Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lược ý danh xưng Điện Đường trong tự viện Phật giáo Bắc truyền

09/05/201101:27(Xem: 5187)
Lược ý danh xưng Điện Đường trong tự viện Phật giáo Bắc truyền

LƯỢC Ý DANH XƯNG ĐIỆN ĐƯỜNG
TRONG TỰ VIỆN PHẬT GIÁO BẮC TRUYỀN

Thích Tâm Mãn

Dướibóng cội bồ đề Đức Thế Tôn thành ngôi vô thượng chánh đẳng chánh giác, và cũng dưới bóng cổ thụ rừng già Ngài thuyết pháp độ năm người Kiều Trần Như thành Sa Môn, Tăng đoàn của Đạo Phật, sứ giả của Như Lai ra đời, rồi từ đó ánh đạo sáng soi khắp cùng nhân thế, Đức Phật và đệ tử của Ngài từ dân gian đi vào quyền quý, từ cội bồ đề vào đến hoàng cung, từ Tứ Đế chuyển pháp Đại Thừa, sắc biến thành không, không có trong sắc,đạt đến vô sở đắc, vô quái ngại, đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.

kt1

Mô hình kiến trúc "Thất Trùng Già Lam" chùa Pháp Môn - Tây An

Cho nên những gì chúng sanh có, Đạo Phật đều đầy đủ, những gì chúng sanh cần Đạo Phật không thiếu, chỉ có khác bởi không bị "có không"ràng buộc, cũng chẳng vì "được mất"mà sanh phiền, "tùy duyên ứng hiện, trục loại tùy hình" đâylà tư tưởng, tinh thần chủ đạo của sự hình thành Phật Giáo Đại Thừa và là kim chỉ nam cho sự phát triển của Phật Giáo Bắc Truyền.

Phật lìa hoàng cung để thành Phật, rồi lại trở về hoàng cung để chuyển pháp, khi Đạo Phật đông truyền, duyên lành cụ túc gặp được các vị quân vương phát tâm hộ pháp, hiến điện đườngđể làm nơi thuyết giáo, tạo phạm cung để làm chổ phụng thờ, cho nên kiến trúc của Phật Giáo Bắc Truyền có dư âm của hoàng cung đế khuyết, danh từ thường dùng trong điện đường vương giả được Phật hóa tịch tĩnh thanh tao, oai nghiêm thanh tịnh, trở thành danh từ thông dụng của mọi người khi nói đến kiến trúc của Phật Giáo Phương Đông.

Điện, Đường là danh xưng chung cho tất cả các tòa kiến trúc thuộc hệ thống kiến trúc truyền thống cung điện phong kiến phương Đông, đai diện là Trung Hoa. Kiến trúccủa tự viện Phật Giáo Bắc Truyền do có sự hưởng của nền kiến trúc cung điện Trung Hoa, nên danh xưng Điện, Đường cũng được dùng để gọi cho những tòa kiến trúc của Phật Giáo, cho nên chức năng cũng như phẩm vị của từng tòa kiến trúc trong tự viện Phật Giáo Bắc Truyền, cũng phải y theo sự quy định chặt chẽ của lễ chế kiến trúc truyền thống cung điện Đông Phương.

kt2

Những tòa kiến trúc được gọi là Điện hayĐường trong hệ thống tự viện của Phật Giáo Bắc Truyền, chúng ta dựa theo danh xưng đó, biết được chức năng cũng như phẩm vị của từng tòa kiến trúc. Điện là kiến trúc thờ tự Phật và Bồ Tát, nơi để chư Tăng cùngPhật tử hành lễ. Đường là kiến trúc hoằng giáo, nơi để chư Tăng dùng trong việc thuyết pháp hành đạo.

