Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý Nghĩa Lễ Chẩn Tế Âm Linh Cô Hồn

20/09/201016:19(Xem: 7571)
Ý Nghĩa Lễ Chẩn Tế Âm Linh Cô Hồn

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính thưa toàn thể quý Phật tử, quý đồng hương thân hữu,

Hôm nay, chùa Từ Quang tổ chức Đại lễ kỷ niệm Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni đản sanh, lễ cung nghinh an vị Tôn tượng chư Phật và Bồ tát. Vì lòng từ bi rộng lớn, nghĩ đến chư hương linh, chư âm linh cô hồn không nơi nương tựa trong chốn Già lam Từ Quang và toàn thể vùng Garland, Nhị vị Trú Trì chùa Từ Quang đã thiết lập đàn tràng Chẩn tế cô hồn, một lòng thành tâm cung thỉnh chư tôn đức Tăng vân tập về đây hành trì pháp sự khoa nghi, để cầu siêu độ cho chư hương linh, chư âm linh cô hồn, chúng sanh đang chịu khổ hình trong ba cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh… chúng tôi có duyên được nhị vị Trú Trì cho phép nói đôi điều về ý nghĩa chẩn tế cô hồn với quý Phật tử. Trong thời gian hạn hẹp, không thể trình bày một cách chi tiết về khoa nghi chẩn tế, cách thức hành trì Pháp sự, mà chúng tôi chỉ nói ngắn gọn về ý nghĩa, tác dụng và lợi ích của khoa nghi chẩn tế mà thôi.

Lời đầu tiên chúng tôi muốn nói là vô cùng hoan hỷ với việc làm đầy lòng từ bi, có ý nghĩa tác động đến tâm thức chúng sanh ở cả cảnh giới người còn, kẻ mất của Quý Thầy chùa Từ Quang. Chúng tôi thành tâm cầu nguyện cho Phật sự được viên thành, cầu nguyện chư hương linh của quý Phật tử, chư âm linh cô hồn, oan hồn uổng tử bị chiến tranh, biến động thiên tai, những hương linh trầm mình trong biển cả trên con đường vượt biển tìm tự do và chân lý đều được siêu sanh về miền tịnh cảnh.

Kính thưa quý vị,

Nói đến khoa nghi chẩn tế âm linh cô hồn thì không thể không nói đến nghi lễ của Phật giáo. Nhiều nhà nghiên cứu tôn giáo trên thế giới đều đồng ý rằng một tôn giáo phải có đủ ba yếu tố: triết học, nghi lễ và thần thoại. Phật giáo là một tôn giáo nên Phật giáo cũng có đầy đủ ba yếu tố trên. Tuy nhiên, Phật giáo là tôn giáo không có thượng đế nên yếu tố nghi lễ và thần thoại của đạo Phật mang sắc thái và ý nghĩa khác với các tôn giáo khác.

Vậy yếu tố nghi lễ trong đạo Phật được định nghĩa như thế nào?

Nghi có nghĩa là nghi thức, khuôn phép, dáng mẫu… Lễ là lễ giáo, lễ bái, cúng tế, tôn thờ, cung kính… Vậy nghi lễ có ý nghĩa rất rộng, bao trùm cả hành vi, thái độ, văn hóa, tín ngưỡng, ngôn ngữ, phong cách của con người trong xã hội. Trong nghĩa hẹp thì nghi lễ là nghi thức hành lễ tụng niệm mang tính tín ngưỡng thờ phụng của một tôn giáo. Nghi lễ của Phật giáo thường đi đôi với nhạc (lễ - nhạc), tùy theo truyền thống văn hóa nghệ thuật của mỗi miền mà nghi lễ Phật giáo sẽ ảnh hưởng truyền thống văn hóa của miền ấy. Ví dụ âm điệu tán tụng và nhạc của chư Tăng xứ Huế thì mang sắc thái âm nhạc cung đình với những điệu Nam Ai, Nam Bình, Kim Tiền, Lưu Thủy… Nghi lễ Phật giáo của chư Tăng miền Bắc thì âm hưởng lại mang màu sắc của tuồng chèo, có một số bài tán tụng mang âm hưởng của Quan họ Bắc Ninh… trong khi những điệu tán, tụng, xướng kệ của chư Tăng miền Nam lại mang sắc thái cải lương, tuồng cổ… Nói chung, nghi lễ Phật giáo mang màu sắc lễ nhạc cổ truyền của dân tộc, đậm nét văn hóa truyền thống, cần phải tôn trọng và giữ gìn.

