Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lược ý "tiết Trung nguyên phổ độ" xá tội vong nhân trong đại lễ Vu Lan Phật giáo Bắc truyền

08/08/201101:05(Xem: 5226)
Lược ý "tiết Trung nguyên phổ độ" xá tội vong nhân trong đại lễ Vu Lan Phật giáo Bắc truyền

LƯỢC Ý "TIẾT TRUNG NGUYÊN PHỔ ĐỘ" XÁ TỘI VONG NHÂN
TRONG ĐẠI LỄ VU LAN PHẬT GIÁO BẮC TRUYỀN
Thích Tâm Mãn

Trung nguyên ngày vọng hội Vu Lan
Bến Giác chiều thu sóng đạo ngàn
Những ai là người mang ơn nặng
Đều vận lòng thành đón Vu Lan
ĐạiLễ Vu Lan còn được gọi là tiết Trung nguyên, đây là một danh từ được rất nhiều sử sách nước ta thường gọi chỉ cho Đại Lễ Vu Lan rằm tháng 7, trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, kỷ nhà Lý chép: “Mùa thu tháng bảy năm Mậu Tuất (1118) tiết Trung Nguyên, vua Lý Nhân Tông bày cổ bàn, nhân vì lễ Vu Lan Bồn...”.

Châu Bản Triều Nguyễn cũngcó đoạn chép: “Năm Minh Mạng thứ XVIII, Đinh Mùi (1837), lại thiết traiđàn tụng kinh 21 ngày đêm, cũng vào tiết Trung Nguyên, tức Vu lan rằm tháng 7”. Vậy vì sao Đại Lễ Vu Lan Được gọi là tiết Trung Nguyên?.

dida

Tiết Trung Nguyên là danh từ của Đạo Giáo dùng để gọi lễ hội rằm tháng bảy, đây là “Lễ tiết”theo quan niệm truyền thống của Đạo Giáo. Đạo Giáo cho rằng trong một năm có ba tiết gọi là “Tam Nguyên”là ngày giáng trần của “Tam Quan”. Trong Kinh Thái Thượng Tam Quan của Đạo Giáocó chép: “Thiên Quan tứ phước, Địa Quan xá tội, Thủy Quan giải ách... tất cả chúng sanh đều dưới sự cai quản thống nhiếp của Thiên, Địa, Thủy Quan...”. Trong tín ngưỡng dân gian gọi tháng bảy là “tết của Quỷ”hay là “Tháng Cô Hồn”.

Tiết Thượng Nguyên còn gọi là Thượng Nguyên Thiên Quan tiết, lễ tiết của đầu năm vào tháng giêng, đây là tiếtgiáng trần của Thượng nguyên tứ phước thiên quan, Tử Vi Đại Đế. Tiết Trung nguyên còn xưng là Trung Nguyên Địa Quan tiết, lễ tiết của giữa năm, vào tháng bảy, đây là tiết giáng trần của Trung Nguyên Xá Tội Địa Quan, Thanh Hư Đại Đế. Tiết Hạ nguyên còn xưng là Hạ Nguyên Thủy Quan tiết, lễ tiết cuối năm vào tháng mười, đây là tiết giáng trần của Hạ Viên Giải Ách Thủy Quan, Đồng Âm Đại Đế.

Quan niệm của Đạo Giáo cho rằng tiết Trung Nguyên bắt đầu từ ngày mồng 1 tháng 7, ngày “Khai mở quỷ môn”, cho đến ngày 30 tháng 7, ngày “đóng cửa quỷ môn”,đây là tiết của quỷ, đây là khoảng thời gian, dưới âm phủ, âm ty mở cửađịa ngục, cho các loài quỷ lên dương thế để thọ hưởng sự cúng tế và nhận đồ thế chấp của người thế gian, cũng như tìm người thế mạng.

Người trên thế gian vì muốn tránh sự phárối cũng như làm tổn hại đến tính mạng của mình do các loài quỷ gây ra,nên đến ngày rằm tháng bảy phải lập đàn, thiết lễ, bày các phẩm vật thực phẩm và các loại vàng mã, hình nộm để thế chấp và cúng cấp các loàicô hồn ngạ quỷ. Lễ cúng tế này được Đạo Giáo gọi là Tiết Trung Nguyên.