Trong hệ thống kiến trúc Tòng Lâm Phật Giáo Bắc Truyền lấy Đại Điện làm trung tâm, Đại Điện còn được xưng là Chánh Điện, hay Đại Hùng Bảo Điện, có nơi gọi là Phật Điện, Kim Điện, còn gọi theo tên của từng Tượng Phật Bồ Tát được thờ trong điện như: Tỳ Lô Điện, thờ tượng Tỳ Lô Giá Na Phật; Dược Sư Điện; Tam Thánh Điện; Điệnthờ đức Di Lặc Bồ Tát; Viên Thông Bảo Điện thờ đức Bồ Tát Quán Thế Âm; Địa Tạng Điện, trong sách Thích Môn Chánh Thống quyển 3 Tháp Trụ Chí chép: "Nay trong Điện tôn trí tượng Đức Thích Ca, Văn Thù, Phổ Hiền, A Nan, Ca Diếp, Phạm Vương, Kim Cang..."

kt3

Vi Đà Điện, Kim Cang Điện, Tứ Thiên Vương Điện:là nơi tôn thờ các vị Hộ Pháp thần, Hộ Giáo thần trong Phật Giáo.v.v...Trong sách Tăng Sử Lược quyển hạ chép:"Đời Đường niên hiệu Thiên Bảo nguyên niên (742) khi năm nước ở Tây Vựcđến xâm chiếm Trường An, có truyền thuyết kể rằng các vị Thiên Vương hiện thân giúp Vua Đường Huyền Tông ngăn giặc, khi vua chạy về các thànhvà châu, phủ ở tây bắc đều thấy có thờ tượng Thiên Vương, về sau ra lịnh cho các chùa đều phải cất điện riêng để phụng thờ Thiên Vương..."

Tạng Kinh Các (Lâu), Chuyển Luân Điện, Xá Lợi Điện:là nơi tôn trí Kinh Điển, Pháp vật đồng thời cũng là nơi tôn thờ Xá LợiPhật hoặc thánh Tăng. Trong sách Đàm Châu Sùng Phúc Thiền Viện Thiên Phật Các Ký chép: "Các sau khi dựng xong, nguy nga cao đến chín tầng, tượng Đức Phật Thích Ca, Di Lặc, Dược Sư được tôn trí ở giữa, một ngàn tượng Đức Phật được thờ xung quanh..."

Khai Sơn Đường, Tổ Sư Đường, Ảnh Đường, La Hán Đường:là nơi tôn thờ các vị La Hán, lịch đại Tổ Sư, của phật giáo nói chung và của Tông Phái nói riêng. Trong sách Lâm Gian Lục chép:"Tùng Lâm trong thiên hạ hưng thạnh, Tổ Đường tôn thờ tượng Đạt Ma Tổ sư, bên phía Tây thường tôn trí tượng ngài Bách Trượng Đai Trí Thiền Sư,bên phía Đông thường thờ các bậc tôn túc khai sơn liệt vị Tổ sư..."

kt4

một góc kiến trúc thất trùng già lam chùa Long Hưng - Chánh Định - Hồ Bắc

Pháp Đường:trong sách Lục Học Tăng Truyện chép:"Pháp đường còn gọi là giảng đường, là nơi diền thuyết Phật Pháp, quy y, thọ giới, tập hội. Trong kiến trúc tự viện có vị trí quan trọng chỉ đứng sau Phật Điện, thông thường được cất đằng sau Chánh Điện. Pháp đường được ngài Đạo An đời Tấn xây dựng...". Sau đó các tông phái Phật Giáo Bắc Truyền theo sự tu trì của tông phái mình đổi tên Pháp Đường thành Thiền Đường, Bản Đường, Học Giới Đường, Sám Hối Đường, Niệm Phật Đường, Vân Thủy Đường, là nơi tập chúng giảng Kinh, thuyết Pháp, hội họp, khóa tu, Phật thất.v.v…

Trai Đường, Thực Đường, Khách Đường, Tẩm Đường, Phương Trượng, Trà Đường, Diên Thọ Đường,là khu sinh hoạt thường ngày của chư Tăng như: ăn cơm, tiếp khách, nghĩngơi, khu vực trú xứ của trụ trì, nơi trụ trì tiếp khách, nơi chư Tăng thực hành trà đạo, trú xứ của các bậc cao niên túc hạ trong Tòng Lâm.

