Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người Phật tử phương Tây và lễ tắm Phật

16/04/201115:25(Xem: 5933)
Người Phật tử phương Tây và lễ tắm Phật
tam_phat2
NGƯỜI PHẬT TỬ PHƯƠNG TÂY VÀ LỄ TẮM PHẬT


Minh Nguyên biên dịch

Tắm Phật là một nghi thức quan trọng trong lễ kỷ niệm Đản sanh của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni. Tất cả các tông phái, các truyền thống Phật giáo khác nhau đều thực hiện nghi thức tắm Phật trong Đại lễ Phật đản. Nghi thức này bắt nguồn từ Ấn Độ, về sau theo dòng chảy Phật giáo truyền ra khắp thế giới.

Nghi thức tắm Phật xuất phát từ sự tích Đản sanh của thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm Tỳ Ni. Kinh văn Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền đều ghi lại rằng: Khi hoàng hậu Ma-da hạ sanh thái tử, trên không trung có hai dòng nước ấm và mát, từ miệng rồng phun xuống tắm cho thái tử.

Tuy chưa thể xác định được thời điểm cụ thể của sự xuất hiện lễ tắm Phật tại Ấn Độ, nhưng chắc chắn là nghi thức này được hình thành khá sớm, thậm chí là trước kỷ nguyên Tây lịch. Tại Lộc Uyển ở Bắc Ấn và tại Amarāvatī ở Nam Ấn hiện còn một số tác phẩm điêu khắc tả cảnh Đản sanh của thái tử với những con rồng phun nước. Một tác phẩm điêu khắc thuộc trường phái Gandhara được lưu giữ tại Bảo tàng Peshawar (Pakistan) mô tả cảnh hai cung nữ đứng hầu bên thái tử, bên trên có trời Đế Thích và Phạm Thiên rưới nước từ cành hoa sen để tắm cho thái tử, hai bên thái tử lại có bốn vị trời đang cung kính chiêm ngưỡng.

Tại Trung Hoa, sách Ngô thư có ghi lại rằng, vào thế kỷ thứ IV, Thạch Lặc, một vị vua nhà hậu Triệu (trị vì 319 - 333) đã từng đến chùa tham dự lễ tắm Phật vào ngày mồng Tám tháng tư. Và đến thời Nam Bắc Triều thì lễ tắm Phật không những được tổ chức trong các tu viện Phật giáo mà còn được tổ chức long trọng trong hoàng cung.

Riêng tại Việt Nam, theo những ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư, thì dưới thời nhà Lý, lễ tắm Phật đã rất phổ biến, không chỉ đơn thuần là một nghi lễ của cộng đồng Phật giáo mà đã trở thành lễ hội dân gian.

Ngày nay, Phật giáo đã được truyền sang phương Tây. Bên cạnh những người phương Tây chủ động nghiên cứu và thực tập giáo lý đạo Phật, các vị Tăng sĩ và những người Phật tử nhập cư từ các nước châu Á đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa Phật giáo đến với cộng đồng người phương Tây. Họ đã gìn giữ và phát huy các nghi thức, sinh hoạt Phật giáo, trong đó có nghi thức tắm Phật. Nhờ vậy mà người phương Tây mới có cơ hội biết đến lễ tắm Phật. Những thập niên gần đây, khi cộng đồng Phật giáo ở phương Tây đã phát triển, vào mùa Phật đản hàng năm, lễ hội tắm Phật đã được tổ chức long trọng tại nhiều nơi ở các nước phương Tây. Mỗi địa điểm lễ hội như vậy thường thu hút từ vài ngàn đến vài chục ngàn người tham gia.

