Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phiếm Bàn Về Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

20/01/201108:55(Xem: 3831)
Phiếm Bàn Về Mâm Ngũ Quả Ngày Tết
mam_ngu_qua1
PHIẾM BÀN VỀ MÂM NGŨ QUẢ NGÀY TẾT

Băng Sơn

- Tết Nguyên Đán, hầu như nhà ai cũng có một mâm ngũ quả đặt trên mâm bồng. Đó là mâm trái cây, ít nhất là phải đủ 5 thứ quả theo thuyết Ngũ hành. Nếu nhiều hơn, không hạn chế, xếp theo hình tháp.

Mọi gia đình Việt Nam đều có bàn thờ. Đó là nơi trang trọng và thiêng liêng nhất để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà nên thường được đặt tại gian giữa hoặc nơi cao nhất của căn nhà. Tâm điểm của bàn thờ là chiếc bát hương hoặc còn được gọi là bình hương. Ngày Tết, bàn thờ được lau chùi, sửa soạn cẩn thận. Tất cả đồ thờ từ bình hương, chân nến đài nước, lọ hoa đều được đánh bóng, đặt ngay ngắn, đúng chỗ. Nếu gia đình khá giả có hoành phi câu đối, lộ bộ thì càng phải sạch sẽ, tinh tươm, sửa sang cho ngay ngắn, không một chút bụi mờ.
Chúng ta đều biết cây chuối là cây quen thuộc với mọi gia đình nông thôn (có lẽ chỉ đứng sau cây tre). Chuối là cây dễ tính, mọc trên bất cứ thứ đất nào, chỗ đầu thừa đuôi thẹo ở góc vườn. Từ làng ra cắm đất mở trại, việc đầu tiên là đặt một vài gốc chuối, lúc đầu lá nó héo vàng nhưng sau ít ngày, sẽ vươn lên tươi tốt làm ấm lòng người. Và ít tháng sau, có buồng chuối, nhà túng có thể đem đi chợ thêm tiền mua sắm, nhà sung túc thì để trẻ ăn chơi khỏi mua quà. Vì thế mà thứ quả đầu tiên và cơ bản là nải chuối còn nguyên màu xanh, được đặt làm giá đỡ cho mọi quả khác.
Quả thứ hai cần có là quả bưởi cũng quen thuộc không kém gì mấy so với cây chuối. Nếu quả chuối còn nguyên màu xanh óng, màu của làng quê quen thuộc cho nhiều hi vọng, thì quả bưởi lại có màu vàng ươm như màu cánh đồng lúa chín. Cây bưởi ra hoa thơm nức mùa xuân, tháng tám quả bưởi chín, treo la liệt như những mặt trăng khắp cành bổng cành la, làm vui mắt người trồng cây. Ngày Tết nó nằm trong mâm ngủ quả chính là ước mong hoa trái đầy vườn.
Nhà văn Băng Sơn trước mân Ngũ quả Tết Kỷ Sửu. Ảnh: Trần Thành Công.
Bên cạnh hai thứ quả cơ bản đó còn có trái cam, tượng trưng cho sự ngon ngọt của đất mẹ nuôi sống đàn con từ bao đời. Trái quýt nhỏ xinh, điểm xuyết vào từng khe quả chuối, tô điểm thêm màu sắc. Thêm vài trái ớt sừng trâu màu đỏ tươi, nó là nét duyên dáng chấm phá cho bức tranh nhỏ xíu này, cũng như ngọn lửa le lói trên nền trời xanh chen màu vàng thẫm vàng nhạt, cho vui mắt. Ngoài ra quả táo ta, quả khế năm múi, nếu cắt ngang ta được những ngôi sao cánh to cánh nhỏ như nó sắp cất cánh bay vào nền trời mùa xuân rực rỡ.