Đại đa số các ngôi chùa xưa của Phật Giáo Bắc Truyền khi xây cất chùa chiền các bậc tôn túc thường chú ý chọnnơi sơn thanh thủy tú, phước địa dõng kim liên, để xây cất chùa, và yếutố Phong Thủy cổ truyền luôn là ý niệm chỉ đạo trong việc đặt hướng, địa vị xây cất. Khi xây dựng một ngôi chùa đầu tiên và trên hết là định vị tìm vị trí tốt nhất trong cuộc đất để xây dựng Chánh Điện, rồi sau đóxây dựng Tiền Điện và Hậu Điện, hoàn thành trục kiến trúc trung tâm củachùa.

kt5

Đây là kiến trúc tam trùng già lam một ngôi chùa tại Nam Kinh - Trung Quốc

Trong sách Đàm Châu Bạch Lộc Sơn Linh Ứng Tự Đại Phật Điện Ký chép:"Thế Tôn di giáo, đệ tử nhơn vì pháp mà tương phùng, nên phải y theo pháp mà trụ... khi xây dựng trú xứ, việc trước tiên phải xây dựng Đại Điện, để an vị Tượng Phật Bồ Tát, để tất cả mọi người khi đến biết là trú xứ của Như Lai mà làm nơi quy hướng, ngày đêm tu hành, làm cho chánhpháp được trụ ở thế gian dài lâu là báo ân đức của Phật vậy".

Nếu ngôi chùa xây dựng thuộc thể chế kiến trúc Tam Trùng Già Lam thì có Tam Quan, Đại Điện và Pháp Đường, nếu xây theo Ngũ Trùng Già Lamthì gồm có Sơn Môn, Thiên Vương Điện, Đại Điện, Pháp Đường, (Phương Trượng) và Tàng Kinh Các, nếu là xây theo thể chế Thất Trùng Già Lamthì gồm có Sơn Môn, Bảo Tháp, Thiên Vương Điện, Đại Điện, Pháp Đường, Phương Trượng, Tạng Kinh Lâu, đây là trục trung tâm của kiến trúc các ngôi chùa truyền thống của Phật Giáo Bắc Truyền.

Hai bên của trục kiến trúc chính thường phối trí hai dãy kiến trúc phụ thường được gọi là phối điện hoặc là ĐôngĐường, Tây Đường, nếu như chùa có trường lang bao bọc hai bên thì gọi là Đông Lang, Tây Lang. Trai đường, Thiền Đường, Già Lam Điện, Tổ Đường,Bồ Tát Điện, Pháp Đường, Niệm Phật Đường.v.v...

kt6

Hình ảnh kiến trúc chụp từ trên cao chùa Tường Phù nằm trong quần thể kiến trúc Linh Sơn Đại Phật - Vô Tích

Trong sách Tín Châu Thiên Ninh Tự Ký chép:"Vào đến cổng chùa lầu các mái chùa xen nhau trùng điệp, bước lên QuangMinh Điện (Phật Điện), bên phía tây có Vân Hội Đường (Thiền Đường), nơiđón nhận các phương Tăng chúng đến tu học, lại có Pháp Bảo Tạng, nơi tàng chứa Đại thừa Pháp bảo, đai chuyển luân, để quảng nhiếp chỉ đạo cáccăn bản pháp. Phía đông có Hương Tích Trù (Trai Đường) lo thanh trai dưa muối đạm bạt, cạnh có Chức Sự Đường (khố đường) thâu nhập của bố thícủa đàn na. Đặc biệt Thiện Pháp Đường (giảng đường) được dựng ở trục trung ương để diễn dương diệu pháp, sau Thiện Pháp Đường, khai Tỳ Da Trượng Thất (Phương Trượng) để thọ đạo chúng Tăng."