Khi tham dự lễ tắm Phật, nhiều Phật tử phương Tây đã ý thức được ý nghĩa của nghi lễ này. Họ biết rằng, việc dùng nước thơm tinh khiết để rưới tắm lên tôn tượng Phật sơ sanh là bày tỏ lòng thành kính đối với Đức Từ Phụ, đấng Giác ngộ cao tột. Tắm Phật còn là một cách nhắc nhở chúng ta tịnh hóa thân tâm, gột rửa dần tham lam, sân hận và si mê, nhờ vậy mà chúng ta có thể đạt được chân hạnh phúc trong cuộc sống. Đồng thời, lễ tắm Phật còn là dịp để chúng ta cầu nguyện cho mọi loài chúng sanh đều được sống trong thanh bình, hòa hợp và hạnh phúc. Không gian bài trí và những nghi thức trong lễ tắm Phật ở phương Tây không khác gì mấy so với các quốc gia ở châu Á. Ở đấy, tượng Phật sơ sanh được tôn trí ở nơi tôn nghiêm nhất. Dùng một cái chậu hay cái bồn để đựng nước sạch rồi ướp nhiều cánh hoa thơm vào nước để tạo hương thơm. Sau đó dùng nước này để tắm lên tượng Phật sơ sanh. Sau khi tụng niệm, mọi người theo thứ tự đến trước tượng Đản sanh, múc nước và từ từ rưới tắm tôn tượng với tất cả lòng thành kính.

phatdan-98-02

Lễ Phật đản cùng lễ tắm Phật đã thu hút nhiều sự chú ý của người phương Tây, và được các phương tiện thông tin đại chúng quan tâm. Nhật báo Free Lance-Star (tờ báo của Fredericksburg, thuộc bang Virginia, Hoa Kỳ, ấn bản ngày thứ 7, 25-5-2002) đã có một bài viết khá chi tiết về việc tổ chức lễ tắm Phật của cộng đồng Phật tử tại thành phố Kansas, Hoa Kỳ. Vào dịp lễ Phật đản năm 2007, đài BBC và Đài tiếng nói Czech đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp Đại đức Chueh Yann, Trưởng ban điều hành Phật Quang Sơn tại Luân Đôn, về lễ Phật đản. Rồi báo Time Out London, Metro Newspaper cũng đã đưa tin về lễ Phật đản được tổ chức tại Luân Đôn.

Ngày nay, với sự bùng nổ của báo điện tử, hàng năm, đến mùa Phật đản, có rất nhiều trang web giới thiệu, đưa tin về lễ Phật đản, lễ tắm Phật của cộng đồng Phật tử khắp nơi trên thế giới. Thậm chí là có cả những trang web chuyên về lễ Phật đản, lễ tắm Phật, chẳng hạn như trang web www.buddhaday.org.au của Phật tử ở Melbourne, Australia, trang www.bbfperth.com.au, trang www.buddhabirthdayfestival.com.au, trang www.llf.or.kr của Phật giáo Hàn Quốc,… Đấy là chưa kể đến các trang web Lễ Vesak quốc tế của Liên Hiệp Quốc: trang www.unvesak.org và trang www.vesakday.net được chính thức thành lập kể từ tháng 12-1999, khi Liên Hiệp Quốc công nhận ngày Lễ Vesak là ngày lễ quốc tế của Liên Hiệp Quốc.

Sau đây là một vài cảm nhận của các chính khách phương Tây về lễ Phật đản, lễ tắm Phật đã được tổng hợp lại trên trang web www.buddhaday.org.au:

phatdan-98-03

Ông Robert Doyle, Thị trưởng thành phố Melbourne, Australia, phát biểu rằng: "Lễ Phật đản là một dịp tốt để cho người Phật tử ở Melbourne gặp gỡ và hành lễ. Đồng thời đấy còn là cơ hội để cho mọi người chia sẻ những thông điệp của mình đến người khác thông qua các nghi thức, các tiết mục văn hóa, văn nghệ,…".

Bà Kate Brennan, Giám đốc điều hành Liên bang, đã nói: "Lễ Phật đản tạo cơ hội tuyệt vời để nhiều người đến với nhau và học hỏi lẫn nhau về sự khác biệt văn hóa cũng như lối sống".

Ông George Lekakis, Chủ tịch Ủy ban đa văn hóa Victoria, đã phát biểu: "Lễ Phật đản là một ví dụ điển hình trong sự bày tỏ niềm tự hào về di sản văn hóa của cộng đồng và là mô hình tuyệt vời về sự giao lưu văn hóa".