- Nghi lễ biểu hiện lòng thành kính đối với Tam Bảo: Tín đồ luôn có một niềm tin sâu sắc và thành kính đối với Tam Bảo. Niềm tin đó tạo sự chuyển hóa trong nội tâm, người tu tập dựa vào đức tin để có những tiến hóa về mặt tâm linh mà trong kinh Trung Bộ Đức Phật gọi là quả vị tu chứng “tùy tín hành” là một trong bảy quả vị, quả vị này thuộc về tình cảm hay niềm tin đối với Tam Bảo.Với ý nghĩa đó thì nghi lễ là món ăn tinh thần không thể thiếu của người Phật tử.

- Nghi lễ nghệ thuật hóa triết lý: Nền triết lý của đạo Phật rất cao siêu, không phải người nghiên cứu một sớm một chiều mà có thể hiểu và quán triệt được toàn bộ. Vì vậy đối với người bình dân khó có thể thâm nhập khi bước đầu học Phật được tức khắc. Nghi lễ là con đường đưa người vào đạo bằng con tim, chứ không phải bằng khối óc. Thông qua nghi lễ, đạo lý cao siêu được cảm nhận. triết lý được nghệ thuật hóa một cách nhẹ nhàng và mang âm hưởng của văn thơ, ngôn ngữ, diễn tả cảnh tình hết sức thanh thoát. Thi sĩ không cần dùng nhiều từ ngữ để bày tỏ tâm tư tình cảm…. Quý vị thử tìm hiểu trong nghi Chẩn tế cô hồn sẽ thấy rõ văn thơ tả cảnh tuyệt vời: “Từng nghe rằng: mặt trời gác núi, tối sáng giành nhau. Bầu trời đầy sao, thế giới bùng lên ánh lửa (lửa tham lam, sân hận, si mê). Từng đàn chim bay về tổ ấm, kẻ nông phu người ngựa dắt díu nhau về. Trên chòi cao đầu làng, thỉnh thoảng điểm trống cầm canh, dưới bờ suối róc rách tiếng gió lùa vào ngọn cỏ. Lầu cao đã kín cổng, chòi cỏ cũng thâm u. Chính lúc này là thế giới của ngạ quỷ, vì vậy nên mở lòng từ khai đàn pháp sự để cứu độ chư âm linh oan hồn uổng tử.” Ngôn ngữ và âm nhạc đã góp phần làm cho nghi Chẩn tế cô hồn được cảm nhận bằng trực giác hay tình cảm chứ không bằng suy tư, lý luận.

- Nghi lễ là phương tiện độ sanh: Có những người không bao giờ đến chùa để quỳ lạy hay tụng kinh, có những người không bao giờ chịu nghe giảng Pháp… có lẽ nhân duyên chưa có. Nhưng khi có dịp ma chay, đám giỗ, quý Thầy giúp đỡ lễ tang, từ đó họ phát tâm đi chùa, tụng kinh niệm Phật, nghiêm tầm kinh lý. Đó là một phương tiện độ sanh hữu hiệu.

- Nghi lễ làm trang nghiêm tâm và đạo tràng: Một cuộc lễ đúng cách có thể làm cho tâm hồn định tĩnh, chuyên chú trang nghiêm. Khung cảnh của nghi lễ làm cho người đi vào quy củ, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt một cách tự nhiên.

