục (Ngũ phục) là gì? - Theo "Thọ mai gia lễ", có năm hạng tang phục tuỳ theo quan hệ huyết thống và nghĩa tình phân biệt thân sơ:
30/10/2010(Xem: 8468)
Quyển Khóa Hư Lục Giảng Giải này ra đời do lòng nhiệt tình, tâm tha thiết mong muốn có một “Pho Sách Phật Giáo Việt Nam” thật sự ViệtNam của chúng tôi. Bao nhiêu năm rồi, chúng tôi ao ước những tư liệu Phật giáoViệt Nam còn sót lại được dịch ra chữ quốc ngữ để cho người sau có phương tiệntham khảo học tập.
26/10/2010(Xem: 5907)
Chúng sanh đây có bấy nhiêu Lắng tai nghe lấy những điều dạy răn Các ngươi trước lòng trần tục lắm Nên kiếp nầy chìm đắm sông mê
25/10/2010(Xem: 5554)
Cúng dường Thanh tịnh Pháp Thân Tì Lô Gía Na Phật. Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật. Thiên Bá Ức Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật.
25/10/2010(Xem: 6024)
Đêm nay ngày lành Nguyên đán, Giờ này phút thiêng giao thừa, Chúng con : Tuân lệ cổ tục ngày xưa, Mở cửa nghinh xuân tiếp phước.
24/10/2010(Xem: 5434)
Những bài kệ canh dưới đây áp dụng vào mùa An Cư, Kiết Hạ hằng năm của của Chư Tăng, hoặc trong trường hợp khai Đại Giới Đàn của xưa và nay.
24/10/2010(Xem: 6686)
Bản Sưu Tập các Bài Tán nầy được trích trong các cổ bản Tán Sám, Nghi Thức, Hành Trì viết tay bằng hán tự và trong những bản Nghi Lễ bằng quốc ngữ.
22/10/2010(Xem: 42885)
Hương vân nhi bố Thánh đức chiêu chương Bồ đề tâm quảng mạc năng lường Xúc xứ phóng hào quang
19/10/2010(Xem: 5494)
Phật giáo được truyền vào Việt Nam bằng hai con đường là từ Ấn Độ và từ Trung Quốc truyền sang. Vì vậy, Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng của hai nền tư tưởng lớn của Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc.
06/10/2010(Xem: 13679)
Ngày nay, khái niệm An cư kiết hạ không còn xa lạ với những người đệ tử Phật. Theo Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma (q.4) giải thích nghĩa lý an cư như sau: “Thân và tâm tĩnh lặng gọi là an. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là cư”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567