Ở thành phố có một loài quả quý là loài chỉ mọc trên miền biên giới, núi cao nhiều sương gió lạnh giá. Vài năm nay mới thấy bán nhiều ở Hà Nội. Đó là quả PHẬT THỦ. Gọi như thế để ví nó với bàn tay đức Phật, vì nó không tròn trịa như trái cam trái bưởi mà nó chìa ra nhiều ngón như nâng đỡ lấy bầu trời mùa xuân đang đến để dâng tặng con người niềm hạnh phúc được sống, được hưởng mùa xuân.
Quả PHẬT THỦ không phải là thứ quả để ăn mà là một vật dâng cúng, được đặt trên mâm bồng ngũ quả thờ ông bà tiên tổ, còn nơi chùa chiền đình miếu, nó cũng là để cúng thần, với hương thơm thoảng như gần như xa, gọi hồn người đến quê hương ẩn tàng trong sâu thẳm đời người. Mâm ngũ quả có quả PHẬT THỦ thì giá trị được tăng lên nhiều lần, quý giá hơn nhiều lần. Múi nó nhỏ xíu và chua, nhưng cái vỏ nó chứa đầy tinh dầu thơm nức, sau Tết gọt lấy ngâm rượu sẽ được một thứ rượu thơm ngon, quý giá.
Sở dĩ gọi là mâm ngũ quả vì con số 5 là con số thiêng liêng ứng với ngũ hành, quy luật đất trời tạo dựng mà chúng ta thừa hưởng di sản của tổ tiên, dân tộc để lại không biết từ bao đời.
Mâm ngũ quả là màu sắc, hình khối, hương thơm, là sản vật quanh năm người nông dân làm ra, dâng lên tổ tiên lời biết ơn về công sinh thành tạo dựng.
Theo khí xuân dương hoà ấm áp, ta dần di chuyển vào miền Nam đất nước, có nhiều thay đổi dù chỉ là chi tiết, chứ cơ bản tính dân tộc vẫn giống nhau vì cùng một mẹ. Trong đó, mâm ngũ quả cũng có đại đồng tiểu dị.
Sản vật vườn quê miền Bắc có khác với miền Nam. Đồng bào miền Nam thường bày mấy loại quả như niềm mong ước, hy vọng hạnh phúc cho con người.
Thường ta thấy có quả xoài (phát âm là sài), quả dừa mà miền Nam là đất của cây dừa (phát âm là vừa), quả đu đủ… có nghĩa là mong ước sang năm mới luôn luôn được sài vừa đủ. Còn thêm quả sung có ý mong luôn luôn được sung túc. Nhưng mâm ngũ quả có khác nhau quả này quả khác thì cũng đều mang ý nghĩa nhớ ơn tổ tiên, dân tộc, và đất mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, bồi đắp cho muôn đời trường tồn bất diệt.
Ngày Tết Nguyên Đán có rất nhiều phong tục, thú vui, trò chơi nhưng với người Việt Nam thì đầu tiên là sum họp gia đình, họ tộc mà phù hợp nhất là trước bàn thờ tổ tiên. Nên bàn thờ bao giờ cũng là nơi linh thiêng nhất. Bát hương và mâm ngũ quả qua biến thiên bao thời gian vẫn được duy trì và ngày càng phát triển hơn bao giờ hết, càng chứng tỏ dân tộc ta luôn biết giữ gìn những điều quý báu của ngàn đời xưa để lại.
Băng Sơn
(Tuần Việt nam)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/02/2014(Xem: 14333)
Nghi Thức Trì Chú Dược Sư Thích Nhật Từ biên soạn
05/02/2014(Xem: 14039)
Nghi Thức Trì Chú Đại Bi Thích Nhật Từ soạn 01_Nghi thuc tung Chu Dai Bi_ Thich Nhat Tu soan 03Feb2014
30/01/2014(Xem: 10597)
Giao thừa Nguyên Đán lễ linh thiêng, Cung thỉnh mười phương Phật Thánh Hiền, Duyên giác, Thanh văn cùng liệt Tổ, Thiên thần Hộ pháp với Long Thiên. Thiêu thân liệt Thánh tử vì đạo, Dủ ánh uy quang giáng tọa tiền, Lễ nhạc hương hoa xin cúng dưỡng, Nguyện cầu giáng phước lễ minh niên.