Và đây là những cảm nhân của người dân phương Tây về lễ Tắm Phật:

Vidyananda đã bày tỏ cảm nghĩ của mình trên blog rằng: "Tôi đã bị cuốn hút bởi tượng Phật sơ sanh, và tôi thích tắm Phật. Đặc biệt tôi thích loại nước với mùi hương dịu dàng của các loài hoa mà nhà chùa đã dùng để tắm Phật. Tôi lớn lên cùng với lễ tắm Phật và những đứa con của tôi cũng đã được dẫn đi tham dự lễ tắm Phật khi chúng còn rất nhỏ. Chúng được tự mình múc nước thơm rưới tắm lên tượng Đản sanh và hát những bài ca mừng Phật đản. Tôi đã có được sự trải nghiệm tuyệt vời về lễ tắm Phật khi còn là một cậu bé và tôi muốn những đứa con của tôi cũng có được những cảm nhận tuyệt vời ấy.

Tôi nhận thấy rằng, không chỉ trẻ em thích lễ tắm Phật mà người lớn cũng thích. Trong lúc rơi vào tình cảnh khó khăn, lễ tắm Phật đã đem lại cho tôi sự đổi mới, làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa và giúp tịnh hóa tâm hồn khi tôi rưới nước thơm lên tượng Phật. Tuy nhiên tôi cảm thấy rằng, tẩy sạch bụi bẩn ở bên ngoài thì dễ, nhưng để tẩy sạch những vết nhơ của tham, sân, si ở trong tâm chúng ta thì khó hơn rất nhiều. Việc tắm Phật nhắc nhở chúng ta chuyên cần tu tập để thanh lọc thân tâm".

phatdan-98-04

Bên cạnh những người đến với lễ Phật đản, với lễ tắm Phật bằng tâm thành kính và sự hiểu biết thấu đáo về ý nghĩa của lễ hội, vẫn có những người phương Tây tham gia lễ hội với lòng hiếu kỳ, họ đến vì sự hấp dẫn, sự mới lạ của những hoạt động, những nghi thức của lễ hội, hoặc chỉ đơn giản là vì sự hấp dẫn của các món ẩm thực được phục vụ trong lễ hội. Violentz đã viết trên trang Flickr cá nhân rằng: "Tôi không phải là một Phật tử, nhưng tôi phải thừa nhận rằng, lễ tắm Phật thật sự có sức cuốn hút và khiến tôi rất xúc động. Tôi xem một cách thích thú và không quên ghi lại những bức ảnh đẹp của buổi lễ". Andrea, một Phật tử người Australia cho biết: "Tôi rất thích các món ăn, các hoạt động giải trí và pháo hoa trong lễ Phật đản. Lễ Phật đản là dịp để mọi người từ những nền văn hóa khác nhau được gặp gỡ và giao lưu. Đấy là một lễ hội mà chúng ta không nên bỏ lỡ". Và đây là những dòng cảm nghĩ của ông Lim, một người Australia: "Tôi đã tham dự lễ Phật đản hơn 3 năm nay, và lễ hội lúc nào cũng hấp dẫn cho đến phút cuối cùng. Tôi luôn luôn có mặt tại lễ hội bởi vì những món ăn đặc biệt mà chúng ta không thể nào tìm thấy trong các nhà hàng, và tôi đang chờ đợi ngày lễ Phật đản sắp đến".

Nhìn chung, lễ Phật đản và nghi thức tắm Phật đã để lại ấn tượng tốt trong lòng người phương Tây, là một lễ hội thu hút được sự tham gia của nhiều người và có ảnh hưởng tích cực đến đời sống của khách tham dự. Hy vọng là lễ Phật đản, nghi thức tắm Phật sẽ được tổ chức ngày càng nhiều ở các nước phương Tây và càng có nhiều người hiểu rõ hơn nữa về ý nghĩa của lễ Phật đản và nghi thức tắm Phật. Làm được điều này có nghĩa là cộng đồng Phật giáo chúng ta đã góp phần vào việc phát triển xã hội và gìn giữ nền hòa bình cho nhân loại.