Theo kinh “Phật thuyết cứu bạt diệm khẩu đà la ni chú”, sách “Thí ngạ quỷ ẩm thực cập thủy pháp”, “ Du già tập yếu cứu A Nan đà la ni diệm khẩu quỷ nghi kinh” và “Du già tập yếu diệm khẩu thí thực nghi” có viết rằng: Một hôm nọ, ngài A Nan đang nhập thiền định thì một vị ngạ quỷ Diệm Khẩu xuất hiện và nói với ngài A Nan rằng, trong ba ngày nữa ngài A Nan sẽ chết, nếu muốn vượt qua khổ nạn này thì nên đem thức ăn, nước uống nhiều bằng số cát sông Hằng để bố thí cho các loài ngạ quỷ đang đói khổ. Xuất thiền, Ngài A Nan vô cùng lo âu, tự nghĩ rằng thân xuất gia, ngày ngày đi khất thực của đàn na tín thí, làm sao có đủ phẩm vật để cứu vớt chúng ngạ quỷ được đây. Ngài trình lên đức Phật. Đức Phật khuyên ngài A Nan chớ có lo sợ và dạy rằng: “Trong một kiếp về quá khứ, đức Phật sinh ra trong một gia đình Bà La Môn, và đã được học hỏi pháp bí yếu chân ngôn Đà la Ni có tên là Biến Thực Biến Thủy chân ngôn. Pháp này có thể trì tụng, thân khẩu ý thanh tịnh, biến một thành mười, mười thành trăm vạn ngàn ức, nhiều bằng số cát sông Hằng để có thể cứu giúp các loài ngạ quỷ đang đói khổ.”. Và đức Phật đã truyền lại cho ngài A Nan để cứu khổ ngạ quỷ. Từ đó về sau, mỗi lần thọ trai, các đệ tử của Phật thường sớt phần ăn của mình lại để bố thí chúng sanh và ngạ quỷ. Mãi về sau, chư Tổ sắp xếp lại theo thứ lớp: cúng Phật, cúng Tổ, thí thực ngạ quỷ cô hồn trước khi chư Tăng thọ trai. Tại chùa, cúng thí thực cô hồn là một phần không thể thiếu trong hành trì thiết yếu hằng ngày vào thời công phu chiều. Tại Việt Nam, bất cứ thời gian và không gian nào, khi trong tư gia có đám giỗ, ma chay đều có cúng thí thực cô hồn. Đơn giản thì một mâm nhỏ, 1 nồi cháo trắng gọi là cúng cô hồn, cúng kẻ khuất mặt mày, không nơi thờ tự, không người cúng tế để thể hiện lòng từ bi của đạo Phật.

Đến đời nhà Tống, Cam lồ Pháp Sư lập một trai đàn cúng thí thực trên đỉnh núi Mông thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Phần khoa nghi dựa theo kinh chú Phật thuyết và lời cầu nguyện tóm lược như sau:

1. Trình bày tất cả do tâm tạo qua bài kệ Hoa nghiêm: Nhược nhơn dục liễu tri, tam thế nhất thiết Phật, ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo.

2. Nguyện xa lìa cảnh ác thú bằng cách tập trung tư tưởng phá tan mọi phiền não, sám hối tội lỗi, giải sạch oan khiên qua thần chú: Phá Địa ngục chân ngôn, phổ triệu thỉnh chơn ngôn, giải oan kết chân ngôn….

3. Cung thỉnh mười phương Tam Bảo, Đức Thích Ca, Đức Quán Âm, Đức Địa Tạng, và ngài A Nan giáng lâm đàn tràng chứng minh.

4. Hướng dẫn chúng sanh quy y Tam Bảo.

5. Sám hối nghiệp chướng: Tất cả chúng sanh hữu tình và vô tình, bao gồm cả người cúng và người được cúng phải thành tâm sám hối mới có lợi lạc.

6. Phát đại nguyện: thề cứu độ hết chúng sanh, thề phá hết phiền não, nguyện học các pháp môn tu tập, thề nguyện thành Phật đạo.

7. Diệt tội: Thành tâm sám hối, phát đại nguyện và hành giả tụng các thần chú mới có linh cảm như chú Diệt Định nghiệp chơn ngôn của Ngài Địa Tạng, Diệt bất định nghiệp chơn ngôn của Ngài Quán Âm.

8. Tuyên thuyết định giới: Thần chú khai yết hầu chơn ngôn và Tam Muội gia giới chơn ngôn để chúng sanh diệt trừ chướng ngại, mở rộng yết hầu thọ hưởng pháp thực, thọ xong giữ giới để thoát phiền não nghiệp chướng.

9. Biến thức ăn thành pháp vị: Biến thực chơn ngôn, biến thủy chơn ngôn, nhất tự thủy chơn ngôn, nhũ hải chơn ngôn khiến cho chúng sanh ngạ quỷ thọ hưởng được sung mãn.

10. Kết nguyện: thần chú gia trì tịnh pháp thực, tất cả chúng sanh cô hồn đã no đủ, xả hết tâm tham lam mau thoát cảnh địa ngục u đồ, trì chú: “Vô giá thực chơn ngôn” phá tan sự ngăn ngại thánh phàm, tăng tục, bình đẳng thọ hưởng cam lồ pháp vị.

