Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lược ý danh xưng Điện Đường trong tự viện Phật giáo Bắc truyền

09/05/201101:27(Xem: 5179)
Lược ý danh xưng Điện Đường trong tự viện Phật giáo Bắc truyền

LƯỢC Ý DANH XƯNG ĐIỆN ĐƯỜNG
TRONG TỰ VIỆN PHẬT GIÁO BẮC TRUYỀN

Thích Tâm Mãn

Dướibóng cội bồ đề Đức Thế Tôn thành ngôi vô thượng chánh đẳng chánh giác, và cũng dưới bóng cổ thụ rừng già Ngài thuyết pháp độ năm người Kiều Trần Như thành Sa Môn, Tăng đoàn của Đạo Phật, sứ giả của Như Lai ra đời, rồi từ đó ánh đạo sáng soi khắp cùng nhân thế, Đức Phật và đệ tử của Ngài từ dân gian đi vào quyền quý, từ cội bồ đề vào đến hoàng cung, từ Tứ Đế chuyển pháp Đại Thừa, sắc biến thành không, không có trong sắc,đạt đến vô sở đắc, vô quái ngại, đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.

kt1

Mô hình kiến trúc "Thất Trùng Già Lam" chùa Pháp Môn - Tây An

Cho nên những gì chúng sanh có, Đạo Phật đều đầy đủ, những gì chúng sanh cần Đạo Phật không thiếu, chỉ có khác bởi không bị "có không"ràng buộc, cũng chẳng vì "được mất"mà sanh phiền, "tùy duyên ứng hiện, trục loại tùy hình" đâylà tư tưởng, tinh thần chủ đạo của sự hình thành Phật Giáo Đại Thừa và là kim chỉ nam cho sự phát triển của Phật Giáo Bắc Truyền.

Phật lìa hoàng cung để thành Phật, rồi lại trở về hoàng cung để chuyển pháp, khi Đạo Phật đông truyền, duyên lành cụ túc gặp được các vị quân vương phát tâm hộ pháp, hiến điện đườngđể làm nơi thuyết giáo, tạo phạm cung để làm chổ phụng thờ, cho nên kiến trúc của Phật Giáo Bắc Truyền có dư âm của hoàng cung đế khuyết, danh từ thường dùng trong điện đường vương giả được Phật hóa tịch tĩnh thanh tao, oai nghiêm thanh tịnh, trở thành danh từ thông dụng của mọi người khi nói đến kiến trúc của Phật Giáo Phương Đông.

Điện, Đường là danh xưng chung cho tất cả các tòa kiến trúc thuộc hệ thống kiến trúc truyền thống cung điện phong kiến phương Đông, đai diện là Trung Hoa. Kiến trúccủa tự viện Phật Giáo Bắc Truyền do có sự hưởng của nền kiến trúc cung điện Trung Hoa, nên danh xưng Điện, Đường cũng được dùng để gọi cho những tòa kiến trúc của Phật Giáo, cho nên chức năng cũng như phẩm vị của từng tòa kiến trúc trong tự viện Phật Giáo Bắc Truyền, cũng phải y theo sự quy định chặt chẽ của lễ chế kiến trúc truyền thống cung điện Đông Phương.

kt2

Những tòa kiến trúc được gọi là Điện hayĐường trong hệ thống tự viện của Phật Giáo Bắc Truyền, chúng ta dựa theo danh xưng đó, biết được chức năng cũng như phẩm vị của từng tòa kiến trúc. Điện là kiến trúc thờ tự Phật và Bồ Tát, nơi để chư Tăng cùngPhật tử hành lễ. Đường là kiến trúc hoằng giáo, nơi để chư Tăng dùng trong việc thuyết pháp hành đạo.