Minh Nguyên biên dịch

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/11/2012(Xem: 5015)
Phật giáo không có một số nghi lễ như những tôn giáo khác. Nghi lễ, với việc thực hiện phức tạp và rườm rà, không có vị trí trong Phật giáo. Chúng ta không tìm thấy bất cứ trường hợp nào ở trong kinh điển Pāli, ở đó Đức Phttp://quangduc.com/siteadmin/post?page=25&pageID=49826hật đặt ra những luật lệ và phương cách thực hiện các nghi lễ dành cho người tại gia. Cá nhân mỗi người thực hiện hay không thực hiện các nghi lễ là tùy ý. Có một điều duy nhất mà mỗi người cần phải cân nhắc, đó là việc thực hành nghi lễ của mình không được trái ngược với giáo pháp của Đức Phật.
30/10/2012(Xem: 11430)
Để thành tựu được lễ dâng y kathina, người thí chủ cần phải có sự hiểu về tấm y gọi là “Y Kathina” và nghi thức làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng.
18/10/2012(Xem: 5879)
Nghi lễ theo Phật giáo nói chung có rất nhiều, nhưng có thể tóm gọn nghi lễ đối với đời người thì có ba nghi lễ chính yếu, đó là lễ quy y Tam bảo và thọ trì năm giới cấm, lễ hằng thuận và lễ cầu siêu khi một người qua đời.
05/10/2012(Xem: 5920)
Phận làm người xuất gia, việc đi cúng dường như xuất hiện đồng thời với chí nguyện phụng Phật, độ sanh. Đi cúng là đi đến nhà cư sĩ, đơn giản thì để chứng minh, chú nguyện cho một sở cầu nào đó của họ. Phức tạp hơn là thực hiện một lễ nghi nào đó như cầu an, cầu siêu, an vị Phật hay cúng nhà mới v.v…
03/10/2012(Xem: 6716)
NGHI BÁO TIẾN Cúng dường chung thất Thượng tọa HUYỀN ẤN, Trụ trì chùa BÍCH LIÊN
30/08/2012(Xem: 6816)
Chơn quyền diệu mật, Thị hóa tích ư nhơn thiên, Thể tánh viên minh, Khế huyền cơ ư Phật Tổ. Cung duy: Sắc tứ Thập Tháp phương trượng, Phước Huệ tự tổ, Quốc sư Tôn giả, tác đại chứng minh! Dữ: Tổ ấn thiền tâm, Hoán Bích môn trung, Diệu kham di chúc Vị nhơn bồi Phật chủng, Thiên đồng từ hạ, Mật phú tâm tôn. Ức tích... Tôn ông: Trần duyên thác chất Mộng trạch thê thần,
12/06/2012(Xem: 7247)
Nhớ lại năm nào cũng độ nầy Bốn trăm năm trước tại nơi đây Một biến cố đã xảy ra : Đàm hoa rơi rụng trong sương tuyết, Đạo thọ điêu tàn dưới gió mây. Giữa lúc ấy thì … Tôn giả mang bình trông đất Bắc, Tổ sư quảy dép hướng trời Tây. Rồi từ đó,
06/04/2012(Xem: 16201)
Thờ Cúng Và Lễ Bái là một trong những Gia Bảo tinh thần đáng quý của Tổ Tiên để lại cho con cháu kế thừa. Gia Bảo này đã đ­ược hấp thụ tinh hoa lâu đời do các Tôn Giáo bồi đắp và xây dựng. Gia đình Việt Nam có Truyền Thống, đều coi trọng và thiết lập Hư­ơng án trong nhà để chuyên trách về việc Thờ Cúng Và Lễ Bái.
28/01/2012(Xem: 6423)
Đêm nay ngày lành Nguyên Đán Giờ nầy phút thiêng Giao thừa. Tuân lệ cổ tục ngày xưa Mở cửa nghinh Xuân tiếp phước. Truyền thừa di phong thuở trước...
19/01/2012(Xem: 8341)
Ngày Tết trên bàn thờ luôn bày trái cây để cúng ông bà gọi là mâm ngũ quả. Ở Trung bộ gọi là mâm quả tử, lưu ý đến hạt/tử hay nói rõ là quả có hạt, hơn là quả nói chung, ám chỉ tín lý phồn thực: cầu mong sự sinh sản, gieo một hạt được trăm hạt, nhất bản vạn lợi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]