Căn cứ theo Kinh Huyền Đô Đại Hiến của Đạo Giáo cóchép: “Ngày 15 tháng 7 là tiết Trung Nguyên vậy.... đây là ngày mà Đại Quan kiểm tra xét hỏi, phân biệt các tội thiện ác dưới địa phủ. Chư Thiên và Thánh chúng đều ở trong cung, kiểm tra sổ ghi kiếp số của các loài quỷ, các loài ngạ quỷ đang bị tù ngục đều được thả ra...”.

diatang

Quan niệm của Đạo Giáo cũng như trong tín ngưỡng dân gian tin rằng “Quỷ”là những vong hồn chết bất đắc kỳ tử, là chưa đến số chết mà phải chết,chết một cách oan uổn, không cam tâm, không nhắm mắt được, nên khi chếtbiến thành “Lệ Quỷ”để quay lại báo thù. Cho nên trong dân gian có câu “Làm ác giết người, thì có thể trốn được sự trừng phạt của quốc pháp, chứ đâu tránh khỏi sự trả thù của oan hồn lệ quỷ.”.

Tiết Trung Nguyên của Đạo Giáo cũng như trong dân gian cho rằng, đây là Mùa của “Lệ Quỷ”cô hồn nên phải cúng tế cho các loại Lệ quỷ, ăn uống đầy đủ, cúng cấp vàng mã đủ đầy, để giải trừ các oán hờn, không còn trả thù nữa, để được thoát hóa đầu thai làm người.

Đạo Giáo giải thích về quỷ rằng: “Người chết thành quỷ, quỷ có nghĩa là quy, ý là có chổ để về vậy. Quỷ có chổ để về, thì không thành Lệ quỷ. Nói chổ về là chỉ khi chết được an táng đàng hoàng, được con cháu thờ cúng.”.

Tiết Trung Nguyên của Đạo Giáo các Đạo sĩ thường lập Đàn Huyền Đô Đại Trai, để cúng tế cầu nguyền cho các ngạ quỷ không người thờ tự và cúng cấp, các loại cô hồn lệ quỷ được ăn uống no đủ, siêu thoát để đi đầu thai, đây là phương pháp của Đạo Giáo tế độ cô hồn.

Trong kinh Huyền Đô Đại Hiến của Đạo Giáo cóchép: “Vào ngày rằm tháng bảy làm đàn Huyền Đô Đại Trai, bày đầy đủ cácthứ hoa quả, những vật dụng cúng tế quý trong thế gian... hiến cúng chưThánh Chúng và Đạo sĩ… trong suốt ngày tháng thiết đàn giảng tụng kinh pháp, thập phương Đại Thánh, cao lộc linh thiêng, tội đồ ngạ quỷ, đương thời giải thoát...”.

dida1

Khác với quan niệm của Đạo Gia chỉ cúng tế và thế chấp đồ vàng mã, để tránh sự phá rối và báo thù của các loài ngạ quỷ, Đại Lễ Vu Lan rằm tháng bảy của Phật Giáo chủ trương “Mùa Báo hiếu”mọi người nên học hạnh hiếu thảo với cha mẹ, làm việc thiện tích góp công đức, trai Tăng cúng dường, hồi hướng cho cha mẹ hiện đời và nhiều kiếp về trước được siêu sanh về Tịnh độ, và lập đàn chẩn tế cầu siêu bạtđộ cho những âm hồn, quỷ đói, thọ dụng cam lộ pháp thực và cầu nguyện cho họ xã bỏ các oán hờn phiền não, vãng sanh về cỏi Phật.

Phật Giáo Đời Đường, là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của tất cả các tôn giáo có mặt ở Đông độ, hai quan niệm của Phật Giáo và Đạo Giáo, cùng chung một tâm từ, nhưng hoàn toàn khác nhau về tư tưởng cũng như cách thức, cuối cùng hai quan niệm này được hợp nhất lại thành một ý niệm chung, trong một lễ hội, đó là lễ hội “Trung Nguyên Phổ Độ” chính là vào thời Nhà Đường bởi tư tưởng “Tam Giáo Đồng Nguyên”.