Trong hệ thống kiến trúc Tòng Lâm Phật Giáo Bắc Truyền lấy Đại Điện làm trung tâm, Đại Điện còn được xưng là Chánh Điện, hay Đại Hùng Bảo Điện, có nơi gọi là Phật Điện, Kim Điện, còn gọi theo tên của từng Tượng Phật Bồ Tát được thờ trong điện như: Tỳ Lô Điện, thờ tượng Tỳ Lô Giá Na Phật; Dược Sư Điện; Tam Thánh Điện; Điệnthờ đức Di Lặc Bồ Tát; Viên Thông Bảo Điện thờ đức Bồ Tát Quán Thế Âm; Địa Tạng Điện, trong sách Thích Môn Chánh Thống quyển 3 Tháp Trụ Chí chép: "Nay trong Điện tôn trí tượng Đức Thích Ca, Văn Thù, Phổ Hiền, A Nan, Ca Diếp, Phạm Vương, Kim Cang..."

kt3

Vi Đà Điện, Kim Cang Điện, Tứ Thiên Vương Điện:là nơi tôn thờ các vị Hộ Pháp thần, Hộ Giáo thần trong Phật Giáo.v.v...Trong sách Tăng Sử Lược quyển hạ chép:"Đời Đường niên hiệu Thiên Bảo nguyên niên (742) khi năm nước ở Tây Vựcđến xâm chiếm Trường An, có truyền thuyết kể rằng các vị Thiên Vương hiện thân giúp Vua Đường Huyền Tông ngăn giặc, khi vua chạy về các thànhvà châu, phủ ở tây bắc đều thấy có thờ tượng Thiên Vương, về sau ra lịnh cho các chùa đều phải cất điện riêng để phụng thờ Thiên Vương..."

Tạng Kinh Các (Lâu), Chuyển Luân Điện, Xá Lợi Điện:là nơi tôn trí Kinh Điển, Pháp vật đồng thời cũng là nơi tôn thờ Xá LợiPhật hoặc thánh Tăng. Trong sách Đàm Châu Sùng Phúc Thiền Viện Thiên Phật Các Ký chép: "Các sau khi dựng xong, nguy nga cao đến chín tầng, tượng Đức Phật Thích Ca, Di Lặc, Dược Sư được tôn trí ở giữa, một ngàn tượng Đức Phật được thờ xung quanh..."

Khai Sơn Đường, Tổ Sư Đường, Ảnh Đường, La Hán Đường:là nơi tôn thờ các vị La Hán, lịch đại Tổ Sư, của phật giáo nói chung và của Tông Phái nói riêng. Trong sách Lâm Gian Lục chép:"Tùng Lâm trong thiên hạ hưng thạnh, Tổ Đường tôn thờ tượng Đạt Ma Tổ sư, bên phía Tây thường tôn trí tượng ngài Bách Trượng Đai Trí Thiền Sư,bên phía Đông thường thờ các bậc tôn túc khai sơn liệt vị Tổ sư..."

kt4

một góc kiến trúc thất trùng già lam chùa Long Hưng - Chánh Định - Hồ Bắc

Pháp Đường:trong sách Lục Học Tăng Truyện chép:"Pháp đường còn gọi là giảng đường, là nơi diền thuyết Phật Pháp, quy y, thọ giới, tập hội. Trong kiến trúc tự viện có vị trí quan trọng chỉ đứng sau Phật Điện, thông thường được cất đằng sau Chánh Điện. Pháp đường được ngài Đạo An đời Tấn xây dựng...". Sau đó các tông phái Phật Giáo Bắc Truyền theo sự tu trì của tông phái mình đổi tên Pháp Đường thành Thiền Đường, Bản Đường, Học Giới Đường, Sám Hối Đường, Niệm Phật Đường, Vân Thủy Đường, là nơi tập chúng giảng Kinh, thuyết Pháp, hội họp, khóa tu, Phật thất.v.v…

Trai Đường, Thực Đường, Khách Đường, Tẩm Đường, Phương Trượng, Trà Đường, Diên Thọ Đường,là khu sinh hoạt thường ngày của chư Tăng như: ăn cơm, tiếp khách, nghĩngơi, khu vực trú xứ của trụ trì, nơi trụ trì tiếp khách, nơi chư Tăng thực hành trà đạo, trú xứ của các bậc cao niên túc hạ trong Tòng Lâm.