11. Hồi hướng: Cầu cho tất cả chúng sanh an lành, vãng sanh cực lạc.

Khoa nghi chẩn tế cô hồn có ba điểm: 1) tâm thành 2) kinh chú 3) thân khẩu ý thanh tịnh. Chú trọng đến siêu độ cho các âm linh oan hồn uổng tử, chết bất đắc kỳ tử, bất định nghiệp, chiến sĩ trận vong không nơi nương tựa. Không những cúng tiến thức ăn nước uống mà còn gia trì Pháp sự, thực hành mật tông, một lòng cầu mong cho chư vị thoát khỏi cảnh khổ, nghiệp ác của cõi ngạ quỷ được tiêu trừ. Một khoa nghi rất nhiều lợi lạc nhưng rất khó hành trì, vì đòi hỏi sự tinh thông cả hai mặt kinh điển và mật điển.

Mật điển của khoa Du Già chẩn tế cô hồn là Tam Mật đồng tu:

- Thân kết ấn: thì thân nghiệp thanh tịnh không tạo các tội ác.

- Miệng niệm thần chú thì khẩu nghiệp thanh tịnh, không nói các lời ác.

- Ý quán tưởng thì ý nghiệp thanh tịnh không nghĩ các điều ác.

Khi cả thân khẩu ý đều thanh tịnh thì gọi là Tam mật tương ưng, hòa nhập vào cảnh giới của chư Phật, chư Bồ Tát. Chư Kinh sư trong trai đàn thành tâm cầu nguyện mười phương Chư Phật gia hộ, tam nghiệp thanh tịnh, phát khởi tam tâm: từ bi, hỷ xả, bình đẳng để độ thoát chúng sanh trong cõi địa ngục ngạ quỷ, súc sanh tam đồ ác đạo. Có thể nói đây là một pháp hành trì mà âm cảnh và dương gian đồng lợi lạc. Vì vậy vị chủ sám gia trì sư và chư vị kinh sư phải là những người hành trì và giới hạnh nghiêm minh, luôn thanh tịnh thân tâm, đủ sức thần giao cách cảm trong lời chú nguyện khiến thức ăn biến thành Pháp vị để chúng sanh trong các loài ngạ quỷ được thọ dụng và nhờ vào công đức lực cầu nguyện mà cô hồn được siêu sanh tịnh độ.

Trong đạo Phật có vô lượng pháp môn tu tập. Mỗi pháp môn tu tập đều tùy theo khả năng lãnh ngộ và căn cơ của mỗi chúng sanh. Nhưng tất cả các pháp môn đều đưa hành giả đến mục đích cuối cùng là đạo quả giải thoát. Có người thích pháp môn Thiền tập, có người thích lễ lạy xưng dương tán thán hồng danh chư Phật, có vị thích pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh, có người thích pháp môn Mật tông để đi hành trì khoa chú…. Chọn pháp môn nào để tu tập là tùy theo căn tánh của chúng sanh. Chúng ta không thể phân biệt pháp môn nào hơn pháp môn nào, hoặc cho rằng pháp môn nào chánh thống, pháp môn nào dị biệt cả. Cũng như con đường đến chùa Từ Quang. Có người thích đi xe hơi, có người đi bộ, có người đi xe bus. Đi bằng phương tiện gì không quan trọng. Quan trọng là có đi đến chùa bằng tâm thành hay không? Và cho dẫu tu pháp môn nào đi nữa thì Thiền-Tịnh -Mật : Tam mật phải tương ứng. Có nghĩa là thân khẩu và ý phải thanh tịnh, mới mong thoát khỏi phiền não và an lạc giải thoát thật sự. Trong thời gian 45 phút hạn hẹp, chúng tôi không thể trình bày một cách sâu rộng để đáp ứng lòng mong mỏi của quý vị về khoa nghi chẩn tế cô hồn. Hy vọng có dịp chúng tôi sẽ trình bày nhiều hơn. Vì khoa nghi chẩn tế là một thế giới Mật tông, đòi hỏi phải có sự tu trì và nghiên cứu nghiêm minh. Chắc chắn rằng chúng tôi đã thiếu sót vì trí lực còn non nớt, mong quý vị hoan hỷ lượng thứ.

Cuối cùng, chúng tôi thành tâm cầu nguyện hồng ân mười phương Tam Bảo gia hộ cho chư Tăng và Phật tử chùa Từ Quang thân tâm an lạc, Phật sự viên thành, nguyện chúc ngôi già lam Từ Quang ngày một xương minh. Mang ánh sáng trí tuệ, từ bi của đạo Phật chiếu rọi vào cõi u đồ tăm tối, để cứu vớt chúng sanh đang lặn ngụp trong cõi trầm luân đồng thành Phật đạo.

Nam mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát Tác Đại Chứng Minh.