Phật Giáo với bản lĩnh văn hóa đạo lý của chính mình, cộng với sự tín sùng ủng hộ của triều đình và dân chúng,nên Đại Lễ Vu Lan của Phật Giáo, trên cương vị chủ đạo pháp hội, đã hòahợp thành công lễ tiết của người Đông độ thành pháp hội mang đậm nét văn hóa và tinh thần của Phật Giáo.

Thành công này là do sự ứng thế của KinhCứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni và Cam Lộ Đà La Ni Chú của Phật Giáodo ngài Thật Xoa Nan Đà dịch vào đời Đường. Khoa Du Già Diệm Khẩu, Đàn Chẩn tế Cô hồn của Phật Giáo được hưng khởi từ Ngài Bất Không Tam Tạng, và sự kiện Ngài Kim Địa Tạng thành đạo ở Cửu Hoa Sơn,

Đại Lễ Vu Lan Bồn Đông độ dịch là Cứu Đảo Huyền, là nương theo từ bi và trí tuệ và nguyện lực của chư Phật và Bồ Tát, để diệt trừ mọi phiền não, cũng như thoát khỏi tất cả những thống khổ đảo ngược ở địa ngục của các loài ngạ quỷ, do nghiệp thức gây ra. Trong sách Mạnh Tử quyển thượng Công Tôn Sửu, giải thích về cứu đảo huyền có chép: “Ví như giải cứu người từ trong hoàn cảnh nguy khốn ra vậy”.

Phương pháp Cứu đảo huyền trong Đại lễ Vu Lan là đàn Du Già Diệm Khẩu Chẩn Tế Cô Hồn, căn cứ vào Kinh Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni và Cam Lộ Đà La Ni Chú. Hai bộ kinh này đều do Đức Phật vì từ bi thương xót loài ngạ quỷ khổ, nên nói pháp phương tiện để cứu tất cả các loài quỷ đói thoát khỏi những nổi thống khổ bị đảo ngược.

qa

Khi ngài Bất Không Tam Tạng đến Trường An Kinh Đô nhà Đường ở chùa Đại Hưng Thiện dịch bộ Du Dà Tập Yếu Diệm Khẩu Thí Thực Cứu A Nan Đà La Ni Nghi Quỹ Kinh lập thành nghi quỹ và thứlớp hành trì pháp thí thực, thành khoa Phóng Diệm Khẩu tức là nghi thứcChẩn Tế Cô Hồn của Phật Giáo.

Diệm Khẩu còn một danh từ khác là Diện Nhiên, Theo Kinh Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỉ Đà La Ni:“Một thời Phật tại Thành Ca Tỳ La... Bấy giờ Ngài A Nan một mình ở Tịnhthất tu tập thiền định... có một con Quỷ đói tên là Diệm Khẩu đến trướcngài A Nan Bạch rằng: “còn ba ngày nữa là mạng tôi hết, sanh vào trong Ngạ Quỷ....”.

Ngài A Nan bạch Phật chuyện này và cầu Phật khai thị. Bấy giờ Đức Phật vì nhân duyên này mà nói Thần chú “Vô Lượng Oai Đức Tự Tại Quang Minh Thù Thắng Diệu Lực Đà La Ni”, nếu trì tụng thần chú này lập tức giải trừ các nổi khổ oan khiên của Ngạ Quỷ...”.

Nói về các loài ngạ quỷ, những đối tượngđể phổ độ trong đàn chẩn tế rằm tháng bảy, trong Luận Tỳ Bà Sa chép về ngạ quỷ như: “... có loại bụng lép như chó đói, đầu rối nùi, chân như khúc củi khô, miệng mũi thường chảy ra nước mũi nước dãi, lỗ tai sanh mủ, nơi mắt chảy ra máu. Có loại cao lênh khênh, bụng lớn như cái trống,cổ họng nhỏ như mũi kim, miệng thường phựt ra lửa, thân hình hôi hám, lông cứng nhọn như gai. Các loài ngạ quỷ khác thân thể còn ghê gớm xấu xa hơn nữa”.