Đại đa số các ngôi chùa xưa của Phật Giáo Bắc Truyền khi xây cất chùa chiền các bậc tôn túc thường chú ý chọnnơi sơn thanh thủy tú, phước địa dõng kim liên, để xây cất chùa, và yếutố Phong Thủy cổ truyền luôn là ý niệm chỉ đạo trong việc đặt hướng, địa vị xây cất. Khi xây dựng một ngôi chùa đầu tiên và trên hết là định vị tìm vị trí tốt nhất trong cuộc đất để xây dựng Chánh Điện, rồi sau đóxây dựng Tiền Điện và Hậu Điện, hoàn thành trục kiến trúc trung tâm củachùa.

kt5

Đây là kiến trúc tam trùng già lam một ngôi chùa tại Nam Kinh - Trung Quốc

Trong sách Đàm Châu Bạch Lộc Sơn Linh Ứng Tự Đại Phật Điện Ký chép:"Thế Tôn di giáo, đệ tử nhơn vì pháp mà tương phùng, nên phải y theo pháp mà trụ... khi xây dựng trú xứ, việc trước tiên phải xây dựng Đại Điện, để an vị Tượng Phật Bồ Tát, để tất cả mọi người khi đến biết là trú xứ của Như Lai mà làm nơi quy hướng, ngày đêm tu hành, làm cho chánhpháp được trụ ở thế gian dài lâu là báo ân đức của Phật vậy".

Nếu ngôi chùa xây dựng thuộc thể chế kiến trúc Tam Trùng Già Lam thì có Tam Quan, Đại Điện và Pháp Đường, nếu xây theo Ngũ Trùng Già Lamthì gồm có Sơn Môn, Thiên Vương Điện, Đại Điện, Pháp Đường, (Phương Trượng) và Tàng Kinh Các, nếu là xây theo thể chế Thất Trùng Già Lamthì gồm có Sơn Môn, Bảo Tháp, Thiên Vương Điện, Đại Điện, Pháp Đường, Phương Trượng, Tạng Kinh Lâu, đây là trục trung tâm của kiến trúc các ngôi chùa truyền thống của Phật Giáo Bắc Truyền.

Hai bên của trục kiến trúc chính thường phối trí hai dãy kiến trúc phụ thường được gọi là phối điện hoặc là ĐôngĐường, Tây Đường, nếu như chùa có trường lang bao bọc hai bên thì gọi là Đông Lang, Tây Lang. Trai đường, Thiền Đường, Già Lam Điện, Tổ Đường,Bồ Tát Điện, Pháp Đường, Niệm Phật Đường.v.v...

kt6

Hình ảnh kiến trúc chụp từ trên cao chùa Tường Phù nằm trong quần thể kiến trúc Linh Sơn Đại Phật - Vô Tích

Trong sách Tín Châu Thiên Ninh Tự Ký chép:"Vào đến cổng chùa lầu các mái chùa xen nhau trùng điệp, bước lên QuangMinh Điện (Phật Điện), bên phía tây có Vân Hội Đường (Thiền Đường), nơiđón nhận các phương Tăng chúng đến tu học, lại có Pháp Bảo Tạng, nơi tàng chứa Đại thừa Pháp bảo, đai chuyển luân, để quảng nhiếp chỉ đạo cáccăn bản pháp. Phía đông có Hương Tích Trù (Trai Đường) lo thanh trai dưa muối đạm bạt, cạnh có Chức Sự Đường (khố đường) thâu nhập của bố thícủa đàn na. Đặc biệt Thiện Pháp Đường (giảng đường) được dựng ở trục trung ương để diễn dương diệu pháp, sau Thiện Pháp Đường, khai Tỳ Da Trượng Thất (Phương Trượng) để thọ đạo chúng Tăng."