Kiến trúc Điện Đường Phật Giáo Bắc Truyền, danh xưng có từ nguồn gốc kiến trúc cung điện truyền thống Đông Phương, nhưng khi được Phật hóa những danh từ được Tăng già chấp nhận, được dùng rộng rãi trong hầu hết các trụ xứ Phật Giáo Bắc Truyền và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa sống thanh tịnh của Phật Giáo Đông Phương.

Thích Tâm Mãn
Chùa Minh Thành
Địa chỉ: 348 - Nguyễn Viết Xuân - Phường Hội Phú - Thành Phố Pleiku - Tỉnh Gia Lai - Việt Nam

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2020(Xem: 6660)
“Xây chùa, tạo tượng, đúc chuông, ba công đức ấy thập phương nên làm”, xây dựng ngôi Tam bảo, bao gồm hình thức và nội dung của cơ sở Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường. Qua đó, Trụ trì mới có cơ sở hành đạo, thi hành Phật sự, hóa độ chúng sanh, báo Phật ân đức.
31/12/2019(Xem: 18258)
Theo thông lệ hằng năm, Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu đã quy định Khoá An Cư Kiết Đông 10 ngày, được tổ chức tại chùa Khánh Anh - Evry - Paris - Pháp quốc vào dịp đầu năm Dương Lịch. Thời tiết đã vào Thu, hoa lá đã chuyển màu, không mấy chốc nmùa Đông sẽ trở về trên xứ Âu Châu và thời gian chỉ còn hai tháng rưởi nữa là hết năm 2019. Bước qua năm 2020, nhưng đặc biệt Giao Thừa - Nguyên Đán Canh Tý sang năm rơi vào quý tuần tháng 01 năm 2020 tức là 24 & 25/01/ 2020. Cho nên Hội Đồng Điều Hành quyết định mở Khoá An Cư Kiết Đông bắt đầu từ ngày 02 tháng 01 năm 2020 đến ngày 11 tháng 01 năm 2020, sớm hơn những năm trước, vì để thời gian cho các Bổn Tự chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán Canh Tý.
31/07/2019(Xem: 13012)
Trong tiết trời giá lạnh của mùa đông xứ Úc, mùa Vu Lan lại trở về với những người con Phật trên khắp Năm Châu. Mùa Hiếu Hạnh nhắc nhở cho con cháu tưởng nhớ đến công ơn giáo dưỡng của ÔNG-BÀ-CHA-MẸ nên Lễ VU LAN cũng là Mùa BÁO ÂN ĐÁP NGHĨA, giáo dục đạo đức nhân sinh, xây dựng nếp sống THANH LƯƠNG tiến đến CHÂN-THIỆN-MỸ, góp phần tạo sự an lành trong gia đình và xã hội.
30/06/2019(Xem: 4395)
Mark Unno là vị tăng sĩ trong truyền thống Phật Giáo Tịnh Độ và cũng là Phó Giáo Sư dạy về Phật Giáo tại Đại Học University of Oregon, Hoa Kỳ. Ông là tác giả của cuốn sách “Shingon Refractions: Myoe and the Mantra of Light” [Những Tia Sáng Chân Ngôn Tông: Minh Huệ và Thần Chú Của Ánh Sáng], và ông cũng là chủ bút của Tạp Chí Buddhism and Psychotherapy Across Cultures [Phật Giáo và Tâm Lý Trị Liệu Xuyên Qua Các Nền Văn Hóa].
01/06/2019(Xem: 6103)
Kinh Phật căn bản là tuyển tập 13 bài kinh, trong đó 11 bài có xuất xứ từ kinh điển Pali và 2 bài thuộc kinh điển Đại thừa. Các bài kinh này, trong mười năm qua, tôi thường sử dụng trong các chuyến hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ và Nepal do tôi hướng dẫn. Thay vì mang theo nhiều bài kinh riêng biệt, trong ấn bản này, tôi quyết định gộp chung thành một tuyển tập, theo đó người đọc tụng sẽ tiện sử dụng khi ngồi trên xe, lúc có mặt tại các Phật tích hoặc đọc tụng tại chùa hay tại tư gia. Kinh tiểu sử đức Phật giúp ta ôn lại cuộc đời đức Phật lịch sử qua năm giai đoạn: (i) Từ lúc đản sanh đến lúc lập gia đình, (ii) từ bỏ cơ hội làm vua, trở thành nhà tâm linh, (iii) sáu tháng trải nghiệm hai pháp thiền của đạo sa môn và năm năm rưỡi tu khổ hạnh theo đạo Bà-la-môn, (iv) giác ngộ thành Phật nhờ phương pháp Bát chánh đạo do Phật khám phá, (v) truyền bá chân lý, cứu độ nhân sinh suốt 45 năm.