Vì những nỗi khổ vô cùng vô tận của loàingạ quỷ, khi ăn uống thức ăn đều biến thành lửa, thường xuyên bị đói khác hành hạ, vì lòng từ bi phổ độ nên trong Kinh Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỉ Đà La Ni; Phật thuyết thần chú “Biến Thực Chân Ngôn”trong Cam Lộ Đà La Ni Chú, Phật thuyết thần chú “Cam Lộ Chân Ngôn”,khi trì tụng hai thần chú này tất cả các thực phẩm đều biến thành cam lộ pháp thực và các loài ngạ quỷ đều có thể thọ dụng, vì vậy hai thần chú này là tâm điểm của Đàn Chẩn Tế.

Bồ Tát Địa Tạng với Đại nguyện “Nguyện độ hết chúng sanh, thì mới thành Phật”. theo truyền thuyết cho rằng NgàiKim Kiều Giác tu hành ở núi Cửu Hoa Sơn là hóa thân của Bồ Tát Địa Tạng, xuống trần gian để cứu độ chúng sanh. Đời Đường ngày 30 tháng 7, niên hiệu Khai Nguyên thứ 16, Kim Địa Tạng ở Cửu Hoa Sơn tu hành đắc đạo.

Theo lời Phật dạy trong Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, mọi người đều tin rằng Đức Địa Tạng thọ sự phó chúc của Phật, sau khi Phật diệt độ, và trước khi Đức Phật Di Lặc ra đời trong khoảng thời gian thế gian không có Phật tại thế, cho nên Ngài thay Phật giáo hóa hữu tình chúng sanh trong lục đạo, nhất là chúng sanh đang trầmluân trong địa ngục, cứu độ cho họ được thoát khỏi địa ngục và khuyến hóa tạo các duyên lành để sau này họ được duyên gặp Phật.

Ngày 30 tháng bảy theo tín ngưỡng Phật Giáo cũng như dân gian là ngày Khánh đản của Địa Tạng Bồ Tát, niềm Tin về sự cứu độ của Đức Địa Tạng Bồ Tát, trong chốn U Minh, cho nên trong dân gian tôn xưng Ngài là “Giáo chủ cõi U Minh” vì là giáo chủ cõi u minh, nên Ngài thống lãnh 10 vị vua trong cõi U Minh là “Thập Điện Minh Vương” vì vậy Ngài được phong đế hiệu là “Phong Đô Đại Đế” quyền miễn xátội lỗi và cho đi đầu thai trong Địa Phủ đều do Ngài Địa Tạng quyết định.

Tín ngưỡng Phật Giáo và dân gian tin rằng nếu niệm danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng, hoặc cúng dường Trai Tăng Vu Lan Bồn trong Tiết Trung Nguyên và nhân ngày 30 tháng 7, ngày Khánh Đản của Ngài, thì những hương linh quá cố của họ sẽ được miễn xá các tội lỗivà được Ngài độ thoát.

Tiết Trung Nguyên, ngày mồng 1 tháng bảymở cửa địa ngục, để cho cô hồn ngạ quỷ lên thế gian, thọ hưởng cúng tế,đến ngày 30 tháng bảy thì đóng cửa Địa ngục, nên các loài ngạ quỷ cô hồn trở về địa phủ. Đây là theo quan niệm của Đạo Giáo, sau khi Đại Lễ Vu Lan Bồn của Phật Giáo cùng tiết Trung Nguyên kết hợp lại trên tinh thần “Tam Giáo Đồng Nguyên”, thì ý niệm Đạo Tràng Phổ Độ chúng sanh do Ngài Địa Tạng Bồ Tát làm giáo chủ được ra đời.

Ngày 30 tháng bảy đóng cửa địa ngục của Đạo Giáo trở thành ngày phổ độ chúng sanh của Địa Tạng Vương Bồ Tát, thay vì phải trở về địa phủ chịu khổ, thì tất cả các vong hồn ngạ quỷ được Đức Địa Tạng cứu độ vãng sanh về Tịnh độ, không còn phải sa vào cảnh khổ địa ngục, vì vậy tiết Trung Nguyên được gọi là Trung Nguyên Phổ Độ, tháng bảy trong dân gian có câu truyền tụng “Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân”.