Source: tangthuphathoc.com

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/02/2014(Xem: 14326)
Nghi Thức Trì Chú Dược Sư Thích Nhật Từ biên soạn
05/02/2014(Xem: 14032)
Nghi Thức Trì Chú Đại Bi Thích Nhật Từ soạn 01_Nghi thuc tung Chu Dai Bi_ Thich Nhat Tu soan 03Feb2014
30/01/2014(Xem: 10581)
Giao thừa Nguyên Đán lễ linh thiêng, Cung thỉnh mười phương Phật Thánh Hiền, Duyên giác, Thanh văn cùng liệt Tổ, Thiên thần Hộ pháp với Long Thiên. Thiêu thân liệt Thánh tử vì đạo, Dủ ánh uy quang giáng tọa tiền, Lễ nhạc hương hoa xin cúng dưỡng, Nguyện cầu giáng phước lễ minh niên.
27/01/2014(Xem: 8327)
Ba nghiệp lắng thanh tịnh Gửi lòng theo tiếng chuông Nguyện người nghe tỉnh thức Vượt thoát nẻo đau buồn.
12/01/2014(Xem: 12230)
Kính lạy chư Phật khắp mười phương Tuyên dương Pháp nhiệm mầu thanh tịnh Thánh Tăng cả ba thừa bốn quả Rủ lòng từ bi xin chứng giám Đệ tử chúng con Từ đời vô thỉ Xa rời chân tánh Trôi giạt sông mê
16/08/2013(Xem: 7908)
Không khí trang nghiêm của những đạo tràng với những chiếc y màu vàng hoại sắc và những chiếc áo tràng màu lam luôn luôn là những hình ảnh đẹp
16/08/2013(Xem: 9354)
Thiết nghĩ, Phật Giáo Việt Nam cần nghiên cứu và có quy định thống nhất về phẩm phục của tu sĩ, sao cho vừa hội nhập được với Phật giáo quốc tế, Phật giáo khu vực, vừa giữ được bản sắc truyền thống Phật giáo VN.
16/08/2013(Xem: 14458)
Mao_HiepChuongNói đến pháp phục của Phật giáo, chúng ta thường đề cập đến pháp phục của người xuất gia, bao gồm pháp phục nghi lễ và pháp phục thường nhật. Pháp phục Phật giáo được xem là hình thức thể hiện thân giáo, đó là pháp tướng bên ngoài của người xuất gia nên các chế tài trong luật nghi quy định rất rõ về các hình thức của pháp phục.
25/07/2013(Xem: 25238)
Bộ Hồng Danh Lễ Sám nầy được dịch từ bản chữ Hán trong Tục Tạng Kinh – Tập I, Ấn Độ soạn thuật. Bản chính mang danh tựa là “Phật Thuyết Phật Danh Kinh,” gồm 30 quyển. Trong đó, từng đoạn từng đoạn, Phật thuyết nhơn quả báo ứng, nghiệp lực, tội khổ của chúng sanh đã tạo, đương tạo… rồi nói đến Hồng Danh các đức Phật, Bồ Tát, La Hớn, Tổ Sư v.v… Về các bài kinh văn trường hàng, chư Tổ về sau có thêm vào văn sám nguyện, trong Từ Bi Tam Muội Thủy Sám, trong Lương Hoàng Sám, trong Dược Sư Sám… Chúng tôi nhận xét nếu đề “Phật Thuyết Phật Danh Kinh” thì phải thuần là danh hiệu Phật, nhưng trong ấy lại có nhiều danh hiệu Bồ Tát, La Hớn, Tổ Sư… do đó, nên chúng tôi xin đổi lại là “Đức Phật Nói Kinh Hồng Danh Lễ Sám quyển thứ nhất, quyển thứ hai v.v… ”
25/07/2013(Xem: 23216)
Đời hiện tại thường xuyên bị sự khó khăn, tai nạn, bịnh hoạn trầm trọng, như thế là do đâu? Chính do mỗi người tạo nhiều nhơn ác trong đời quá khứ, hoặc nhiều kiếp về trước đã gieo nhơn đen tối, nặng nề khổ đau, nên đời hiện tại mang thân mạng nầy mới chịu nhiều tai biến, nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc. Trong Kinh Nhơn Quả, đức Phật đã dạy: “Muốn biết nhơn đời trước của mình ra sao thì cứ nhìn thẳng những việc mình đang lãnh thọ trong đời này; muốn rõ quả báo kiếp sau của mỗi người thế nào, thì cứ xem các nhơn mỗi người tạo tác trong đời nầy.” Nguyên văn: “Dục tri tiền thế nhơn, kim sanh thọ giả thị; yếu tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị.”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]