Kiến trúc Điện Đường Phật Giáo Bắc Truyền, danh xưng có từ nguồn gốc kiến trúc cung điện truyền thống Đông Phương, nhưng khi được Phật hóa những danh từ được Tăng già chấp nhận, được dùng rộng rãi trong hầu hết các trụ xứ Phật Giáo Bắc Truyền và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa sống thanh tịnh của Phật Giáo Đông Phương.

Thích Tâm Mãn
Chùa Minh Thành
Địa chỉ: 348 - Nguyễn Viết Xuân - Phường Hội Phú - Thành Phố Pleiku - Tỉnh Gia Lai - Việt Nam

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/06/2016(Xem: 5664)
Lễ Húy Nhật Đức Đệ Tứ Tăng Thống Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12 Tại Tu Viện Quảng Đức Từ ngày 05/07/2011 đến ngày 15/07/2011 TT Thích Nguyên Tạng trả lời phỏng vấn anh Quốc Việt SBS Radio www.quangduc.com
10/06/2016(Xem: 6381)
Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Như Huệ Khai Chung Bảng tại Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12 Tại Tu Viện Quảng Đức Từ ngày 05/07/2011 đến ngày 15/07/2011 www.quangduc.com
19/03/2016(Xem: 6130)
Nghi thức này gồm có 3 phần. Phần một là cung thỉnh chư Phật, Bồ Tát và chư thiên về chứng minh gia hộ, có mô tả ngắn gọn công hạnh của các ngài để chúng ta tán thán và noi gương; phần hai là mời các oan gia về dự lễ giải oan, thưa chuyện và xin lỗi; phần ba là chia sẻ các bài kệ tụng nhắc nhở việc tu tập để âm dương đều được lợi lạc. Trừ phần hai ra, phần một cung thỉnh chư Phật, và phần ba các bài kệ tụng, đều có thể dùng trong các thời kinh hàng ngày, hay trong các nghi lễ cầu an, cầu siêu, kị giỗ… đều thông dụng.
12/03/2016(Xem: 5489)
Mỗi lần, trước khi hành lễ ở các chùa, vị chủ lễ thường chắp tay cầm ba nén nhang dâng lên trên trán và đọc thầm bài kệ niệm hương: “Nguyện đem lòng thành kính, gởi theo đám mây hương, phưởng phất khắp mười phương, cúng dường ngôi Tam bảo, thệ trọn đời giữ đạo, theo tự tánh làm lành, cùng pháp giới chúng sanh, cầu Phật từ gia hộ, tâm bồ đề kiên cố, xa bể khổ nguồn mê, chóng quay về bờ giác.” Và chúng ta cũng thường nghe những vần thơ như: “Lặng lẽ chiên đàn tỏa khói hương, đỉnh trầm xông ngát ý thiền môn, lung linh nến ngọc ngời sao điểm, xóa sạch trần gian hết tủi hờn…” Những vần thơ này đã giới thiệu về những nét đẹp văn hóa của sinh hoạt tín ngưỡng, sinh hoạt tâm linh và cho chúng ta thấy nghi thức dâng hương là nét văn hóa rất đẹp trong nghi lễ thiền môn.
07/03/2016(Xem: 7812)
Vào lúc 8g30 ngày thứ bảy 05 tháng 3 năm 2016, nhằm ngày 27 tháng giêng năm Bính Thân, tại hội trường Trường trung học Yerba Buena thành phố San Jose, tiểu bang California, gia đình Phật tử An Nguyệt đã tổ chức Pháp hội Dược Sư, dưới sự hướng dẫn của Đại đức Thích Nhật Thiện, Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện cùng Ni chúng Tu viện Huyền Không ở thành phố San Jose. Nội dung chương trình như sau: - Ban tổ chức tác bạch thỉnh Sư - Lễ thượng phan - Khai kinh, trì tụng và lạy danh hiệu đức Phật Dược Sư - Trì chú Dược Sư 49 biến - Khất thực - Cúng dường Trai Tăng và Phạn thực kinh hành - Lễ hoa đăng - Pháp thoại: Pháp tu Dược Sư (Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện) - Tuyên sớ cầu an và cầu siêu (khoảng 280 gia đình) - Cúng thí thực cô hồn - Pháp đàm - Lời cảm tạ của Ban tổ chức - Chụp ảnh tập thể và tặng quà lưu niệm