Lập Đàn Chẩn Tế “Phóng Diệm Khẩu”bạt độ hết thảy các loài cô hồn ngạ quỷ thoát khổ địa ngục, vãng sanh Tây Thiên, và chính những người phát tâm lập đàn cúng tế, bản thân họ sau khi chết nếu sa vào địa ngục sẽ được Ngài cứu độ, cho nên tiết TrungNguyên được gọi là Trung Nguyên Phổ Độ, với ý nguyện bình đẳng độ thoáthết thảy muôn loài, và trong dân gian gọi là ngày “xá tội vong nhân”đều có nguồn gốc từ đây.

Tiết Trung Nguyên từ một lễ tiết cúng cấp cho các loài ngạ quỷ của Đạo Giáo, trở thành một lễ tiết văn hóa mang đậm nét nhân văn hiếu đạo của Đông độ. “Trung Nguyên Phổ Độ”trong Đại Lễ Vu Lan Phật Giáo Bắc Truyền, mang dấu ấn tinh thần báo hiếu và từ bi của Đạo Phật, được phổ biến rộng rãi trong dân gian, đã trở thành một lễ hội quan trọng nhất trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người Đông Độ, đồng thời thể hiện sự tùy duyên bất biến của Đạo Phật, trong nguyện lực hoằng pháp lợi sinh.

Chùa Minh Thành- www.chuaminhthanh.com - www.minhthanhtu.com
Biên tập: ĐĐ. Thích Minh Thông.
Địa chỉ: 348 - Nguyễn Viết Xuân - Phường Hội Phú -
Thành Phố Pleiku - Tỉnh Gia Lai - Việt Nam
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/11/2010(Xem: 10115)
Giáo lý này được đưa ra để làm lời nói đầu cho tập sách mỏng về Phật Ngọc và Đại Bảo Tháp Từ bi Thế giới được xây dựng tại Bendigo, Úc châu, theo lời khẩn cầu của ông Ian Green.
18/11/2010(Xem: 4364)
Năm hạng tang phục (Ngũ phục) là gì? - Theo "Thọ mai gia lễ", có năm hạng tang phục tuỳ theo quan hệ huyết thống và nghĩa tình phân biệt thân sơ:
30/10/2010(Xem: 9458)
Quyển Khóa Hư Lục Giảng Giải này ra đời do lòng nhiệt tình, tâm tha thiết mong muốn có một “Pho Sách Phật Giáo Việt Nam” thật sự ViệtNam của chúng tôi. Bao nhiêu năm rồi, chúng tôi ao ước những tư liệu Phật giáoViệt Nam còn sót lại được dịch ra chữ quốc ngữ để cho người sau có phương tiệntham khảo học tập.
26/10/2010(Xem: 6315)
Chúng sanh đây có bấy nhiêu Lắng tai nghe lấy những điều dạy răn Các ngươi trước lòng trần tục lắm Nên kiếp nầy chìm đắm sông mê
25/10/2010(Xem: 6343)
Cúng dường Thanh tịnh Pháp Thân Tì Lô Gía Na Phật. Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật. Thiên Bá Ức Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật.
25/10/2010(Xem: 6557)
Đêm nay ngày lành Nguyên đán, Giờ này phút thiêng giao thừa, Chúng con : Tuân lệ cổ tục ngày xưa, Mở cửa nghinh xuân tiếp phước.
24/10/2010(Xem: 6229)
Những bài kệ canh dưới đây áp dụng vào mùa An Cư, Kiết Hạ hằng năm của của Chư Tăng, hoặc trong trường hợp khai Đại Giới Đàn của xưa và nay.
24/10/2010(Xem: 7611)
Bản Sưu Tập các Bài Tán nầy được trích trong các cổ bản Tán Sám, Nghi Thức, Hành Trì viết tay bằng hán tự và trong những bản Nghi Lễ bằng quốc ngữ.
22/10/2010(Xem: 47068)
Hương vân nhi bố Thánh đức chiêu chương Bồ đề tâm quảng mạc năng lường Xúc xứ phóng hào quang
19/10/2010(Xem: 5984)
Phật giáo được truyền vào Việt Nam bằng hai con đường là từ Ấn Độ và từ Trung Quốc truyền sang. Vì vậy, Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng của hai nền tư tưởng lớn của Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]