27/01/2014(Xem: 8332)
Ba nghiệp lắng thanh tịnh Gửi lòng theo tiếng chuông Nguyện người nghe tỉnh thức Vượt thoát nẻo đau buồn.
12/01/2014(Xem: 12236)
Kính lạy chư Phật khắp mười phương Tuyên dương Pháp nhiệm mầu thanh tịnh Thánh Tăng cả ba thừa bốn quả Rủ lòng từ bi xin chứng giám Đệ tử chúng con Từ đời vô thỉ Xa rời chân tánh Trôi giạt sông mê
16/08/2013(Xem: 7909)
Không khí trang nghiêm của những đạo tràng với những chiếc y màu vàng hoại sắc và những chiếc áo tràng màu lam luôn luôn là những hình ảnh đẹp
16/08/2013(Xem: 9366)
Thiết nghĩ, Phật Giáo Việt Nam cần nghiên cứu và có quy định thống nhất về phẩm phục của tu sĩ, sao cho vừa hội nhập được với Phật giáo quốc tế, Phật giáo khu vực, vừa giữ được bản sắc truyền thống Phật giáo VN.
16/08/2013(Xem: 14485)
Mao_HiepChuongNói đến pháp phục của Phật giáo, chúng ta thường đề cập đến pháp phục của người xuất gia, bao gồm pháp phục nghi lễ và pháp phục thường nhật. Pháp phục Phật giáo được xem là hình thức thể hiện thân giáo, đó là pháp tướng bên ngoài của người xuất gia nên các chế tài trong luật nghi quy định rất rõ về các hình thức của pháp phục.
25/07/2013(Xem: 25258)
Bộ Hồng Danh Lễ Sám nầy được dịch từ bản chữ Hán trong Tục Tạng Kinh – Tập I, Ấn Độ soạn thuật. Bản chính mang danh tựa là “Phật Thuyết Phật Danh Kinh,” gồm 30 quyển. Trong đó, từng đoạn từng đoạn, Phật thuyết nhơn quả báo ứng, nghiệp lực, tội khổ của chúng sanh đã tạo, đương tạo… rồi nói đến Hồng Danh các đức Phật, Bồ Tát, La Hớn, Tổ Sư v.v… Về các bài kinh văn trường hàng, chư Tổ về sau có thêm vào văn sám nguyện, trong Từ Bi Tam Muội Thủy Sám, trong Lương Hoàng Sám, trong Dược Sư Sám… Chúng tôi nhận xét nếu đề “Phật Thuyết Phật Danh Kinh” thì phải thuần là danh hiệu Phật, nhưng trong ấy lại có nhiều danh hiệu Bồ Tát, La Hớn, Tổ Sư… do đó, nên chúng tôi xin đổi lại là “Đức Phật Nói Kinh Hồng Danh Lễ Sám quyển thứ nhất, quyển thứ hai v.v… ”
25/07/2013(Xem: 23236)
Đời hiện tại thường xuyên bị sự khó khăn, tai nạn, bịnh hoạn trầm trọng, như thế là do đâu? Chính do mỗi người tạo nhiều nhơn ác trong đời quá khứ, hoặc nhiều kiếp về trước đã gieo nhơn đen tối, nặng nề khổ đau, nên đời hiện tại mang thân mạng nầy mới chịu nhiều tai biến, nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc. Trong Kinh Nhơn Quả, đức Phật đã dạy: “Muốn biết nhơn đời trước của mình ra sao thì cứ nhìn thẳng những việc mình đang lãnh thọ trong đời này; muốn rõ quả báo kiếp sau của mỗi người thế nào, thì cứ xem các nhơn mỗi người tạo tác trong đời nầy.” Nguyên văn: “Dục tri tiền thế nhơn, kim sanh thọ giả thị; yếu tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị.”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]