26/01/2016(Xem: 7214)
LỄ TỐNG CHUNG SIÊU ĐỘ VONG LINH (Nghi thúc nầy tuỳ theo thời gian ít hay nhiều mà thay dổi Tại nhà quàn trước khi di quan hoặc đọc tại nghĩa trang)
13/11/2015(Xem: 6067)
Trước đây do phương tiện truyền thông còn nhiều hạn chế nên người ta ít khi nghe và thấy chữ "Tân Viên Tịch" trong các văn thư, cáo phó, phân ưu, điếu từ và điếu văn trên các phương tiện truyền thông, nhưng gần đây người ta thấy chữ "Tân Viên Tịch" nhiều hơn trước để chỉ sự kiện một vị Tôn Đức Tăng Ni Giáo Phẩm vừa viên tịch. Vậy trong thực tế có sự khác nhau giữa viên tịch và tân viên tịch không?
19/08/2015(Xem: 7434)
Trống là một trong những loại nhạc khí, thường làm bằng đá, cây, đồng, v.v…Xưa tại Ấn Độ dùng để báo thời gian, cảnh báo. Khi Đức Phật còn tại thế, dùng nó để tập họp chúng Tăng Bố tát, nghe pháp…Ngũ Phần Luật có ghi: “chư Tỳ kheo bố tát, chúng bất thời tập. Phật ngôn: nhược đả kiền chuỳ, nhược đả cổ…”.
14/07/2015(Xem: 17945)
Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư (Ngày Về Nguồn 8) sẽ được tổ chức tại chùa Pháp Bảo – Sydney, Úc Châu vào cuối tháng 9 năm 2014. Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư (Ngày Về Nguồn 9) năm 2015 dự định sẽ được tổ chức tại chùa Khánh Anh - Evry, Pháp Quốc nhân lễ Khánh Thành chùa cũng như lễ Đại Tường của cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm. Trong dịp này, chư Tăng Ni sẽ hội luận vào ngày thứ bảy 15.08.2015 như chương trình gửi kèm theo đây. Chư Tôn Đức cũng như quý Phật tử nào không tham dự được suốt chương trình các ngày Lễ thì xin mời chọn những ngày thích hợp để đến với Tăng đoàn nhằm nói lên tinh thần cộng trụ trong sinh hoạt Phật sự tại hải ngoại ngày nay. Kính mong chư Tôn Đức và quý vị Phật tử hồi báo cho Ban Tổ
06/06/2015(Xem: 12261)
Nhà để tro cốt Ruriden thuộc ngôi đền Koukoko-ji, Nhật Bản là nơi đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất theo một cách hết sức hiện đại và đầy công nghệ. Đây là những hình ảnh ghi lại tại nhà để tro cốt Ruriden thuộc ngôi đền Koukoko-ji, Nhật Bản. Nơi đây đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất theo một cách hết sức hiện đại và đầy công nghệ. Những bức tường được ngăn thành rất nhiều ngăn, mỗi ngăn có đặt một bức tượng Phật bằng pha lê và được chiếu sáng bằng đèn LED nhiều màu. Đằng sau mỗi bức tượng là hũ đựng tro cốt của người đã khuất. Như có thể thấy trong hình ảnh, màu sắc từ mỗi bức tượng được điều khiển một cách có chủ đích, tạo nên "bức tranh" đầy màu sắc trên tường.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]