14/03/2019(Xem: 24585)
Chùa Thiên Ấn do TT Thích Như Định thành lập năm 1992 (Nhâm Thân) tại thành phố Wollongong, tiểu bang New South Wales, cho đến ngày 14 tháng 4 năm 1993, nhân duyên đầy đủ, chùa chính thức dời về Canley Vale thuộc thành phố Fairfield. Chùa Thiên Ấn hiện tọa lạc tại số 69-71 Delamere St, Canley Vale (bao gồm lô đất số 56-58 Cadwell St, Canley Vale), Sydney, New South Wales với diện tích tổng quát là 3,600m2. Chùa Thiên Ấn tại Úc được đặt theo tên của Tổ Đình Thiên Ấn, Quảng Ngãi là quê hương của Thầy Trụ Trì Thích Như Định. Tổ Đình tọa lạc trên núi Thiên Ấn, phía dưới là sông Trà Khúc.
17/08/2018(Xem: 5729)
Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, Phật giáo Việt Nam đã phát huy những giá trị tốt đẹp vào đời sống xã hội và góp phần quan trọng đối với văn hóa cộng đồng, trở thành tôn giáo hoà hợp với bản sắc dân tộc. Qua bao thăng trầm của lịch sử, Phật giáo Việt Nam nói chung và nghi lễ Phật giáo nói riêng, có vị trí không nhỏ trong quá trình hình thành văn hóa của dân tộc. Bài viết khảo cứu về nghi lễ cầu an, cầu siêu tại Thừa Thiên – Huế, gắn liền với nhu cầu tâm linh của con người, vừa mang sắc thái riêng của vùng miền, vừa chịu tác động bởi yếu tố truyền thừa, tiếp biến trong thực hành nghi lễ. Trên cơ sở đó, bài viết chỉ ra những tồn tại, bất cập trong nghi lễ cầu an, cầu siêu và đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao ý thức đối tượng thực hành và tạo sự nhất quán trong thực hành nghi lễ. Từ khóa: cầu an, cầu siêu, thực hành, nghi lễ, nhạc lễ, Phật giáo, tâm linh.
19/12/2017(Xem: 7158)
Khánh Hòa: Đại Trai đàn bạt độ giải oan, cấu siêu nạn nhân tử nạn trên biển do bão số 12 tại Van Ninh, Ngày 17/12/2017 (nhằm ngày 30/10 /Đinh Dậu), được sự đồng thuận cho phép của UBND Huyện Vạn Ninh, BTS GHPGVN huyện Vạn Ninh đã long trọng tổ chức Đại Trai đàn bạt độ giải oan cấu siêu cho bà con xấu số tử nạn trên biển trong cơn bão số 12 tại huyện Vạn Ninh. Quang lâm chứng minh có HT. Thích Minh Thông - Uỷ Viên HĐTS GHPGVN, Phó Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hoà; HT Thích Nguyên Quang - Uỷ Viên HĐTS GHPGVN, Phó BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hoà, Trưởng BTS GHPGVN huyện Vạn Ninh; TT Thích Thiện Phước - Uỷ Viên HĐTS GHPGVN, Phó BTS, Chánh Thư Ký BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hoà và chư tôn thiền đức Tăng Ni trong huyện.
15/12/2017(Xem: 87745)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 138038)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]